Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Thái Lan rơi dần vào vòng tay Trung Quốc?
Một số nhà phân tích đã nhìn nhận các động thái gần đây của Bangkok với Nga là cách để nước này đối trọng lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. T
Một số nhà phân tích đã nhìn nhận các động thái gần đây của Bangkok
với Nga là cách để nước này đối trọng lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của
Trung Quốc. Tuy nhiên không thể nói quan hệ của Bangkok với Moscow có
thể cạnh tranh được với sự gắn bó với Bắc Kinh.
Biết được rằng Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang tìm mua tàu ngầm, Trung
Quốc đã đưa ra một lời chào hàng không chỉ giá rẻ hơn các nước khác mà
còn được cho là bao gồm việc chuyển giao công nghệ và huấn luyện đào
tạo. Lời đề nghị về hỗ trợ hải quân cùng với cách mà các nhân vật đối
lập ở Trung Quốc bị đối xử ở Thái Lan đã khiến nhiều nước không yên tâm.
Đề nghị bán tàu ngầm của Trung Quốc thật là khó cưỡng lại. Tóm lại,
việc này thể hiện mối quan hệ hữu nghị mà Trung Quốc muốn xây dựng với
chính phủ quân sự tại Thái Lan hiện nay - một mối quan hệ được xây dựng
nên bằng các hợp đồng không bị chi phối bởi các học thuyết chính trị mà
phần lớn thế giới phương Tây đang rêu rao.
Hai nước hiện cũng đang tiến tới thực hiện dự án đường sắt Trung - Thái
với mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt liên Á nối với cảng biển. Dự án
này đã được khởi động hồi tháng 12/2015. Không quân hai nước cũng đã
tiến hành cuộc tập trận chung hồi năm ngoái, ngay sau chuyến thăm của
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đến Thái Lan. Thế nhưng sự
ngả về Bắc Kinh của Thái Lan không phải là trọn vẹn. Một số nhà phân
tích đã nhìn nhận các động thái gần đây của Bangkok với Nga là cách để
nước này đối trọng lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại
quốc gia Đông Nam Á này.
"Chúng tôi không bao giờ để hết trứng trong một rổ", Tiến sỹ Kitti
Prasirtsuk, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á tại Đại học Thammasat nói.
"Chúng tôi muốn đa dạng hóa quan hệ với các cường quốc chủ chốt", ông
khẳng định. Tiến sỹ Panitan Wattanayagorn, một cố vấn về các vấn đề an
ninh của Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan, cũng khẳng định rằng Thái Lan
hiện chỉ đang "tái điều chỉnh" thay vì "tái cân bằng" quan hệ đối ngoại
của nước này theo đòi hỏi của nhu cầu quốc gia, điều nước này vẫn hay
thường làm.
"Quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, thậm chí với Nga
phải trên cơ sở hai bên cùng có lợi", ông nói. Dù Thái Lan sẽ không chấp
nhận bất kỳ quân đội ngoại quốc nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ,
song "diễn tập, hợp tác cùng nhau, hạ và cất cánh máy bay trên cơ sở các
thỏa thuận sử dụng căn cứ quân sự đều được hoan nghênh", ông nói thêm.
Dù quân đội Thái Lan đã tiếp tục có các chuyến thăm chính thức tới Bắc
Kinh, song họ cũng đã cử Đại tướng Prawit và Phó Thủ tướng Somkid
Jatusripitak đến Nga hồi tháng trước, trước khi Thủ tướng Prayut
Chan-ocha có chuyến thăm Moscow vào tháng Năm tới.
Việc Thái Lan nghiêng về Trung Quốc không phải là hoàn toàn một chiều.
Giới phân tích nhìn nhận các hành động quay về Nga gần đây là một cách
để Bangkok chống lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại quốc
gia Đông Nam Á này. Không thể nói quan hệ của Bangkok với Moscow có thể
cạnh tranh được với sự gắn bó với Bắc Kinh. Trung Quốc hiện là đối tác
thương mại lớn nhất của Thái Lan và là khách hàng chủ chốt mua mủ cao
su. Trung Quốc cũng là nước có nhiều khách du lịch nhất đến nền kinh tế
lớn thứ hai Đông Nam Á này.
