Văn Học & Nghệ Thuật

Tản mạn và chút hoài niệm về nhạc vàng

Có thể nói nhạc vàng tại miền Nam trước năm 1975 là một trong những mốc son của âm nhạc Việt Nam, nó phản ánh cái tâm thức của người Việt được hưởng những nét đặc trưng của xã hội miền Nam khi đó, cũng như được trầm mình trong bối cảnh của chế độ chính trị


Có thể nói nhạc vàng tại miền Nam trước năm 1975 là một trong những mốc son của âm nhạc Việt Nam, nó phản ánh cái tâm thức của người Việt được hưởng những nét đặc trưng của xã hội miền Nam khi đó, cũng như được trầm mình trong bối cảnh của chế độ chính trị - xã hội lúc bấy giờ, khá tự do, cởi mở.

Những ca khúc nhạc vàng vào thời kỳ này đã biểu trưng những tâm tình cá nhân, những mẫu chuyện rất riêng tư, phù hợp với thị hiếu của người dân lúc bấy giờ, nhất là những người dân thị thành. Chủ đề của nhạc vàng cũng rất đa dạng, có những ca khúc viết về vẻ đẹp đầy sức sống, đầy thơ mộng của người nữ sinh trong bộ áo dài màu tím (có thể thấy sắc tím xuất hiện rất nhiều trong các ca khúc lúc bấy giờ) hay là về kỷ niệm tuổi học trò với hoa phượng trong sân trường, đến ngày chia tay nhau, xa trường xa lớp nhưng mỗi đứa đều có mối liên tình với nhau qua lưu bút ngày xanh ( có lẽ nhạc sĩ Thanh Sơn là nổi tiếng hơn cả với chủ đề này).

Như đã nêu, nhạc vàng phản ánh những cái rất riêng tư, rất cá nhân, thể hiện những con người có tính chất cá nhân và mối quan hệ giữa họ mặc dù những con người ấy phải bị đẩy đưa vào bối cảnh chung là sự ác liệt của cuộc chiến tranh lúc bấy giờ, tức là con người vẫn có tính chất không thể tách rời với lịch sử, với cộng đồng những người khác nhưng vẫn không quá hòa tan vào cộng đồng mà tính cộng đồng ở đây đã được giảm nhẹ đi nhiều qua hình ảnh tình bạn bè, bằng hữu, phu phụ, trai gái lứa đôi… và có lẽ trong chừng mực này thì tính cộng đồng đã trở nên chỉ còn là những câu chuyện của hai người, của anh và tôi, của anh và em…

Vì thế cho nên, tuy hình ảnh người lính miền Nam Việt Nam là phải gắn liền với quân ngũ, phải ở trong cộng đồng lính tráng nhưng thông qua các ca khúc nhạc vàng thì người lính được khắc họa một cách rất riêng biệt, không thể lẫn vào đâu được.Người lính chiến trong nhạc vàng cũng phải là hòa nhập với thời cuộc chung nhưng lại được gợi lên trong cái tình bằng hữu, câu chuyện giữa hai người bạn thân tình với nhau, đầy kỷ niệm với nhau nhưng phải ly biệt vĩnh viễn vì một người đã tử trận nơi chiến trường, đặc biệt là ở đây cái chết đã được nhắc đến và cái chết của người lính dẫn đến sự chia lìa giữa anh ta với những gì thân thuộc còn lại đã luôn được nhắc đến như những gì rất riêng tư, ta có thể thấy rõ điều này qua những ca khúc nhạc lính như “Hai Mùa Mưa” của nhạc sĩ Lê Minh Bằng với những lời nhạc như sau: “Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi/ Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi/Tách cà phê ấm môi/Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi/Này cây phượng vĩ bên đường che nắng ban trưa/Này con đường dẫn vào sân ga tắm trăng mơ…”, có thể qua những lời nhạc này thì người lính tuy bôn ba chinh chiến nhưng vẫn còn có thể gặp lại bạn hữu, vẫn còn có thể “cà phê ấm môi” và “cùng ôn chuyện cũ”, rồi còn có thể kể cho nhau nghe về những câu chuyện xưa của hai người như “phượng vĩ bên đường, con đường dẫn vào sân ga…”. Qủa thật, nếu không chú trọng đến cái cá nhân tính, cái riêng tư thì làm sao có được những lời nhạc trên? Nếu không có thì hẳn hình ảnh người lính đã sẽ khác đi rất nhiều và sẽ không bao giờ có nhấn mạnh những chi tiết như trên và rồi đây chúng ta cũng đã thấy ở cuối ca khúc thì cái chết được đề cập đến và cũng đặt trong mối riêng tư tương giao với hai lần vang vọng lên lời nhạc: “Tiếng còi đêm lướt mau/ Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu”, những lời này đã cất lên ở phía cuối trong khi ở đầu câu thì mùa mưa trước người lính nọ vẫn “…anh về đây ghé thăm tôi”, thật là buồn thương và sầu thảm nhưng rất cá nhân. Có thể nói, những chi tiết vừa rồi đã nói lên sự khác biệt với hình ảnh về người lính ở bên kia giới tuyến được khắc họa trong âm nhạc.

