Nhân Vật
Tập Cận Bình có thể thăm Việt Nam năm nay
Giáo sư Carl Thayer cho rằng mặc dù vấn đề Biển Đông không được công khai đề cập trong chuyến ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam, nhưng rõ ràng Biển Đông là nội dung chính
Chuyến thăm của ông Du Chính Thanh cũng đang được xem như tiền đề cho chuyến thăm Việt Nam trong năm nay của ông Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc.
Ngày 2/1 giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc bình luận trên tờ The Diplomat, Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý nỗ lực "giải quyết đúng đắn tranh chấp hàng hải ở Biển Đông". Ông Thayer cho rằng, chuyến thăm Trung Quốc của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh ngày 26-27/8 năm ngoái đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt - Trung sau vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - PV).
Trong chuyến đi này ông Lê Hồng Anh đã hội kiến với ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Lưu Vân Sơn - Bí thư Ban bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp trung ương Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình được cho là đã phát biểu, đại ý "hàng xóm láng giềng thì không thể thay đổi, thân thiện với nhau có lợi cho hai bên". Trong cuộc gặp này theo giáo sư Carl Thayer, ông Tập Cận Bình và ông Lê Hồng Anh đã đồng ý 3 điểm.
Đầu tiên, 2 nhà lãnh đạo cam kết tăng cường chỉ đạo các cơ quan liên quan củng cố quan hệ song phương. Thứ hai, 2 nhà lãnh đạo nhất trí sẽ thúc đẩy các chuyến thăm trao đổi giữa 2 Đảng và các địa phương bộ ngành 2 nước, phục hồi và tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực.
Ba là, hai nhà lãnh đạo nhất trí thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan trên biển ký ngày 11/10/2011. Hai nước cũng đồng ý nối lại các cuộc đàm phán cấp chính phủ về biên giới và lãnh thổ, kiểm soát tranh chấp hàng hải, không hành động làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã chuyển lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời ông Bình sang thăm Việt Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình hứa sẽ thăm chính thức Việt Nam "vào thời điểm thích hợp".
Các cuộc thảo luận giữa ông Lê Hồng Anh và ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng dẫn đến việc nối lại quan hệ song phương, các chuyến thăm cấp cao và một cuộc họp của các nhà lãnh đạo chính phủ 2 nước. 3 chuyến thăm cấp cao đã diễn ra trước khi kết thúc năm 2014.
Chuyến thăm đầu tiên là của đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam sang Trung Quốc do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đầu từ ngày 16 đến 18/10. Chuyến thăm thứ 2 là của ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sang Việt Nam để họp Ban chỉ đạo quan hệ song phương Việt - Trung lần thứ 7 ngày 27/10. Sau đó ngày 10/10, ông Tập Cận Bình đã tiếp Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và đoàn đại biểu Việt Nam sang Bắc Kinh dự hội nghị APEC.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đầu tháng 12, quan hệ Việt - Trung tiếp tục ấm dần lên, ngày 4-5/12 Việt Nam đã đón một phái đoàn cán bộ cấp cơ sở của quân đội Trung Quốc sang thăm. Ngày 9/12 một phái đoàn Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu Trung Quốc đã sang Hà Nội để thảo luận với các đối tác của mình.
Trong tuần 3 của tháng 10, Cảnh sát biển Việt Nam đã giải cứu hai tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Gần đây nhất và cấp cao nhất là chuyến thăm của ông Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Chính hiệp Trung ương.
Đưa tin về chuyến thăm này, truyền thông Trung Quốc cho biết mục đích của ông Du Chính Thanh là tăng cường trao đổi cấp cao với Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương "phát triển đúng đắn". Ông Thanh được dẫn lời cho rằng Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối thoại với Việt Nam và ứng xử với quan hệ song phương bằng một tầm nhìn chiến lược và dài hạn. Tuy nhiên không có phương tiện truyền thông nào của Trung Quốc giải thích rõ ràng về "con đường đúng đắn" mà ông Du Chính Thanh đưa ra nghĩa là gì.
Theo The Diplomat, Trung Quốc muốn gây sức ép với Việt Nam về vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông do Philippines khởi xướng, tiếp tục bác bỏ khẳng định của Việt Nam đối với chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan trên Biển Đông, phản đối quan điểm của Việt Nam rằng, Bắc Kinh cải tạo bất hợp pháp một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) không có giá trị gì trong việc đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế, hay vùng lãnh hải (như Bắc Kinh rêu rao).
