Nhân Vật

Tập Cận Bình: Chủ tịch Hoàng đế của Trung Quốc 2

Đế chế Trung Hoa với Trung Á, Trung Đông, và kể cả Châu Âu–bằng cách đề xuất một mạng lưới mênh mông bao gồm các tuyến đường sắt, đường ống dẫn dầu, đường cao tốc, và các kênh đào nương theo những tuyến đường xưa.


Đối với Tập, mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ông đã hồi sinh ý tưởng cổ xưa của Con đường Tơ Lụa–liên thông Đế chế Trung Hoa với Trung Á, Trung Đông, và kể cả Châu Âu–bằng cách đề xuất một mạng lưới mênh mông bao gồm các tuyến đường sắt, đường ống dẫn dầu, đường cao tốc, và các kênh đào nương theo những tuyến đường xưa. 
Ảnh: Kimi Kyung-Hoon / Courtesy Reuters
Nắm giữ quyền lực
Vì Tập cố thu tóm quyền lực chính trị và phục hồi tính chính thống của Đảng Cộng Sản, ông ta cũng phải tìm các cách làm cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thêm. Nói khái quát là mục tiêu của ông bao gồm thay đổi Trung Quốc từ trung tâm sản xuất của thế giới thành đầu mối của sáng tạo, tái cân bằng kinh tế Trung Quốc bằng việc ưu tiên tiêu thụ hơn là đầu tư, và mở rộng chỗ cho doanh nghiệp tư nhân. Kế hoạch của Tập bao gồm những cải cách cả về nền tảng và chính sách. 

Lấy ví dụ, ông đã thay đổi hệ thống thuế bằng một cuộc đại tu đáng kể: ngân sách địa phương sẽ có từ nhiều nguồn thuế thay vì chủ yếu từ việc bán đất, điều mà đã dẫn đến tham nhũng và bất ổn xã hội. Hơn nữa, chính quyền trung ương, theo truyền thống thu ngân sách quốc gia khoảng phân nửa trong khi chỉ chi một phần ba cho phúc lợi xã hội, sẽ tăng ngân sách cho những dịch vụ xã hội giảm bớt một phần gánh nặng cho chính quyền địa phương. Hàng chục những chính sách khác cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm bao gồm khuyến khích tư nhân đầu tư vào những tập đoàn của nhà nước và giảm lương bổng của những nhà lãnh đạo của các tập đoàn này, thành lập những ngân hàng tư để chuyển dòng vốn đến doanh nghiệp nhỏ và trung, và rút ngắn thời gian cấp giấy phép cho những doanh nghiệp mới.

Dẫu vậy khi mà những chi tiết về kế hoạch của Tập lộ ra, nó cho thấy rõ ràng là cho dù ông ta chú trọng thị trường tự do, chính quyền sẽ nắm giữ  kiểm soát phần lớn nền kinh tế. Cải tổ cách thức mà các tập đoàn nhà nước đang được điều hành sẽ không làm suy giảm vai trò chủ đạo của Đảng Cộng Sản trong việc hoạch định chính sách cho những công ty này; Tập đã giữ lại một số rào cản đáng kể đối với đầu tư nước ngoài; và ngay cả khi chính quyền cam kết chuyển ra khỏi phát triển dựa trên đầu tư, những nỗ lực kích thích kinh tế tiếp tục góp phần gia tăng nợ công của chính quyền địa phương. Quả thực là, theo một tờ báo Trung Quốc Hoàn Cầu Thời Báo, sự gia tăng của tổng nợ xấu trong vòng sáu tháng đầu năm 2014 vượt quá giá trị của số nợ xấu mới cho cả năm 2013.

Hơn nữa, Tập đã truyền vào chương trình kinh tế của ông với cảm xúc ái quốc–đôi khi bài ngoại–làm nó lan tràn khắp chương trình chính trị của ông ta. Những chiến dịch chống tham nhũng và chống độc quyền hung hãn của ông ta đã nhắm đến những công ty đa quốc gia sản xuất những sản phẩm bao gồm sữa bột, thiết bị y tế, dược phẩm, và phụ tùng xe hơi. Bằng chứng là vào tháng 7, 2013, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia của Trung Quốc nhóm họp các đại biểu từ 30 công ty đa quốc gia với một nỗ lực buộc họ thừa nhận làm điều phạm pháp. Có lúc, Bắc Kinh ra vẻ phá hoại sản phẩm ngoại quốc và các nhà cung cấp dịch vụ: truyền thông nhà nước săm soi chi tiết vào vi phạm của các công ty đa quốc gia trong khi tương đối im hơi lặng tiếng về những trường hợp tương tự ở các công ty của Trung Quốc.

