Di Sản Hồ Chí Minh
Tăng thuế VAT: Móc túi người nghèo chia cho cán bộ cộng sản giàu có!
Linh cảm quá xấu của người dân về một “chế độ móc túi” chẳng còn là trừu tượng. Tháng Tám năm nay, cơ quan tham mưu đắc lực cho Chính phủ về các chính sách “thu cùng diệt tận” là Bộ Tài chính đã “phát minh” tiếp cơ chế tăng thuế sử dụng đất và VAT (giá trị gia tăng), cùng hàng loạt sắc thuế khác được “nâng lên một tầm cao mới” hay “thế nước đang lên”- nói theo từ ngữ của giới tuyên giáo Đảng.
Theo cụm từ “cái chết đúng quy trình” mà tác giả là Bộ Tài chính với viện dẫn “thuế VAT ở nước ta còn thấp” và “tăng thuế VAT là nhằm bảo đảm an toàn tài chính”, từ ngày 1 tháng Giêng năm 2019, hàng chục triệu người dân sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực túi tiền còm cõi khi thuế VAT tăng lên 12%.
VAT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
Thuế gián thu (trong đó có thuế VAT) lại chiếm tới 50% tổng thu ngân sách. Ngay sau kế hoạch tăng thuế VAT của Bộ tài chính, Công ty chứng khoán TP.HCM ước tính thuế giá trị gia tăng tăng 2% sẽ giúp ngân sách có thêm 59.000 tỷ đồng, từ đó tỷ trọng thuế giá trị gia tăng trong thu ngân sách sẽ tăng lên khoảng 33%.
Khi đó, người tiêu dùng cứ mua một sản phẩm nào đó là phải trả thêm một khoản “chênh lệch” lớn. Số tiền này không thuộc về người bán hàng mà chui vào ngân khố quốc gia dùng để chi xài cho chế độ.
Việc tăng thu thuế VAT sẽ làm dịu cơn đói khát của ngân sách trong thời buổi “loạn lạc”. 59.000 tỷ đồng tăng thêm chiếm khoảng 5% dự toán thu ngân sách năm 2017, là một số tiền rất đáng kể.
Mới đây, chính quyền còn tăng thuế sử dụng đất lên gấp 3 – 4 lần và đang “thí điểm” tại Sài Gòn. Con số thu thuế sử dụng đất vào những năm trước vào khoảng 100.000 tỷ đồng, và con số dự kiến thu được trong tương lai nếu đồng loạt tăng thuế sử dụng đất ở các tỉnh thành sẽ gấp ít ra vài ba lần như thế.
Ảnh: Youtube.
Hiện tượng Bộ Tài chính buộc phải tăng nhiều sắc thuế đánh vào đầu dân là có thể dự đoán trước, và hiện tượng này càng cho thấy rõ ràng hơn bao giờ hết tình trạng cực kỳ khốn quẫn của ngân sách.
Nếu không tăng thuế sẽ chắc chắn dẫn đến tình trạng không biết đài đâu ra tiền để “chi thường xuyên” cho đội ngũ công chức lên đến gần 3 triệu nhân mạng, trong đó có lực lượng nửa triệu quân nhân kiên định “bám bờ” và ba chục vạn công an ăn tiền đóng thuế của dân để bóp nghẹt tất cả các quyền căn bản của dân.
Với ông Bùi Trinh – một chuyên gia kinh tế độc lập, tăng VAT tức là toàn dân sẽ phải gánh chịu khi tiêu dùng bất kể sản phẩm gì dù là sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Tăng VAT mà giảm thuế thu nhập là một hình thức đứng về phía người giàu, chia nghĩa vụ thuế lên vai toàn dân. Việc tăng thuế này sẽ khiến người nghèo càng nghèo hơn, khoảng cách giàu nghèo cũng vì thế mà cách xa hơn.
Mới đây, báo Tuổi Trẻ minh họa trường hợp một người dân thường là chị Hương. Người dân này tính: tiền điện mỗi tháng gia đình trả khoảng 550.000 đồng, trong đó gồm cả khoản thuế VAT là 50.000 đồng.
