Di Sản Hồ Chí Minh
Tam Thực và thông điệp của lãnh đạo
Đó là Thực Tâm, Thực Trí, và Thực Quyền mà bác Phạm Toàn vừa nhắc trên mạng. Mỗi lần nghe lãnh đạo cấp cao phát biểu, người tỉnh táo thường tự hỏi, ông/bà ấy có thực tâm khi giãi bày, có đủ trí thông minh để thực hiện lời hứa và có đủ quyền để dẫn dắt người khác làm theo.
Có một thời mê đọc thơ xuân
Chả hiểu sao, đã từ lâu lắm, tôi chẳng bao giờ đọc các thông điệp đầu xuân của các vị lãnh đạo. Nhưng ngày xưa thì có. Thơ Tố Hữu, thơ Xuân Diệu, bởi đất nước mình ra đường là gặp nhà thơ. Tết đến, cụ Hồ có thơ xuân, cả xóm nghe và phân tích.
Tôi sinh ra (1-1953) còn đỏ hỏn, thơ cụ Hồ đã vang vọng một mầu chiến thắng
Toàn thể chiến sĩQuả thật, 1954, ta chiến thắng Điện Biên Phủ. Có tâm, có trí và có quyền nên thơ cụ có lý, kết quả nhãn tiền.
Nhưng niềm vui chẳng tầy gang. Mỹ nhẩy vào, cuộc chiến sang giai đoạn khác,
Giỏi văn như tôi lại được một bữa phân tích, vào tháng mấy (1965) thì ta hòa bình, dù lúc đó đói, khổ, chiến tranh bom đạn chết chóc từng ngày. Nhưng đợi, đợi mãi, chả thấy tăm hơi. Đúng dịp Mậu Thân (1968), cụ lại ra một bài khác
Xuân này hơn hẳn mùa xuân quaThắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên
Toàn thắng ắt về ta
Dân xóm tôi nức lòng vì tin ta chiếm Sài Gòn, chiếm Huế. đồng khởi khắp nơi. Nhưng rồi thưa thớt dần. Làng tôi náo loạn vì lệnh tuyển quân mới. Mẹ tôi nhìn 5 đứa con trai mà khóc thầm. Năm ấy, anh Kế 17,5 tuổi ra đi cùng 12 bạn, một nửa không hẹn ngày trở lại.
Sau này đọc lịch sử, Mậu Thân không phải “năm qua thắng lợi vẻ vang” như thơ cụ viết xuân 1969. Nghe nói sau đó, cụ Hồ rất buồn và mất năm ấy, thơ xuân cụ Hồ cũng đi theo để lại sự nuối tiếc, bởi nhiều người tin tác giả viết thực tâm và thực trí.
Du học và diễn biến
Sau này du học Ba Lan (1970) đúng vào thời điểm ông
Thật ra, những cuộc biểu tình trên đường phố vì giá cả tăng, cuộc sống đi xuống, sự bất bình của hàng triệu công nhân hầm mỏ mới là nguyên nhân chính đưa Gomulka về đuổi gà cho vợ.
Tôi còn nhớ lúc đó vào mùa Đông giá lạnh ở Krakow, trung tâm phố cổ có biểu tình, cảnh sát xịt hơi cay. Sống trong ký túc xá trên phố Garbarska (thợ giầy) rất gần đó, bọn trẻ chúng tôi khoảng 17-18 tuổi định ra xem, nhưng cay xè mắt, phải quay về.
Gierek lên nắm quyền cũng hứa đủ thứ. Ông không cho tăng giá hàng, cấp nhà cửa cho công nhân Nova Huta, mỏ than Katovice và phố cảng Gdansk. Những động thái ấy đã giúp cho Ba Lan yên ổn trong vài năm tiếp theo.
Nhưng rồi chỉ dựa vào viện trợ cốt giữ ổn định giả tạo, kể cả vay nóng của phương tây để phát triển, nhưng không bền vững, quản lý kém, tham nhũng tràn lan, kinh tế đi xuống thảm hại. Sự bất bình của dân chúng tăng lên từng ngày.
Uy tín lãnh đạo xuống đáy. Mỗi lần đám sinh viên tập trung xem bóng đá, thấy Gierek phát biểu là chúng chửi thấu trời. Nghe cái giọng khàn khan “Drodzy obyvatele – Đồng bào yêu quí”, bọn này tắt bụp tivi. Nhưng vì sợ trận bóng bắt đầu mà bị lỡ, nên thỉnh thoảng lại bật lên, vẫn cái đầu húi cua, lại chửi, sao không im mẹ cái mồm cho các bố nhờ.
Bẩy năm ở đó, tôi chẳng nghe TBT này phát biểu lần nào, kể cả những thông điệp đầu xuân. Tại sao ư, cứ xem ngoài đời và lời trên tivi thì rõ. Hứa hươu hứa vượn ai chả hứa được.
Kết cục rất rõ, công đoàn Đoàn Kết ra đời, và Gierek với cái giọng khê nồng bị hạ bệ. Người đồng chí là Bộ trưởng Quốc phòng Wojciech Jaruzelski đã tống giam TBT Gerek như một con dê tế thần để yên lòng dân chúng.