Giống như chiến dịch chống tham nhũng của mình, điều tra các công ty ngoại quốc của Tập đặt dấu hỏi về chủ đích thực. Trong một cuộc tranh luận giữa người đứng đầu Phòng Thương mại của Liên Hiệp Châu Âu ở Trung Quốc và một quan chức từ Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia được phát sóng công khai bởi đài truyền hình quốc gia Trung Quốc, viên chức của Liên hiệp Châu Âu đã buộc người đối tác bào chữa cho những sự bất bình đẳng lồ lộ giữa cách đối xử của chính quyền Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài và nội địa. Rút cục viên chức Trung Quốc tỏ ra nhượng bộ, nói rằng phương pháp chống độc quyền của Trung Quốc là phương pháp “có đặc trưng Trung Quốc.”

Vì thế sự hứa hẹn ban đầu của công cuộc đại tu của Tập vẫn chưa hình thành. Một bảng báo cáo 31 trang về cải cách kinh tế của Trung Quốc, phát hành vào tháng Sáu 2014 của Hội đồng Thương Mại Hoa-Trung, bao gồm hàng chục những yêu cầu không hoàn thành. Nó cho thấy rằng chỉ có ba sáng kiến chính trị của Tập thành công: rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, cho phép các công ty đa quốc gia dùng nhân dân tệ để phát triển kinh doanh của họ, và cải cách hệ thống hộ khẩu. Giải quyết những cải tổ sâu rộng hơn, tuy vậy, có thể đòi hỏi một cú huých vào hệ thống. Hiện giờ thì Tập dường như là kẻ thù tệ nhất của chính mình: những yêu cầu chiếm lĩnh thị trường không phù hợp với mong muốn của ông nhằm duy trì kiểm soát kinh tế.

Dắt sư tử

Những nỗ lực của Tập để thay đổi chính trị và kinh tế ở trong nước đi đôi với những bước đi để gây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu. Tuy thế gốc rễ của chính sách đối ngoại của Tập có trước nhiệm kỳ của ông. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu công khai nói đến sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc toàn cầu nhân dịp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. 

Những phân tích gia của Trung Quốc phán đoán rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu một sự suy thoái không tránh khỏi vì thế nó nên nhường chỗ cho Trung Quốc khi mà nó còn là siêu cường toàn cầu. Trong một bài diễn văn ở Paris vào tháng Ba 2014, Tập nhắc lại suy tư của Naloleon về Trung Quốc: “Napoleon đã nói rằng Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ, và khi nó thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển.”Con sư tử Trung Quốc, Tập trấn an người nghe, “đã thức dậy nhưng đây là một con sư tử yên lặng, dễ chịu, và lịch sự.” Dẫu vậy một số hành động của Tập chứng tỏ ngược lại những lời nói an ủi của mình. Ông ta thay thế câu tâm niệm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trước đó–“Thao quang dưỡng hối”–bằng một chính sách đối ngoại có tính bành trướng và phô diễn sức mạnh hơn.

Đối với Tập, mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ông đã hồi sinh ý tưởng cổ xưa của Con đường Tơ Lụa–liên thông Đế chế Trung Hoa với Trung Á, Trung Đông, và kể cả Châu Âu–bằng cách đề xuất một mạng lưới mênh mông bao gồm các tuyến đường sắt, đường ống dẫn dầu, đường cao tốc, và các kênh đào nương theo những tuyến đường xưa. Hệ thống cơ sở hạ tầng mà Tập hy vọng các ngân hàng và công ty Trung Quốc sẽ tài trợ và xây dựng, sẽ cho phép gia tăng trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và phần lớn thế giới. Bắc Kinh cũng đã xem xét đến chuyện xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc quãng 8100 dặm liên lục địa để sẽ nối liền Trung Quốc với Canada, Nga, và Hoa Kỳ băng qua Eo biển Bering. Ngay cả Bắc Cực đã trở thành sân sau của Trung Quốc: các học giả Trung Quốc coi nước họ là một quốc gia “gần Bắc Cực”.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng mới này, Tập cũng muốn thiết lập những tổ chức mới để hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo trong cả khu vực và toàn cầu. Ông đã ủng hộ việc thiết lập một ngân hàng phát triển, điều hành bởi những nước BRICS–Brazil, Russia, India, China, và South Africa–để thách thức sự ưu việt của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới. Và ông đã thúc đẩy việc thành lập Ngân Hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á Đông mà nó có thể cho phép Trung Quốc trở thành người cấp vốn hàng đầu cho phát triển khu vực. Hai nỗ lực này báo hiệu mong muốn của Tập lợi dụng những thất vọng với việc thiếu thiện ý của Hoa Kỳ nhằm dàn xếp các tổ chức kinh tế thế giới để đại diện cho các nước đang phát triển hơn.

