Cà Kê Dê Ngỗng
Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc
Nguồn: David Lipton, “China’s Corporate-Debt Challenge”, Project Syndicate, 18/08/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, tuy vậy Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng tốt khi chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nước này cũng dần phát triển bền vững hơn với việc dịch chuyển mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và dịch vụ.
Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàng Châu, Trung Quốc đã mạnh mẽ kêu gọi những cam kết mới trong việc cải cách cấu trúc để kích thích tăng trưởng ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn nội tại. Nổi bật nhất là vấn đề tín dụng nội địa tiếp tục gia tăng ở một mức độ không bền vững và khối nợ của các doanh nghiệp tích tụ tới mức độ nguy hiểm.
Theo bản báo cáo hàng năm xuất bản gần đây về nền kinh tế Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tín dụng đang tăng nhanh gấp đôi so với sản lượng. Nó đang gia tăng nhanh chóng trong cả khu vực tư nhân phi tài chính lẫn khu vực tài chính vốn ngày càng mở rộng và kết nối cao hơn nhưng vẫn chưa minh bạch. Hơn nữa, trong khi tăng trưởng tín dụng là cao theo tiêu chuẩn quốc tế- một dấu hiệu quan trọng của một cuộc khủng hoảng tiềm tàng – khả năng tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng của tín dụng cũng đang suy giảm.
Các dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện, và chính phủ Trung Quốc cũng đã thừa nhận vấn đề tổng quát này. Nhưng, để tránh một cuộc khủng hoảng, nước này nên thực hiện những biện pháp cải cách tổng thể ngay lập tức để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nợ doanh nghiệp. Điều này bao gồm những ràng buộc về ngân sách mềm đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước (SOEs) và chính quyền địa phương, các khoản bảo lãnh nợ của chính phủ (công khai hoặc ngầm), và mức độ chấp nhận rủi ro quá mức trong ngành tài chính. Tất cả những điều này được duy trì lâu nay bởi những mục tiêu tăng trưởng chính thức không bền vững.
Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Trung Quốc cần phải, như lời của thủ tướng Lý Khắc Cường, “mạnh tay tiêu diệt những tập đoàn thây ma.” Điều này nên được kết hợp với một chiến lược cụ thể để tái cấu trúc những doanh nghiệp có thể cứu vãn được; nhận diện và phân bổ thiệt hại của chủ nợ; giải quyết cho những lao động bị sa thải và các chi phí xã hội khác; đồng thời mở rộng khu vực thị trường tư nhân hơn nữa. Về cơ bản, chính phủ buộc phải chấp nhận điều không thể tránh khỏi là mức tăng trưởng kinh tế chậm hơn trong ngắn hạn.
Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là vô cùng quan trong. Chúng hầu hết đều đang hoạt động cầm chừng, đóng góp chỉ một phần năm tổng sản lượng công nghiệp nhưng chiếm khoảng một nửa nợ doanh nghiệp. Một nỗ lực tái cấu trúc nghiêm túc – bao gồm ràng buộc ngân sách chặt chẽ hơn, chấm dứt việc cho các doanh nghiệp không hoạt động tốt vay, ngừng bảo lãnh chính phủ đối với các khoản nợ, và các cải cách bên cung đang được thực hiện – sẽ tạo thêm không gian cho những công ty năng động hơn phát triển và đóng góp vào tăng trưởng.
Trung Quốc là một quốc gia độc đáo về nhiều phương diện, nhưng nó không phải là quốc gia đầu tiên gặp những khó khăn về nợ doanh nghiệp. Lãnh đạo nước này nên lưu ý đến ba bài học lớn từ kinh nghiệm của các quốc gia khác.
