Hình Ảnh & Sự Kiện

Thăm nhà Martin Luther King

Trên quảng trường quốc gia ở Washington DC, có bốn người Mỹ được dựng tượng đài : George Washington – tuyên bố thành lập nước, Thomas Jefferson


Ngôi nhà của Martin L. King. Ảnh: HM

Ngôi nhà của Martin L. King. Ảnh: HM

Trên quảng trường quốc gia ở Washington DC, có bốn người Mỹ được dựng tượng đài : George Washington – tuyên bố thành lập nước, Thomas Jefferson – viết tuyên ngôn độc lập, Abraham Lincoln – thống nhất bắc nam trong nội chiến và một người không phải là tổng thống, đó là Martin Luther King (MLK).

 

Mình đã thăm nhà của Washington bên cạnh sông Potomac và villa của Thomas Jefferson tại Charlottesville. Chưa có dịp đến nơi sinh ra Lincoln ở Kentucky nhưng lần đi Atlanta này tôi may mắn được xem ngôi nhà hai tầng xinh xắn số 501 đường Auburn, nơi King cất tiếng chào đời ngày 15-1-1929.

Khu vực này còn rất nhiều người da đen sinh sống vẻ khá nghèo. Nhìn xe hơi cũ kỹ đỗ ven phố, nhà cửa tuềnh toàng, đoán ra ngay.

Lang thang chụp ảnh trong khu tưởng niệm King, một người da đen trông khá già, ốm yếu, ăn vận tồi tàn, tiến lại bảo “Anh đi thêm nữa đi, trên kia là nhà của King, bên cạnh có khu mộ và nhà thờ Ebenezer Baptist, nơi ML King thường đi lễ vào cuối tuần”. Có lẽ ông đã giới thiệu hàng ngàn lần như thế với khách du lịch.

Khi còn sống MLK là mục sư đạo Tin lành (Baptist), người da đen nổi tiếng về hoạt động đòi quyền bình đẳng cho dân da màu.

Khu tưởng niệm MLK được khánh thành ngày 10-10-1980, bao gồm một số ngôi nhà xung quanh khu phố Auburn, nơi ông chào đời và lớn lên.

Khách du lịch viếng thăm thường xuyên nơi đây. Đang ngắm tượng MLK bằng đồng mầu đen trước lối ra vào thì một đoàn khách tới chụp ảnh. Hỏi một bác biết từ Châu Phi đến vì ngưỡng mộ MLK. Ông nói chỉ thích Nelson Mandela và MLK.

Ở đây còn nguyên vẹn ngôi nhà thờ Tin lành (Ebenezer Baptist Church), khu bảo tàng mang tên ông, mộ của hai ông bà nằm trong bể nước trong xanh, tượng ông đang nâng niu đứa trẻ, có vườn hồng “World Peace Rose Garden” mà mỗi gốc hoa và mầu đều mang một ý nghĩa riêng, nói về cuộc đời của MLK và sự nghiệp ông để lại cho hậu thế. Vườn này nếu mùa hè hoa nở thì đẹp tuyệt vời.

Hàng hoa số 1 ở trung tâm  mầu hồng nhạt (pink) để tưởng nhớ bà vợ Coretta Scott King, người tiếp tục sự nghiệp đấu tranh vì dân quyền sau khi Martin King bị ám sát ngày 4-4-1968.

Xen vào vườn hoa là loại hồng đỏ thẫm mang số 2, biểu tượng cho sự cống hiến của người da đen cho sự phát triển trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới.

Hàng hoa hồng mầu trắng số 3 biểu tượng cho hòa bình, và đó là cách mà Martin L. King và Mohandas K. Gandhi từng chọn cách đấu tranh phi bạo lực.

Gốc hồng nhiều sắc mầu mang số 4 là đại diện cho các dân tộc trên thế giới cùng theo đuổi ý tưởng của King.

Xung quanh là vài tấm đá hoa cương ghi lời của các em học sinh từ khắp thế giới viết về King với sự ngưỡng mộ và ý nghĩa của việc ông làm.

