Kinh Đời
Tẩy chay, sức mạnh của người dân sao không sử dụng?
Trong tình trạng ngân sách cạn kiệt hiện nay, vũ khí tẩy chay kinh tế ngày càng quan trọng và có thể dùng được với cả những cơ quan vừa làm thương mại vừa nhận trợ cấp từ nhà nước, như các cơ quan báo đà
Giật mình: sao ta mạnh thế!
Trong tình trạng ngân sách cạn kiệt hiện nay, vũ khí tẩy chay kinh tế
ngày càng quan trọng và có thể dùng được với cả những cơ quan vừa làm
thương mại vừa nhận trợ cấp từ nhà nước, như các cơ quan báo đài. Khi
bị cắt ngân quĩ từ nhà nước, nguồn thu nhập từ tiền quảng cáo đang trở
nên quan trọng cho sự sống còn của họ. Cùng lúc đó, công an tuy không
bị cắt ngân sách nhưng các nguồn thu nhập khác của họ sẽ bị chia nhỏ,
và phải cạnh tranh kịch liệt với cán bộ các ban ngành khác.
Khi lên tiếng kêu gọi cùng nhau tẩy chay công ty nước giải khát Tân Hiệp
Phát, công ty nước mắm Masan, công ty taxi Mai Linh, đa số bà con ta
chỉ thấy đó là một việc phải làm để bày tỏ thái độ ngay với kẻ gian, kẻ
xấu, chứ ít ai dám nghĩ tới kết quả rộng lớn.
Chính vì thế mà chỉ sau một thời gian ngắn, rất nhiều người trong chúng
ta thật sự giật mình khi thấy kết quả thành công vượt xa sự chờ đợi trên
nhiều mặt:
- Giật mình về mức hiệu quả của phong trào tẩy chay. Chỉ sau
vài tuần, cả 3 công ty nêu trên đều xiểng niểng, và chỉ sau vài tháng họ
đã phải nói tới khả năng phá sản với các cổ đông.
- Giật mình về sự tham gia đồng loạt của bà con, đặc biệt những
người bận rộn mưu sinh hàng ngày, ít khi nghe đến những chữ "đấu
tranh", "quyền con người", "phản kháng", ...
- Giật mình về mức độ bó tay của kẻ xấu trước hành động khá đơn
giản của bà con ta. Các công ty này đã vùng vẫy đủ chiều, từ thuê ca sĩ
quảng cáo, trả tiền công an bảo kê, mua tòa án nặn tội, mướn báo chí
tâng bốc, nhưng đều vô ích.
Có người đặt câu hỏi tại sao người Việt chúng ta lại bỡ ngỡ đến thế khi
thế giới đã dùng phương thức tẩy chay này từ quá lâu rồi -- Ấn Độ từ
thập niên 50, người Mỹ da đen từ thập niên 60, và người dân Nam Phi từ
thập niên 80 của thế kỷ trước.
Có lẽ chúng ta thấy cách thức này mới lạ là vì các vết hằn tâm lý còn
khá đậm nét. Những người sinh ra vào khoảng đầu thập niên 1980 trở về
trước hẳn còn nhớ thân phận hèn mọn của "người tiêu thụ". Tại các cửa
hàng nhu yếu phẩm, nơi bán hàng duy nhất trong xã hội, quyền uy tuyệt
đối nằm trong tay các "cán bộ" ban ơn mua hàng. Người tiêu dùng dù có
tem phiếu và sổ hộ khẩu vẫn phải nịnh bợ, thường xuyên năn nỉ, và có khi
lạy lục để được ... mua. Họ thường bị cán bộ cửa hàng chửi xa xả vào
mặt nhưng vẫn ráng nhoẻn miệng cười.
Một vết hằn khác là tâm thức "cam chịu phận làm con cái" dưới quá nhiều
tầng, nhiều loại "cha mẹ". Những kẻ có quyền đương nhiên ngồi ghế "cha
mẹ" vì họ có đủ quyền uy để làm đời ta khốn khó. Những kẻ có tiền cũng
là loại cha mẹ thứ hai vì họ chơi thân và có khả năng "nhờ" loại cha mẹ
thứ nhất ra tay cho đời ta khốn khổ. Vì vậy, đã từ rất lâu bà con ta xem
hành động phản kháng lại các đại gia là chuyện vừa vô ích vừa thêm họa
vào thân.