Ở bên kia giới tuyến, con người cá nhân bị mờ hẳn và nhường chỗ cho những chủ đề về đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa cộng sản, lao động sản xuất, xông pha quyết tử, đó là đặc điểm của nhạc đỏ. Ví như những lời nhạc của “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” (nhạc sĩ Hoàng Hiệp, thơ Phạm Tiến Duật) “Từ nơi em đi sang bên nơi anh…”, cái ngôi anh và em của đôi lứa đã xuất hiện nhưng nối liền ngay sau đó là cái tập thể, cái cộng đồng mà dường như nó là một bộ phận không thể bị tách bạch“… những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến” và rồi kết lại với “như tình yêu nối lời vô tận là Đông Trường Sơn nhớ Tây Trường Sơn”, có thể thấy tình yêu đôi lứa vẫn hoàn toàn bị hình ảnh đoàn quân tập thể lấn át, mất dạng trong đoàn quân và nhiệm vụ, sự nghiệp của đoàn quân, tình yêu đôi lứa thể hiện không hề thuần túy và nó sẽ mất giá trị khi nó tách khỏi cái tập thể đầy uy quyền đó, cái tính tập thể không hề bị giảm trừ đi để cái cá nhân ló dạng đôi chút mà nhìn chung là phải có xu hướng nhấn mạnh đến cái chung, cái toàn thể, vậy nên dẫu là có tình yêu đôi lứa nhưng vẫn phải gắn với “Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây”, đó là con đường Trường Sơn trọng yếu mà miền Bắc XHCN liên tục tiếp viện cho những vây cánh khác của họ ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Cái chết của người lính được mô tả bi ai như trong nhạc vàng có lẽ là một điều tối kỵ ở nhạc đỏ vì có lẽ quá mang tính chất cá nhân và có thể có nguy cơ làm cho lực lượng trở nên “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” và ngoài ra là còn có rất nhiều những cụm từ trong các bài hát nhạc đỏ khác mà ở đó thể hiện rằng đối tượng của nó không thể là một người, một bằng hữu tâm tình mà phải là một tập thể như “dậy mà đi, hành quân, lòng chỉ biết có tiến công, dâng lên tới đảng cả niềm tin tươi sáng ngời…”, những lời nhạc này đòi hỏi tính gò bó vào khuôn khổ, phải luôn luôn nhấn mạnh đến cái chủ thể quyền lực chính tri - xã hội và chính cái chủ thể đó là đại diện cho tính tập thể đang lên ngôi, đó là đảng cầm quyền, là đơn vị….chứ không thể nào có những lời nhạc như trong ca khúc “Qua cơn mê” của nhạc sĩ Duy Khánh: “Ngày đó tay em dài, vun cuộc tình thật đầy, mơ toàn chuyện trên mây”, nếu như cứ mơ toàn chuyện trên mây thì có lẽ là sẽ bị xem là “lệch lạc, mất quan điểm, mất lập trường”. Như vậy, ta có thể thấy rằng các chủ đề nhạc đỏ không chấp nhận cá nhân tính, đã thủ tiêu cái dị biệt, cái tự do cá nhân, không có chỗ dành cho chuyện riêng tư, xúc cảm thầm kín.