Khu tưởng niệm MLK. Ảnh: HM

Khu tưởng niệm. Ảnh MLK bị còng số 8. Ảnh: HM

Cổng ra vào còn thấy ảnh King bị còng số 8, vì ông từng bị bắt giam, bị nghe lén, FBI thường xuyên theo dõi vì ông chống lại luật Jim Crow. Có kẻ dọa mang bom tới ném vào nhà. Ông từng lên án chiến tranh Việt Nam vì cho đó là cuộc chiến phi nghĩa.

Từ xa xưa, tại các bang miền Nam Hoa Kỳ có chế độ phân biệt chủng tộc đáng xấu hổ mang tên Jim Crow, được thực thi từ 1877 đến giữa thập niên 1960. Luật này nhằm chống lại người da đen, bảo vệ người da trắng.

Theo luật Jim Crow  người da đen không được đưa tay ra trước cho một người da trắng bắt. Nếu người đàn ông da đen đưa tay bắt hay chạm bất cứ một phần nào của cơ thể phụ nữ da trắng thì đã bị kết tội hiếp dâm.

Da đen không được ăn chung với da trắng. Nếu bắt buộc phải ăn chung với nhau, người da trắng phải được phục vụ trước, và phải có một vật gì ngăn cách họ với nhau.

Da đen không được tự ý mồi lửa cho da trắng hút thuốc.  Da đen không được âu yếm ở nơi công cộng. Dân da trắng không cần xưng hô Mr.. Mrs, Sir… với người da đen.

Stetson Kennedy, tác giả cuốn Cẩm nang Jim Crow, đưa ra 7 qui tắc mà người da đen phải tôn trọng khi nói chuyện với người da trắng:

1.     Đừng bao giờ cho người da trắng nói dối.

2.     Da trắng không bao giờ có ý định bất chính.

3.     Da trắng không thể xuất thân từ giai cấp thấp hèn.

4.     Đừng bao giờ cho mình có, hay cố chứng tỏ mình có, kiến thức hay trí thông minh ưu việt.

5.     Đừng bao giờ nguyền rủa một người da trắng.

6.     Đừng bao giờ cười chế nhạo một người da trắng.

7.     Đừng bao giờ bình luận về diện mạo của một phụ nữ da trắng.

Thế hệ sau ngưỡng mộ ông. Ảnh: HM

Khắc trong vườn hồng. Thế hệ sau ngưỡng mộ ông. Ảnh: HM

Sau khi Martin King bị ám sát, phong trào đòi quyền bình đẳng càng nổi lên mạnh hơn bao giờ hết và khi đó luật Jim Crow mới bị cho vào sọt rác. Lịch sử Hoa Kỳ bắt đầu xóa đi những trang xấu hổ nhất về nạn phân biệt chủng tộc.

Nhớ đến một câu viết trên khu tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên “Freedom is not free – Tự do không phải là miễn phí” thấy rất đúng cho trường hợp của MLK và hàng vạn người da đen đã đổ máu để có sự bình quyền như ngày hôm nay. Cái giá không phải là nhỏ.

Thế nhưng thời đại này, vẫn còn nhiều nơi, nhiều quốc gia vẫn đang dùng quyền lực như một công cụ để đàn áp đối kháng, không khác gì nước Mỹ cách đây hơn nửa thế kỷ. Họ sẵn sàng ra tay độc ác với cả đồng bào, đồng chí của mình nếu quyền lợi bị xâm phạm.

Rừng luật như luật rừng, lỏng lẻo, ai muốn hiểu thế nào cũng được, chỉ nhằm bảo vệ chế độ và lợi ích của kẻ cầm quyền, không hề đếm xỉa đến quyền làm người của công dân.

Dẫu vậy, mọi thể chế dựng nên bởi bộ luật không tôn trọng quyền con người đều bị đào thải. Nước Mỹ đã học được bài đắt giá đó qua cuộc đời của Martin Luther King. Nếu không có ông, chắc gì Barack Obama da đen bước vào Nhà Trắng hôm nay.

Nếu hỏi, ai có bài nói hay và đáng nhớ nhất trong lịch sử nước Mỹ, thì người ta không lưỡng lự trả lời đó là “Diễn văn Gettysburg” của Tổng thống Abraham Lincoln và “Tôi có một giấc mơ” của ML King đọc ngày 28-8-1963 tại Washington DC.

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trỗi dậy để sống theo ý nghĩa thật “Chúng ta tin rằng chân lý này là đầy trọn, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng”.

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại với nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ.

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Mississippi, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở nên ốc đảo của tự do và công bằng.

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi màu da, mà bởi tính cách của chúng…”

Khách đến từ châu Phi. Ảnh: HM

Khách đến từ châu Phi. Ảnh: HM

Như một định mệnh, ngày 3-4-1968, linh cảm sẽ bị ám sát, khi nói chuyện với một đám đông đang phấn chấn, ông nói lời cuối như đọc điếu văn cho chính mình “Tôi không quan tâm điều gì đang xảy ra… người ta đang bàn tán về những lời đe dọa – những người anh em da trắng sẽ làm gì tôi…”

Ngày hôm sau (4-4-1968), tại khách sạn Lorraine, ML King đứng ở ban công thì tiếng súng nổ vang lên. Có mặt lúc ấy, Jesse Jackson nghe được lời cuối cùng “Này Ben, hãy hứa với tôi là đêm nay anh sẽ chơi bài Take My Hand, Precious Lord, và phải chơi thật hay.”

Tôi không rõ đêm ấy Ben Branch có chơi bản nhạc đó nữa hay không. Nhưng có lẽ khi nhắm mắt, Martin L. King tin vào hàng tỷ người trên hành tinh vẫn theo con đường đấu tranh vì bình quyền mà hai ông bà đã lựa chọn.

Ngày 26-12-2012, có một người Việt từ một nơi xa xôi đến đây và kính cẩn nghiêng mình trước hai ngôi mộ. Người ấy nói rằng, bản nhạc “Take My Hand, Precious Lord  - Hãy nắm bàn tay em, chàng yêu quí” vẫn được dàn nhạc của nhân loại tiếp tục biểu diễn trong những cuộc cách mạng hoa và mầu khắp thế giới.

 

 

Hiệu Minh. Atlanta. 26-12-2012

 

Hôm thăm khu tưởng niệm trời mưa rét nên ảnh xấu, mong bạn đọc thông cảm.

Cổng vào khu tưởng niệm King. Ảnh: HM

Cổng vào khu tưởng niệm. Ảnh: HM

Vườn hồng nhiều ý nghĩa. Ảnh: HM

Vườn hồng nhiều ý nghĩa. Ảnh: HM

Những gốc hồng được đánh số. Ảnh: HM

Những gốc hồng được đánh số. Ảnh: HM

Học sinh từ Trung Quốc viết về MLK. Ảnh: HM

Học sinh từ Trung Quốc viết về MLK. Ảnh: HM

Nơi yên nghỉ của hai ông bà. Ảnh: HM

Du khách Việt viếng thăm nơi yên nghỉ của hai ông bà MLK. Ảnh: HM

Mộ của hai vợ chồng MLK. Ảnh: HM

Mộ của hai vợ chồng MLK. Ảnh: HM

Phố Auburn. Ảnh: HM

Phố Auburn. Ảnh: HM

Ebenezer Baptist Church.  Ảnh: HM

Ebenezer Baptist Church. Ảnh: HM

Tượng MLK ở cổng ra vào. Ảnh: HM

Tượng MLK ở cổng ra vào. Ảnh: HM

Tượng đài MLK ở DC. Ảnh: HM

Tượng đài MLK ở DC. Ảnh: HM

PS. Đã hơn 40 năm kể từ ngày Martin Luther King bị ám sát, giấc mơ của ông đối với nhiều dân tộc vẫn là giấc mơ.

Ví dụ cho người Việt “Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày các con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi lý lịch hay đảng viên, mà bởi tính cách và tài năng của chúng.”

Anh Đoàn Văn Vươn có lẽ mơ thế này “Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Tiên Lãng, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở nên ốc đảo của tự do và công bằng”.

Có lẽ chẳng ai bắt tù vì giấc mơ cả, trừ VN có điều luật 88, bạn đọc thử mơ thầm chút xem sao.

http://hieuminh.org/2013/01/01/tham-nha-martin-luther-king/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thăm nhà Martin Luther King

Trên quảng trường quốc gia ở Washington DC, có bốn người Mỹ được dựng tượng đài : George Washington – tuyên bố thành lập nước, Thomas Jefferson


Ngôi nhà của Martin L. King. Ảnh: HM

Ngôi nhà của Martin L. King. Ảnh: HM

Trên quảng trường quốc gia ở Washington DC, có bốn người Mỹ được dựng tượng đài : George Washington – tuyên bố thành lập nước, Thomas Jefferson – viết tuyên ngôn độc lập, Abraham Lincoln – thống nhất bắc nam trong nội chiến và một người không phải là tổng thống, đó là Martin Luther King (MLK).

 

Mình đã thăm nhà của Washington bên cạnh sông Potomac và villa của Thomas Jefferson tại Charlottesville. Chưa có dịp đến nơi sinh ra Lincoln ở Kentucky nhưng lần đi Atlanta này tôi may mắn được xem ngôi nhà hai tầng xinh xắn số 501 đường Auburn, nơi King cất tiếng chào đời ngày 15-1-1929.

Khu vực này còn rất nhiều người da đen sinh sống vẻ khá nghèo. Nhìn xe hơi cũ kỹ đỗ ven phố, nhà cửa tuềnh toàng, đoán ra ngay.

Lang thang chụp ảnh trong khu tưởng niệm King, một người da đen trông khá già, ốm yếu, ăn vận tồi tàn, tiến lại bảo “Anh đi thêm nữa đi, trên kia là nhà của King, bên cạnh có khu mộ và nhà thờ Ebenezer Baptist, nơi ML King thường đi lễ vào cuối tuần”. Có lẽ ông đã giới thiệu hàng ngàn lần như thế với khách du lịch.

Khi còn sống MLK là mục sư đạo Tin lành (Baptist), người da đen nổi tiếng về hoạt động đòi quyền bình đẳng cho dân da màu.

Khu tưởng niệm MLK được khánh thành ngày 10-10-1980, bao gồm một số ngôi nhà xung quanh khu phố Auburn, nơi ông chào đời và lớn lên.

Khách du lịch viếng thăm thường xuyên nơi đây. Đang ngắm tượng MLK bằng đồng mầu đen trước lối ra vào thì một đoàn khách tới chụp ảnh. Hỏi một bác biết từ Châu Phi đến vì ngưỡng mộ MLK. Ông nói chỉ thích Nelson Mandela và MLK.

Ở đây còn nguyên vẹn ngôi nhà thờ Tin lành (Ebenezer Baptist Church), khu bảo tàng mang tên ông, mộ của hai ông bà nằm trong bể nước trong xanh, tượng ông đang nâng niu đứa trẻ, có vườn hồng “World Peace Rose Garden” mà mỗi gốc hoa và mầu đều mang một ý nghĩa riêng, nói về cuộc đời của MLK và sự nghiệp ông để lại cho hậu thế. Vườn này nếu mùa hè hoa nở thì đẹp tuyệt vời.

Hàng hoa số 1 ở trung tâm  mầu hồng nhạt (pink) để tưởng nhớ bà vợ Coretta Scott King, người tiếp tục sự nghiệp đấu tranh vì dân quyền sau khi Martin King bị ám sát ngày 4-4-1968.

Xen vào vườn hoa là loại hồng đỏ thẫm mang số 2, biểu tượng cho sự cống hiến của người da đen cho sự phát triển trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới.

Hàng hoa hồng mầu trắng số 3 biểu tượng cho hòa bình, và đó là cách mà Martin L. King và Mohandas K. Gandhi từng chọn cách đấu tranh phi bạo lực.

Gốc hồng nhiều sắc mầu mang số 4 là đại diện cho các dân tộc trên thế giới cùng theo đuổi ý tưởng của King.

Xung quanh là vài tấm đá hoa cương ghi lời của các em học sinh từ khắp thế giới viết về King với sự ngưỡng mộ và ý nghĩa của việc ông làm.

Khu tưởng niệm MLK. Ảnh: HM

Khu tưởng niệm. Ảnh MLK bị còng số 8. Ảnh: HM

Cổng ra vào còn thấy ảnh King bị còng số 8, vì ông từng bị bắt giam, bị nghe lén, FBI thường xuyên theo dõi vì ông chống lại luật Jim Crow. Có kẻ dọa mang bom tới ném vào nhà. Ông từng lên án chiến tranh Việt Nam vì cho đó là cuộc chiến phi nghĩa.

Từ xa xưa, tại các bang miền Nam Hoa Kỳ có chế độ phân biệt chủng tộc đáng xấu hổ mang tên Jim Crow, được thực thi từ 1877 đến giữa thập niên 1960. Luật này nhằm chống lại người da đen, bảo vệ người da trắng.

Theo luật Jim Crow  người da đen không được đưa tay ra trước cho một người da trắng bắt. Nếu người đàn ông da đen đưa tay bắt hay chạm bất cứ một phần nào của cơ thể phụ nữ da trắng thì đã bị kết tội hiếp dâm.

Da đen không được ăn chung với da trắng. Nếu bắt buộc phải ăn chung với nhau, người da trắng phải được phục vụ trước, và phải có một vật gì ngăn cách họ với nhau.

Da đen không được tự ý mồi lửa cho da trắng hút thuốc.  Da đen không được âu yếm ở nơi công cộng. Dân da trắng không cần xưng hô Mr.. Mrs, Sir… với người da đen.

Stetson Kennedy, tác giả cuốn Cẩm nang Jim Crow, đưa ra 7 qui tắc mà người da đen phải tôn trọng khi nói chuyện với người da trắng:

1.     Đừng bao giờ cho người da trắng nói dối.

2.     Da trắng không bao giờ có ý định bất chính.

3.     Da trắng không thể xuất thân từ giai cấp thấp hèn.

4.     Đừng bao giờ cho mình có, hay cố chứng tỏ mình có, kiến thức hay trí thông minh ưu việt.

5.     Đừng bao giờ nguyền rủa một người da trắng.

6.     Đừng bao giờ cười chế nhạo một người da trắng.

7.     Đừng bao giờ bình luận về diện mạo của một phụ nữ da trắng.

Thế hệ sau ngưỡng mộ ông. Ảnh: HM

Khắc trong vườn hồng. Thế hệ sau ngưỡng mộ ông. Ảnh: HM

Sau khi Martin King bị ám sát, phong trào đòi quyền bình đẳng càng nổi lên mạnh hơn bao giờ hết và khi đó luật Jim Crow mới bị cho vào sọt rác. Lịch sử Hoa Kỳ bắt đầu xóa đi những trang xấu hổ nhất về nạn phân biệt chủng tộc.

Nhớ đến một câu viết trên khu tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên “Freedom is not free – Tự do không phải là miễn phí” thấy rất đúng cho trường hợp của MLK và hàng vạn người da đen đã đổ máu để có sự bình quyền như ngày hôm nay. Cái giá không phải là nhỏ.

Thế nhưng thời đại này, vẫn còn nhiều nơi, nhiều quốc gia vẫn đang dùng quyền lực như một công cụ để đàn áp đối kháng, không khác gì nước Mỹ cách đây hơn nửa thế kỷ. Họ sẵn sàng ra tay độc ác với cả đồng bào, đồng chí của mình nếu quyền lợi bị xâm phạm.

Rừng luật như luật rừng, lỏng lẻo, ai muốn hiểu thế nào cũng được, chỉ nhằm bảo vệ chế độ và lợi ích của kẻ cầm quyền, không hề đếm xỉa đến quyền làm người của công dân.

Dẫu vậy, mọi thể chế dựng nên bởi bộ luật không tôn trọng quyền con người đều bị đào thải. Nước Mỹ đã học được bài đắt giá đó qua cuộc đời của Martin Luther King. Nếu không có ông, chắc gì Barack Obama da đen bước vào Nhà Trắng hôm nay.

Nếu hỏi, ai có bài nói hay và đáng nhớ nhất trong lịch sử nước Mỹ, thì người ta không lưỡng lự trả lời đó là “Diễn văn Gettysburg” của Tổng thống Abraham Lincoln và “Tôi có một giấc mơ” của ML King đọc ngày 28-8-1963 tại Washington DC.