Giáo sư Carl Thayer cho rằng mặc dù vấn đề Biển Đông không được công khai đề cập trong chuyến ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam, nhưng rõ ràng Biển Đông là nội dung chính. Hai bên đã đồng ý giải quyết sự khác biệt thông qua đối thoại. Sau khi được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp, ông Du Chính Thanh được báo chí dẫn lời nói rằng các vấn đề hàng hải rất phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi các cuộc đàm phán để quản lý và kiểm soát sự khác biệt. "Ngoại giao loa phóng thanh sẽ chỉ kích hoạt bất ổn của dư luận mà cả 2 bên nên tránh".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến ông Du Chính Thanh.
Ông Du Chính Thanh được cho là đã đề nghị hai bên cần tăng cường xây dựng tin cậy chính trị và sự đồng thuận, tăng cường "định hướng dư luận", thúc đẩy hợp tác đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau. 3 ngày sau, một dấu hiệu nữa cho thấy quan hệ Việt - Trung đang diễn biến tích cực, 2 bên đã tổ chức một cuộc họp chung giữa 2 lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của quân đội 2 nước tại Việt Nam.
Carl Thayer bình luận, hoạt động trao đổi gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam đã chỉ ra rằng cả hai bên đều cam kết làm giảm căng thẳng gây ra bởi cuộc khủng hoảng giàn khoan 981. Trung Quốc đặc biệt quan tâm để "thiết lập lại mối quan hệ, lái Việt Nam ra khỏi quan điểm, xu hướng thoát Trung".
Ngoài ra Bắc Kinh muốn trấn an các nước trong khu vực rằng Trung Quốc sẽ giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh muốn tìm cách chứng minh rằng sẽ có nhiều thứ hơn để đạt được bằng cách hợp tác với Trung Nam Hải thay vì chống lại họ.
Cũng theo giáo sư Thayer, cả Trung Quốc và Việt Nam đều nhận ra rằng dư luận 2 nước có thể "mất kiểm soát" và phá vỡ các nỗ lực khôi phục và phát triển quan hệ song phương. Ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam vừa qua là nhằm giải quyết vấn đề quan trọng này vì nó mở ra cho cả 2 bên các kênh tuyên truyền và vận động dư luận nội bộ 2 nước.
Chuyến thăm của ông Du Chính Thanh cũng đang được xem như tiền đề cho chuyến thăm Việt Nam trong năm nay của ông Tập Cận Bình. Và cũng không có gì nghi ngờ, Việt Nam sẽ rất hài lòng nếu thu xếp được một chuyến thăm của Tổng thống Obama trước khi ông rời Nhà Trắng.
Hồng Thủy
(Giáo Dục)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tập Cận Bình có thể thăm Việt Nam năm nay
Giáo sư Carl Thayer cho rằng mặc dù vấn đề Biển Đông không được công khai đề cập trong chuyến ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam, nhưng rõ ràng Biển Đông là nội dung chính
Chuyến thăm của ông Du Chính Thanh cũng đang được xem như tiền đề cho chuyến thăm Việt Nam trong năm nay của ông Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc.
Ngày 2/1 giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc bình luận trên tờ The Diplomat, Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý nỗ lực "giải quyết đúng đắn tranh chấp hàng hải ở Biển Đông". Ông Thayer cho rằng, chuyến thăm Trung Quốc của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh ngày 26-27/8 năm ngoái đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt - Trung sau vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - PV).
Trong chuyến đi này ông Lê Hồng Anh đã hội kiến với ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Lưu Vân Sơn - Bí thư Ban bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp trung ương Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình được cho là đã phát biểu, đại ý "hàng xóm láng giềng thì không thể thay đổi, thân thiện với nhau có lợi cho hai bên". Trong cuộc gặp này theo giáo sư Carl Thayer, ông Tập Cận Bình và ông Lê Hồng Anh đã đồng ý 3 điểm.
Đầu tiên, 2 nhà lãnh đạo cam kết tăng cường chỉ đạo các cơ quan liên quan củng cố quan hệ song phương. Thứ hai, 2 nhà lãnh đạo nhất trí sẽ thúc đẩy các chuyến thăm trao đổi giữa 2 Đảng và các địa phương bộ ngành 2 nước, phục hồi và tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực.
Ba là, hai nhà lãnh đạo nhất trí thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan trên biển ký ngày 11/10/2011. Hai nước cũng đồng ý nối lại các cuộc đàm phán cấp chính phủ về biên giới và lãnh thổ, kiểm soát tranh chấp hàng hải, không hành động làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã chuyển lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời ông Bình sang thăm Việt Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình hứa sẽ thăm chính thức Việt Nam "vào thời điểm thích hợp".
Các cuộc thảo luận giữa ông Lê Hồng Anh và ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng dẫn đến việc nối lại quan hệ song phương, các chuyến thăm cấp cao và một cuộc họp của các nhà lãnh đạo chính phủ 2 nước. 3 chuyến thăm cấp cao đã diễn ra trước khi kết thúc năm 2014.
