Kinh Đời
Tâm thư gây chấn động của một du học sinh VN tại Mỹ, sau khi Donald Trump đắc cử ( sao không về VN với bác Hồ cho khỏe? )
Mong các bạn có thể đọc hết những dòng này. Những điều mình viết là những suy nghĩ chân thành của một du học sinh Việt Nam tại Mỹ, đã và đang trải qua
Gửi những người bạn ở Việt Nam,
Mong
các bạn có thể đọc hết những dòng này. Những điều mình viết là những
suy nghĩ chân thành của một du học sinh Việt Nam tại Mỹ, đã và đang trải
qua những hệ quả của cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua.
Đầu
tiên, mình mong các bạn hiểu và đồng cảm với nỗi lo sợ của cộng đồng du
học sinh. Trong 48 giờ vừa rồi, mình đọc được những dòng status nói
rằng chúng mình đang phản ứng thái quá. Mình thực lòng mong các bạn hãy
rút lại những lời nói đó, vì đây không phải là một trò đùa.
Rất
nhiều người Mỹ đang sống trong sợ hãi và nước mắt. Những người da màu,
phụ nữ, người thuộc cộng đồng LGBTQ+, người khuyết tật đang phải đối mặt
với nguy cơ bị kỳ thị, bị áp bức bởi một chính phủ chỉ ưu tiên những
người da trắng, người giàu và nam giới. Em trai một người bạn của mình ở
Texas đã bị lũ bạn cùng lớp sỉ nhục vì em là người đa đen sáng hôm nay.
Trong
một câu chuyện được share rất nhiều trên Facebook, chị Kathy Mirah Tu,
một người Mỹ gốc Việt tại Minnesota, đã bị một tên đàn ông da trắng tóm
lấy cổ tay và hét vào mặt rằng “Go back to Asia!” Một lá cờ lục sắc,
biểu tượng của cộng đồng LGBTQ+ đã bị đốt cháy tại thành phố Rochester,
New York. Những dòng chữ, “Hôn nhân đồng giới phải bị bác bỏ. Bọn gay
hãy chết hết dưới địa ngục đi” được dán lên một chiếc ô tô tại North
Carolina. Các bạn hãy hiểu rằng, rất nhiều người đang khóc, nhiều gia
đình đang run sợ, rằng nỗi đau từ những lời xúc phạm, từ bạo lực là
những nỗi đau có thật, và chúng đang diễn ra ngày một nhiều hơn.
Làm
ơn đừng nói vì chúng mình chỉ là du học sinh Việt Nam, chúng mình không
nên khóc than cho các bạn Mỹ hay bình luận về chính trị Mỹ. Dù không
phải công dân Mỹ, nhưng với màu da vàng của người châu Á, chúng mình
hoàn toàn có thể bị những người Mỹ trắng sỉ nhục, bắt nạt, quát vào mặt
đuổi về nước. Với những ai muốn ở lại kiếm công ăn việc làm, họ đang lo
lắng vì Trump nói sẽ không cấp visa H1B nữa. Và kể cả những chính sách
của Trump không ảnh hưởng nhiều tới du học sinh đi chăng nữa, chẳng lẽ
chúng mình không được lo lắng cho những người bạn Mỹ, cho gia đình của
họ, trước những khó khăn mà họ sắp gặp phải sao? Trong hai ngày qua, rất
nhiều bạn bè của mình đã khóc. Những nhà báo mình làm việc cùng tại ABC
cũng khóc. Cha mẹ của họ khóc trên điện thoại vì sợ hãi, gọi điện cho
họ lúc 2h sáng để đảm bảo họ không bị bắn khi những kẻ bạo lực da trắng
vùng lên. Với tư cách cơ bản nhất là một con người, mình có quyền lo
lắng cho họ, vì YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC CHƯA BAO GIỜ CẦN PHẢI ĐẾN TỪ LỢI
ÍCH CÁ NHÂN.