Từ thực tế đó, không phải đương nhiên mà 3 cuộc tẩy chay lớn kể trên
thành công. Chúng ta có thể nhận dạng một số điều kiện tối thiểu phải có
sau đây:
1. Ngay khi sự việc xảy ra, phải thu thập và quảng bá đủ chứng cớ
để công chúng vừa thấy mức độ quá tồi bại, không thể chối cãi được của
kẻ cung cấp dịch vụ, vừa cảm được sự cấp bách phải có hành động cụ thể
lập tức. Mạng xã hội ngày nay là phương tiện nhanh, miễn phí, và dễ chưa
từng có để chúng ta làm việc này.
2. Để có tối đa số người tham gia, cần giúp giúp bà con biết các
chọn lựa khác, kể cả những chọn lựa có tốn kém hơn đôi chút. Tránh những
kêu gọi tẩy chay tuyệt đối. Thí dụ như "tẩy chay hãng này mà chỉ mua
hàng của những hãng khác" sẽ dễ thành công hơn loại kêu gọi "tẩy chay
hãng xyz, chấm hết".
3. Để dồn sức tạo tối đa tác động, cần tránh tung ra nhiều vụ tẩy
chay cùng lúc. Mỗi cuộc tẩy chay cần cách nhau ít là vài tháng để tránh
hiện tượng "công chúng mệt mỏi".
4. Rất cần ôn lại thường xuyên lý do của cuộc tẩy chay bằng nhiều
dạng khác nhau, không để thời gian làm nhòa sự bức xúc ban đầu.
5. Một khi đã khởi động chiến dịch tẩy chay, không nên đề nghị bà
con tạm ngưng giữa chừng chỉ vì vài thủ thuật PR của công ty đó rồi đâu
lại hoàn đấy. Chính vì thế mà cần cẩn trọng khi kêu gọi tẩy chay ai,
nhưng một khi đã khởi động thì cần kéo dài cho đến khi công ty đó phải
đóng cửa. Chỉ như thế, vũ khí tẩy chay mới đủ hiệu năng cảnh cáo những
thành phần còn lại và nhờ đó ít phải dùng đến.
Trong tình trạng ngân sách cạn kiệt hiện nay, vũ khí tẩy chay kinh tế
ngày càng quan trọng và có thể dùng được với cả những cơ quan vừa làm
thương mại vừa nhận trợ cấp từ nhà nước, như các cơ quan báo đài. Khi bị
cắt ngân quĩ từ nhà nước, nguồn thu nhập từ tiền quảng cáo đang trở nên
quan trọng cho sự sống còn của họ. Cùng lúc đó, công an tuy không bị
cắt ngân sách nhưng các nguồn thu nhập khác của họ sẽ bị chia nhỏ, và
phải cạnh tranh kịch liệt với cán bộ các ban ngành khác.
Vì vậy, đã đến lúc cần suy nghĩ đến 2 hướng tẩy chay kế tiếp:
1. Tẩy chay thành phần hệ trọng thứ 3 để tạo áp lực lên đối tượng
chính: Thí dụ như để phản đối một đài TV tồi tệ, ta chọn tẩy chay một
công ty đăng quảng cáo nhiều nhất trên đài đó, cho đến khi họ chuyển
quảng cáo sang một đài khác. Thường thì thành phần thứ 3 này không bị
thiệt hại gì đáng kể mà còn có cơ hội lấy lòng khách hàng bằng cách
nhanh chóng đứng về phía công lý, nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của
đông đảo người tiêu dùng.
2. Tẩy chay nơi làm ăn của gia đình công an tại từng địa phương:
Thí dụ như ai biết gia đình các công an ác ôn có tiệm ăn, tiệm bán hàng,
hay công ty dịch vụ tại đâu thì quảng bá rộng trên mạng để bà con trong
vùng đồng loạt tránh xa. Tại nhiều nước cựu độc tài, loại tẩy chay này
là cách hữu hiệu để trói những bàn tay công an bạo hành.
Ba lần ra quân thành công của năm 2016 đã đủ để xác định: Tẩy chay là vũ khí bất bạo động của toàn dân.
Vũ Thạch
* Bài của tác giả gửi đến TTHN
(Tin tức Hàng ngày)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tẩy chay, sức mạnh của người dân sao không sử dụng?
Trong tình trạng ngân sách cạn kiệt hiện nay, vũ khí tẩy chay kinh tế ngày càng quan trọng và có thể dùng được với cả những cơ quan vừa làm thương mại vừa nhận trợ cấp từ nhà nước, như các cơ quan báo đà
Trong tình trạng ngân sách cạn kiệt hiện nay, vũ khí tẩy chay kinh tế
ngày càng quan trọng và có thể dùng được với cả những cơ quan vừa làm
thương mại vừa nhận trợ cấp từ nhà nước, như các cơ quan báo đài. Khi
bị cắt ngân quĩ từ nhà nước, nguồn thu nhập từ tiền quảng cáo đang trở
nên quan trọng cho sự sống còn của họ. Cùng lúc đó, công an tuy không
bị cắt ngân sách nhưng các nguồn thu nhập khác của họ sẽ bị chia nhỏ,
và phải cạnh tranh kịch liệt với cán bộ các ban ngành khác.
Khi lên tiếng kêu gọi cùng nhau tẩy chay công ty nước giải khát Tân Hiệp
Phát, công ty nước mắm Masan, công ty taxi Mai Linh, đa số bà con ta
chỉ thấy đó là một việc phải làm để bày tỏ thái độ ngay với kẻ gian, kẻ
xấu, chứ ít ai dám nghĩ tới kết quả rộng lớn.
Chính vì thế mà chỉ sau một thời gian ngắn, rất nhiều người trong chúng
ta thật sự giật mình khi thấy kết quả thành công vượt xa sự chờ đợi trên
nhiều mặt:
- Giật mình về mức hiệu quả của phong trào tẩy chay. Chỉ sau
vài tuần, cả 3 công ty nêu trên đều xiểng niểng, và chỉ sau vài tháng họ
đã phải nói tới khả năng phá sản với các cổ đông.
- Giật mình về sự tham gia đồng loạt của bà con, đặc biệt những
người bận rộn mưu sinh hàng ngày, ít khi nghe đến những chữ "đấu
tranh", "quyền con người", "phản kháng", ...
- Giật mình về mức độ bó tay của kẻ xấu trước hành động khá đơn
giản của bà con ta. Các công ty này đã vùng vẫy đủ chiều, từ thuê ca sĩ
quảng cáo, trả tiền công an bảo kê, mua tòa án nặn tội, mướn báo chí
tâng bốc, nhưng đều vô ích.
Có người đặt câu hỏi tại sao người Việt chúng ta lại bỡ ngỡ đến thế khi
thế giới đã dùng phương thức tẩy chay này từ quá lâu rồi -- Ấn Độ từ
thập niên 50, người Mỹ da đen từ thập niên 60, và người dân Nam Phi từ
thập niên 80 của thế kỷ trước.
Có lẽ chúng ta thấy cách thức này mới lạ là vì các vết hằn tâm lý còn
khá đậm nét. Những người sinh ra vào khoảng đầu thập niên 1980 trở về
trước hẳn còn nhớ thân phận hèn mọn của "người tiêu thụ". Tại các cửa
hàng nhu yếu phẩm, nơi bán hàng duy nhất trong xã hội, quyền uy tuyệt
đối nằm trong tay các "cán bộ" ban ơn mua hàng. Người tiêu dùng dù có
tem phiếu và sổ hộ khẩu vẫn phải nịnh bợ, thường xuyên năn nỉ, và có khi
lạy lục để được ... mua. Họ thường bị cán bộ cửa hàng chửi xa xả vào
mặt nhưng vẫn ráng nhoẻn miệng cười.
Một vết hằn khác là tâm thức "cam chịu phận làm con cái" dưới quá nhiều
tầng, nhiều loại "cha mẹ". Những kẻ có quyền đương nhiên ngồi ghế "cha
mẹ" vì họ có đủ quyền uy để làm đời ta khốn khó. Những kẻ có tiền cũng
là loại cha mẹ thứ hai vì họ chơi thân và có khả năng "nhờ" loại cha mẹ
thứ nhất ra tay cho đời ta khốn khổ. Vì vậy, đã từ rất lâu bà con ta xem
hành động phản kháng lại các đại gia là chuyện vừa vô ích vừa thêm họa
vào thân.
Từ thực tế đó, không phải đương nhiên mà 3 cuộc tẩy chay lớn kể trên
thành công. Chúng ta có thể nhận dạng một số điều kiện tối thiểu phải có
sau đây:
1. Ngay khi sự việc xảy ra, phải thu thập và quảng bá đủ chứng cớ
để công chúng vừa thấy mức độ quá tồi bại, không thể chối cãi được của
kẻ cung cấp dịch vụ, vừa cảm được sự cấp bách phải có hành động cụ thể
lập tức. Mạng xã hội ngày nay là phương tiện nhanh, miễn phí, và dễ chưa
từng có để chúng ta làm việc này.
2. Để có tối đa số người tham gia, cần giúp giúp bà con biết các
chọn lựa khác, kể cả những chọn lựa có tốn kém hơn đôi chút. Tránh những
kêu gọi tẩy chay tuyệt đối. Thí dụ như "tẩy chay hãng này mà chỉ mua
hàng của những hãng khác" sẽ dễ thành công hơn loại kêu gọi "tẩy chay
hãng xyz, chấm hết".
3. Để dồn sức tạo tối đa tác động, cần tránh tung ra nhiều vụ tẩy
chay cùng lúc. Mỗi cuộc tẩy chay cần cách nhau ít là vài tháng để tránh
hiện tượng "công chúng mệt mỏi".
4. Rất cần ôn lại thường xuyên lý do của cuộc tẩy chay bằng nhiều
dạng khác nhau, không để thời gian làm nhòa sự bức xúc ban đầu.
5. Một khi đã khởi động chiến dịch tẩy chay, không nên đề nghị bà
con tạm ngưng giữa chừng chỉ vì vài thủ thuật PR của công ty đó rồi đâu
lại hoàn đấy. Chính vì thế mà cần cẩn trọng khi kêu gọi tẩy chay ai,
nhưng một khi đã khởi động thì cần kéo dài cho đến khi công ty đó phải
đóng cửa. Chỉ như thế, vũ khí tẩy chay mới đủ hiệu năng cảnh cáo những
thành phần còn lại và nhờ đó ít phải dùng đến.
Trong tình trạng ngân sách cạn kiệt hiện nay, vũ khí tẩy chay kinh tế
ngày càng quan trọng và có thể dùng được với cả những cơ quan vừa làm
thương mại vừa nhận trợ cấp từ nhà nước, như các cơ quan báo đài. Khi bị
cắt ngân quĩ từ nhà nước, nguồn thu nhập từ tiền quảng cáo đang trở nên
quan trọng cho sự sống còn của họ. Cùng lúc đó, công an tuy không bị
cắt ngân sách nhưng các nguồn thu nhập khác của họ sẽ bị chia nhỏ, và
phải cạnh tranh kịch liệt với cán bộ các ban ngành khác.
Vì vậy, đã đến lúc cần suy nghĩ đến 2 hướng tẩy chay kế tiếp:
1. Tẩy chay thành phần hệ trọng thứ 3 để tạo áp lực lên đối tượng
chính: Thí dụ như để phản đối một đài TV tồi tệ, ta chọn tẩy chay một
công ty đăng quảng cáo nhiều nhất trên đài đó, cho đến khi họ chuyển
quảng cáo sang một đài khác. Thường thì thành phần thứ 3 này không bị
thiệt hại gì đáng kể mà còn có cơ hội lấy lòng khách hàng bằng cách
nhanh chóng đứng về phía công lý, nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của
đông đảo người tiêu dùng.
2. Tẩy chay nơi làm ăn của gia đình công an tại từng địa phương:
Thí dụ như ai biết gia đình các công an ác ôn có tiệm ăn, tiệm bán hàng,
hay công ty dịch vụ tại đâu thì quảng bá rộng trên mạng để bà con trong
vùng đồng loạt tránh xa. Tại nhiều nước cựu độc tài, loại tẩy chay này
là cách hữu hiệu để trói những bàn tay công an bạo hành.
Ba lần ra quân thành công của năm 2016 đã đủ để xác định: Tẩy chay là vũ khí bất bạo động của toàn dân.
Vũ Thạch
* Bài của tác giả gửi đến TTHN
(Tin tức Hàng ngày)