Còn tiền nước là hơn 200.000 đồng (nước có thuế suất VAT 5%). Nếu tới đây thuế VAT với điện và nước tăng theo đề xuất của Bộ Tài chính, riêng hai khoản này chị sẽ phải trả thêm khoảng 12.000 đồng.
Nhưng vấn đề là gần như sản phẩm nào cũng phải nộp thuế VAT, từ cáp truyền hình, Internet, tiền sữa, dịch vụ giáo dục, khám chữa bệnh…
Thuế VAT tăng nghĩa là từng bó rau, con cá cũng tăng, thậm chí cả những đồ dùng thiết yếu trong nhà như gạo, đường, nước mắm, muối, giấy vệ sinh, điện thoại, xăng xe…
Nhẩm riêng tiền sữa một tháng khoảng 2,2 triệu đồng, chị Hương nhận định từng khoản nộp thêm do tăng thuế VAT nhỏ nhưng cộng lại sẽ là một khoản to…
Tâm trạng chung của chị khi nghe tăng thuế là lo giá cả sẽ “té nước theo mưa”. Giả sử hàng hóa chỉ tăng bằng mức tăng thuế, mỗi tháng gia đình chị có thể tốn thêm cả triệu đồng.
“Mọi thứ đều tăng thì lấy gì bù vào? Chắc chỉ có nước thắt lưng buộc bụng” – người dân chua xót.
Tuy nhiên khi mưu toan tăng thuế đánh vào đầu dân, “Đảng và Nhà nước ta” mới chỉ nhìn thấy “tiền vào” mà chưa thấy “tiền ra”. Những hệ lụy đương nhiên của việc tăng thuế VAT là người mua sẽ phải tiết kiệm hơn, mua hàng rẻ hơn, do đó khâu tiêu thụ và kéo theo sản xuất sẽ yếu hơn, đặc biệt đối với những loại hàng cao cấp. Nền kinh tế vốn đang suy thoái sẽ càng suy thoái hơn, kéo theo khả năng thu thuế không những “đạt kế hoạch” mà còn trở nên tệ hại hơn.
T.L.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Tăng thuế VAT: Móc túi người nghèo chia cho cán bộ cộng sản giàu có!
Linh cảm quá xấu của người dân về một “chế độ móc túi” chẳng còn là trừu tượng. Tháng Tám năm nay, cơ quan tham mưu đắc lực cho Chính phủ về các chính sách “thu cùng diệt tận” là Bộ Tài chính đã “phát minh” tiếp cơ chế tăng thuế sử dụng đất và VAT (giá trị gia tăng), cùng hàng loạt sắc thuế khác được “nâng lên một tầm cao mới” hay “thế nước đang lên”- nói theo từ ngữ của giới tuyên giáo Đảng.
Theo cụm từ “cái chết đúng quy trình” mà tác giả là Bộ Tài chính với viện dẫn “thuế VAT ở nước ta còn thấp” và “tăng thuế VAT là nhằm bảo đảm an toàn tài chính”, từ ngày 1 tháng Giêng năm 2019, hàng chục triệu người dân sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực túi tiền còm cõi khi thuế VAT tăng lên 12%.
VAT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
Thuế gián thu (trong đó có thuế VAT) lại chiếm tới 50% tổng thu ngân sách. Ngay sau kế hoạch tăng thuế VAT của Bộ tài chính, Công ty chứng khoán TP.HCM ước tính thuế giá trị gia tăng tăng 2% sẽ giúp ngân sách có thêm 59.000 tỷ đồng, từ đó tỷ trọng thuế giá trị gia tăng trong thu ngân sách sẽ tăng lên khoảng 33%.
Khi đó, người tiêu dùng cứ mua một sản phẩm nào đó là phải trả thêm một khoản “chênh lệch” lớn. Số tiền này không thuộc về người bán hàng mà chui vào ngân khố quốc gia dùng để chi xài cho chế độ.
Việc tăng thu thuế VAT sẽ làm dịu cơn đói khát của ngân sách trong thời buổi “loạn lạc”. 59.000 tỷ đồng tăng thêm chiếm khoảng 5% dự toán thu ngân sách năm 2017, là một số tiền rất đáng kể.