Thứ nhất, chính quyền nên hành động nhanh chóng và hiệu quả, vì vấn đề nợ doanh nghiệp ngày hôm nay sẽ trở thành vấn đề nợ hệ thống ngày mai. Thứ hai, họ nên làm việc với cả chủ nợ và con nợ – một số nước chỉ giải quyết vấn đề với một bên, điều này chỉ càng làm gia tăng vấn đề trong tương lai. Cuối cùng, những cấu trúc quản trị cho phép vấn đề này xảy ra cần phải được nhận diện và xử lý. Tối thiểu thì Trung Quốc cần có một hệ thống hiệu quả để giải quyết tình trạng vỡ nợ; quản lý nghiêm ngặt việc định giá và đánh giá rủi ro; cùng hệ thống kế toán lành mạnh, trích lập dự phòng, và các quy tắc công khai tài chính.
Những tiếng nói có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã nhanh chóng tìm ra bài học từ kinh nghiệm quốc tế rằng giải quyết nợ doanh nghiệp có thể giới hạn tăng trưởng ngắn hạn và tạo ra các chi phí xã hội, ví dụ như thất nghiệp. Đây là những lo ngại có căn cứ, nhưng những phương án thay thế – như cải cách nửa vời hoặc hoặc không cải cách – chỉ khiến cho tình hình tồi tệ hơn.
Trung Quốc nên bắt đầu bằng việc tái cơ cấu những công ty yếu kém trong những khu vực phát triển nhanh nhất, nơi công nhân sẽ tìm được việc làm mới nhanh hơn và động thái cải cách có vẻ sẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng. Những nhà làm chính sách có thể hành động mang tính chọn lọc hơn khi thực hiện cải tổ trong những khu vực tăng trưởng chậm hơn và ở các thành phố nơi chỉ một công ty có thể chi phối cả nền kinh tế địa phương.
Hơn nữa, thất nghiệp mang tính cơ cấu và chi phí tái ổn định cho công nhân có thể được giảm nhẹ bằng một chế độ an sinh xã hội vững mạnh, trong đó bao gồm các quỹ dành cho việc bố trí lại các đối tượng lao động ưu tiên để họ có thể sớm ổn định. Cách tiếp cận này có thể cho thấy những cam kết hỗ trợ của chính phủ đối với những người đứng trước rủi ro bị đào thải.
Cũng phải khen ngợi Trung Quốc vì đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết vấn đề nợ và bắt đầu giảm nợ. Kế hoạch 5 Năm hiện tại nhắm đến việc giảm sản lượng dư thừa trong ngành than và thép, nhận diện và tái cơ cấu những doanh nghiệp nhà nước “thây ma” yếu kém, và cấp vốn cho các chương trình hỗ trợ những công nhân bị ảnh hưởng.
Đã đến lúc Trung Quốc cần thúc đẩy những cải cách có tác động sâu rộng. Bảng cân đối tài chính của các ngân hàng vẫn có lượng nợ xấu tương đối thấp (và mức dự phòng lớn). Chi phí thiệt hại tiềm tàng từ nợ doanh nghiệp – ước tính khoảng 7% GDP theo Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu gần đây nhất của IMF – là có thể quản lý được. Hơn nữa, chính phủ đang tiếp tục duy trì lớp đệm ngân sách tốt: nợ (chính phủ) tương đối thấp, và dự trữ ngoại hối vẫn còn khá cao.
Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có thể xoay xở để giảm nợ đủ nhanh trước khi những lớp đệm ngân sách kia bị bào mòn. Nếu xét những thành công kinh tế và cam kết mạnh mẽ của chính phủ đối với một chương trình cải cách đầy tham vọng, Trung Quốc có thể vượt qua thử thách này. Nhưng Trung Quốc cần hành động ngay bây giờ.
David Lipton là Phó Giám đốc Điều hành Thứ nhất tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nguyên Giám đốc Cao cấp tại Hồi đồng Kinh tế Quốc gia và Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính phủ Tồng thống Barack Obama, và Thứ trưởng Tài chính đặc trách Quan hệ Quốc tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
Copyright: Project Syndicate 2016 – China’s Corporate-Debt Challenge
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc
Nguồn: David Lipton, “China’s Corporate-Debt Challenge”, Project Syndicate, 18/08/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, tuy vậy Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng tốt khi chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nước này cũng dần phát triển bền vững hơn với việc dịch chuyển mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và dịch vụ.
Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàng Châu, Trung Quốc đã mạnh mẽ kêu gọi những cam kết mới trong việc cải cách cấu trúc để kích thích tăng trưởng ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn nội tại. Nổi bật nhất là vấn đề tín dụng nội địa tiếp tục gia tăng ở một mức độ không bền vững và khối nợ của các doanh nghiệp tích tụ tới mức độ nguy hiểm.
Theo bản báo cáo hàng năm xuất bản gần đây về nền kinh tế Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tín dụng đang tăng nhanh gấp đôi so với sản lượng. Nó đang gia tăng nhanh chóng trong cả khu vực tư nhân phi tài chính lẫn khu vực tài chính vốn ngày càng mở rộng và kết nối cao hơn nhưng vẫn chưa minh bạch. Hơn nữa, trong khi tăng trưởng tín dụng là cao theo tiêu chuẩn quốc tế- một dấu hiệu quan trọng của một cuộc khủng hoảng tiềm tàng – khả năng tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng của tín dụng cũng đang suy giảm.
Các dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện, và chính phủ Trung Quốc cũng đã thừa nhận vấn đề tổng quát này. Nhưng, để tránh một cuộc khủng hoảng, nước này nên thực hiện những biện pháp cải cách tổng thể ngay lập tức để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nợ doanh nghiệp. Điều này bao gồm những ràng buộc về ngân sách mềm đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước (SOEs) và chính quyền địa phương, các khoản bảo lãnh nợ của chính phủ (công khai hoặc ngầm), và mức độ chấp nhận rủi ro quá mức trong ngành tài chính. Tất cả những điều này được duy trì lâu nay bởi những mục tiêu tăng trưởng chính thức không bền vững.
Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Trung Quốc cần phải, như lời của thủ tướng Lý Khắc Cường, “mạnh tay tiêu diệt những tập đoàn thây ma.” Điều này nên được kết hợp với một chiến lược cụ thể để tái cấu trúc những doanh nghiệp có thể cứu vãn được; nhận diện và phân bổ thiệt hại của chủ nợ; giải quyết cho những lao động bị sa thải và các chi phí xã hội khác; đồng thời mở rộng khu vực thị trường tư nhân hơn nữa. Về cơ bản, chính phủ buộc phải chấp nhận điều không thể tránh khỏi là mức tăng trưởng kinh tế chậm hơn trong ngắn hạn.
Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là vô cùng quan trong. Chúng hầu hết đều đang hoạt động cầm chừng, đóng góp chỉ một phần năm tổng sản lượng công nghiệp nhưng chiếm khoảng một nửa nợ doanh nghiệp. Một nỗ lực tái cấu trúc nghiêm túc – bao gồm ràng buộc ngân sách chặt chẽ hơn, chấm dứt việc cho các doanh nghiệp không hoạt động tốt vay, ngừng bảo lãnh chính phủ đối với các khoản nợ, và các cải cách bên cung đang được thực hiện – sẽ tạo thêm không gian cho những công ty năng động hơn phát triển và đóng góp vào tăng trưởng.
Trung Quốc là một quốc gia độc đáo về nhiều phương diện, nhưng nó không phải là quốc gia đầu tiên gặp những khó khăn về nợ doanh nghiệp. Lãnh đạo nước này nên lưu ý đến ba bài học lớn từ kinh nghiệm của các quốc gia khác.
