Di Sản Hồ Chí Minh
Thâm Độc Và Quá Tàn Nhẫn: Phản ứng trái chiều khi Trung Quốc tuyên bố xả nước
Trước việc Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước từ một đập ở tỉnh Vân Nam xuống hạ lưu sông Me Kong đến ngày 10/4 để cứu hạn Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương và nhiều chuyên gia thủy lợi đã có phản ứng trái chiều.
Người dân, lãnh đạo địa phương vui mừng ngóng nước ngọt
Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu cho rằng Bạc Liêu nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung có lợi rất lớn khi Trung Quốc xả nước khẩn cấp xuống hạ lưu sông Me Kong.
“Nếu ngày 15/3 Trung Quốc xả thì nguồn nước ngọt từ sông Hậu dẫn về Bạc Liêu thông qua kênh Quản lộ Phụng Hiệp sẽ có trong 4 ngày tới. Chúng tôi đã đặt mọi hệ thống thủy lợi nằm tiếp giáp với tỉnh Sóc Trăng trong tư thế sẵn sàng, và sẽ mở cống để đón nguồn nước ngọt", ông Lân nói.
Theo Giám đốc Lân, tỉnh Bạc Liêu nằm cuối nguồn sông Hậu, khô hạn khốc liệt trong những tháng qua đã làm cho lượng nước ngọt trên địa bàn cạn kiệt, mặn lấn sâu vào các con kênh. Hiện tại nước mặn chưa xâm nhập vào nội đồng, nhưng dự báo trong thời gian tới nếu không có nước ngọt bổ sung, mặn sẽ tấn công, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp.
Còn tại Sóc Trăng, ông Huỳnh Ngọc Vân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, nước ngọt dẫn từ sông Hậu về thông qua hệ thống thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhựt; vùng Quản lộ Phụng Hiệp; hệ thống ở huyện Kế Sách… Tất cả hệ thống thủy lợi này đang sẵn sàng mở cống đón nước đổ về.
“Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị liên quan ngay khi tiếp nhận nguồn nước ngọt phải thông báo rộng rãi đến người dân trên toàn tỉnh, để nông dân chủ động lấy nước vào đồng ruộng, hạn chế thiệt hại”, ông Vân nói.
Hiện tại diện tích lúa xuân hè ở Sóc Trăng bị khô hạn là 47.000 ha, mía là 1.200 ha ở huyện Cù Lao Dung. Nếu có nước ngọt trong vài ngày tới thì diện tích thiệt hại, theo dự kiến từ 30 đến 70%, sẽ giảm xuống đáng kể.
Nghe tin Trung Quốc xả nước, lão nông Phạm Minh Hùng, ngụ ấp Đoàn Văn Tố, xã Đại Ân 1 (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) vui mừng nói: “Dân chúng tôi mừng hơn nhặt được vàng. Nếu có nước ngọt thì 300 ha đất trồng mía của bà con trong huyện sẽ được cứu”.
Các chuyên gia lo ngại, nước từ Trung Quốc chảy qua các nước khác khi đến Việt Nam sẽ còn rất ít. Đồ họa: Michael Buckley |
Chỉ 3-4% lượng nước từ Trung Quốc đến đồng bằng Cửu Long
Trái với thái độ mừng vui của người dân và lãnh đạo vùng khô hạn, TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, cho biết Trung Quốc không nằm trong Hiệp định Me Kong 1995 (MRC) nên các nước ở hạ lưu rất khó có cơ sở pháp lý yêu cầu quốc gia này xả nước. Ngay cả khi Trung Quốc đồng ý xả nước xuống hạ lưu thì dọc đường đi qua các nước Thái Lan, Lào và Campuchia, vốn đang hạn hán, sẽ lấy nước bằng hệ thống cống và trạm bơm.
"Vì vậy lượng nước xả từ hồ của Trung Quốc đến Biền Hồ sẽ hút gần hết theo quy luật điều tiết tự nhiên, chỉ còn lại khoảng 3-4% lượng nước về đến đồng bằng sông Cửu Long", tiến sĩ Trường nói và cho rằng Việt Nam cần kiến nghị Trung Quốc chia sẻ, cung cấp trước thông tin về kế hoạch vận hành hàng năm tại một số nhà máy thủy điện.
TS Trần Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cũng cho rằng Thái Lan, Lào, Campuchia gặp hạn hán nghiêm trọng, nhất là Thái Lan đang tìm cách đưa nước từ sông Me Kong vào, nên khi nước từ Trung Quốc chảy xuống đi qua các quốc gia này, họ sẽ tận dụng lấy và về đến Việt Nam còn rất ít.
"Việc lấy nước hiện chỉ hỗ trợ cho mục đích sinh hoạt, chứ không thể cứu được diện tích đất nông nghiệp", ông Tuấn nói.
Trước lo lắng của các chuyên gia thủy lợi, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, các chuyên gia đã tính toán, có thông số kỹ thuật để Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên đề nghị Trung Quốc cân đối lưu lượng xả tại hồ chứa. Nếu Trung Quốc thực hiện thì tình hình hạn hán kỷ lục ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tháo gỡ, các nước trên lưu vực cũng thoát hạn.
Theo đại diện Tổng cục Thủy lợi, trước mắt việc Trung Quốc đồng ý giúp Việt Nam là thiện chí tốt. Việc xả nước cũng sẽ giúp ích ít nhiều trong tình trạng hạn hán hiện nay.
Hạn hán xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của người dân. Ảnh: Cửu Long. |
Theo Bộ Nông nghiệp, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống dân sinh của 10/13 tỉnh thành phố trong khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng diện tích lúa thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay là gần 160.000 ha; 155.000 hộ gia đình (575.000 người) bị thiếu nước; nhiều trường học, trạm xá, khách sạn, nhà máy sản xuất không có nước ngọt.
Phạm Hương - Phúc Hưng
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Thâm Độc Và Quá Tàn Nhẫn: Phản ứng trái chiều khi Trung Quốc tuyên bố xả nước
Trước việc Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước từ một đập ở tỉnh Vân Nam xuống hạ lưu sông Me Kong đến ngày 10/4 để cứu hạn Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương và nhiều chuyên gia thủy lợi đã có phản ứng trái chiều.
Người dân, lãnh đạo địa phương vui mừng ngóng nước ngọt
Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu cho rằng Bạc Liêu nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung có lợi rất lớn khi Trung Quốc xả nước khẩn cấp xuống hạ lưu sông Me Kong.
“Nếu ngày 15/3 Trung Quốc xả thì nguồn nước ngọt từ sông Hậu dẫn về Bạc Liêu thông qua kênh Quản lộ Phụng Hiệp sẽ có trong 4 ngày tới. Chúng tôi đã đặt mọi hệ thống thủy lợi nằm tiếp giáp với tỉnh Sóc Trăng trong tư thế sẵn sàng, và sẽ mở cống để đón nguồn nước ngọt", ông Lân nói.
Theo Giám đốc Lân, tỉnh Bạc Liêu nằm cuối nguồn sông Hậu, khô hạn khốc liệt trong những tháng qua đã làm cho lượng nước ngọt trên địa bàn cạn kiệt, mặn lấn sâu vào các con kênh. Hiện tại nước mặn chưa xâm nhập vào nội đồng, nhưng dự báo trong thời gian tới nếu không có nước ngọt bổ sung, mặn sẽ tấn công, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp.
Còn tại Sóc Trăng, ông Huỳnh Ngọc Vân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, nước ngọt dẫn từ sông Hậu về thông qua hệ thống thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhựt; vùng Quản lộ Phụng Hiệp; hệ thống ở huyện Kế Sách… Tất cả hệ thống thủy lợi này đang sẵn sàng mở cống đón nước đổ về.
“Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị liên quan ngay khi tiếp nhận nguồn nước ngọt phải thông báo rộng rãi đến người dân trên toàn tỉnh, để nông dân chủ động lấy nước vào đồng ruộng, hạn chế thiệt hại”, ông Vân nói.
Hiện tại diện tích lúa xuân hè ở Sóc Trăng bị khô hạn là 47.000 ha, mía là 1.200 ha ở huyện Cù Lao Dung. Nếu có nước ngọt trong vài ngày tới thì diện tích thiệt hại, theo dự kiến từ 30 đến 70%, sẽ giảm xuống đáng kể.
Nghe tin Trung Quốc xả nước, lão nông Phạm Minh Hùng, ngụ ấp Đoàn Văn Tố, xã Đại Ân 1 (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) vui mừng nói: “Dân chúng tôi mừng hơn nhặt được vàng. Nếu có nước ngọt thì 300 ha đất trồng mía của bà con trong huyện sẽ được cứu”.
Các chuyên gia lo ngại, nước từ Trung Quốc chảy qua các nước khác khi đến Việt Nam sẽ còn rất ít. Đồ họa: Michael Buckley |
Chỉ 3-4% lượng nước từ Trung Quốc đến đồng bằng Cửu Long
Trái với thái độ mừng vui của người dân và lãnh đạo vùng khô hạn, TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, cho biết Trung Quốc không nằm trong Hiệp định Me Kong 1995 (MRC) nên các nước ở hạ lưu rất khó có cơ sở pháp lý yêu cầu quốc gia này xả nước. Ngay cả khi Trung Quốc đồng ý xả nước xuống hạ lưu thì dọc đường đi qua các nước Thái Lan, Lào và Campuchia, vốn đang hạn hán, sẽ lấy nước bằng hệ thống cống và trạm bơm.
"Vì vậy lượng nước xả từ hồ của Trung Quốc đến Biền Hồ sẽ hút gần hết theo quy luật điều tiết tự nhiên, chỉ còn lại khoảng 3-4% lượng nước về đến đồng bằng sông Cửu Long", tiến sĩ Trường nói và cho rằng Việt Nam cần kiến nghị Trung Quốc chia sẻ, cung cấp trước thông tin về kế hoạch vận hành hàng năm tại một số nhà máy thủy điện.
TS Trần Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cũng cho rằng Thái Lan, Lào, Campuchia gặp hạn hán nghiêm trọng, nhất là Thái Lan đang tìm cách đưa nước từ sông Me Kong vào, nên khi nước từ Trung Quốc chảy xuống đi qua các quốc gia này, họ sẽ tận dụng lấy và về đến Việt Nam còn rất ít.
"Việc lấy nước hiện chỉ hỗ trợ cho mục đích sinh hoạt, chứ không thể cứu được diện tích đất nông nghiệp", ông Tuấn nói.
Trước lo lắng của các chuyên gia thủy lợi, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, các chuyên gia đã tính toán, có thông số kỹ thuật để Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên đề nghị Trung Quốc cân đối lưu lượng xả tại hồ chứa. Nếu Trung Quốc thực hiện thì tình hình hạn hán kỷ lục ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tháo gỡ, các nước trên lưu vực cũng thoát hạn.
Theo đại diện Tổng cục Thủy lợi, trước mắt việc Trung Quốc đồng ý giúp Việt Nam là thiện chí tốt. Việc xả nước cũng sẽ giúp ích ít nhiều trong tình trạng hạn hán hiện nay.
Hạn hán xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của người dân. Ảnh: Cửu Long. |
Theo Bộ Nông nghiệp, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống dân sinh của 10/13 tỉnh thành phố trong khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng diện tích lúa thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay là gần 160.000 ha; 155.000 hộ gia đình (575.000 người) bị thiếu nước; nhiều trường học, trạm xá, khách sạn, nhà máy sản xuất không có nước ngọt.
Phạm Hương - Phúc Hưng