Di Sản Hồ Chí Minh
Tạp chí Business Week nhận định Việt Nam sẽ là kẻ thua cuộc trong cuộc nổi loạn chống Trung Quốc
“Những người Việt Nam trên đường phố thì rất khó chịu bởi những hành động gần đây của Trung Quốc. Còn cộng đồng người Việt trên mạng internet thì đang sôi sục như chảo dầu.”
Một xưởng bị đốt cháy ở Bình Dương, cảnh sát Việt Nam chỉ biết đứng nhìn khi sự việc đã rồi.
Photo Courtersy: businessweek.com
Cali Today News
- Cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc cuối cùng cũng
đã có vụ thương vong đầu tiên. Kể từ khi tàu của hai nước đụng độ nhau
trên khu vực Biển Đông hồi tuần trước, tại Việt Nam đã nổ ra những cuộc
biểu tình của chính người dân nước này nhằm phản đối lại Trung Quốc. Và
ngày hôm qua, một cuộc biểu tình nhắm vào một nhà máy thép ở Hà Tĩnh đã
để lại hậu quả nghiêm trọng: Ít nhất một người Trung Quốc thiệt mạng và
90 người khác bị thương. Đám đông đã tấn công vào nhà máy này mặc dù chủ
sở hữu của nó là Tập đoàn Formosa Plastics, một tập đoàn của Đài Loan
chứ không phải Trung Quốc. Nhưng đối với những người biểu tình thì chỉ
cần nhà máy đó có người nói tiếng Trung Quốc, có hàng chữ tiếng Trung
Quốc ngoài cổng, hay sử dụng lao động người Trung Quốc là đã đủ điều
kiện để họ ra tay.
Chính phủ Việt Nam chỉ có thể tự trách mình vì điều này. Sau khi
công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc thiết lập giàn khoan ở vùng biển
mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của họ trên Biển Đông,
các nhà lãnh đạo tại Hà Nội đã không thể tìm ra cách nào thích hợp để
đối phó với tình huống này. Theo Jonathan London, một giáo sư tại trường
đại học Hong Kong, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam nhận định:
trong tình thế của chính quyền Hà Nội, lựa chọn dễ dàng nhất chính là
kích động lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của người Việt Nam.
Ông nói: “Những người Việt Nam trên đường phố thì rất khó chịu
bởi những hành động gần đây của Trung Quốc. Còn cộng đồng người Việt
trên mạng internet thì đang sôi sục như chảo dầu.”
Một điều chắc chắn rằng điều mà chính quyền Hà Nội đặt hy vọng vào
chính là nhiệt huyết dân tộc, sẽ nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Giáo sư Jonathan đã viết trên blog của ông ngày hôm nay:
“Các cuộc bạo loạn như là kết quả của những cuộc biểu tình có kế hoạch ở quy mô nhỏ.”
Thêm vào đó, việc các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không thể đưa ra một
chiến lược rõ ràng càng góp phần làm cho mọi thứ tồi tệ hơn nữa. Giáo sư
Jonathan lập luận:
“Thay vì giao tiếp với thế giới bằng sự tự tin, Hà Nội đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng quan hệ với công chúng.”
Trung Quốc đang cố gắng đóng vai một kẻ có đạo đức khi nói rằng
chính phủ Việt Nam làm cho tình hình càng trở nên căng thẳng hơn. Trung
Quốc cáo buộc rằng Hà Nội đã xếp đặt cho các phóng viên Việt Nam đến
chứng kiến cuộc đối đầu trên biển giữa tàu của Việt Nam và Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuyên Oánh (Hua
Chunying) nói:
“Hành động này của Việt Nam nhằm để đưa ra những hình ảnh sai lầm và lừa dối công chúng, muốn đổ hết tất cả lên đầu Trung Quốc.”
Hoa Xuyên Oánh còn kêu gọi chính quyền Hà Nội nhanh chóng ngăn chặn
và trừng phạt những kẻ đã gây ra các cuộc bạo động, phải đảm bảo sự an
toàn cho các công dân và tổ chức của Trung Quốc đang sinh sống cũng như
làm việc tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, hãng tin Tân Hoa Xã chính thức đưa tin hôm Chủ Nhật
rằng Việt Nam không có lý do gì để ‘lồng lộn’ lên như vậy. Giàn khoan
dầu được thiết lập ở gần quần đảo Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền của
Trung Quốc. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu ở đây là hoàn toàn
nằm trong vùng lãnh hải của Trung Quốc chứ không hề xâm lấn đất đai của
ai.
