Thân Hữu Tiếp Tay...
Tào Tháo đá banh
“Bồ thắng Tiệp 1-0”, “Đức hạ Hy Lạp 4-2”, “Tây Ban Nha - Pháp 2-0”, Ý loại Anh 4-2. Tỉ số thay đổi mỗi ngày. Người ta tiên đoán. Người ta cá cược. Người ta hy vọng. Rồi tuyệt vọng. Mà không phải chỉ ở Âu Châu, không khí sôi nổi tỏa ra khắp thế giới. Ai sẽ đoạt cúp vàng năm nay? Một khi quả bóng còn đang lăn thì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Thật ra, Ai thắng Ai tôi không “ke” (care).
Trong khi các fans bóng đá dán mắt vô sân cỏ trên màn ảnh, tôi cũng dán mắt lên màn ảnh để xem phim. Bộ phim Xích Bích năm 2009, một thành công đáng kể về điện ảnh của Trung Quốc.
Xích Bích là tên một trận thủy chiến vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, với sự tham dự của 700,000 ngàn nhân mã và hơn 3,000 chiến thuyền trên sông Trường Giang. Nhưng Xích Bích không chỉ nổi danh về nhân số mà nổi danh về chiến thuật. Lần đầu tiên trong lịch sử, một đội quân liên minh nhỏ 50,000 quân đã đánh thắng một đội quân hùng mạnh trên 700,000 quân với những danh tướng, những nhà chiến lược lẫy lừng của Trung Quốc. Sau trận Xích Bích,Trung Quốc đã bị xẻ thành 3 nước Tào Ngụy- Thục Hán- Đông Ngô. Đây là thời bị chia cắt sau sự thống nhất đất nước của Tần Thủy Hoàng.
Có thể nói, ai chưa biết Xích Bích, người đó chưa hiểu gì về Trung Quốc.
Tôi coi Xích Bích và so sánh với truyện Tam Quốc Chí đã đọc hồi còn nhỏ. Phim và truyện cũng có nhiều khác biệt. Điều làm tôi kinh ngạc là xem tới phần 2, Tào Tháo dựng trại thủy quân trên bờ và cho binh sĩ chơi đá... banh. Tào Tháo và các tướng lãnh ngồi trên khán đài quan chiêm trận đấu của hai đội. Theo phần phụ đề Anh Việt Ngữ thì môn đá banh, người Tàu gọi là Cuju (Cúc-xu), do người Trung Hoa phát minh đầu tiên trên thế giới từ những thế kỷ thứ 2, thứ 3 trước Công Nguyên. Trên khán đài, Tào Tháo luôn mồm khen ngợi môn đá banh đã giúp cho những binh sĩ luyện tập thân thể dẻo dai, mạnh khỏe.
Tôi né Euro 2012, không ngờ lại gặp giải Tào Tháo 208 trước B.C..
Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Mở lớn mắt để theo dõi coi trái banh thời đó làm bằng gì. Chắc chắn không phải bằng nhựa. Chịu. Không thể coi kỹ được. Trái bóng tròn cứ bay qua bay lại. Chẳng lẽ người Tàu phát minh ra môn đá banh, nhưng không thể làm ra trái banh? Lên net tìm được những thông tin không rõ xuất xứ, “Trái banh của người Hán làm bằng lưới nhét đầy lông gà, hoặc tóc”. Điều làm tôi thắc mắc, chẳng lẽ “cha đẻ” của môn bóng đá mà tới giờ cũng chưa làm nổi được một quả bóng. Kỹ nghệ làm banh “Made in China” bấy giờ đều có xuất xứ bắt nguồn từ Anh, Mỹ. Những quả bóng chuyên nghiệp tại Euro, World Cup đều không có chữ “Made in China”.
Lịch sử bóng đá tới nay vẫn còn mù mờ. Đá banh là một trò chơi phổ biến trên đồng cỏ, rẻ tiền, ai cũng có thể tham gia. Vì thế cho tới nay chưa có một ai chứng minh rõ nguồn gốc đích thật của bóng đá. Có rất nhiều nước tự nhận là “cha đẻ” của bộ môn này.
Riêng TQ, hàng nhái, hàng giả, hàng “made in China”… bây giờ đã trở thành thương hiệu. Bún giả, gạo giả, đồ cổ giả, di tích giả,… và lịch sử giả. Những bộ đồ gốm, những nấm mồ,… ở Hoàng Sa, Trường Sa không phải là một bằng chứng đó sao? Đối với Trung Quốc, tôi không thể không nghi ngờ.