Tập cũng đã đề xướng những sáng kiến an ninh khu vực. Bên cạnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sẵn có, một tổ chức an ninh do Trung Quốc dẫn đầu bao gồm Nga và bốn quốc gia Trung Á, Tập muốn thiết lập mới một kết cấu an ninh Á Châu–Thái Bình Dương mà nó loại trừ Hoa Kỳ ra. Phát biểu ở một hội nghị vào tháng Năm 2014, Tập nhấn mạnh vấn đề: “Vấn đề là hãy để người Á Châu lo chuyện của Châu Á, giải quyết những vấn đề của Châu Á, và gìn giữ an ninh của Châu Á.”

Tánh thiên vị của Tập cho một chính sách khu vực hung hăng trở nên rõ ràng trước khi trở thành chủ tịch nước. Vào năm 2010, Tập chủ tọa một nhóm trọng yếu lo về chính sách cho Biển Nam Trung Hoa của quốc gia. Nó đã mở rộng định nghĩa lợi ích cốt lõi của Trung Quốc để bao gồm những tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Nam Trung Hoa. Kể từ đó, ông đã sử dụng mọi thứ từ Hải quân Trung Quốc cho đến tàu đánh cá để củng cố những tuyên bố này–những tuyên bố chủ quyền này bị kháng cự bởi những quốc gia có biển tiếp giáp với Trung Quốc. Vào tháng Năm 2014, va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam nổ ra khi Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Trung Quốc di chuyển một giàn khoan vào vùng tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa; căng thẳng dâng cao cho đến khi Trung Quốc rút khỏi giàn khoan vào giữa tháng Bảy. Để hỗ trợ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, Tập đã tuyên bố một “vùng nhận dạng phòng không” trải rộng một phần của nó, chồng lấn với những vùng được thiết lập bởi Nhật Bản và Nam Hàn. Ông ta cũng đã ra thông cáo những quy định đánh cá trong khu vực. Không bất cứ một quốc gia láng giềng nào của Trung Quốc công nhận bất cứ hành động này là hợp pháp. Thế nhưng Bắc Kinh đã vẽ lại bản đồ của Trung Quốc in trên hộ chiếu với hình vùng đang tranh chấp với Ấn Độ cũng như với các quốc gia ở Đông Nam Á đã gây nên một cơn bão lửa chính trị.

Những thủ đoạn này đã kích động tình cảm chủ nghĩa dân tộc ở trong nước và chủ nghĩa dân tộc gay gắt ở ngoài nước. Các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về những chính sách của Tập và có những biện pháp để gia tăng thực lực quốc phòng của họ. Thực tế là trong chiến dịch tranh cử cho chức Thủ tướng vào đầu năm 2014, Narendra Modi chỉ trích những khuynh hướng bành trướng của Trung Quốc. Kể từ đó, ông ta và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nâng cấp quốc phòng và quan hệ an ninh. Nhiều nỗ lực mới về an ninh khu vực đang được xúc tiến mà không có mặt Bắc Kinh (cũng như Washington). Ví dụ Ấn Độ đã và đang huấn luyện một số hải quân của Đông Nam Á bao gồm Miến Điện và Việt Nam, và nhiều quân đội của khu vực–kể cả Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, và Nam Hàn–đã hoạch định những cuộc tập trận chung.

Một phản ứng mạnh mẽ

Đối với Hoa Kỳ và phần lớn thế giới, sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra hai phản ứng khác nhau: một mặt phấn khích về những gì mà một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, ít tham nhũng hơn có thể đạt được, và mối quan tâm sâu sắc hơn về mặt khác là những thách thức mà một Trung Quốc độc đoán, quân phiệt có thể đặt ra cho một trật tự tự do hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ.

Về mặt tích cực mà nói, những kế hoạch của Bắc Kinh cho một Con đường Tơ Lụa dựa trên ổn định chính trị ở Trung Đông; điều đó có thể đem lại cho Bắc Kinh một lợi ích để làm việc với Washington để đạt được hòa bình trong khu vực. Tương tự, những gia tăng lợi ích của các công ty Trung Quốc trong việc đầu tư ở nước ngoài có thể đem lại lợi thế nhiều hơn cho Washington khi mà nó đẩy mạnh xúc tiến một thỏa ước đầu tư song phương với Bắc Kinh. Hoa Kỳ cũng nên khuyến khích Trung Quốc tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định lớn về tự do thương mại khu vực đang được đàm phán. Giống như những đàm phán của Trung Quốc để tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới vào thập niên 90 đã thúc đẩy những nhà cải cách kinh tế Trung Quốc phải gia tăng thay đổi ở trong nước, những đàm phán để tham gia TPP có thể có tác động tương tự với hiện giờ.