Khoan hãy nói về người thắng cuộc trong cuộc chiến giành lãnh thổ
này, điều mà thế giới nhìn thấy được hiện nay là: Việt Nam sẽ là kẻ thua
cuộc về kinh tế trong cuộc chiến này. Ngay cả những nhà máy không bị
những người biểu tình tấn công cũng đã đóng cửa tạm thời. Hơn nữa, ngay
cả khi tình hình đã yên ổn trở lại, những cuộc bạo loạn chống người
Trung Quốc vẫn có thể để lại ảnh hưởng lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam vốn được xem là nơi thay thế thứ hai cho các công ty Trung
Quốc, đây là một quốc gia có chi phí nhân công thấp. Với tình hình mức
lương và chi phí sản xuất ở Trung Quốc đang tăng lên, các công ty của
Trung Quốc đang tập trung tìm kiếm nơi khác để mở nhà xưởng, không chỉ
các thương nhân Trung Quốc mà cả Đài Loan và Hong Kong cũng vậy. Giả sử
không có chuyện biểu tình bạo động xảy ra thì Việt Nam sẽ là nơi đến lý
tưởng cho các công ty này.
Thế nhưng, chính Việt Nam đã tự đạp đổ chén cơm của mình trong
tương lai, có thể nói đây là một hành động ngu ngốc. Đài Loan, Hong
Kong… là những nhà đầu tư mà Việt Nam nên cố gắng để thu hút họ chứ
không phải là đuổi họ đi như vậy. Đưa ra quyết định về nơi để đầu tư là
con người.
Liệu sau tất cả những gì mà người Việt làm trong mấy ngày qua, liệu
các doanh nhân châu Á này có còn cảm thấy thoải mái để đầu tư vào một
quốc gia đã từng nổi loạn chống lại họ một cách vô cớ hay không?
Mai Anh chuyển
Mai Anh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Tạp chí Business Week nhận định Việt Nam sẽ là kẻ thua cuộc trong cuộc nổi loạn chống Trung Quốc
“Những người Việt Nam trên đường phố thì rất khó chịu bởi những hành động gần đây của Trung Quốc. Còn cộng đồng người Việt trên mạng internet thì đang sôi sục như chảo dầu.”
Một xưởng bị đốt cháy ở Bình Dương, cảnh sát Việt Nam chỉ biết đứng nhìn khi sự việc đã rồi.
Photo Courtersy: businessweek.com
Cali Today News
- Cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc cuối cùng cũng
đã có vụ thương vong đầu tiên. Kể từ khi tàu của hai nước đụng độ nhau
trên khu vực Biển Đông hồi tuần trước, tại Việt Nam đã nổ ra những cuộc
biểu tình của chính người dân nước này nhằm phản đối lại Trung Quốc. Và
ngày hôm qua, một cuộc biểu tình nhắm vào một nhà máy thép ở Hà Tĩnh đã
để lại hậu quả nghiêm trọng: Ít nhất một người Trung Quốc thiệt mạng và
90 người khác bị thương. Đám đông đã tấn công vào nhà máy này mặc dù chủ
sở hữu của nó là Tập đoàn Formosa Plastics, một tập đoàn của Đài Loan
chứ không phải Trung Quốc. Nhưng đối với những người biểu tình thì chỉ
cần nhà máy đó có người nói tiếng Trung Quốc, có hàng chữ tiếng Trung
Quốc ngoài cổng, hay sử dụng lao động người Trung Quốc là đã đủ điều
kiện để họ ra tay.
Chính phủ Việt Nam chỉ có thể tự trách mình vì điều này. Sau khi
công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc thiết lập giàn khoan ở vùng biển
mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của họ trên Biển Đông,
các nhà lãnh đạo tại Hà Nội đã không thể tìm ra cách nào thích hợp để
đối phó với tình huống này. Theo Jonathan London, một giáo sư tại trường
đại học Hong Kong, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam nhận định:
trong tình thế của chính quyền Hà Nội, lựa chọn dễ dàng nhất chính là
kích động lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của người Việt Nam.