Như vậy, có thể nói dưới khung cảnh của miền Nam lúc bấy giờ thì cái cá nhân được tôn trọng và rõ ràng sự tự do sáng tác và biểu diễn âm nhạc lúc bấy giờ là một điều ưu việt của chế độ chính trị - xã hội lúc bấy giờ. Tâm thức người Việt giờ đây tất nhiên là đã khác, chiến tranh đã kết thúc, con người Việt sau khi gánh chịu những cơn bi kịch ác liệt trong lịch sử và chiến tranh thì đã đến lúc tâm thức họ phải đòi hỏi cái gì đó về sự tự do, cái cá nhân, khi đó thị hiếu tất yếu sẽ thay đổi và thị hiếu nghe nhạc sẽ có khoảng cách nhất định hay thậm chí là dị ứng với những thể loại nhạc hô hào, tập thể đằng đằng sát khí.Chế độ miền Nam tuy đã không còn nhưng di sản của nó phải phát huy những đặc điểm ưu việt của nó trong đó có âm nhạc, cụ thể là những ca khúc nhạc vàng bởi lẽ sau khi mọi người đã hiến mình quá nhiều cho thời cuộc thì đến lúc phải quan tâm đến cái tự do, cái xúc cảm riêng tư của họ.Thiết nghĩ việc chính quyền hiện nay cấm bất kỳ một bài nhạc vàng nào là một hành động bất khả thi và thể hiện tính toàn trị trong lĩnh vực nghệ thuật, có lẽ nên biết rằng chẳng có gì có thể ngăn cản cho sự tìm tòi, trở về với bản thân mỗi người, hành động vì sự tự do của mỗi cá nhân. Chưa kể trong thời đại công nghệ thông tin thì sẽ có vô số cách thức để mọi người có thể tiếp cận với âm nhạc mà chẳng cần đến sự công nhận của giới chính thống, như vậy thì cùng lắm những ca khúc lọt vào tầm ngắm của chính quyền thì không thể biểu diễn một cách công khai nhưng ngược lại thì chắc chắn không thể cấm nổi việc người nghe nhạc vẫn có thể tìm chúng trên những nguồn khác và việc cấm những ca khúc nhạc vàng là vẫn còn cho thấy cái tư duy “địch – ta” của chính quyền, sẵn sàng suy diễn, chụp mũ lên những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự chính trị hóa toàn phần lĩnh vực nghệ thuật.

Hiện Hữu
(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

( MM chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tản mạn và chút hoài niệm về nhạc vàng

Có thể nói nhạc vàng tại miền Nam trước năm 1975 là một trong những mốc son của âm nhạc Việt Nam, nó phản ánh cái tâm thức của người Việt được hưởng những nét đặc trưng của xã hội miền Nam khi đó, cũng như được trầm mình trong bối cảnh của chế độ chính trị


Có thể nói nhạc vàng tại miền Nam trước năm 1975 là một trong những mốc son của âm nhạc Việt Nam, nó phản ánh cái tâm thức của người Việt được hưởng những nét đặc trưng của xã hội miền Nam khi đó, cũng như được trầm mình trong bối cảnh của chế độ chính trị - xã hội lúc bấy giờ, khá tự do, cởi mở.

Những ca khúc nhạc vàng vào thời kỳ này đã biểu trưng những tâm tình cá nhân, những mẫu chuyện rất riêng tư, phù hợp với thị hiếu của người dân lúc bấy giờ, nhất là những người dân thị thành. Chủ đề của nhạc vàng cũng rất đa dạng, có những ca khúc viết về vẻ đẹp đầy sức sống, đầy thơ mộng của người nữ sinh trong bộ áo dài màu tím (có thể thấy sắc tím xuất hiện rất nhiều trong các ca khúc lúc bấy giờ) hay là về kỷ niệm tuổi học trò với hoa phượng trong sân trường, đến ngày chia tay nhau, xa trường xa lớp nhưng mỗi đứa đều có mối liên tình với nhau qua lưu bút ngày xanh ( có lẽ nhạc sĩ Thanh Sơn là nổi tiếng hơn cả với chủ đề này).