Hơn nữa, cho dù Trung Quốc đã có quyền lợi quan trọng trong hệ thống quốc tế, Hoa Kỳ phải tính toán để giữ Trung Quốc ở trong cùng một phe. Ví dụ, Quốc Hội Hoa Kỳ nên phê chuẩn những đề xuất thay đổi cho hệ thống bầu cử nội bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc Tế để nó sẽ cho phép Trung Quốc và những quốc gia phát triển khác một tiếng nói mạnh hơn trong việc quản lý quỹ và bằng cách ấy sẽ giảm thiểu quyết tâm của Bắc Kinh để thành lập những nhóm cạnh tranh.

Về mặt tiêu cực mà nói, giọng điệu dân tộc chủ nghĩa và thái độ quân sự quả quyết của Tập đặt ra một thách thức trực tiếp đến những quyền lợi của Hoa Kỳ ở trong khu vực và đòi hỏi một phản ứng mạnh mẽ. Việc “tái cân bằng” hay “xoay trục” của Washington sang Châu Á có nhiều ý nghĩa hơn đơn giản chỉ là một phản ứng đối với hành vi quả quyết hơn của Trung Quốc. Nó cũng phản ánh những giá trị cốt yếu của các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: tự do hàng hải, không lưu, và không gian; tự do thương mại; thượng tôn pháp luật**[1]**; và các quyền con người cơ bản. Nếu không có một sự xoay trục vững chắc, vai trò của Hoa Kỳ là một cường quốc khu vực sẽ giảm lần và Washington sẽ bị ngăn chặn những lợi ích từ việc hợp tác sâu rộng với những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Vì thế Hoa Kỳ nên yểm trợ việc xoay trục với một sự hiện diện quân sự lớn mạnh ở Châu Á–Thái Bình Dương để ngăn cản hoặc đối phó sự gây hấn của Trung Quốc; đạt được sự đồng thuận và phê chuẩn TPP; và giúp đỡ những chương trình của Hoa Kỳ để ủng hộ những tổ chức dân chủ và tổ chức dân sự ở những nơi như Cambodia, Malaysia, Myanmar, và Việt Nam, nơi mà dân chủ còn phôi thai nhưng đang nảy nở.

Đồng thời, Washington nên nhận ra rằng Tập có thể không thành công về việc chuyển đổi Trung Quốc theo đúng theo cách thức ông ta đã tuyên bố. Ông ta đã đưa ra viễn kiến của mình nhưng những áp lực từ cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc sẽ phát triển quỹ đạo của quốc gia theo những hướng khác nhau. Một số quốc gia có giàu khoáng sản đã do dự làm ăn với những tập đoàn của Trung Quốc. Các quốc gia này lo lắng trước hồ sơ yếu kém về trách nhiệm xã hội của những tập đoàn Trung Quốc. Điều này đã buộc Bắc Kinh phải tìm kiếm những phương thức mới để kinh doanh. Những quốc gia láng giềng của Trung Quốc, lo âu bởi thái độ nghênh ngang của Trung Quốc, đã bắt đầu thiết lập những hợp tác an ninh mới. Ngay cả những chuyên gia ngoại giao nổi tiếng trong Trung Quốc như Vương Tập Tư của Đại học Bắc Kinh và cựu Đại sứ Ngô Kiến Dân, đã bày tỏ những mối quan ngại về tiến trình của chính sách đối ngoại của Tập.

Sau cùng, cho dù chính sách đối nội và đối ngoại của Tập ít có vẻ gì là sẵn sàng hợp tác sâu đậm hơn với Hoa Kỳ, Washington không nên mắc phải vào việc coi mối quan hệ với Trung Quốc là một cuộc đọ sức. Đối xử Trung Quốc như là một kẻ cạnh tranh hay kẻ địch chỉ đổ thêm vào giọng điệu bài phương Tây của Tập, làm suy yếu những ai ở Trung Quốc đang thúc đẩy cho tiếng nói trung hòa, và chẳng giúp ích gì để gia tăng sự hợp tác song phương và có phần giảm bớt sự tiến triển của Hoa Kỳ. Thay vì thế Nhà Trắng nên đặc biệt để ý đến sự triển khai của các chính sách của Tập, tận dụng những lợi thế mà chúng có thể tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc và đẩy lui những chuyện làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ. Đối mặt với sự bất định của tương lai của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phải uyển chuyển và ứng phó nhanh chóng.