Chuyến thăm đầu tiên là của đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam sang Trung Quốc do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đầu từ ngày 16 đến 18/10. Chuyến thăm thứ 2 là của ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sang Việt Nam để họp Ban chỉ đạo quan hệ song phương Việt - Trung lần thứ 7 ngày 27/10. Sau đó ngày 10/10, ông Tập Cận Bình đã tiếp Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và đoàn đại biểu Việt Nam sang Bắc Kinh dự hội nghị APEC.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đầu tháng 12, quan hệ Việt - Trung tiếp tục ấm dần lên, ngày 4-5/12 Việt Nam đã đón một phái đoàn cán bộ cấp cơ sở của quân đội Trung Quốc sang thăm. Ngày 9/12 một phái đoàn Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu Trung Quốc đã sang Hà Nội để thảo luận với các đối tác của mình.
Trong tuần 3 của tháng 10, Cảnh sát biển Việt Nam đã giải cứu hai tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Gần đây nhất và cấp cao nhất là chuyến thăm của ông Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Chính hiệp Trung ương.
Đưa tin về chuyến thăm này, truyền thông Trung Quốc cho biết mục đích của ông Du Chính Thanh là tăng cường trao đổi cấp cao với Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương "phát triển đúng đắn". Ông Thanh được dẫn lời cho rằng Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối thoại với Việt Nam và ứng xử với quan hệ song phương bằng một tầm nhìn chiến lược và dài hạn. Tuy nhiên không có phương tiện truyền thông nào của Trung Quốc giải thích rõ ràng về "con đường đúng đắn" mà ông Du Chính Thanh đưa ra nghĩa là gì.
Theo The Diplomat, Trung Quốc muốn gây sức ép với Việt Nam về vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông do Philippines khởi xướng, tiếp tục bác bỏ khẳng định của Việt Nam đối với chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan trên Biển Đông, phản đối quan điểm của Việt Nam rằng, Bắc Kinh cải tạo bất hợp pháp một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) không có giá trị gì trong việc đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế, hay vùng lãnh hải (như Bắc Kinh rêu rao).
Giáo sư Carl Thayer cho rằng mặc dù vấn đề Biển Đông không được công khai đề cập trong chuyến ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam, nhưng rõ ràng Biển Đông là nội dung chính. Hai bên đã đồng ý giải quyết sự khác biệt thông qua đối thoại. Sau khi được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp, ông Du Chính Thanh được báo chí dẫn lời nói rằng các vấn đề hàng hải rất phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi các cuộc đàm phán để quản lý và kiểm soát sự khác biệt. "Ngoại giao loa phóng thanh sẽ chỉ kích hoạt bất ổn của dư luận mà cả 2 bên nên tránh".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến ông Du Chính Thanh.
Ông Du Chính Thanh được cho là đã đề nghị hai bên cần tăng cường xây dựng tin cậy chính trị và sự đồng thuận, tăng cường "định hướng dư luận", thúc đẩy hợp tác đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau. 3 ngày sau, một dấu hiệu nữa cho thấy quan hệ Việt - Trung đang diễn biến tích cực, 2 bên đã tổ chức một cuộc họp chung giữa 2 lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của quân đội 2 nước tại Việt Nam.
Carl Thayer bình luận, hoạt động trao đổi gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam đã chỉ ra rằng cả hai bên đều cam kết làm giảm căng thẳng gây ra bởi cuộc khủng hoảng giàn khoan 981. Trung Quốc đặc biệt quan tâm để "thiết lập lại mối quan hệ, lái Việt Nam ra khỏi quan điểm, xu hướng thoát Trung".
Ngoài ra Bắc Kinh muốn trấn an các nước trong khu vực rằng Trung Quốc sẽ giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh muốn tìm cách chứng minh rằng sẽ có nhiều thứ hơn để đạt được bằng cách hợp tác với Trung Nam Hải thay vì chống lại họ.
Cũng theo giáo sư Thayer, cả Trung Quốc và Việt Nam đều nhận ra rằng dư luận 2 nước có thể "mất kiểm soát" và phá vỡ các nỗ lực khôi phục và phát triển quan hệ song phương. Ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam vừa qua là nhằm giải quyết vấn đề quan trọng này vì nó mở ra cho cả 2 bên các kênh tuyên truyền và vận động dư luận nội bộ 2 nước.
Chuyến thăm của ông Du Chính Thanh cũng đang được xem như tiền đề cho chuyến thăm Việt Nam trong năm nay của ông Tập Cận Bình. Và cũng không có gì nghi ngờ, Việt Nam sẽ rất hài lòng nếu thu xếp được một chuyến thăm của Tổng thống Obama trước khi ông rời Nhà Trắng.
Hồng Thủy
(Giáo Dục)