Thứ nhất, chính quyền nên hành động nhanh chóng và hiệu quả, vì vấn đề nợ doanh nghiệp ngày hôm nay sẽ trở thành vấn đề nợ hệ thống ngày mai. Thứ hai, họ nên làm việc với cả chủ nợ và con nợ – một số nước chỉ giải quyết vấn đề với một bên, điều này chỉ càng làm gia tăng vấn đề trong tương lai. Cuối cùng, những cấu trúc quản trị cho phép vấn đề này xảy ra cần phải được nhận diện và xử lý. Tối thiểu thì Trung Quốc cần có một hệ thống hiệu quả để giải quyết tình trạng vỡ nợ; quản lý nghiêm ngặt việc định giá và đánh giá rủi ro; cùng hệ thống kế toán lành mạnh, trích lập dự phòng, và các quy tắc công khai tài chính.
Những tiếng nói có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã nhanh chóng tìm ra bài học từ kinh nghiệm quốc tế rằng giải quyết nợ doanh nghiệp có thể giới hạn tăng trưởng ngắn hạn và tạo ra các chi phí xã hội, ví dụ như thất nghiệp. Đây là những lo ngại có căn cứ, nhưng những phương án thay thế – như cải cách nửa vời hoặc hoặc không cải cách – chỉ khiến cho tình hình tồi tệ hơn.
Trung Quốc nên bắt đầu bằng việc tái cơ cấu những công ty yếu kém trong những khu vực phát triển nhanh nhất, nơi công nhân sẽ tìm được việc làm mới nhanh hơn và động thái cải cách có vẻ sẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng. Những nhà làm chính sách có thể hành động mang tính chọn lọc hơn khi thực hiện cải tổ trong những khu vực tăng trưởng chậm hơn và ở các thành phố nơi chỉ một công ty có thể chi phối cả nền kinh tế địa phương.
Hơn nữa, thất nghiệp mang tính cơ cấu và chi phí tái ổn định cho công nhân có thể được giảm nhẹ bằng một chế độ an sinh xã hội vững mạnh, trong đó bao gồm các quỹ dành cho việc bố trí lại các đối tượng lao động ưu tiên để họ có thể sớm ổn định. Cách tiếp cận này có thể cho thấy những cam kết hỗ trợ của chính phủ đối với những người đứng trước rủi ro bị đào thải.
Cũng phải khen ngợi Trung Quốc vì đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết vấn đề nợ và bắt đầu giảm nợ. Kế hoạch 5 Năm hiện tại nhắm đến việc giảm sản lượng dư thừa trong ngành than và thép, nhận diện và tái cơ cấu những doanh nghiệp nhà nước “thây ma” yếu kém, và cấp vốn cho các chương trình hỗ trợ những công nhân bị ảnh hưởng.
Đã đến lúc Trung Quốc cần thúc đẩy những cải cách có tác động sâu rộng. Bảng cân đối tài chính của các ngân hàng vẫn có lượng nợ xấu tương đối thấp (và mức dự phòng lớn). Chi phí thiệt hại tiềm tàng từ nợ doanh nghiệp – ước tính khoảng 7% GDP theo Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu gần đây nhất của IMF – là có thể quản lý được. Hơn nữa, chính phủ đang tiếp tục duy trì lớp đệm ngân sách tốt: nợ (chính phủ) tương đối thấp, và dự trữ ngoại hối vẫn còn khá cao.
Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có thể xoay xở để giảm nợ đủ nhanh trước khi những lớp đệm ngân sách kia bị bào mòn. Nếu xét những thành công kinh tế và cam kết mạnh mẽ của chính phủ đối với một chương trình cải cách đầy tham vọng, Trung Quốc có thể vượt qua thử thách này. Nhưng Trung Quốc cần hành động ngay bây giờ.
David Lipton là Phó Giám đốc Điều hành Thứ nhất tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nguyên Giám đốc Cao cấp tại Hồi đồng Kinh tế Quốc gia và Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính phủ Tồng thống Barack Obama, và Thứ trưởng Tài chính đặc trách Quan hệ Quốc tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
Copyright: Project Syndicate 2016 – China’s Corporate-Debt Challenge