Tôi về nước công tác (1977-1986), khỏi phải nói chuyện “giá lương tiền” thời đó. Người dân đói quá, khổ quá, nên chắc ít người nhớ được ông Lê Duẩn, Trường Trinh và ngay cả Nguyễn Văn Linh có nói gì đầu năm mới hay không.
http://hieuminh.org/2014/01/06/thong-diep-dau-xuan-va-tam-thuc/
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Tam Thực và thông điệp của lãnh đạo
Đó là Thực Tâm, Thực Trí, và Thực Quyền mà bác Phạm Toàn vừa nhắc trên mạng. Mỗi lần nghe lãnh đạo cấp cao phát biểu, người tỉnh táo thường tự hỏi, ông/bà ấy có thực tâm khi giãi bày, có đủ trí thông minh để thực hiện lời hứa và có đủ quyền để dẫn dắt người khác làm theo.
Có một thời mê đọc thơ xuân
Chả hiểu sao, đã từ lâu lắm, tôi chẳng bao giờ đọc các thông điệp đầu xuân của các vị lãnh đạo. Nhưng ngày xưa thì có. Thơ Tố Hữu, thơ Xuân Diệu, bởi đất nước mình ra đường là gặp nhà thơ. Tết đến, cụ Hồ có thơ xuân, cả xóm nghe và phân tích.
Tôi sinh ra (1-1953) còn đỏ hỏn, thơ cụ Hồ đã vang vọng một mầu chiến thắng
Toàn thể chiến sĩQuả thật, 1954, ta chiến thắng Điện Biên Phủ. Có tâm, có trí và có quyền nên thơ cụ có lý, kết quả nhãn tiền.
Nhưng niềm vui chẳng tầy gang. Mỹ nhẩy vào, cuộc chiến sang giai đoạn khác,
Giỏi văn như tôi lại được một bữa phân tích, vào tháng mấy (1965) thì ta hòa bình, dù lúc đó đói, khổ, chiến tranh bom đạn chết chóc từng ngày. Nhưng đợi, đợi mãi, chả thấy tăm hơi. Đúng dịp Mậu Thân (1968), cụ lại ra một bài khác
Xuân này hơn hẳn mùa xuân quaThắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên
Toàn thắng ắt về ta
Dân xóm tôi nức lòng vì tin ta chiếm Sài Gòn, chiếm Huế. đồng khởi khắp nơi. Nhưng rồi thưa thớt dần. Làng tôi náo loạn vì lệnh tuyển quân mới. Mẹ tôi nhìn 5 đứa con trai mà khóc thầm. Năm ấy, anh Kế 17,5 tuổi ra đi cùng 12 bạn, một nửa không hẹn ngày trở lại.
Sau này đọc lịch sử, Mậu Thân không phải “năm qua thắng lợi vẻ vang” như thơ cụ viết xuân 1969. Nghe nói sau đó, cụ Hồ rất buồn và mất năm ấy, thơ xuân cụ Hồ cũng đi theo để lại sự nuối tiếc, bởi nhiều người tin tác giả viết thực tâm và thực trí.
Du học và diễn biến
Sau này du học Ba Lan (1970) đúng vào thời điểm ông
Thật ra, những cuộc biểu tình trên đường phố vì giá cả tăng, cuộc sống đi xuống, sự bất bình của hàng triệu công nhân hầm mỏ mới là nguyên nhân chính đưa Gomulka về đuổi gà cho vợ.
Tôi còn nhớ lúc đó vào mùa Đông giá lạnh ở Krakow, trung tâm phố cổ có biểu tình, cảnh sát xịt hơi cay. Sống trong ký túc xá trên phố Garbarska (thợ giầy) rất gần đó, bọn trẻ chúng tôi khoảng 17-18 tuổi định ra xem, nhưng cay xè mắt, phải quay về.
Gierek lên nắm quyền cũng hứa đủ thứ. Ông không cho tăng giá hàng, cấp nhà cửa cho công nhân Nova Huta, mỏ than Katovice và phố cảng Gdansk. Những động thái ấy đã giúp cho Ba Lan yên ổn trong vài năm tiếp theo.
Nhưng rồi chỉ dựa vào viện trợ cốt giữ ổn định giả tạo, kể cả vay nóng của phương tây để phát triển, nhưng không bền vững, quản lý kém, tham nhũng tràn lan, kinh tế đi xuống thảm hại. Sự bất bình của dân chúng tăng lên từng ngày.
Uy tín lãnh đạo xuống đáy. Mỗi lần đám sinh viên tập trung xem bóng đá, thấy Gierek phát biểu là chúng chửi thấu trời. Nghe cái giọng khàn khan “Drodzy obyvatele – Đồng bào yêu quí”, bọn này tắt bụp tivi. Nhưng vì sợ trận bóng bắt đầu mà bị lỡ, nên thỉnh thoảng lại bật lên, vẫn cái đầu húi cua, lại chửi, sao không im mẹ cái mồm cho các bố nhờ.
Bẩy năm ở đó, tôi chẳng nghe TBT này phát biểu lần nào, kể cả những thông điệp đầu xuân. Tại sao ư, cứ xem ngoài đời và lời trên tivi thì rõ. Hứa hươu hứa vượn ai chả hứa được.
Kết cục rất rõ, công đoàn Đoàn Kết ra đời, và Gierek với cái giọng khê nồng bị hạ bệ. Người đồng chí là Bộ trưởng Quốc phòng Wojciech Jaruzelski đã tống giam TBT Gerek như một con dê tế thần để yên lòng dân chúng.
Tôi về nước công tác (1977-1986), khỏi phải nói chuyện “giá lương tiền” thời đó. Người dân đói quá, khổ quá, nên chắc ít người nhớ được ông Lê Duẩn, Trường Trinh và ngay cả Nguyễn Văn Linh có nói gì đầu năm mới hay không.
http://hieuminh.org/2014/01/06/thong-diep-dau-xuan-va-tam-thuc/