Như đã nêu, nhạc vàng phản ánh những cái rất riêng tư, rất cá nhân, thể hiện những con người có tính chất cá nhân và mối quan hệ giữa họ mặc dù những con người ấy phải bị đẩy đưa vào bối cảnh chung là sự ác liệt của cuộc chiến tranh lúc bấy giờ, tức là con người vẫn có tính chất không thể tách rời với lịch sử, với cộng đồng những người khác nhưng vẫn không quá hòa tan vào cộng đồng mà tính cộng đồng ở đây đã được giảm nhẹ đi nhiều qua hình ảnh tình bạn bè, bằng hữu, phu phụ, trai gái lứa đôi… và có lẽ trong chừng mực này thì tính cộng đồng đã trở nên chỉ còn là những câu chuyện của hai người, của anh và tôi, của anh và em…

Vì thế cho nên, tuy hình ảnh người lính miền Nam Việt Nam là phải gắn liền với quân ngũ, phải ở trong cộng đồng lính tráng nhưng thông qua các ca khúc nhạc vàng thì người lính được khắc họa một cách rất riêng biệt, không thể lẫn vào đâu được.Người lính chiến trong nhạc vàng cũng phải là hòa nhập với thời cuộc chung nhưng lại được gợi lên trong cái tình bằng hữu, câu chuyện giữa hai người bạn thân tình với nhau, đầy kỷ niệm với nhau nhưng phải ly biệt vĩnh viễn vì một người đã tử trận nơi chiến trường, đặc biệt là ở đây cái chết đã được nhắc đến và cái chết của người lính dẫn đến sự chia lìa giữa anh ta với những gì thân thuộc còn lại đã luôn được nhắc đến như những gì rất riêng tư, ta có thể thấy rõ điều này qua những ca khúc nhạc lính như “Hai Mùa Mưa” của nhạc sĩ Lê Minh Bằng với những lời nhạc như sau: “Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi/ Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi/Tách cà phê ấm môi/Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi/Này cây phượng vĩ bên đường che nắng ban trưa/Này con đường dẫn vào sân ga tắm trăng mơ…”, có thể qua những lời nhạc này thì người lính tuy bôn ba chinh chiến nhưng vẫn còn có thể gặp lại bạn hữu, vẫn còn có thể “cà phê ấm môi” và “cùng ôn chuyện cũ”, rồi còn có thể kể cho nhau nghe về những câu chuyện xưa của hai người như “phượng vĩ bên đường, con đường dẫn vào sân ga…”. Qủa thật, nếu không chú trọng đến cái cá nhân tính, cái riêng tư thì làm sao có được những lời nhạc trên? Nếu không có thì hẳn hình ảnh người lính đã sẽ khác đi rất nhiều và sẽ không bao giờ có nhấn mạnh những chi tiết như trên và rồi đây chúng ta cũng đã thấy ở cuối ca khúc thì cái chết được đề cập đến và cũng đặt trong mối riêng tư tương giao với hai lần vang vọng lên lời nhạc: “Tiếng còi đêm lướt mau/ Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu”, những lời này đã cất lên ở phía cuối trong khi ở đầu câu thì mùa mưa trước người lính nọ vẫn “…anh về đây ghé thăm tôi”, thật là buồn thương và sầu thảm nhưng rất cá nhân. Có thể nói, những chi tiết vừa rồi đã nói lên sự khác biệt với hình ảnh về người lính ở bên kia giới tuyến được khắc họa trong âm nhạc.