Chính phủ của Thủ tướng Prayut không phải là chính phủ duy nhất của Thái
Lan ve vãn Trung Quốc. Thaksin Shinawatra, vị Thủ tướng bị phế truất và
đang sống lưu vong, vốn bị những người ủng hộ chính quyền quân sự căm
ghét, đã từng đi thăm Trung Quốc trước khi thăm Mỹ khi lên nắm quyền vào
năm 2001. Ông này cũng là người đã mở rộng đáng kể quan hệ thương mại
và quốc phòng giữa hai nước.
Theo Tiến sỹ Ian Storey, của Viện Iseas-Yusof Ishak, việc Bắc Kinh ủng
hộ Thái Lan trong thời gian cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và sự
can dự khéo léo của nước này với từng chính phủ dựng lên và bị lật đổ
trong giai đoạn hỗn loạn chính trị ở Thái Lan là để thể hiện "cho giới
tinh hoa Thái Lan thấy rằng Trung Quốc là một người bạn sẵn lòng giúp đỡ
trong giai đoạn khủng hoảng".
Tuy nhiên, một số diễn biến đã cho thấy có các thách thức, cản trở một
mối quan hệ Trung - Thái gần gũi hơn. Cả hai bên đều cảm thấy khó khăn
trong việc nhất trí về mức lãi suất của khoản mà Trung Quốc cho vay để
triển khai dự án xây dựng đường sắt này. Cho tới giữa tháng 2/2016, hai
bên vẫn chưa thể quyết định được phương án phân chia cổ phần trong dự án
liên doanh này. Theo Tiến sỹ Kitti Prasirtsuk, tinh thần của "chủ nghĩa
trọng thương" trong chương trình viện trợ mà Trung Quốc đưa ra đã khiến
giới chức Thái Lan sững sờ, dù nhiều người trong số họ là hậu duệ của
những người Hoa nhập cư đã hòa nhập vào xã hội Thái Lan.
Trong khi đó, cách thức mà những người tỵ nạn và các nhân vật bất đồng
chính kiến Trung Quốc bị đối xử trên đất Thái Lan đã làm dấy lên các
hoài nghi tiêu cực về chính quyền ở Bangkok. Hai người tỵ nạn Trung Quốc
đã được cấp quy chế tỵ nạn ở Canada đã bị chính quyền Thái Lan cho hồi
hương một cách bất ngờ hồi tháng 11/2015. Gần đây hơn, Gui Minhai, một
nhà xuất bản có liên quan đến các quyển sách chỉ trích Bắc Kinh, người
đã biến mất khỏi căn hộ cạnh bờ biển của ông ta tại Pattaya từ hồi tháng
10/2015, đã xuất hiện tại Trung Quốc dưới sự quản thúc của cảnh sát
nước này. Nhân vật bất đồng chính kiến Li Xin, người đã biến mất khi
trên đường từ Thái Lan sang Lào hồi tháng 1/2016 đã xuất hiện ở Trung
Quốc trong tháng qua. Những người Trung Quốc lưu vong, vốn trước đây xem
Thái Lan là nơi ẩn náu an toàn, giờ đang run sợ và kể với giới phóng
viên là họ bị những người bí ẩn theo dõi.
Cố vấn Panitan Wattanayagorn đã bác bỏ quan điểm rằng Thái Lan mở cửa
cho các đặc vụ Trung Quốc hoạt động trên lãnh thổ nước mình. "Không có
quốc gia nào cho phép điều đó", ông nói. Ông cũng nói thêm là do số
lượng khách nước ngoài quá đông, nên nhà chức trách nước này không thể
theo dõi được tông tích của tất cả bọn họ. Năm ngoái, đã có gần 30 triệu
khách nước ngoài, trong đó có khoảng 8 triệu khách đến từ Trung Quốc,
nhập cảnh vào Thái Lan. Sự bác bỏ này dường như không thể xóa đi hoài
nghi khi mà Thái Lan sẽ trượt dài hơn vào vòng tay của Trung Quốc.
Bài viết của phóng viên Tan Hui Yee thường trú tại Bangkok trên tờ Thời báo “Eo biển”.
Mỹ Anh (gt)
(Nghiên Cứu Biển Đông)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Thái Lan rơi dần vào vòng tay Trung Quốc?