– Hết – 
____________

Elizabeth C Economy là Thành viên Cao cấp của C.V. Starr và là Tổng giám đốc của Nghiên cứu Châu Á ở Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

Elizabeth C. Economy, Ấn bản tháng 11/12 2014, Foreign Affairs

http://phiatruoc.info/chu-tich-hoang-de-cua-trung-quoc-phan-cuoi/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tập Cận Bình: Chủ tịch Hoàng đế của Trung Quốc 2

Đế chế Trung Hoa với Trung Á, Trung Đông, và kể cả Châu Âu–bằng cách đề xuất một mạng lưới mênh mông bao gồm các tuyến đường sắt, đường ống dẫn dầu, đường cao tốc, và các kênh đào nương theo những tuyến đường xưa.


Đối với Tập, mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ông đã hồi sinh ý tưởng cổ xưa của Con đường Tơ Lụa–liên thông Đế chế Trung Hoa với Trung Á, Trung Đông, và kể cả Châu Âu–bằng cách đề xuất một mạng lưới mênh mông bao gồm các tuyến đường sắt, đường ống dẫn dầu, đường cao tốc, và các kênh đào nương theo những tuyến đường xưa. 
Ảnh: Kimi Kyung-Hoon / Courtesy Reuters
Nắm giữ quyền lực
Vì Tập cố thu tóm quyền lực chính trị và phục hồi tính chính thống của Đảng Cộng Sản, ông ta cũng phải tìm các cách làm cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thêm. Nói khái quát là mục tiêu của ông bao gồm thay đổi Trung Quốc từ trung tâm sản xuất của thế giới thành đầu mối của sáng tạo, tái cân bằng kinh tế Trung Quốc bằng việc ưu tiên tiêu thụ hơn là đầu tư, và mở rộng chỗ cho doanh nghiệp tư nhân. Kế hoạch của Tập bao gồm những cải cách cả về nền tảng và chính sách. 

Lấy ví dụ, ông đã thay đổi hệ thống thuế bằng một cuộc đại tu đáng kể: ngân sách địa phương sẽ có từ nhiều nguồn thuế thay vì chủ yếu từ việc bán đất, điều mà đã dẫn đến tham nhũng và bất ổn xã hội. Hơn nữa, chính quyền trung ương, theo truyền thống thu ngân sách quốc gia khoảng phân nửa trong khi chỉ chi một phần ba cho phúc lợi xã hội, sẽ tăng ngân sách cho những dịch vụ xã hội giảm bớt một phần gánh nặng cho chính quyền địa phương. Hàng chục những chính sách khác cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm bao gồm khuyến khích tư nhân đầu tư vào những tập đoàn của nhà nước và giảm lương bổng của những nhà lãnh đạo của các tập đoàn này, thành lập những ngân hàng tư để chuyển dòng vốn đến doanh nghiệp nhỏ và trung, và rút ngắn thời gian cấp giấy phép cho những doanh nghiệp mới.

Dẫu vậy khi mà những chi tiết về kế hoạch của Tập lộ ra, nó cho thấy rõ ràng là cho dù ông ta chú trọng thị trường tự do, chính quyền sẽ nắm giữ  kiểm soát phần lớn nền kinh tế. Cải tổ cách thức mà các tập đoàn nhà nước đang được điều hành sẽ không làm suy giảm vai trò chủ đạo của Đảng Cộng Sản trong việc hoạch định chính sách cho những công ty này; Tập đã giữ lại một số rào cản đáng kể đối với đầu tư nước ngoài; và ngay cả khi chính quyền cam kết chuyển ra khỏi phát triển dựa trên đầu tư, những nỗ lực kích thích kinh tế tiếp tục góp phần gia tăng nợ công của chính quyền địa phương. Quả thực là, theo một tờ báo Trung Quốc Hoàn Cầu Thời Báo, sự gia tăng của tổng nợ xấu trong vòng sáu tháng đầu năm 2014 vượt quá giá trị của số nợ xấu mới cho cả năm 2013.

Hơn nữa, Tập đã truyền vào chương trình kinh tế của ông với cảm xúc ái quốc–đôi khi bài ngoại–làm nó lan tràn khắp chương trình chính trị của ông ta. Những chiến dịch chống tham nhũng và chống độc quyền hung hãn của ông ta đã nhắm đến những công ty đa quốc gia sản xuất những sản phẩm bao gồm sữa bột, thiết bị y tế, dược phẩm, và phụ tùng xe hơi. Bằng chứng là vào tháng 7, 2013, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia của Trung Quốc nhóm họp các đại biểu từ 30 công ty đa quốc gia với một nỗ lực buộc họ thừa nhận làm điều phạm pháp. Có lúc, Bắc Kinh ra vẻ phá hoại sản phẩm ngoại quốc và các nhà cung cấp dịch vụ: truyền thông nhà nước săm soi chi tiết vào vi phạm của các công ty đa quốc gia trong khi tương đối im hơi lặng tiếng về những trường hợp tương tự ở các công ty của Trung Quốc.