Thứ nhất, cho đến bây giờ chưa có một tài liệu nào trong lịch sử, trong văn chương, hay khảo cổ,... cho thấy người Trung Hoa đã từng chơi bóng đá, (ngoài phim ảnh và lời tuyên bố). Thứ hai, là cho tới giờ này đá banh không phải là trò chơi phổ biến tại TQ. Người dân còn xa lạ và đánh giá thấp bộ môn này. Thứ ba, TQ chưa từng đoạt một giải có tầm vóc quốc tế nào cả. Người TQ đá banh dở... ẹt. Chỉ có một lần duy nhất được vào vòng loại World Cup năm 2002, mà đã làm cho TQ cảm thấy hứng khởi như gặp được một kỳ tích. Nhưng niềm tự hào đó xẹp nhanh như bong bóng xì hơi. Đội TQ, đấu ba trận thua cả ba. Điều đáng xấu hổ là trong cả ba trận họ thua trắng, không đá được một quả nào.
Điều gì nên nỗi? Đất nước cả tỷ dân, chẳng lẽ không có nhân tài? Thể lực người TQ yếu hay dân chúng thờ ơ với bóng đá? Đều không phải. Người Đại Hàn, người Nhật không hề lớn con hơn người Tàu. Dân chúng TQ cũng mê bóng đá lắm. Bằng chứng là kỳ World Cup nào cũng có những tai nạn bóng đá chết người. Cách đây hai ngày, báo chí trên mạng đưa tin Jiang Xiaoshan tử vong do kiệt sức vì thức mấy đêm liền để coi bóng đá.
Mặc dù tự nhận là cái nôi của bóng đá nhưng đội banh đầu tiên của TQ mới được thành lập năm 1924, dưới thời Tưởng Giới Thạch. Năm 1931, mới được gia nhập FIFA. Qua chế độ cộng sản, Đảng lãnh đạo tất cả, kể cả bóng đá. Các cấp bậc, các chức vụ trong ngành bóng đá đều do Đảng chỉ định, bổ nhiệm. Tiêu chuẩn chỉ định không dựa vào uy tín đạo đức, hay khả năng tổ chức, huấn luyện,...mà chỉ dựa vào lòng trung thành với Đảng, phải có vai vế, bè cánh với nhau.
Bóng đá là một bộ môn thể thao hái ra tiền. Tổ chức một trận đấu, sắp xếp một tỉ số thắng thua, mua chân các cầu thủ là những con số mà người thường không mơ ước nổi. Nhỏ ăn theo nhỏ, lớn ăn theo lớn. Tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc,... tràn ngập thấm sâu vào tận cốt tủy trong ngành bóng đá TQ. Cấp nào cũng có giá biểu của nó. Muốn vô đội tuyển quốc gia giá 15 ngàn đô la, trọng tài giá 100 ngàn đô,...Người ta bỏ tiền ra mua và sẵn sàng bị mua. Tất cả tỷ số làm bàn tùy thuộc vào số tiền cá cược toàn quốc chứ không nằm trong đôi chân các cầu thủ. Có người còn bỏ tiền mua để cầu thủ shoot vào khung đội nhà. Tất cả đều nằm dưới một thế lực của những tổ chức đầu nậu cá độ ở tận trung ương. Ngày nay ở TQ, nói đến văn hóa thể thao là nói đến một nền văn hóa tham nhũng trên sân cỏ.
Giải Euro 2012 đang diễn ra. Trong lúc mọi người đang tập trung chú ý các diễn tiến trên sân cỏ thì TQ đang âm thầm đem hai vị cán bộ chủ tịch của Trung Quốc Túc Cầu Hiệp Hội Siêu Liên Trại là Nan Yong và Xie Yalong ra xử tù vì ăn hối lộ. Nan Yong bị phạt 235 ngàn Mỹ Kim, còn Xie Yalong 400 ngàn Mỹ Kim. Phiên tòa xử tại Liêu Ninh, chứ không xử ở Bắc Kinh. Báo chí Liêu Ninh cho rằng đây là một mối nhục cho cả TQ.
Yalong trước đây đã từng thú nhận trên đài truyền hình trung ương rằng đã ăn 200 ngàn Mỹ Kim để xếp đặt tỷ số cho đội Sơn Đông thắng giải vô địch Trung-Siêu (Supper China).