Ở bên kia giới tuyến, con người cá nhân bị mờ hẳn và nhường chỗ cho những chủ đề về đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa cộng sản, lao động sản xuất, xông pha quyết tử, đó là đặc điểm của nhạc đỏ. Ví như những lời nhạc của “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” (nhạc sĩ Hoàng Hiệp, thơ Phạm Tiến Duật) “Từ nơi em đi sang bên nơi anh…”, cái ngôi anh và em của đôi lứa đã xuất hiện nhưng nối liền ngay sau đó là cái tập thể, cái cộng đồng mà dường như nó là một bộ phận không thể bị tách bạch“… những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến” và rồi kết lại với “như tình yêu nối lời vô tận là Đông Trường Sơn nhớ Tây Trường Sơn”, có thể thấy tình yêu đôi lứa vẫn hoàn toàn bị hình ảnh đoàn quân tập thể lấn át, mất dạng trong đoàn quân và nhiệm vụ, sự nghiệp của đoàn quân, tình yêu đôi lứa thể hiện không hề thuần túy và nó sẽ mất giá trị khi nó tách khỏi cái tập thể đầy uy quyền đó, cái tính tập thể không hề bị giảm trừ đi để cái cá nhân ló dạng đôi chút mà nhìn chung là phải có xu hướng nhấn mạnh đến cái chung, cái toàn thể, vậy nên dẫu là có tình yêu đôi lứa nhưng vẫn phải gắn với “Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây”, đó là con đường Trường Sơn trọng yếu mà miền Bắc XHCN liên tục tiếp viện cho những vây cánh khác của họ ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Cái chết của người lính được mô tả bi ai như trong nhạc vàng có lẽ là một điều tối kỵ ở nhạc đỏ vì có lẽ quá mang tính chất cá nhân và có thể có nguy cơ làm cho lực lượng trở nên “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” và ngoài ra là còn có rất nhiều những cụm từ trong các bài hát nhạc đỏ khác mà ở đó thể hiện rằng đối tượng của nó không thể là một người, một bằng hữu tâm tình mà phải là một tập thể như “dậy mà đi, hành quân, lòng chỉ biết có tiến công, dâng lên tới đảng cả niềm tin tươi sáng ngời…”, những lời nhạc này đòi hỏi tính gò bó vào khuôn khổ, phải luôn luôn nhấn mạnh đến cái chủ thể quyền lực chính tri - xã hội và chính cái chủ thể đó là đại diện cho tính tập thể đang lên ngôi, đó là đảng cầm quyền, là đơn vị….chứ không thể nào có những lời nhạc như trong ca khúc “Qua cơn mê” của nhạc sĩ Duy Khánh: “Ngày đó tay em dài, vun cuộc tình thật đầy, mơ toàn chuyện trên mây”, nếu như cứ mơ toàn chuyện trên mây thì có lẽ là sẽ bị xem là “lệch lạc, mất quan điểm, mất lập trường”. Như vậy, ta có thể thấy rằng các chủ đề nhạc đỏ không chấp nhận cá nhân tính, đã thủ tiêu cái dị biệt, cái tự do cá nhân, không có chỗ dành cho chuyện riêng tư, xúc cảm thầm kín.

Như vậy, có thể nói dưới khung cảnh của miền Nam lúc bấy giờ thì cái cá nhân được tôn trọng và rõ ràng sự tự do sáng tác và biểu diễn âm nhạc lúc bấy giờ là một điều ưu việt của chế độ chính trị - xã hội lúc bấy giờ. Tâm thức người Việt giờ đây tất nhiên là đã khác, chiến tranh đã kết thúc, con người Việt sau khi gánh chịu những cơn bi kịch ác liệt trong lịch sử và chiến tranh thì đã đến lúc tâm thức họ phải đòi hỏi cái gì đó về sự tự do, cái cá nhân, khi đó thị hiếu tất yếu sẽ thay đổi và thị hiếu nghe nhạc sẽ có khoảng cách nhất định hay thậm chí là dị ứng với những thể loại nhạc hô hào, tập thể đằng đằng sát khí.Chế độ miền Nam tuy đã không còn nhưng di sản của nó phải phát huy những đặc điểm ưu việt của nó trong đó có âm nhạc, cụ thể là những ca khúc nhạc vàng bởi lẽ sau khi mọi người đã hiến mình quá nhiều cho thời cuộc thì đến lúc phải quan tâm đến cái tự do, cái xúc cảm riêng tư của họ.Thiết nghĩ việc chính quyền hiện nay cấm bất kỳ một bài nhạc vàng nào là một hành động bất khả thi và thể hiện tính toàn trị trong lĩnh vực nghệ thuật, có lẽ nên biết rằng chẳng có gì có thể ngăn cản cho sự tìm tòi, trở về với bản thân mỗi người, hành động vì sự tự do của mỗi cá nhân. Chưa kể trong thời đại công nghệ thông tin thì sẽ có vô số cách thức để mọi người có thể tiếp cận với âm nhạc mà chẳng cần đến sự công nhận của giới chính thống, như vậy thì cùng lắm những ca khúc lọt vào tầm ngắm của chính quyền thì không thể biểu diễn một cách công khai nhưng ngược lại thì chắc chắn không thể cấm nổi việc người nghe nhạc vẫn có thể tìm chúng trên những nguồn khác và việc cấm những ca khúc nhạc vàng là vẫn còn cho thấy cái tư duy “địch – ta” của chính quyền, sẵn sàng suy diễn, chụp mũ lên những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự chính trị hóa toàn phần lĩnh vực nghệ thuật.

Hiện Hữu
(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

( MM chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm