Theo các nguồn tin tình báo phương Tây, Triều Tiên đang sở hữu một lực lượng không quân được xếp vào hàng “cổ lỗ sỹ” nhất thế giới bởi loại tiêm kích chủ lực nhất của họ vẫn
Không ai phủ nhận, trong lịch sử thế giới, những chiếc tiêm kích MIG-21 do Liên Xô cũ sản xuất đã từng một thời là nỗi ám ảnh của các lực lượng không quân phương Tây và chúng đã có một lịch sử vẻ vang với vô số những chiến thắng “đáng kinh ngạc”. Trong một tài liệu mật của mình, không quân Mỹ đã từng thừa nhận những chiếc máy bay MIG-21 được giới phi công Mỹ gọi là “những con quái vật trên bầu trời” (beast in the air) khi mẫu tiêm kích F-4 rất hiện đại của không quân nước này phải đụng đầu với địch thủ trên bầu trời Việt Nam.
Nhưng đó là chuyện của thập niên 60-70 trong thế kỷ trước. Ngày nay, vị trí chủ yếu của MIG-21 là trong các viện bảo tàng hoặc chỉ còn được sử dụng rất hạn chế tại quân đội một số nước trên thế giới chủ yếu dùng làm máy bay huấn luyện cho phi công trẻ.
Với Triều Tiên, các nguồn tin tình báo cho biết không quân nước này vẫn chủ yếu phải phụ thuộc vào MIG-21 để bảo vệ bầu trời của họ. Ước tính, hiện Triều Tiên còn khoảng 150 chiếc MIG-21 nhưng có điều một số lượng lớn đã phải nằm “đắp chiếu” do không có linh kiện, phụ tùng thay thế, bảo dưỡng, không đủ nhiên liệu để bay huấn luyện thường xuyên – hậu quả của các lệnh cấm vận và bao vây kinh tế kéo dài suốt nhiều thập kỷ qua.
Những hình ảnh “thảm thương” của MIG-21 trong không quân Triều Tiên hiện nay
|
MIG -21 (tên đầy đủ là Mikoyan-Gurevich MiG-21) lần đầu xuất hiện trên bầu trời vào khoảng cuối những năm 1950. Các tài liệu ghi lại, Liên Xô đã xuất xưởng khoảng 10.000 chiếc MIG -21.
|
|
Năm 1963, khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt đầu xây dựng lực lượng không quân của mình, MIG -21 vẫn là mẫu tiêm kích “sát thủ” bậc nhất thế giới. Trong tài liệu mật của không quân Mỹ về sau mới công bố, các phi công Phantom F-4 của Mỹ khi đó cực kỳ ngại và sợ hãi khi phải đối đầu với MIG-21 trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. (Ảnh: Mô hình MIG-21 trong một bảo tàng ở Việt Nam)
|
|
Chính nhờ những thắng lợi vang dội của MIG-21 tại Việt Nam mà Triều Tiên đã quyết định tậu về khá nhiều mẫu máy bay chiến đấu này, đồng thời MIG-21 cũng là động lực để không quân hải quân Mỹ thành lập học viện Top Gun chuyên đào tạo phi công và nghiên cứu chiến thuật chiến đấu.
|
|
Khi đó, MIG-21 có buồng lái nhìn phức tạp hơn nhiều so với F-4 của Mỹ
|
|
Nhưng có vẻ vẫn khá thô sơ |
|
Khi Liên Xô tan rã, một số lượng lớn MIG -21 đã rơi vào tay Kazakhstan – một nước cộng hòa thuộc liên bang Xô viết cũ. Vào cuối thập niên 90, Kazakhstan vẫn còn bán được 40 chiếc MIG-21 này cho Triều Tiên.
|
|
Nhưng 40 chiếc tiêm kích này cũng chẳng phát huy được bao nhiêu tác dụng bởi khi đó Triều Tiên lâm vào những nạn đói triền miên tồi tệ nhất trong lịch sử.
|
|
Dù có vẻ ngoài “hầm hố” nhưng ngày nay MIG-21 khó lòng có thể so sánh được với các mẫu tiêm kích hiện đại.
|
|
Công nghệ radar hiện đại và công nghệ gây nhiễu sóng hiện nay có thể khiến MIG-21 trở nên “vô dụng”.
|
|
Rất nhiều MIG-21 của Triều Tiên hiện nay nằm trong tình trạng hư hỏng nặng và “đắp chiếu” do mất mát linh kiện mà không có thay thế
|
|
Các hình ảnh chụp được từ vệ tinh cho thấy, một số chiếc MIG-21 của Triều Tiên nằm trong tình trạng bị rỉ sét.
|
|
Thiếu nhiên liệu nên những chiếc máy bay này rất hiếm khi được cất cánh, huấn luyện. Trung bình các phi công Triều Tiên chỉ được bay khoảng trên dưới 10 giờ bay mỗi năm trên MIG -21.
|
|
Một số nhà phân tích cho rằng ngoài nguyên nhân thiếu nhiên liệu, Triều Tiên ít khi dám cho MIG -21 cất cánh vì sợ hỏng bộ khung máy bay.
|
|
14. Mặc dù vậy, theo đánh giá của tổ chức An ninh Toàn cầu (GlobalSecurity), lực lượng không quân Triều Tiên vẫn có đủ khả năng bảo vệ bầu trời nước này trong một khoảng thời gian nhất định hay thậm chí vẫn có thể tiến hành các chiến dịch tấn công với quy mô vừa phải vào Hàn Quốc.
|
|
15. Với hệ thống radar và tên lửa cũ kỹ, tỷ lệ máy bay của Triều Tiên bị bắn hạ ngay trong những giờ đầu tiên khi mới xuất kích là rất cao và đặc biệt là MIG-21 ngày nay có rất ít khả năng đối đầu được với F-15K của không quân Hàn Quốc.
|