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trỗi dậy để sống theo ý nghĩa thật “Chúng ta tin rằng chân lý này là đầy trọn, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng”.

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại với nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ.

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Mississippi, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở nên ốc đảo của tự do và công bằng.

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi màu da, mà bởi tính cách của chúng…”

Khách đến từ châu Phi. Ảnh: HM

Khách đến từ châu Phi. Ảnh: HM

Như một định mệnh, ngày 3-4-1968, linh cảm sẽ bị ám sát, khi nói chuyện với một đám đông đang phấn chấn, ông nói lời cuối như đọc điếu văn cho chính mình “Tôi không quan tâm điều gì đang xảy ra… người ta đang bàn tán về những lời đe dọa – những người anh em da trắng sẽ làm gì tôi…”

Ngày hôm sau (4-4-1968), tại khách sạn Lorraine, ML King đứng ở ban công thì tiếng súng nổ vang lên. Có mặt lúc ấy, Jesse Jackson nghe được lời cuối cùng “Này Ben, hãy hứa với tôi là đêm nay anh sẽ chơi bài Take My Hand, Precious Lord, và phải chơi thật hay.”

Tôi không rõ đêm ấy Ben Branch có chơi bản nhạc đó nữa hay không. Nhưng có lẽ khi nhắm mắt, Martin L. King tin vào hàng tỷ người trên hành tinh vẫn theo con đường đấu tranh vì bình quyền mà hai ông bà đã lựa chọn.

Ngày 26-12-2012, có một người Việt từ một nơi xa xôi đến đây và kính cẩn nghiêng mình trước hai ngôi mộ. Người ấy nói rằng, bản nhạc “Take My Hand, Precious Lord  - Hãy nắm bàn tay em, chàng yêu quí” vẫn được dàn nhạc của nhân loại tiếp tục biểu diễn trong những cuộc cách mạng hoa và mầu khắp thế giới.

 

 

Hiệu Minh. Atlanta. 26-12-2012

 

Hôm thăm khu tưởng niệm trời mưa rét nên ảnh xấu, mong bạn đọc thông cảm.

Cổng vào khu tưởng niệm King. Ảnh: HM

Cổng vào khu tưởng niệm. Ảnh: HM

Vườn hồng nhiều ý nghĩa. Ảnh: HM

Vườn hồng nhiều ý nghĩa. Ảnh: HM

Những gốc hồng được đánh số. Ảnh: HM

Những gốc hồng được đánh số. Ảnh: HM

Học sinh từ Trung Quốc viết về MLK. Ảnh: HM

Học sinh từ Trung Quốc viết về MLK. Ảnh: HM

Nơi yên nghỉ của hai ông bà. Ảnh: HM

Du khách Việt viếng thăm nơi yên nghỉ của hai ông bà MLK. Ảnh: HM

Mộ của hai vợ chồng MLK. Ảnh: HM

Mộ của hai vợ chồng MLK. Ảnh: HM

Phố Auburn. Ảnh: HM

Phố Auburn. Ảnh: HM

Ebenezer Baptist Church.  Ảnh: HM

Ebenezer Baptist Church. Ảnh: HM

Tượng MLK ở cổng ra vào. Ảnh: HM

Tượng MLK ở cổng ra vào. Ảnh: HM

Tượng đài MLK ở DC. Ảnh: HM

Tượng đài MLK ở DC. Ảnh: HM

PS. Đã hơn 40 năm kể từ ngày Martin Luther King bị ám sát, giấc mơ của ông đối với nhiều dân tộc vẫn là giấc mơ.

Ví dụ cho người Việt “Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày các con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi lý lịch hay đảng viên, mà bởi tính cách và tài năng của chúng.”

Anh Đoàn Văn Vươn có lẽ mơ thế này “Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Tiên Lãng, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở nên ốc đảo của tự do và công bằng”.

Có lẽ chẳng ai bắt tù vì giấc mơ cả, trừ VN có điều luật 88, bạn đọc thử mơ thầm chút xem sao.

http://hieuminh.org/2013/01/01/tham-nha-martin-luther-king/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm