Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Tết xưa, Tết nay
Tết ngày xưa
Đỗ Cao Cường, một thanh niên đang sống ở Sài Gòn nhớ lại miền Bắc quê của anh để thấy những sự khác biệt .
“Sài Gòn không khí nóng, không lạnh như miền Bắc. Ngoài Bắc bây giờ thì đang nhộn nhịp bán những cây đào, cây quất ngoài đường. Khung cảnh ở đây cũng không nhộn nhịp như ngoài kia, đi mua cây nêu, lá dong để gói bánh chưng…”
Không chỉ vậy, Cường còn nhận thấy Tết ngày nay khác hẳn ngày xưa. Anh nói mình thấy “Tết xưa con người sống quây quần, tình cảm, chân chất,tính cộng đồng thể hiện rõ nét hơn: thịt mỡ dưa hanh… pháo ngày têt có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, giờ chỉ là hoài niệm”
“Ngày xưa” mà Cường nói cũng không phải là xa lắm. Ngày đó có bao lì xì, có tiếng pháo nổ, có ông bà tổ tiên, có cha mẹ sum vầy, có những đêm ngồi canh nồi bánh chưng bánh dầy tượng trưng cho Trời và Đất mà chàng Lang Liêu từng bày trên mâm cỗ dâng lên vua cha.
Cái Tết “ngày xưa” của quê nghèo.
“Em còn nhớ… cái ngày xưa
Hàng dừa soi bóng mẹ em đi về
Cả năm mới được đồ thừa
Cả năm mới được mái nhà che mưa
Bà còng tóc đã lưa thưa
Ông còng móm mém múi dưa đưa bà
Bạn em có một nỗi niềm
Xuân về áo mới, lì xì, pháo bông
Em đây cũng một nỗi niềm
Đêm hăm ba tết trông nồi bánh chưng
Cá chép em thả xuống đồng
Mang theo tâm sự đất nghèo quê em” (NỖI NIỀM NGÀY TẾT – Đỗ Cao Cường)
Tết ngày nay
Ngày nay, một đất nước sau hơn 40 năm đổi mới, với hơn 90 triệu dân và những màn trình diễn pháo hoa rực rỡ trong đêm giao thừa, những công trình nhớ ơn tiền tỉ… có làm cho thế hệ trẻ cảm thấy rạo rực chờ đón Xuân hay không? Họ có vui mừng hãnh diện hoà vào niềm vui lễ hội truyền thống của đất nước hay không?
Trong đêm 27 Tết, Huy Jos, một thanh niên ở thành phố Vinh, đang đang trên đường trở về nhà sau khi cùng nhóm bạn Công giáo của anh đi thăm và hỗ trợ người dân hai vùng biển bị ảnh hưởng bởi cơn ác mộng Formosa.
Là một trong những người đồng hành cùng người dân miền Trung đòi lại công bằng trong suốt thời gian qua, cho đến những ngày cuối cùng chuẩn bị bước sang năm mới, Huy cho biết anh vẫn không thể nhìn thấy không khí mùa Xuân đang cận kề.
Đối với em mừng xuân trên một đất nước nhiều dân oan, người dân còn bị bắt bớ, đánh đập, bỏ tù, không có nhân quyền – tự do thì không có ý nghĩa.
- Huy Jos
“Đối với em mừng xuân trên một đất nước nhiều dân oan, người dân còn bị bắt bớ, đánh đập, bỏ tù, không có nhân quyền – tự do thì không có ý nghĩa.”
Phero Nghĩa, một thanh niên trẻ ở Vinh, cũng là cựu TNLT cho biết từ năm 2009 đến nay, anh chưa tìm lại được cảm giác mong chờ mùa Xuân như những ngày còn nhỏ.
“Em chưa có không khí Tết chị à!”
Nghĩa nhớ lại những ngày Tết giữa bốn bức tường của nhà tù cộng sản
“Bốn bức tường, lạnh lẽo, cô đơn, buồn tủi, nhiều cảm giác khó tả lắm”
Tưởng đâu sau khi kết thúc bản án tù giam, trở về với gia đình, anh sẽ có cảm giác vui mừng mong chờ giây phút đất trời giao hoà. Thế nhưng,
“Chả khác bao nhiêu, chỉ là gần gia đình hơn thôi, chứ trong tâm vẫn vậy khi nghĩ về anh em đang chịu cảnh tù đày, khi xã hội vẫn đầy bất công, và khi chế độ vẫn như xưa.”
Tết không đoàn viên
Cũng trong đêm 27 Tết, Nguyễn Phương, một thanh niên trẻ sống ở Sài Gòn trở về nhà lúc nửa khuya, sau khi tham gia công việc phát quà Tết cho bà con nghèo trong các quận ở thành phố. Anh nói không còn thấy không khí Tết như ngày xưa.
“Em có gặp một cô đẩy xe bán, em có hỏi cô là sao giờ này cô chưa nghỉ Tết. cô trả lời là năm nay làm ăn khó khăn nên ở lại buôn bán kiếm thêm nên cho hai đứa con về, hai vợ chồng ở lại kiếm thêm.
Cái ngày Tết ở Việt Nam là ngày quan trọng, ngày đoàn tụ của mọi thành viên trong gia đình nhưng khi ngày Tết mà mọi người phải ra đường bươn chải như vậy thì rất xót xa.”
Ngày Tết dân tộc được lưu giữ với khái niệm là ngày đoàn tụ, ngày của yêu thương, ngày bước qua 365 trang thời gian mới với đầy tràn hy vọng và vị tha. Thế nhưng, tháng cuối cùng (âm lịch) của năm cũ sắp kết thúc và nhiều gia đình phải đón Tết trong cảnh thiếu vắng người thân, người thiếu vắng bạn, nhiều đứa trẻ thiếu hơi ấm của Mẹ, những câu chuyện ấy làm cho Phương không thể cảm thấy mùa Xuân đang ở quanh mình.
“Trước khi chị Nga bị bắt thì em cũng có một không khí Tết trong em, nhưng khi chị bị bắt đi thì em nghĩ tới 2 đứa nhỏ và cả 2 đứa con của Mẹ Nấm nữa. Cái tuổi của những đứa trẻ này rất nhỏ, giống như em ngày xưa vậy, em nghĩ cái cảm giác mấy đứa trẻ đón Tết mà không có mẹ bên cạnh. Chính quyền bắt bớ người phụ nữ này đúng vào dịp 24 Tết thì quá nhẫn tâm với hai đứa trẻ.”
Đó cũng là vì sao Huy Jos nói rằng anh không tìm thấy không khí Xuân trong những ngày cận Tết, vẫn không có một phấn khởi hay mong muốn tết trong bối cảnh hiện tại.
“Gần đây, các anh chị em bạn bè đã bị nhà cầm quyền bắt giữ và không thể đoàn viên bên gia đình. Đó là điều đáng buồn. Nhưng theo em thấy thì những anh chị em đã bị bắt đi nhưng trái tim vẫn còn ở lại với mọi người.”
Cựu tù nhân lương tâm Phero Nghĩa cũng thể không vui hơn
“Anh chị em bị bắt sát tết em buồn lắm”
Đỗ Cao Cường nhớ về những tiếng pháo nổ của Tết xưa để minh hoạ cho ngày hôm nay.
"Tết xưa pháo nổ trước hè - Tết nay pháo nổ lên xe vô tù"
“Tết nay họ bắt những người phụ nữ không một tấc sắt trong tay, với hình ảnh họ huy động một lực lượng hùng hổ bắt cô Cấn Thị Thêu, Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, để lại đứa con 4 tuổi cho người mẹ già trông coi mà thật buồn, hôm nay chị Trần Thị Nga vào tù, bốn đứa con còn nhỏ xíu của chị rồi sẽ nương tựa vào ai? Năm hết, tết đến, mà con người trong cùng một nước lại đối xử với nhau như vậy, đối xử với người phụ nữ chỉ muốn đấu tranh ôn hòa, hợp pháp một cách bất nhân như vậy?”
Cái ngày Tết ở Việt Nam là ngày quan trọng, ngày đoàn tụ của mọi thành viên trong gia đình nhưng khi ngày Tết mà mọi người phải ra đường bươn chải như vậy thì rất xót xa.
- Nguyễn Phương
Từ cảm xúc này, một bài thơ do Cường sáng tác trong khoảng thời gian rất nhanh và được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
“Miền Bắc lại sắp vào đông
Hà Nam Phủ Lý trông mong điều gì?
Tết về có bánh chưng xanh
Cò con có mẹ, mái nhà có em
Ru con mẹ cứ ngậm ngùi
Ẵm con xuống phố, mẹ hô “độc tài!
Giấy vệ sinh… trả cho bà.
Nước bà không bán, đến bà bà cho”
Con nhỏ con chả biết gì
Nhưng sao cứ thấy diệu kỳ làm sao
Hôm nay mẹ đã đi đâu?
Để con nóng ruột, hết ra lại vào
Thằng em nó khóc cả chiều
Thằng anh thì khóc từ chiều đến đêm
Tết này ai dám sang chơi
Tết này ai dám mang cơi đựng trầu?
Tết này ai dám xông nhà
Tết này ai dám lì xì cho con?
Mẹ ơi mẹ phải về ngay
Bánh chưng còn đó, rêu phong phủ buồn
Em còn bé lắm mẹ à
Con còn nhỏ dại, mẹ về với con
À ơi… câu hát sớm mai
À ơi… câu hát đắng cay một đời
Mẹ người như cánh bèo trôi
Mẹ con khắc khổ gian nan một đời. (MẸ CON ĐÂU RỒI? - Đỗ Cao Cường – 22/1/2017)
Với tất cả những gì đang diễn ra trong xã hội, các bạn thanh niên ấy đã nhìn không khí Tết với ánh mắt và cảm nhận hoàn toàn khác những ngày còn nhỏ.
“Hồi còn nhỏ mình chỉ trong đến Tết để nhận lì xì hay được gia đình chúc tết, đưa đi chơi. Nhưng khi lớn lên là mình đã có những suy nghĩ về xã hội, những cái bất cập, sai trái trong xã hội này, mình thấy nó quá nhiều, nó làm cho mình suốt ngày chỉ suy nghĩ đến những điều đó, để cho mình làm cái gì đó để thay đổi xã hội này.”
Bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, cây mai vàng, cành đào tươi…vẫn còn đó trong mỗi gia đình Việt Nam vào ngày Tết cổ truyền. Nhưng tận sâu trong suy nghĩ của những thanh niên trẻ kia, họ vẫn mang nặng một nỗi buồn chung cho người dân Việt.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Tết xưa, Tết nay
Tết ngày xưa
Đỗ Cao Cường, một thanh niên đang sống ở Sài Gòn nhớ lại miền Bắc quê của anh để thấy những sự khác biệt .
“Sài Gòn không khí nóng, không lạnh như miền Bắc. Ngoài Bắc bây giờ thì đang nhộn nhịp bán những cây đào, cây quất ngoài đường. Khung cảnh ở đây cũng không nhộn nhịp như ngoài kia, đi mua cây nêu, lá dong để gói bánh chưng…”
Không chỉ vậy, Cường còn nhận thấy Tết ngày nay khác hẳn ngày xưa. Anh nói mình thấy “Tết xưa con người sống quây quần, tình cảm, chân chất,tính cộng đồng thể hiện rõ nét hơn: thịt mỡ dưa hanh… pháo ngày têt có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, giờ chỉ là hoài niệm”
“Ngày xưa” mà Cường nói cũng không phải là xa lắm. Ngày đó có bao lì xì, có tiếng pháo nổ, có ông bà tổ tiên, có cha mẹ sum vầy, có những đêm ngồi canh nồi bánh chưng bánh dầy tượng trưng cho Trời và Đất mà chàng Lang Liêu từng bày trên mâm cỗ dâng lên vua cha.
Cái Tết “ngày xưa” của quê nghèo.
“Em còn nhớ… cái ngày xưa
Hàng dừa soi bóng mẹ em đi về
Cả năm mới được đồ thừa
Cả năm mới được mái nhà che mưa
Bà còng tóc đã lưa thưa
Ông còng móm mém múi dưa đưa bà
Bạn em có một nỗi niềm
Xuân về áo mới, lì xì, pháo bông
Em đây cũng một nỗi niềm
Đêm hăm ba tết trông nồi bánh chưng
Cá chép em thả xuống đồng
Mang theo tâm sự đất nghèo quê em” (NỖI NIỀM NGÀY TẾT – Đỗ Cao Cường)
Tết ngày nay
Ngày nay, một đất nước sau hơn 40 năm đổi mới, với hơn 90 triệu dân và những màn trình diễn pháo hoa rực rỡ trong đêm giao thừa, những công trình nhớ ơn tiền tỉ… có làm cho thế hệ trẻ cảm thấy rạo rực chờ đón Xuân hay không? Họ có vui mừng hãnh diện hoà vào niềm vui lễ hội truyền thống của đất nước hay không?
Trong đêm 27 Tết, Huy Jos, một thanh niên ở thành phố Vinh, đang đang trên đường trở về nhà sau khi cùng nhóm bạn Công giáo của anh đi thăm và hỗ trợ người dân hai vùng biển bị ảnh hưởng bởi cơn ác mộng Formosa.
Là một trong những người đồng hành cùng người dân miền Trung đòi lại công bằng trong suốt thời gian qua, cho đến những ngày cuối cùng chuẩn bị bước sang năm mới, Huy cho biết anh vẫn không thể nhìn thấy không khí mùa Xuân đang cận kề.
Đối với em mừng xuân trên một đất nước nhiều dân oan, người dân còn bị bắt bớ, đánh đập, bỏ tù, không có nhân quyền – tự do thì không có ý nghĩa.
- Huy Jos
“Đối với em mừng xuân trên một đất nước nhiều dân oan, người dân còn bị bắt bớ, đánh đập, bỏ tù, không có nhân quyền – tự do thì không có ý nghĩa.”
Phero Nghĩa, một thanh niên trẻ ở Vinh, cũng là cựu TNLT cho biết từ năm 2009 đến nay, anh chưa tìm lại được cảm giác mong chờ mùa Xuân như những ngày còn nhỏ.
“Em chưa có không khí Tết chị à!”
Nghĩa nhớ lại những ngày Tết giữa bốn bức tường của nhà tù cộng sản
“Bốn bức tường, lạnh lẽo, cô đơn, buồn tủi, nhiều cảm giác khó tả lắm”
Tưởng đâu sau khi kết thúc bản án tù giam, trở về với gia đình, anh sẽ có cảm giác vui mừng mong chờ giây phút đất trời giao hoà. Thế nhưng,
“Chả khác bao nhiêu, chỉ là gần gia đình hơn thôi, chứ trong tâm vẫn vậy khi nghĩ về anh em đang chịu cảnh tù đày, khi xã hội vẫn đầy bất công, và khi chế độ vẫn như xưa.”
Tết không đoàn viên
Cũng trong đêm 27 Tết, Nguyễn Phương, một thanh niên trẻ sống ở Sài Gòn trở về nhà lúc nửa khuya, sau khi tham gia công việc phát quà Tết cho bà con nghèo trong các quận ở thành phố. Anh nói không còn thấy không khí Tết như ngày xưa.
“Em có gặp một cô đẩy xe bán, em có hỏi cô là sao giờ này cô chưa nghỉ Tết. cô trả lời là năm nay làm ăn khó khăn nên ở lại buôn bán kiếm thêm nên cho hai đứa con về, hai vợ chồng ở lại kiếm thêm.
Cái ngày Tết ở Việt Nam là ngày quan trọng, ngày đoàn tụ của mọi thành viên trong gia đình nhưng khi ngày Tết mà mọi người phải ra đường bươn chải như vậy thì rất xót xa.”
Ngày Tết dân tộc được lưu giữ với khái niệm là ngày đoàn tụ, ngày của yêu thương, ngày bước qua 365 trang thời gian mới với đầy tràn hy vọng và vị tha. Thế nhưng, tháng cuối cùng (âm lịch) của năm cũ sắp kết thúc và nhiều gia đình phải đón Tết trong cảnh thiếu vắng người thân, người thiếu vắng bạn, nhiều đứa trẻ thiếu hơi ấm của Mẹ, những câu chuyện ấy làm cho Phương không thể cảm thấy mùa Xuân đang ở quanh mình.
“Trước khi chị Nga bị bắt thì em cũng có một không khí Tết trong em, nhưng khi chị bị bắt đi thì em nghĩ tới 2 đứa nhỏ và cả 2 đứa con của Mẹ Nấm nữa. Cái tuổi của những đứa trẻ này rất nhỏ, giống như em ngày xưa vậy, em nghĩ cái cảm giác mấy đứa trẻ đón Tết mà không có mẹ bên cạnh. Chính quyền bắt bớ người phụ nữ này đúng vào dịp 24 Tết thì quá nhẫn tâm với hai đứa trẻ.”
Đó cũng là vì sao Huy Jos nói rằng anh không tìm thấy không khí Xuân trong những ngày cận Tết, vẫn không có một phấn khởi hay mong muốn tết trong bối cảnh hiện tại.
“Gần đây, các anh chị em bạn bè đã bị nhà cầm quyền bắt giữ và không thể đoàn viên bên gia đình. Đó là điều đáng buồn. Nhưng theo em thấy thì những anh chị em đã bị bắt đi nhưng trái tim vẫn còn ở lại với mọi người.”
Cựu tù nhân lương tâm Phero Nghĩa cũng thể không vui hơn
“Anh chị em bị bắt sát tết em buồn lắm”
Đỗ Cao Cường nhớ về những tiếng pháo nổ của Tết xưa để minh hoạ cho ngày hôm nay.
"Tết xưa pháo nổ trước hè - Tết nay pháo nổ lên xe vô tù"
“Tết nay họ bắt những người phụ nữ không một tấc sắt trong tay, với hình ảnh họ huy động một lực lượng hùng hổ bắt cô Cấn Thị Thêu, Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, để lại đứa con 4 tuổi cho người mẹ già trông coi mà thật buồn, hôm nay chị Trần Thị Nga vào tù, bốn đứa con còn nhỏ xíu của chị rồi sẽ nương tựa vào ai? Năm hết, tết đến, mà con người trong cùng một nước lại đối xử với nhau như vậy, đối xử với người phụ nữ chỉ muốn đấu tranh ôn hòa, hợp pháp một cách bất nhân như vậy?”
Cái ngày Tết ở Việt Nam là ngày quan trọng, ngày đoàn tụ của mọi thành viên trong gia đình nhưng khi ngày Tết mà mọi người phải ra đường bươn chải như vậy thì rất xót xa.
- Nguyễn Phương
Từ cảm xúc này, một bài thơ do Cường sáng tác trong khoảng thời gian rất nhanh và được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
“Miền Bắc lại sắp vào đông
Hà Nam Phủ Lý trông mong điều gì?
Tết về có bánh chưng xanh
Cò con có mẹ, mái nhà có em
Ru con mẹ cứ ngậm ngùi
Ẵm con xuống phố, mẹ hô “độc tài!
Giấy vệ sinh… trả cho bà.
Nước bà không bán, đến bà bà cho”
Con nhỏ con chả biết gì
Nhưng sao cứ thấy diệu kỳ làm sao
Hôm nay mẹ đã đi đâu?
Để con nóng ruột, hết ra lại vào
Thằng em nó khóc cả chiều
Thằng anh thì khóc từ chiều đến đêm
Tết này ai dám sang chơi
Tết này ai dám mang cơi đựng trầu?
Tết này ai dám xông nhà
Tết này ai dám lì xì cho con?
Mẹ ơi mẹ phải về ngay
Bánh chưng còn đó, rêu phong phủ buồn
Em còn bé lắm mẹ à
Con còn nhỏ dại, mẹ về với con
À ơi… câu hát sớm mai
À ơi… câu hát đắng cay một đời
Mẹ người như cánh bèo trôi
Mẹ con khắc khổ gian nan một đời. (MẸ CON ĐÂU RỒI? - Đỗ Cao Cường – 22/1/2017)
Với tất cả những gì đang diễn ra trong xã hội, các bạn thanh niên ấy đã nhìn không khí Tết với ánh mắt và cảm nhận hoàn toàn khác những ngày còn nhỏ.
“Hồi còn nhỏ mình chỉ trong đến Tết để nhận lì xì hay được gia đình chúc tết, đưa đi chơi. Nhưng khi lớn lên là mình đã có những suy nghĩ về xã hội, những cái bất cập, sai trái trong xã hội này, mình thấy nó quá nhiều, nó làm cho mình suốt ngày chỉ suy nghĩ đến những điều đó, để cho mình làm cái gì đó để thay đổi xã hội này.”
Bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, cây mai vàng, cành đào tươi…vẫn còn đó trong mỗi gia đình Việt Nam vào ngày Tết cổ truyền. Nhưng tận sâu trong suy nghĩ của những thanh niên trẻ kia, họ vẫn mang nặng một nỗi buồn chung cho người dân Việt.