Mới đây, chính quyền còn tăng thuế sử dụng đất lên gấp 3 – 4 lần và đang “thí điểm” tại Sài Gòn. Con số thu thuế sử dụng đất vào những năm trước vào khoảng 100.000 tỷ đồng, và con số dự kiến thu được trong tương lai nếu đồng loạt tăng thuế sử dụng đất ở các tỉnh thành sẽ gấp ít ra vài ba lần như thế.
Ảnh: Youtube.
Hiện tượng Bộ Tài chính buộc phải tăng nhiều sắc thuế đánh vào đầu dân là có thể dự đoán trước, và hiện tượng này càng cho thấy rõ ràng hơn bao giờ hết tình trạng cực kỳ khốn quẫn của ngân sách.
Nếu không tăng thuế sẽ chắc chắn dẫn đến tình trạng không biết đài đâu ra tiền để “chi thường xuyên” cho đội ngũ công chức lên đến gần 3 triệu nhân mạng, trong đó có lực lượng nửa triệu quân nhân kiên định “bám bờ” và ba chục vạn công an ăn tiền đóng thuế của dân để bóp nghẹt tất cả các quyền căn bản của dân.
Với ông Bùi Trinh – một chuyên gia kinh tế độc lập, tăng VAT tức là toàn dân sẽ phải gánh chịu khi tiêu dùng bất kể sản phẩm gì dù là sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Tăng VAT mà giảm thuế thu nhập là một hình thức đứng về phía người giàu, chia nghĩa vụ thuế lên vai toàn dân. Việc tăng thuế này sẽ khiến người nghèo càng nghèo hơn, khoảng cách giàu nghèo cũng vì thế mà cách xa hơn.
Mới đây, báo Tuổi Trẻ minh họa trường hợp một người dân thường là chị Hương. Người dân này tính: tiền điện mỗi tháng gia đình trả khoảng 550.000 đồng, trong đó gồm cả khoản thuế VAT là 50.000 đồng.
Còn tiền nước là hơn 200.000 đồng (nước có thuế suất VAT 5%). Nếu tới đây thuế VAT với điện và nước tăng theo đề xuất của Bộ Tài chính, riêng hai khoản này chị sẽ phải trả thêm khoảng 12.000 đồng.
Nhưng vấn đề là gần như sản phẩm nào cũng phải nộp thuế VAT, từ cáp truyền hình, Internet, tiền sữa, dịch vụ giáo dục, khám chữa bệnh…
Thuế VAT tăng nghĩa là từng bó rau, con cá cũng tăng, thậm chí cả những đồ dùng thiết yếu trong nhà như gạo, đường, nước mắm, muối, giấy vệ sinh, điện thoại, xăng xe…
Nhẩm riêng tiền sữa một tháng khoảng 2,2 triệu đồng, chị Hương nhận định từng khoản nộp thêm do tăng thuế VAT nhỏ nhưng cộng lại sẽ là một khoản to…
Tâm trạng chung của chị khi nghe tăng thuế là lo giá cả sẽ “té nước theo mưa”. Giả sử hàng hóa chỉ tăng bằng mức tăng thuế, mỗi tháng gia đình chị có thể tốn thêm cả triệu đồng.
“Mọi thứ đều tăng thì lấy gì bù vào? Chắc chỉ có nước thắt lưng buộc bụng” – người dân chua xót.
Tuy nhiên khi mưu toan tăng thuế đánh vào đầu dân, “Đảng và Nhà nước ta” mới chỉ nhìn thấy “tiền vào” mà chưa thấy “tiền ra”. Những hệ lụy đương nhiên của việc tăng thuế VAT là người mua sẽ phải tiết kiệm hơn, mua hàng rẻ hơn, do đó khâu tiêu thụ và kéo theo sản xuất sẽ yếu hơn, đặc biệt đối với những loại hàng cao cấp. Nền kinh tế vốn đang suy thoái sẽ càng suy thoái hơn, kéo theo khả năng thu thuế không những “đạt kế hoạch” mà còn trở nên tệ hại hơn.
T.L.