Thứ
ba, làm ơn đừng nói rằng “Kết quả đã rồi. Đừng khóc nữa, chấp nhận sự
thật thôi.” Bạn có thể là người mạnh mẽ, nhưng những người khác thì
không. Bạn có thể không bị ảnh hưởng bởi kết quả bầu cử, nhưng nhiều
người khác thì có. Những người phụ nữ sợ hãi vì vị Tổng thổng của họ là
một tên hiếp dâm. Cộng đồng LGBTQ+ sợ hãi vì Phó Tổng thống Mike Pence
tin rằng người đồng tính có thể “biến trở lại” thành người dị tính. Họ
được quyền buồn, được quyền khóc, vì quyền bình đẳng, tự do của họ đang
bị đe doạ. Mình chưa bao giờ an ủi người khác bằng câu, “Đừng khóc nữa,”
vì trong thời khắc hoảng loạn, bộc lộ những cảm xúc tự nhiên là một
cách để chúng ta cân bằng. Hơn nữa, khi cuộc sống của họ bị đe doạ, họ
được quyền không bằng lòng với kết quả bầu cử và tiếp tục đấu tranh.
Thầy giáo của mình đang chuẩn bị một cuộc biểu tình ôn hoà ngày
20/1/2017 tại thủ đô Washington, D.C. ngay trong lễ nhậm chức của Trump.
Ông cũng giúp tổ chức một cuộc biểu tình tại Los Angeles cùng thời
điểm. Đêm ngày hôm qua, biểu tình đã diễn ra xuyên suốt tại San
Francisco, New York, Chicago, Los Angeles, Philadelphia, Boston,
Portland, Washington, D.C., một sự nổi dậy toàn quốc mà thầy bảo rằng
chưa từng thấy trong suốt 30 năm qua. Đừng bảo người khác bỏ cuộc, chấp
nhận, mà hãy động viên họ tiếp tục chiến đấu cho cuộc sống của mình.
Thứ
tư, làm ơn đừng nói rằng Trump phù hợp làm Tổng thống vì ông ta giàu.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nên trong trường lớp, trên báo
đài, chúng mình chỉ nói nhiều về “kinh tế,” chỉ nghĩ về việc kiếm tiền
chứ không quan tâm nhiều lắm tới quyền con người. Những điều ấy có thể
khiến bạn nghĩ kinh tế là tất cả, nhưng không! Có tiền, có công ăn việc
làm là tốt, nhưng cách đối nhân xử thế mới làm nên giá trị con người.
Trump có thể giàu, có thể tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, nhưng
ông ta đi lên bằng cách chà đạp người khác xuống, bằng cách bóc lột
người lao động, xúc phạm phụ nữ, thì chẳng có gì đáng tự hào. Hơn nữa,
bạn cũng là người châu Á như chúng mình thôi. Ở Việt Nam, bạn có thể nói
bạn ủng hộ Trump, okay, vì bạn sống trong một xã hội toàn người châu Á
và không trực tiếp trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc. Nhưng nếu bạn
sống ở Mỹ, bạn cũng sẽ trở thành nạn nhân của những kỳ thị, bóc lột ấy
thôi, thì tới lúc ấy bạn mới thấu hiểu những gì những người tại đây đang
chịu đựng.
Thứ
năm, làm ơn đừng nói “Chưa gì đã kêu, phải đợi xem ông ta làm gì rồi
mới đánh giá.” Việc Trump ban hành những chính sách nào trên tư cách
Tổng thống là một chuyện, nhưng chiến thắng của Trump còn có một ý nghĩa
biểu tượng lớn hơn. Những người da trắng, những người giàu, nam giới từ
giờ sẽ nghĩ rằng việc xúc phạm và ức hiếp người khác là chuyện bình
thường. Họ sẽ lấy chiến thắng của Trump ngày 9/11 làm động lực để tiếp
tục bắt nạt những người yếu thế. Chúng mình không lo lắng và sợ hãi vì
Trump, mà vì những người sống ngay cạnh mình sẽ ứng xử, hành động như
Trump. Và điều đó đã bắt đầu diễn ra rồi, chứ không cần phải đợi tới tận
ngày 20/1.
Cuối
cùng, làm ơn đừng nói đây chỉ là một câu chuyện chính trị, rằng những
người phản đối Trump chẳng qua vì họ bị “tẩy não” bởi những giáo lý của
Đảng Dân Chủ, của chủ nghĩa liberalism. Người ta ghét Trump không phải
vì hắn là ứng viên của Đảng Cộng Hoà, mà vì hắn là một người tồi tệ, dù
là đảng viên bên nào chăng nữa. Ai cũng có quyền được đối xử bình đẳng,
quyền được sống tự do, được theo đuổi những ước mơ chính đáng của họ.
Đây là một thứ cơ bản, mình tin rằng các bạn phải công nhận, và Trump
thì giẫm đạp hoàn toàn lên những giá trị ấy. Mình là một người có giáo
dục, có tìm hiểu, có nền tảng kiến thức đủ để hiểu rằng chính Đảng Dân
Chủ cũng có nhiều chính sách không tốt, vì thế việc phản đối Trump không
hề đến từ một quan điểm chính trị nào cả. Nó đến từ nhận thức phổ
thông, từ common sense của một người tử tế.
Mình
đã viết khá nhiều chữ “Đừng” trong những đoạn trên, vì mình cảm thấy
nhiều status của các bạn ở Việt Nam trong hai ngày vừa qua khá vô cảm.
Các bạn ở Việt Nam, các bạn chỉ theo dõi cuộc bầu cử trên báo đài. Các
bạn không thật sự “sống” trong sự kinh hoàng mà cuộc bầu cử này mang
lại. Các bạn không tiếp xúc trực tiếp với những người mà cuộc sống của
họ bị ảnh hưởng nặng nề. Các bạn đùa rằng chúng mình sắp phải về nước.
Những con chữ các bạn viết có thể vô tình làm tổn thương những du học
sinh ở bên này, những người đang thật sự sợ hãi, hoặc chứng kiến bạn bè
của họ sợ hãi. Đang học tập dang dở, làm sao chúng mình về nước đây? Kể
cả học xong và về nước, làm sao chúng mình cam lòng nhìn những người bạn
Mỹ bị xúc phạm, bị đàn áp? Chạy trốn là một giải pháp, nhưng nó không
làm vấn đề biến đi đâu cả. Mình viết những dòng này để mong các bạn nghĩ
lại, và một cách vô cùng khiêm tốn, khuyến khích các bạn làm những điều
sau:
Một,
hãy hỏi thăm những người bạn của mình đang du học ở Mỹ. Thay vì viết
status, hãy gửi tin nhắn tới ai đó, hỏi người đó có ổn không, có an toàn
không. Bạn bè của mình rất nhiều người đang sống trong vùng biểu tình,
không đến lớp được. Có những người sợ sự phân biệt chủng tộc sẽ trỗi
dậy, khiến họ không dám ra khỏi nhà. Hôm nay, một người bạn của mình ở
Vassar đã ôm mình rất chặt trước khi vào lớp, nói rằng, “I read what you
wrote, and just want to tell you how much I love you.” Những lời nói đó
thật sự rất ấm áp và đáng trân trọng trong thời khắc hỗn loạn thế này.
Hai,
hãy lắng nghe du học sinh chúng mình bộc lộ cảm xúc, hãy đọc những trải
nghiệm chúng mình chia sẻ. Thay vì cố gắng dùng lý thuyết và phán đoán
để phân tích chuyện gì sẽ xảy ra với nước Mỹ, tại sao bạn không trực
tiếp lắng nghe từ chính những người đang sinh sống ở đây? Du học sinh
chúng mình rất nhiều người vẫn chưa khỏi sốc và bàng hoàng. Tất cả những
gì chúng mình cần ngay bây giờ là được lắng nghe, được chia sẻ với các
bạn ở nhà, chứ không phải đọc những bài viết phân tích trống rỗng và tỏ
ra rằng mình thông minh. Mình nói vậy không có nghĩa bảo các bạn “không
thông minh,” nhưng trong thời điểm nhạy cảm, hãy tình nguyện trở thành
“nhân vật phụ” để lắng nghe câu chuyện của người khác, hãy tình nguyện
không nói gì một vài ngày để trở thành chỗ dựa đáng tin cho những người
các bạn yêu thương.
Và
vì mình tin rằng các bạn thông minh và rất hiểu biết, nên điều thứ ba,
thay vì làm chính trị gia trên Facebook, hãy trở thành một chính trị gia
thật sự. Hãy suy nghĩ cách làm thế nào để đất nước mình tốt hơn, để
người dân mình sẽ không bị áp bức, không bị kỳ thị, để người dân mình
được sống bình đẳng, để phụ nữ được tôn trọng, để cộng đồng LGBTQ+ được
quyền theo đuổi hạnh phúc riêng, để người Việt Nam không bao giờ phải
khóc lóc và run sợ như những người Mỹ bây giờ.
Mình
viết status này không phải để chỉ trích các bạn. Những suy nghĩ, những
lời nói của các bạn ĐỀU RẤT ĐÁNG TRÂN TRỌNG, nhưng ngay lúc này, du học
sinh tại Mỹ mới là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, nên thay vì cố
gắng phân tích, giải thích tại sao Trump thắng, hay phản đối quan điểm
của ai đó, các bạn nên dành thời gian để hỏi thăm, để quan tâm tới những
người đang phải tận mắt chứng kiến hệ quả của cuộc bầu cử này. Ai cũng
muốn trở thành ngôi sao trên mạng xã hội, ừ, nhưng hãy đợi một thời
gian, đợi nỗi đau tạm lắng xuống, rồi viết gì thì viết. Còn lúc này, hãy
dành thời gian để YÊU THƯƠNG người khác, vì tình yêu thương là hoàn
toàn miễn phí và là vũ khí mạnh nhất để chiến thắng những áp bức và hận
thù.
LOVE TRUMPS HATE.
Please remember that. Always.
(Ba Sàm)
Bàn ra tán vào (2)
quang dinh
HUY ĐỨC CỐNG ĐỐNG ĐA
*
Xì Trump xịt thối khắp năm châu
Bốn biển vệ sinh sạch tặc cầu
Toilet bí bầu trong nhà chứa
Thải ra nhai lại Chí Minh râu
*
Lưỡi bò liếm lỗ mũi trâu Hit Le Duterte bọ sâu đo ba Tầu
Hun Sen hửi tớ xà mâu
Giaó dâm đạo dụ thần thâu Thầu Chín đầu
Phùng Xuân Nhạ bộ giòi sâu tra vồ ngác vỗ Mỹ hầu vương Bắc Kinh
*
Đinh La Thăng đệ Đinh Thế Huynh
Kỳ Anh Thư Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Hà Nội phân trôi thành Vũng Áng
Bắc kì Ní Nuận bọc màn tuynh
*
Tam nương tứ kép lưu huỳnh cường toan nhược thủy cá kình Nguyễn Thị Doan
Trần Đại Quang Tạ Bích Loan
Tạ Phong Tần Hoàng Văn Hoan hỷ Đỗ Mười
Khỉ người lười giống đười ươi kinh kông ca ngặc như rươi lộn tùng phèo
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Dan N
>"...du học sinh chúng mình..."
Lam on cho toi biet lam the nao con cai nha ngheo o VN co du tien di du hoc My?
Bai viet nay cua mot con cai can bo khong dang doc va khong dung. Quy vi khong hieu duoc dat nuoc nay . Dung xuyen tac no boi vi chung toi nguoi My goc Viet se la nhung nguoi dau tien phan doi va yeu cau qui vi tro ve nuoc CHXHCNVN cua qui vi. Nen nho chung toi la nguoi My goc Viet nen dung vu cao viec ky thi chung toc o day, nuoc My khong welcome con cai cua bon man ro hut mau dan lanh dang cam quyen o VN
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tâm thư gây chấn động của một du học sinh VN tại Mỹ, sau khi Donald Trump đắc cử ( sao không về VN với bác Hồ cho khỏe? )
Mong các bạn có thể đọc hết những dòng này. Những điều mình viết là những suy nghĩ chân thành của một du học sinh Việt Nam tại Mỹ, đã và đang trải qua
Gửi những người bạn ở Việt Nam,
Mong
các bạn có thể đọc hết những dòng này. Những điều mình viết là những
suy nghĩ chân thành của một du học sinh Việt Nam tại Mỹ, đã và đang trải
qua những hệ quả của cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua.
Đầu
tiên, mình mong các bạn hiểu và đồng cảm với nỗi lo sợ của cộng đồng du
học sinh. Trong 48 giờ vừa rồi, mình đọc được những dòng status nói
rằng chúng mình đang phản ứng thái quá. Mình thực lòng mong các bạn hãy
rút lại những lời nói đó, vì đây không phải là một trò đùa.
Rất
nhiều người Mỹ đang sống trong sợ hãi và nước mắt. Những người da màu,
phụ nữ, người thuộc cộng đồng LGBTQ+, người khuyết tật đang phải đối mặt
với nguy cơ bị kỳ thị, bị áp bức bởi một chính phủ chỉ ưu tiên những
người da trắng, người giàu và nam giới. Em trai một người bạn của mình ở
Texas đã bị lũ bạn cùng lớp sỉ nhục vì em là người đa đen sáng hôm nay.
Trong
một câu chuyện được share rất nhiều trên Facebook, chị Kathy Mirah Tu,
một người Mỹ gốc Việt tại Minnesota, đã bị một tên đàn ông da trắng tóm
lấy cổ tay và hét vào mặt rằng “Go back to Asia!” Một lá cờ lục sắc,
biểu tượng của cộng đồng LGBTQ+ đã bị đốt cháy tại thành phố Rochester,
New York. Những dòng chữ, “Hôn nhân đồng giới phải bị bác bỏ. Bọn gay
hãy chết hết dưới địa ngục đi” được dán lên một chiếc ô tô tại North
Carolina. Các bạn hãy hiểu rằng, rất nhiều người đang khóc, nhiều gia
đình đang run sợ, rằng nỗi đau từ những lời xúc phạm, từ bạo lực là
những nỗi đau có thật, và chúng đang diễn ra ngày một nhiều hơn.
Làm
ơn đừng nói vì chúng mình chỉ là du học sinh Việt Nam, chúng mình không
nên khóc than cho các bạn Mỹ hay bình luận về chính trị Mỹ. Dù không
phải công dân Mỹ, nhưng với màu da vàng của người châu Á, chúng mình
hoàn toàn có thể bị những người Mỹ trắng sỉ nhục, bắt nạt, quát vào mặt
đuổi về nước. Với những ai muốn ở lại kiếm công ăn việc làm, họ đang lo
lắng vì Trump nói sẽ không cấp visa H1B nữa. Và kể cả những chính sách
của Trump không ảnh hưởng nhiều tới du học sinh đi chăng nữa, chẳng lẽ
chúng mình không được lo lắng cho những người bạn Mỹ, cho gia đình của
họ, trước những khó khăn mà họ sắp gặp phải sao? Trong hai ngày qua, rất
nhiều bạn bè của mình đã khóc. Những nhà báo mình làm việc cùng tại ABC
cũng khóc. Cha mẹ của họ khóc trên điện thoại vì sợ hãi, gọi điện cho
họ lúc 2h sáng để đảm bảo họ không bị bắn khi những kẻ bạo lực da trắng
vùng lên. Với tư cách cơ bản nhất là một con người, mình có quyền lo
lắng cho họ, vì YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC CHƯA BAO GIỜ CẦN PHẢI ĐẾN TỪ LỢI
ÍCH CÁ NHÂN.
Thứ
ba, làm ơn đừng nói rằng “Kết quả đã rồi. Đừng khóc nữa, chấp nhận sự
thật thôi.” Bạn có thể là người mạnh mẽ, nhưng những người khác thì
không. Bạn có thể không bị ảnh hưởng bởi kết quả bầu cử, nhưng nhiều
người khác thì có. Những người phụ nữ sợ hãi vì vị Tổng thổng của họ là
một tên hiếp dâm. Cộng đồng LGBTQ+ sợ hãi vì Phó Tổng thống Mike Pence
tin rằng người đồng tính có thể “biến trở lại” thành người dị tính. Họ
được quyền buồn, được quyền khóc, vì quyền bình đẳng, tự do của họ đang
bị đe doạ. Mình chưa bao giờ an ủi người khác bằng câu, “Đừng khóc nữa,”
vì trong thời khắc hoảng loạn, bộc lộ những cảm xúc tự nhiên là một
cách để chúng ta cân bằng. Hơn nữa, khi cuộc sống của họ bị đe doạ, họ
được quyền không bằng lòng với kết quả bầu cử và tiếp tục đấu tranh.
Thầy giáo của mình đang chuẩn bị một cuộc biểu tình ôn hoà ngày
20/1/2017 tại thủ đô Washington, D.C. ngay trong lễ nhậm chức của Trump.
Ông cũng giúp tổ chức một cuộc biểu tình tại Los Angeles cùng thời
điểm. Đêm ngày hôm qua, biểu tình đã diễn ra xuyên suốt tại San
Francisco, New York, Chicago, Los Angeles, Philadelphia, Boston,
Portland, Washington, D.C., một sự nổi dậy toàn quốc mà thầy bảo rằng
chưa từng thấy trong suốt 30 năm qua. Đừng bảo người khác bỏ cuộc, chấp
nhận, mà hãy động viên họ tiếp tục chiến đấu cho cuộc sống của mình.
Thứ
tư, làm ơn đừng nói rằng Trump phù hợp làm Tổng thống vì ông ta giàu.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nên trong trường lớp, trên báo
đài, chúng mình chỉ nói nhiều về “kinh tế,” chỉ nghĩ về việc kiếm tiền
chứ không quan tâm nhiều lắm tới quyền con người. Những điều ấy có thể
khiến bạn nghĩ kinh tế là tất cả, nhưng không! Có tiền, có công ăn việc
làm là tốt, nhưng cách đối nhân xử thế mới làm nên giá trị con người.
Trump có thể giàu, có thể tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, nhưng
ông ta đi lên bằng cách chà đạp người khác xuống, bằng cách bóc lột
người lao động, xúc phạm phụ nữ, thì chẳng có gì đáng tự hào. Hơn nữa,
bạn cũng là người châu Á như chúng mình thôi. Ở Việt Nam, bạn có thể nói
bạn ủng hộ Trump, okay, vì bạn sống trong một xã hội toàn người châu Á
và không trực tiếp trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc. Nhưng nếu bạn
sống ở Mỹ, bạn cũng sẽ trở thành nạn nhân của những kỳ thị, bóc lột ấy
thôi, thì tới lúc ấy bạn mới thấu hiểu những gì những người tại đây đang
chịu đựng.
Thứ
năm, làm ơn đừng nói “Chưa gì đã kêu, phải đợi xem ông ta làm gì rồi
mới đánh giá.” Việc Trump ban hành những chính sách nào trên tư cách
Tổng thống là một chuyện, nhưng chiến thắng của Trump còn có một ý nghĩa
biểu tượng lớn hơn. Những người da trắng, những người giàu, nam giới từ
giờ sẽ nghĩ rằng việc xúc phạm và ức hiếp người khác là chuyện bình
thường. Họ sẽ lấy chiến thắng của Trump ngày 9/11 làm động lực để tiếp
tục bắt nạt những người yếu thế. Chúng mình không lo lắng và sợ hãi vì
Trump, mà vì những người sống ngay cạnh mình sẽ ứng xử, hành động như
Trump. Và điều đó đã bắt đầu diễn ra rồi, chứ không cần phải đợi tới tận
ngày 20/1.
Cuối
cùng, làm ơn đừng nói đây chỉ là một câu chuyện chính trị, rằng những
người phản đối Trump chẳng qua vì họ bị “tẩy não” bởi những giáo lý của
Đảng Dân Chủ, của chủ nghĩa liberalism. Người ta ghét Trump không phải
vì hắn là ứng viên của Đảng Cộng Hoà, mà vì hắn là một người tồi tệ, dù
là đảng viên bên nào chăng nữa. Ai cũng có quyền được đối xử bình đẳng,
quyền được sống tự do, được theo đuổi những ước mơ chính đáng của họ.
Đây là một thứ cơ bản, mình tin rằng các bạn phải công nhận, và Trump
thì giẫm đạp hoàn toàn lên những giá trị ấy. Mình là một người có giáo
dục, có tìm hiểu, có nền tảng kiến thức đủ để hiểu rằng chính Đảng Dân
Chủ cũng có nhiều chính sách không tốt, vì thế việc phản đối Trump không
hề đến từ một quan điểm chính trị nào cả. Nó đến từ nhận thức phổ
thông, từ common sense của một người tử tế.
Mình
đã viết khá nhiều chữ “Đừng” trong những đoạn trên, vì mình cảm thấy
nhiều status của các bạn ở Việt Nam trong hai ngày vừa qua khá vô cảm.
Các bạn ở Việt Nam, các bạn chỉ theo dõi cuộc bầu cử trên báo đài. Các
bạn không thật sự “sống” trong sự kinh hoàng mà cuộc bầu cử này mang
lại. Các bạn không tiếp xúc trực tiếp với những người mà cuộc sống của
họ bị ảnh hưởng nặng nề. Các bạn đùa rằng chúng mình sắp phải về nước.
Những con chữ các bạn viết có thể vô tình làm tổn thương những du học
sinh ở bên này, những người đang thật sự sợ hãi, hoặc chứng kiến bạn bè
của họ sợ hãi. Đang học tập dang dở, làm sao chúng mình về nước đây? Kể
cả học xong và về nước, làm sao chúng mình cam lòng nhìn những người bạn
Mỹ bị xúc phạm, bị đàn áp? Chạy trốn là một giải pháp, nhưng nó không
làm vấn đề biến đi đâu cả. Mình viết những dòng này để mong các bạn nghĩ
lại, và một cách vô cùng khiêm tốn, khuyến khích các bạn làm những điều
sau:
Một,
hãy hỏi thăm những người bạn của mình đang du học ở Mỹ. Thay vì viết
status, hãy gửi tin nhắn tới ai đó, hỏi người đó có ổn không, có an toàn
không. Bạn bè của mình rất nhiều người đang sống trong vùng biểu tình,
không đến lớp được. Có những người sợ sự phân biệt chủng tộc sẽ trỗi
dậy, khiến họ không dám ra khỏi nhà. Hôm nay, một người bạn của mình ở
Vassar đã ôm mình rất chặt trước khi vào lớp, nói rằng, “I read what you
wrote, and just want to tell you how much I love you.” Những lời nói đó
thật sự rất ấm áp và đáng trân trọng trong thời khắc hỗn loạn thế này.
Hai,
hãy lắng nghe du học sinh chúng mình bộc lộ cảm xúc, hãy đọc những trải
nghiệm chúng mình chia sẻ. Thay vì cố gắng dùng lý thuyết và phán đoán
để phân tích chuyện gì sẽ xảy ra với nước Mỹ, tại sao bạn không trực
tiếp lắng nghe từ chính những người đang sinh sống ở đây? Du học sinh
chúng mình rất nhiều người vẫn chưa khỏi sốc và bàng hoàng. Tất cả những
gì chúng mình cần ngay bây giờ là được lắng nghe, được chia sẻ với các
bạn ở nhà, chứ không phải đọc những bài viết phân tích trống rỗng và tỏ
ra rằng mình thông minh. Mình nói vậy không có nghĩa bảo các bạn “không
thông minh,” nhưng trong thời điểm nhạy cảm, hãy tình nguyện trở thành
“nhân vật phụ” để lắng nghe câu chuyện của người khác, hãy tình nguyện
không nói gì một vài ngày để trở thành chỗ dựa đáng tin cho những người
các bạn yêu thương.
Và
vì mình tin rằng các bạn thông minh và rất hiểu biết, nên điều thứ ba,
thay vì làm chính trị gia trên Facebook, hãy trở thành một chính trị gia
thật sự. Hãy suy nghĩ cách làm thế nào để đất nước mình tốt hơn, để
người dân mình sẽ không bị áp bức, không bị kỳ thị, để người dân mình
được sống bình đẳng, để phụ nữ được tôn trọng, để cộng đồng LGBTQ+ được
quyền theo đuổi hạnh phúc riêng, để người Việt Nam không bao giờ phải
khóc lóc và run sợ như những người Mỹ bây giờ.
Mình
viết status này không phải để chỉ trích các bạn. Những suy nghĩ, những
lời nói của các bạn ĐỀU RẤT ĐÁNG TRÂN TRỌNG, nhưng ngay lúc này, du học
sinh tại Mỹ mới là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, nên thay vì cố
gắng phân tích, giải thích tại sao Trump thắng, hay phản đối quan điểm
của ai đó, các bạn nên dành thời gian để hỏi thăm, để quan tâm tới những
người đang phải tận mắt chứng kiến hệ quả của cuộc bầu cử này. Ai cũng
muốn trở thành ngôi sao trên mạng xã hội, ừ, nhưng hãy đợi một thời
gian, đợi nỗi đau tạm lắng xuống, rồi viết gì thì viết. Còn lúc này, hãy
dành thời gian để YÊU THƯƠNG người khác, vì tình yêu thương là hoàn
toàn miễn phí và là vũ khí mạnh nhất để chiến thắng những áp bức và hận
thù.
LOVE TRUMPS HATE.
Please remember that. Always.
(Ba Sàm)