Ông nói: “Những người Việt Nam trên đường phố thì rất khó chịu
bởi những hành động gần đây của Trung Quốc. Còn cộng đồng người Việt
trên mạng internet thì đang sôi sục như chảo dầu.”
Một điều chắc chắn rằng điều mà chính quyền Hà Nội đặt hy vọng vào
chính là nhiệt huyết dân tộc, sẽ nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Giáo sư Jonathan đã viết trên blog của ông ngày hôm nay:
“Các cuộc bạo loạn như là kết quả của những cuộc biểu tình có kế hoạch ở quy mô nhỏ.”
Thêm vào đó, việc các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không thể đưa ra một
chiến lược rõ ràng càng góp phần làm cho mọi thứ tồi tệ hơn nữa. Giáo sư
Jonathan lập luận:
“Thay vì giao tiếp với thế giới bằng sự tự tin, Hà Nội đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng quan hệ với công chúng.”
Trung Quốc đang cố gắng đóng vai một kẻ có đạo đức khi nói rằng
chính phủ Việt Nam làm cho tình hình càng trở nên căng thẳng hơn. Trung
Quốc cáo buộc rằng Hà Nội đã xếp đặt cho các phóng viên Việt Nam đến
chứng kiến cuộc đối đầu trên biển giữa tàu của Việt Nam và Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuyên Oánh (Hua
Chunying) nói:
“Hành động này của Việt Nam nhằm để đưa ra những hình ảnh sai lầm và lừa dối công chúng, muốn đổ hết tất cả lên đầu Trung Quốc.”
Hoa Xuyên Oánh còn kêu gọi chính quyền Hà Nội nhanh chóng ngăn chặn
và trừng phạt những kẻ đã gây ra các cuộc bạo động, phải đảm bảo sự an
toàn cho các công dân và tổ chức của Trung Quốc đang sinh sống cũng như
làm việc tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, hãng tin Tân Hoa Xã chính thức đưa tin hôm Chủ Nhật
rằng Việt Nam không có lý do gì để ‘lồng lộn’ lên như vậy. Giàn khoan
dầu được thiết lập ở gần quần đảo Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền của
Trung Quốc. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu ở đây là hoàn toàn
nằm trong vùng lãnh hải của Trung Quốc chứ không hề xâm lấn đất đai của
ai.
Khoan hãy nói về người thắng cuộc trong cuộc chiến giành lãnh thổ
này, điều mà thế giới nhìn thấy được hiện nay là: Việt Nam sẽ là kẻ thua
cuộc về kinh tế trong cuộc chiến này. Ngay cả những nhà máy không bị
những người biểu tình tấn công cũng đã đóng cửa tạm thời. Hơn nữa, ngay
cả khi tình hình đã yên ổn trở lại, những cuộc bạo loạn chống người
Trung Quốc vẫn có thể để lại ảnh hưởng lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam vốn được xem là nơi thay thế thứ hai cho các công ty Trung
Quốc, đây là một quốc gia có chi phí nhân công thấp. Với tình hình mức
lương và chi phí sản xuất ở Trung Quốc đang tăng lên, các công ty của
Trung Quốc đang tập trung tìm kiếm nơi khác để mở nhà xưởng, không chỉ
các thương nhân Trung Quốc mà cả Đài Loan và Hong Kong cũng vậy. Giả sử
không có chuyện biểu tình bạo động xảy ra thì Việt Nam sẽ là nơi đến lý
tưởng cho các công ty này.
Thế nhưng, chính Việt Nam đã tự đạp đổ chén cơm của mình trong
tương lai, có thể nói đây là một hành động ngu ngốc. Đài Loan, Hong
Kong… là những nhà đầu tư mà Việt Nam nên cố gắng để thu hút họ chứ
không phải là đuổi họ đi như vậy. Đưa ra quyết định về nơi để đầu tư là
con người.
Liệu sau tất cả những gì mà người Việt làm trong mấy ngày qua, liệu
các doanh nhân châu Á này có còn cảm thấy thoải mái để đầu tư vào một
quốc gia đã từng nổi loạn chống lại họ một cách vô cớ hay không?
Mai Anh chuyển
Mai Anh chuyển