Giống như chiến dịch chống tham nhũng của mình, điều tra các công ty ngoại quốc của Tập đặt dấu hỏi về chủ đích thực. Trong một cuộc tranh luận giữa người đứng đầu Phòng Thương mại của Liên Hiệp Châu Âu ở Trung Quốc và một quan chức từ Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia được phát sóng công khai bởi đài truyền hình quốc gia Trung Quốc, viên chức của Liên hiệp Châu Âu đã buộc người đối tác bào chữa cho những sự bất bình đẳng lồ lộ giữa cách đối xử của chính quyền Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài và nội địa. Rút cục viên chức Trung Quốc tỏ ra nhượng bộ, nói rằng phương pháp chống độc quyền của Trung Quốc là phương pháp “có đặc trưng Trung Quốc.”

Vì thế sự hứa hẹn ban đầu của công cuộc đại tu của Tập vẫn chưa hình thành. Một bảng báo cáo 31 trang về cải cách kinh tế của Trung Quốc, phát hành vào tháng Sáu 2014 của Hội đồng Thương Mại Hoa-Trung, bao gồm hàng chục những yêu cầu không hoàn thành. Nó cho thấy rằng chỉ có ba sáng kiến chính trị của Tập thành công: rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, cho phép các công ty đa quốc gia dùng nhân dân tệ để phát triển kinh doanh của họ, và cải cách hệ thống hộ khẩu. Giải quyết những cải tổ sâu rộng hơn, tuy vậy, có thể đòi hỏi một cú huých vào hệ thống. Hiện giờ thì Tập dường như là kẻ thù tệ nhất của chính mình: những yêu cầu chiếm lĩnh thị trường không phù hợp với mong muốn của ông nhằm duy trì kiểm soát kinh tế.

Dắt sư tử

Những nỗ lực của Tập để thay đổi chính trị và kinh tế ở trong nước đi đôi với những bước đi để gây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu. Tuy thế gốc rễ của chính sách đối ngoại của Tập có trước nhiệm kỳ của ông. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu công khai nói đến sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc toàn cầu nhân dịp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. 

Những phân tích gia của Trung Quốc phán đoán rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu một sự suy thoái không tránh khỏi vì thế nó nên nhường chỗ cho Trung Quốc khi mà nó còn là siêu cường toàn cầu. Trong một bài diễn văn ở Paris vào tháng Ba 2014, Tập nhắc lại suy tư của Naloleon về Trung Quốc: “Napoleon đã nói rằng Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ, và khi nó thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển.”Con sư tử Trung Quốc, Tập trấn an người nghe, “đã thức dậy nhưng đây là một con sư tử yên lặng, dễ chịu, và lịch sự.” Dẫu vậy một số hành động của Tập chứng tỏ ngược lại những lời nói an ủi của mình. Ông ta thay thế câu tâm niệm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trước đó–“Thao quang dưỡng hối”–bằng một chính sách đối ngoại có tính bành trướng và phô diễn sức mạnh hơn.

Đối với Tập, mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ông đã hồi sinh ý tưởng cổ xưa của Con đường Tơ Lụa–liên thông Đế chế Trung Hoa với Trung Á, Trung Đông, và kể cả Châu Âu–bằng cách đề xuất một mạng lưới mênh mông bao gồm các tuyến đường sắt, đường ống dẫn dầu, đường cao tốc, và các kênh đào nương theo những tuyến đường xưa. Hệ thống cơ sở hạ tầng mà Tập hy vọng các ngân hàng và công ty Trung Quốc sẽ tài trợ và xây dựng, sẽ cho phép gia tăng trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và phần lớn thế giới. Bắc Kinh cũng đã xem xét đến chuyện xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc quãng 8100 dặm liên lục địa để sẽ nối liền Trung Quốc với Canada, Nga, và Hoa Kỳ băng qua Eo biển Bering. Ngay cả Bắc Cực đã trở thành sân sau của Trung Quốc: các học giả Trung Quốc coi nước họ là một quốc gia “gần Bắc Cực”.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng mới này, Tập cũng muốn thiết lập những tổ chức mới để hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo trong cả khu vực và toàn cầu. Ông đã ủng hộ việc thiết lập một ngân hàng phát triển, điều hành bởi những nước BRICS–Brazil, Russia, India, China, và South Africa–để thách thức sự ưu việt của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới. Và ông đã thúc đẩy việc thành lập Ngân Hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á Đông mà nó có thể cho phép Trung Quốc trở thành người cấp vốn hàng đầu cho phát triển khu vực. Hai nỗ lực này báo hiệu mong muốn của Tập lợi dụng những thất vọng với việc thiếu thiện ý của Hoa Kỳ nhằm dàn xếp các tổ chức kinh tế thế giới để đại diện cho các nước đang phát triển hơn.