Một số nhà phân tích đã nhìn nhận các động thái gần đây của Bangkok với Nga là cách để nước này đối trọng lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. T
Một số nhà phân tích đã nhìn nhận các động thái gần đây của Bangkok
với Nga là cách để nước này đối trọng lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của
Trung Quốc. Tuy nhiên không thể nói quan hệ của Bangkok với Moscow có
thể cạnh tranh được với sự gắn bó với Bắc Kinh.
Biết được rằng Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang tìm mua tàu ngầm, Trung
Quốc đã đưa ra một lời chào hàng không chỉ giá rẻ hơn các nước khác mà
còn được cho là bao gồm việc chuyển giao công nghệ và huấn luyện đào
tạo. Lời đề nghị về hỗ trợ hải quân cùng với cách mà các nhân vật đối
lập ở Trung Quốc bị đối xử ở Thái Lan đã khiến nhiều nước không yên tâm.
Đề nghị bán tàu ngầm của Trung Quốc thật là khó cưỡng lại. Tóm lại,
việc này thể hiện mối quan hệ hữu nghị mà Trung Quốc muốn xây dựng với
chính phủ quân sự tại Thái Lan hiện nay - một mối quan hệ được xây dựng
nên bằng các hợp đồng không bị chi phối bởi các học thuyết chính trị mà
phần lớn thế giới phương Tây đang rêu rao.
Hai nước hiện cũng đang tiến tới thực hiện dự án đường sắt Trung - Thái
với mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt liên Á nối với cảng biển. Dự án
này đã được khởi động hồi tháng 12/2015. Không quân hai nước cũng đã
tiến hành cuộc tập trận chung hồi năm ngoái, ngay sau chuyến thăm của
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đến Thái Lan. Thế nhưng sự
ngả về Bắc Kinh của Thái Lan không phải là trọn vẹn. Một số nhà phân
tích đã nhìn nhận các động thái gần đây của Bangkok với Nga là cách để
nước này đối trọng lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại
quốc gia Đông Nam Á này.
"Chúng tôi không bao giờ để hết trứng trong một rổ", Tiến sỹ Kitti
Prasirtsuk, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á tại Đại học Thammasat nói.
"Chúng tôi muốn đa dạng hóa quan hệ với các cường quốc chủ chốt", ông
khẳng định. Tiến sỹ Panitan Wattanayagorn, một cố vấn về các vấn đề an
ninh của Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan, cũng khẳng định rằng Thái Lan
hiện chỉ đang "tái điều chỉnh" thay vì "tái cân bằng" quan hệ đối ngoại
của nước này theo đòi hỏi của nhu cầu quốc gia, điều nước này vẫn hay
thường làm.
"Quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, thậm chí với Nga
phải trên cơ sở hai bên cùng có lợi", ông nói. Dù Thái Lan sẽ không chấp
nhận bất kỳ quân đội ngoại quốc nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ,
song "diễn tập, hợp tác cùng nhau, hạ và cất cánh máy bay trên cơ sở các
thỏa thuận sử dụng căn cứ quân sự đều được hoan nghênh", ông nói thêm.
Dù quân đội Thái Lan đã tiếp tục có các chuyến thăm chính thức tới Bắc
Kinh, song họ cũng đã cử Đại tướng Prawit và Phó Thủ tướng Somkid
Jatusripitak đến Nga hồi tháng trước, trước khi Thủ tướng Prayut
Chan-ocha có chuyến thăm Moscow vào tháng Năm tới.
Việc Thái Lan nghiêng về Trung Quốc không phải là hoàn toàn một chiều.
Giới phân tích nhìn nhận các hành động quay về Nga gần đây là một cách
để Bangkok chống lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại quốc
gia Đông Nam Á này. Không thể nói quan hệ của Bangkok với Moscow có thể
cạnh tranh được với sự gắn bó với Bắc Kinh. Trung Quốc hiện là đối tác
thương mại lớn nhất của Thái Lan và là khách hàng chủ chốt mua mủ cao
su. Trung Quốc cũng là nước có nhiều khách du lịch nhất đến nền kinh tế
lớn thứ hai Đông Nam Á này.
Chính phủ của Thủ tướng Prayut không phải là chính phủ duy nhất của Thái
Lan ve vãn Trung Quốc. Thaksin Shinawatra, vị Thủ tướng bị phế truất và
đang sống lưu vong, vốn bị những người ủng hộ chính quyền quân sự căm
ghét, đã từng đi thăm Trung Quốc trước khi thăm Mỹ khi lên nắm quyền vào
năm 2001. Ông này cũng là người đã mở rộng đáng kể quan hệ thương mại
và quốc phòng giữa hai nước.
Theo Tiến sỹ Ian Storey, của Viện Iseas-Yusof Ishak, việc Bắc Kinh ủng
hộ Thái Lan trong thời gian cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và sự
can dự khéo léo của nước này với từng chính phủ dựng lên và bị lật đổ
trong giai đoạn hỗn loạn chính trị ở Thái Lan là để thể hiện "cho giới
tinh hoa Thái Lan thấy rằng Trung Quốc là một người bạn sẵn lòng giúp đỡ
trong giai đoạn khủng hoảng".
Tuy nhiên, một số diễn biến đã cho thấy có các thách thức, cản trở một
mối quan hệ Trung - Thái gần gũi hơn. Cả hai bên đều cảm thấy khó khăn
trong việc nhất trí về mức lãi suất của khoản mà Trung Quốc cho vay để
triển khai dự án xây dựng đường sắt này. Cho tới giữa tháng 2/2016, hai
bên vẫn chưa thể quyết định được phương án phân chia cổ phần trong dự án
liên doanh này. Theo Tiến sỹ Kitti Prasirtsuk, tinh thần của "chủ nghĩa
trọng thương" trong chương trình viện trợ mà Trung Quốc đưa ra đã khiến
giới chức Thái Lan sững sờ, dù nhiều người trong số họ là hậu duệ của
những người Hoa nhập cư đã hòa nhập vào xã hội Thái Lan.
Trong khi đó, cách thức mà những người tỵ nạn và các nhân vật bất đồng
chính kiến Trung Quốc bị đối xử trên đất Thái Lan đã làm dấy lên các
hoài nghi tiêu cực về chính quyền ở Bangkok. Hai người tỵ nạn Trung Quốc
đã được cấp quy chế tỵ nạn ở Canada đã bị chính quyền Thái Lan cho hồi
hương một cách bất ngờ hồi tháng 11/2015. Gần đây hơn, Gui Minhai, một
nhà xuất bản có liên quan đến các quyển sách chỉ trích Bắc Kinh, người
đã biến mất khỏi căn hộ cạnh bờ biển của ông ta tại Pattaya từ hồi tháng
10/2015, đã xuất hiện tại Trung Quốc dưới sự quản thúc của cảnh sát
nước này. Nhân vật bất đồng chính kiến Li Xin, người đã biến mất khi
trên đường từ Thái Lan sang Lào hồi tháng 1/2016 đã xuất hiện ở Trung
Quốc trong tháng qua. Những người Trung Quốc lưu vong, vốn trước đây xem
Thái Lan là nơi ẩn náu an toàn, giờ đang run sợ và kể với giới phóng
viên là họ bị những người bí ẩn theo dõi.
Cố vấn Panitan Wattanayagorn đã bác bỏ quan điểm rằng Thái Lan mở cửa
cho các đặc vụ Trung Quốc hoạt động trên lãnh thổ nước mình. "Không có
quốc gia nào cho phép điều đó", ông nói. Ông cũng nói thêm là do số
lượng khách nước ngoài quá đông, nên nhà chức trách nước này không thể
theo dõi được tông tích của tất cả bọn họ. Năm ngoái, đã có gần 30 triệu
khách nước ngoài, trong đó có khoảng 8 triệu khách đến từ Trung Quốc,
nhập cảnh vào Thái Lan. Sự bác bỏ này dường như không thể xóa đi hoài
nghi khi mà Thái Lan sẽ trượt dài hơn vào vòng tay của Trung Quốc.
Bài viết của phóng viên Tan Hui Yee thường trú tại Bangkok trên tờ Thời báo “Eo biển”.
Mỹ Anh (gt)
(Nghiên Cứu Biển Đông)