Mà không phải chỉ có hai ông này. Cuối năm ngoái 2011, hằng loạt các quan chức, cán bộ, trong tài, cầu thủ... 60 người bị đưa ra tòa. Các phiên tòa đều xử kín, không cho truyền thông báo chí tham dự. Yang Yimin tham nhũng 2 triệu đô la, “cây còi vàng” Lu Jun nhận 800 ngàn Mỹ kim để bán tỷ số. Trái bóng sẽ lăn về đâu trước thực trạng như vầy?
Thi đấu trong nước TQ có thể dùng tiền làm tỷ số, nhưng thí đấu với nước ngoài thì không thể. TQ thể hiện rõ khả năng và phẩm chất của mình trong các cuộc giao hữu quốc tế. Không những trong bóng đá mà cả những bộ môn khác như bóng rổ, bóng chày, điền kinh bơi lội, chạy đua... môn nào cũng vậy.
Ngày 18.8.2011,trong trận thi bóng rổ để thắt chặt thể thao hai nước nhân dịp Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm Bắc Kinh, đội Bayi Rockets (TQ) đã đánh hội đồng một cầu thủ bóng rổ của trường đại học Georgetown (Mỹ). Cái cảnh mấy anh Tàu hùng hổ thi nhau đá đạp một anh Mỹ đen to lớn vừa té xuống đất đưa tay chống đỡ, đó mới là một mối “quốc sỉ”. Mà không chỉ trận đấu với Mỹ, cầu thủ TQ cũng từng sử dụng Kungfu trong các trận giao hữu với Brazil ở Hứa Xương, (Hà Nam), với Nhật, với Hàn Quốc. Cái máu “ăn thua” của người Trung Quốc nặng tới nỗi, một vận động viên môn trượt băng tốc độ của kỳ Olympic 2008 đã quẳng huy chương đồng xuống đất và chửi rủa (bằng tiếng Tàu) để phản đối ban chấm giải trước sự mục kích của cả thế giới. Tinh thần thượng võ mà người Hoa rao truyền ở đâu? Thể diện quốc gia để đâu? [NTTA]
Tào Tháo đá banh
“Bồ thắng Tiệp 1-0”, “Đức hạ Hy Lạp 4-2”, “Tây Ban Nha - Pháp 2-0”, Ý loại Anh 4-2. Tỉ số thay đổi mỗi ngày. Người ta tiên đoán. Người ta cá cược. Người ta hy vọng. Rồi tuyệt vọng. Mà không phải chỉ ở Âu Châu, không khí sôi nổi tỏa ra khắp thế giới. Ai sẽ đoạt cúp vàng năm nay? Một khi quả bóng còn đang lăn thì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Thật ra, Ai thắng Ai tôi không “ke” (care).
Trong khi các fans bóng đá dán mắt vô sân cỏ trên màn ảnh, tôi cũng dán mắt lên màn ảnh để xem phim. Bộ phim Xích Bích năm 2009, một thành công đáng kể về điện ảnh của Trung Quốc.
Xích Bích là tên một trận thủy chiến vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, với sự tham dự của 700,000 ngàn nhân mã và hơn 3,000 chiến thuyền trên sông Trường Giang. Nhưng Xích Bích không chỉ nổi danh về nhân số mà nổi danh về chiến thuật. Lần đầu tiên trong lịch sử, một đội quân liên minh nhỏ 50,000 quân đã đánh thắng một đội quân hùng mạnh trên 700,000 quân với những danh tướng, những nhà chiến lược lẫy lừng của Trung Quốc. Sau trận Xích Bích,Trung Quốc đã bị xẻ thành 3 nước Tào Ngụy- Thục Hán- Đông Ngô. Đây là thời bị chia cắt sau sự thống nhất đất nước của Tần Thủy Hoàng.
Có thể nói, ai chưa biết Xích Bích, người đó chưa hiểu gì về Trung Quốc.
Tôi coi Xích Bích và so sánh với truyện Tam Quốc Chí đã đọc hồi còn nhỏ. Phim và truyện cũng có nhiều khác biệt. Điều làm tôi kinh ngạc là xem tới phần 2, Tào Tháo dựng trại thủy quân trên bờ và cho binh sĩ chơi đá... banh. Tào Tháo và các tướng lãnh ngồi trên khán đài quan chiêm trận đấu của hai đội. Theo phần phụ đề Anh Việt Ngữ thì môn đá banh, người Tàu gọi là Cuju (Cúc-xu), do người Trung Hoa phát minh đầu tiên trên thế giới từ những thế kỷ thứ 2, thứ 3 trước Công Nguyên. Trên khán đài, Tào Tháo luôn mồm khen ngợi môn đá banh đã giúp cho những binh sĩ luyện tập thân thể dẻo dai, mạnh khỏe.
Tôi né Euro 2012, không ngờ lại gặp giải Tào Tháo 208 trước B.C..
Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Mở lớn mắt để theo dõi coi trái banh thời đó làm bằng gì. Chắc chắn không phải bằng nhựa. Chịu. Không thể coi kỹ được. Trái bóng tròn cứ bay qua bay lại. Chẳng lẽ người Tàu phát minh ra môn đá banh, nhưng không thể làm ra trái banh? Lên net tìm được những thông tin không rõ xuất xứ, “Trái banh của người Hán làm bằng lưới nhét đầy lông gà, hoặc tóc”. Điều làm tôi thắc mắc, chẳng lẽ “cha đẻ” của môn bóng đá mà tới giờ cũng chưa làm nổi được một quả bóng. Kỹ nghệ làm banh “Made in China” bấy giờ đều có xuất xứ bắt nguồn từ Anh, Mỹ. Những quả bóng chuyên nghiệp tại Euro, World Cup đều không có chữ “Made in China”.
Lịch sử bóng đá tới nay vẫn còn mù mờ. Đá banh là một trò chơi phổ biến trên đồng cỏ, rẻ tiền, ai cũng có thể tham gia. Vì thế cho tới nay chưa có một ai chứng minh rõ nguồn gốc đích thật của bóng đá. Có rất nhiều nước tự nhận là “cha đẻ” của bộ môn này.
Riêng TQ, hàng nhái, hàng giả, hàng “made in China”… bây giờ đã trở thành thương hiệu. Bún giả, gạo giả, đồ cổ giả, di tích giả,… và lịch sử giả. Những bộ đồ gốm, những nấm mồ,… ở Hoàng Sa, Trường Sa không phải là một bằng chứng đó sao? Đối với Trung Quốc, tôi không thể không nghi ngờ.
Thứ nhất, cho đến bây giờ chưa có một tài liệu nào trong lịch sử, trong văn chương, hay khảo cổ,... cho thấy người Trung Hoa đã từng chơi bóng đá, (ngoài phim ảnh và lời tuyên bố). Thứ hai, là cho tới giờ này đá banh không phải là trò chơi phổ biến tại TQ. Người dân còn xa lạ và đánh giá thấp bộ môn này. Thứ ba, TQ chưa từng đoạt một giải có tầm vóc quốc tế nào cả. Người TQ đá banh dở... ẹt. Chỉ có một lần duy nhất được vào vòng loại World Cup năm 2002, mà đã làm cho TQ cảm thấy hứng khởi như gặp được một kỳ tích. Nhưng niềm tự hào đó xẹp nhanh như bong bóng xì hơi. Đội TQ, đấu ba trận thua cả ba. Điều đáng xấu hổ là trong cả ba trận họ thua trắng, không đá được một quả nào.
Điều gì nên nỗi? Đất nước cả tỷ dân, chẳng lẽ không có nhân tài? Thể lực người TQ yếu hay dân chúng thờ ơ với bóng đá? Đều không phải. Người Đại Hàn, người Nhật không hề lớn con hơn người Tàu. Dân chúng TQ cũng mê bóng đá lắm. Bằng chứng là kỳ World Cup nào cũng có những tai nạn bóng đá chết người. Cách đây hai ngày, báo chí trên mạng đưa tin Jiang Xiaoshan tử vong do kiệt sức vì thức mấy đêm liền để coi bóng đá.
Mặc dù tự nhận là cái nôi của bóng đá nhưng đội banh đầu tiên của TQ mới được thành lập năm 1924, dưới thời Tưởng Giới Thạch. Năm 1931, mới được gia nhập FIFA. Qua chế độ cộng sản, Đảng lãnh đạo tất cả, kể cả bóng đá. Các cấp bậc, các chức vụ trong ngành bóng đá đều do Đảng chỉ định, bổ nhiệm. Tiêu chuẩn chỉ định không dựa vào uy tín đạo đức, hay khả năng tổ chức, huấn luyện,...mà chỉ dựa vào lòng trung thành với Đảng, phải có vai vế, bè cánh với nhau.
Bóng đá là một bộ môn thể thao hái ra tiền. Tổ chức một trận đấu, sắp xếp một tỉ số thắng thua, mua chân các cầu thủ là những con số mà người thường không mơ ước nổi. Nhỏ ăn theo nhỏ, lớn ăn theo lớn. Tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc,... tràn ngập thấm sâu vào tận cốt tủy trong ngành bóng đá TQ. Cấp nào cũng có giá biểu của nó. Muốn vô đội tuyển quốc gia giá 15 ngàn đô la, trọng tài giá 100 ngàn đô,...Người ta bỏ tiền ra mua và sẵn sàng bị mua. Tất cả tỷ số làm bàn tùy thuộc vào số tiền cá cược toàn quốc chứ không nằm trong đôi chân các cầu thủ. Có người còn bỏ tiền mua để cầu thủ shoot vào khung đội nhà. Tất cả đều nằm dưới một thế lực của những tổ chức đầu nậu cá độ ở tận trung ương. Ngày nay ở TQ, nói đến văn hóa thể thao là nói đến một nền văn hóa tham nhũng trên sân cỏ.
Giải Euro 2012 đang diễn ra. Trong lúc mọi người đang tập trung chú ý các diễn tiến trên sân cỏ thì TQ đang âm thầm đem hai vị cán bộ chủ tịch của Trung Quốc Túc Cầu Hiệp Hội Siêu Liên Trại là Nan Yong và Xie Yalong ra xử tù vì ăn hối lộ. Nan Yong bị phạt 235 ngàn Mỹ Kim, còn Xie Yalong 400 ngàn Mỹ Kim. Phiên tòa xử tại Liêu Ninh, chứ không xử ở Bắc Kinh. Báo chí Liêu Ninh cho rằng đây là một mối nhục cho cả TQ.
Yalong trước đây đã từng thú nhận trên đài truyền hình trung ương rằng đã ăn 200 ngàn Mỹ Kim để xếp đặt tỷ số cho đội Sơn Đông thắng giải vô địch Trung-Siêu (Supper China).
Mà không phải chỉ có hai ông này. Cuối năm ngoái 2011, hằng loạt các quan chức, cán bộ, trong tài, cầu thủ... 60 người bị đưa ra tòa. Các phiên tòa đều xử kín, không cho truyền thông báo chí tham dự. Yang Yimin tham nhũng 2 triệu đô la, “cây còi vàng” Lu Jun nhận 800 ngàn Mỹ kim để bán tỷ số. Trái bóng sẽ lăn về đâu trước thực trạng như vầy?
Thi đấu trong nước TQ có thể dùng tiền làm tỷ số, nhưng thí đấu với nước ngoài thì không thể. TQ thể hiện rõ khả năng và phẩm chất của mình trong các cuộc giao hữu quốc tế. Không những trong bóng đá mà cả những bộ môn khác như bóng rổ, bóng chày, điền kinh bơi lội, chạy đua... môn nào cũng vậy.
Ngày 18.8.2011,trong trận thi bóng rổ để thắt chặt thể thao hai nước nhân dịp Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm Bắc Kinh, đội Bayi Rockets (TQ) đã đánh hội đồng một cầu thủ bóng rổ của trường đại học Georgetown (Mỹ). Cái cảnh mấy anh Tàu hùng hổ thi nhau đá đạp một anh Mỹ đen to lớn vừa té xuống đất đưa tay chống đỡ, đó mới là một mối “quốc sỉ”. Mà không chỉ trận đấu với Mỹ, cầu thủ TQ cũng từng sử dụng Kungfu trong các trận giao hữu với Brazil ở Hứa Xương, (Hà Nam), với Nhật, với Hàn Quốc. Cái máu “ăn thua” của người Trung Quốc nặng tới nỗi, một vận động viên môn trượt băng tốc độ của kỳ Olympic 2008 đã quẳng huy chương đồng xuống đất và chửi rủa (bằng tiếng Tàu) để phản đối ban chấm giải trước sự mục kích của cả thế giới. Tinh thần thượng võ mà người Hoa rao truyền ở đâu? Thể diện quốc gia để đâu? [NTTA]