Tập cũng đã đề xướng những sáng kiến an ninh khu vực. Bên cạnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sẵn có, một tổ chức an ninh do Trung Quốc dẫn đầu bao gồm Nga và bốn quốc gia Trung Á, Tập muốn thiết lập mới một kết cấu an ninh Á Châu–Thái Bình Dương mà nó loại trừ Hoa Kỳ ra. Phát biểu ở một hội nghị vào tháng Năm 2014, Tập nhấn mạnh vấn đề: “Vấn đề là hãy để người Á Châu lo chuyện của Châu Á, giải quyết những vấn đề của Châu Á, và gìn giữ an ninh của Châu Á.”

Tánh thiên vị của Tập cho một chính sách khu vực hung hăng trở nên rõ ràng trước khi trở thành chủ tịch nước. Vào năm 2010, Tập chủ tọa một nhóm trọng yếu lo về chính sách cho Biển Nam Trung Hoa của quốc gia. Nó đã mở rộng định nghĩa lợi ích cốt lõi của Trung Quốc để bao gồm những tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Nam Trung Hoa. Kể từ đó, ông đã sử dụng mọi thứ từ Hải quân Trung Quốc cho đến tàu đánh cá để củng cố những tuyên bố này–những tuyên bố chủ quyền này bị kháng cự bởi những quốc gia có biển tiếp giáp với Trung Quốc. Vào tháng Năm 2014, va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam nổ ra khi Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Trung Quốc di chuyển một giàn khoan vào vùng tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa; căng thẳng dâng cao cho đến khi Trung Quốc rút khỏi giàn khoan vào giữa tháng Bảy. Để hỗ trợ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, Tập đã tuyên bố một “vùng nhận dạng phòng không” trải rộng một phần của nó, chồng lấn với những vùng được thiết lập bởi Nhật Bản và Nam Hàn. Ông ta cũng đã ra thông cáo những quy định đánh cá trong khu vực. Không bất cứ một quốc gia láng giềng nào của Trung Quốc công nhận bất cứ hành động này là hợp pháp. Thế nhưng Bắc Kinh đã vẽ lại bản đồ của Trung Quốc in trên hộ chiếu với hình vùng đang tranh chấp với Ấn Độ cũng như với các quốc gia ở Đông Nam Á đã gây nên một cơn bão lửa chính trị.

Những thủ đoạn này đã kích động tình cảm chủ nghĩa dân tộc ở trong nước và chủ nghĩa dân tộc gay gắt ở ngoài nước. Các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về những chính sách của Tập và có những biện pháp để gia tăng thực lực quốc phòng của họ. Thực tế là trong chiến dịch tranh cử cho chức Thủ tướng vào đầu năm 2014, Narendra Modi chỉ trích những khuynh hướng bành trướng của Trung Quốc. Kể từ đó, ông ta và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nâng cấp quốc phòng và quan hệ an ninh. Nhiều nỗ lực mới về an ninh khu vực đang được xúc tiến mà không có mặt Bắc Kinh (cũng như Washington). Ví dụ Ấn Độ đã và đang huấn luyện một số hải quân của Đông Nam Á bao gồm Miến Điện và Việt Nam, và nhiều quân đội của khu vực–kể cả Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, và Nam Hàn–đã hoạch định những cuộc tập trận chung.

Một phản ứng mạnh mẽ

Đối với Hoa Kỳ và phần lớn thế giới, sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra hai phản ứng khác nhau: một mặt phấn khích về những gì mà một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, ít tham nhũng hơn có thể đạt được, và mối quan tâm sâu sắc hơn về mặt khác là những thách thức mà một Trung Quốc độc đoán, quân phiệt có thể đặt ra cho một trật tự tự do hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ.

Về mặt tích cực mà nói, những kế hoạch của Bắc Kinh cho một Con đường Tơ Lụa dựa trên ổn định chính trị ở Trung Đông; điều đó có thể đem lại cho Bắc Kinh một lợi ích để làm việc với Washington để đạt được hòa bình trong khu vực. Tương tự, những gia tăng lợi ích của các công ty Trung Quốc trong việc đầu tư ở nước ngoài có thể đem lại lợi thế nhiều hơn cho Washington khi mà nó đẩy mạnh xúc tiến một thỏa ước đầu tư song phương với Bắc Kinh. Hoa Kỳ cũng nên khuyến khích Trung Quốc tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định lớn về tự do thương mại khu vực đang được đàm phán. Giống như những đàm phán của Trung Quốc để tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới vào thập niên 90 đã thúc đẩy những nhà cải cách kinh tế Trung Quốc phải gia tăng thay đổi ở trong nước, những đàm phán để tham gia TPP có thể có tác động tương tự với hiện giờ.

Hơn nữa, cho dù Trung Quốc đã có quyền lợi quan trọng trong hệ thống quốc tế, Hoa Kỳ phải tính toán để giữ Trung Quốc ở trong cùng một phe. Ví dụ, Quốc Hội Hoa Kỳ nên phê chuẩn những đề xuất thay đổi cho hệ thống bầu cử nội bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc Tế để nó sẽ cho phép Trung Quốc và những quốc gia phát triển khác một tiếng nói mạnh hơn trong việc quản lý quỹ và bằng cách ấy sẽ giảm thiểu quyết tâm của Bắc Kinh để thành lập những nhóm cạnh tranh.

Về mặt tiêu cực mà nói, giọng điệu dân tộc chủ nghĩa và thái độ quân sự quả quyết của Tập đặt ra một thách thức trực tiếp đến những quyền lợi của Hoa Kỳ ở trong khu vực và đòi hỏi một phản ứng mạnh mẽ. Việc “tái cân bằng” hay “xoay trục” của Washington sang Châu Á có nhiều ý nghĩa hơn đơn giản chỉ là một phản ứng đối với hành vi quả quyết hơn của Trung Quốc. Nó cũng phản ánh những giá trị cốt yếu của các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: tự do hàng hải, không lưu, và không gian; tự do thương mại; thượng tôn pháp luật**[1]**; và các quyền con người cơ bản. Nếu không có một sự xoay trục vững chắc, vai trò của Hoa Kỳ là một cường quốc khu vực sẽ giảm lần và Washington sẽ bị ngăn chặn những lợi ích từ việc hợp tác sâu rộng với những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Vì thế Hoa Kỳ nên yểm trợ việc xoay trục với một sự hiện diện quân sự lớn mạnh ở Châu Á–Thái Bình Dương để ngăn cản hoặc đối phó sự gây hấn của Trung Quốc; đạt được sự đồng thuận và phê chuẩn TPP; và giúp đỡ những chương trình của Hoa Kỳ để ủng hộ những tổ chức dân chủ và tổ chức dân sự ở những nơi như Cambodia, Malaysia, Myanmar, và Việt Nam, nơi mà dân chủ còn phôi thai nhưng đang nảy nở.

Đồng thời, Washington nên nhận ra rằng Tập có thể không thành công về việc chuyển đổi Trung Quốc theo đúng theo cách thức ông ta đã tuyên bố. Ông ta đã đưa ra viễn kiến của mình nhưng những áp lực từ cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc sẽ phát triển quỹ đạo của quốc gia theo những hướng khác nhau. Một số quốc gia có giàu khoáng sản đã do dự làm ăn với những tập đoàn của Trung Quốc. Các quốc gia này lo lắng trước hồ sơ yếu kém về trách nhiệm xã hội của những tập đoàn Trung Quốc. Điều này đã buộc Bắc Kinh phải tìm kiếm những phương thức mới để kinh doanh. Những quốc gia láng giềng của Trung Quốc, lo âu bởi thái độ nghênh ngang của Trung Quốc, đã bắt đầu thiết lập những hợp tác an ninh mới. Ngay cả những chuyên gia ngoại giao nổi tiếng trong Trung Quốc như Vương Tập Tư của Đại học Bắc Kinh và cựu Đại sứ Ngô Kiến Dân, đã bày tỏ những mối quan ngại về tiến trình của chính sách đối ngoại của Tập.

Sau cùng, cho dù chính sách đối nội và đối ngoại của Tập ít có vẻ gì là sẵn sàng hợp tác sâu đậm hơn với Hoa Kỳ, Washington không nên mắc phải vào việc coi mối quan hệ với Trung Quốc là một cuộc đọ sức. Đối xử Trung Quốc như là một kẻ cạnh tranh hay kẻ địch chỉ đổ thêm vào giọng điệu bài phương Tây của Tập, làm suy yếu những ai ở Trung Quốc đang thúc đẩy cho tiếng nói trung hòa, và chẳng giúp ích gì để gia tăng sự hợp tác song phương và có phần giảm bớt sự tiến triển của Hoa Kỳ. Thay vì thế Nhà Trắng nên đặc biệt để ý đến sự triển khai của các chính sách của Tập, tận dụng những lợi thế mà chúng có thể tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc và đẩy lui những chuyện làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ. Đối mặt với sự bất định của tương lai của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phải uyển chuyển và ứng phó nhanh chóng.

– Hết – 
____________

Elizabeth C Economy là Thành viên Cao cấp của C.V. Starr và là Tổng giám đốc của Nghiên cứu Châu Á ở Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

Elizabeth C. Economy, Ấn bản tháng 11/12 2014, Foreign Affairs

http://phiatruoc.info/chu-tich-hoang-de-cua-trung-quoc-phan-cuoi/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm