Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Tham vọng Curiosity
Curiosity hạ cánh thành công xuống sao Hỏa mở ra cánh cửa cho việc con người tới chinh phục hành tinh Đỏ vào năm 2030.
Sau một hành trình kéo dài 8 tháng, vào lúc 05h31 (giờ GMT) ngày 6/8, tàu thăm dò sao Hỏa hiện đại nhất và lớn nhất từ trước đến nay mang tên Curiosity đã hạ cánh thành công xuống sao Hỏa. Đây là một cột mốc đáng ghi nhớ của ngành khoa học Mỹ trong quá trình nghiên cứu sao Hỏa.
Niềm vui các chuyên gia tại Trung tâm điều hành NASA khi tàu Curiosity hạ cánh an toàn xuống sao Hỏa
Tại Trung tâm điều hành tàu thí nghiệm, NASA đã xác định tàu Curiosity đã hạ cánh thông qua những hình ảnh truyền về qua camera gắn trên tàu. Chia sẻ niềm vui với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Tổng thống Barack Obama khẳng định đây là một kỳ tích của ngành khoa học Mỹ. Thành công này là kết quả của một công trình nghiên cứu lâu dài và phức tạp, cho thấy công nghệ này còn tiến xa trong tương lai.
Tàu Curiousity trị giá 2,5 tỷ USD, được phóng lên quỹ đạo ngày 26/11/2011 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở mũi Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ. Đây là loại tàu thăm dò vũ trụ lớn nhất và hoàn thiện nhất của NASA.
Tham vọng tìm thế giới khác
Các nhà khoa học không tin vào việc tàu Curiousity sẽ tìm được người ngoài hành tinh hay những sinh vật sống khác. Thay vào đó, họ hy vọng sẽ sử dụng tàu thăm dò này để phân tích các loại đất đá nhằm tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống hiện tại hoặc hỗ trợ sự sống trong quá khứ trên sao Hỏa. Ngoài ra, họ cũng sử dụng robot trên để nghiên cứu môi trường trên "Hành tinh Đỏ", chuẩn bị cho việc đưa con người lên hành tinh này trong những năm tới.
Vài phút sau khi hạ cánh, Curiosity đã gửi về những hình ảnh đen trắng đầu tiên về bề mặt sao Hỏa. Tới lúc này, John Holdren, cố vấn khoa học của Tổng thống Mỹ, mới bày tỏ niềm vui, nói rằng Curiosity là niềm tự hào mới của nước Mỹ.
“Nếu bất kỳ ai còn nghi ngờ về vị trí của sự lãnh đạo của nước Mỹ trong hoạt động chinh phục không gian, hãy nhìn vào xe tự hành nặng 1 tấn của Mỹ, vốn đang nói lên điều khác biệt” - ông tuyên bố.
Bức ảnh đầu tiên do Curiosity gửi về Trái Đất sau khi hạ cánh thành công xuống sao Hỏa
Trong vài tuần tới, các nhà khoa học sẽ kiểm tra hoàn toàn hệ thống của Curiosity, bao gồm 10 hệ thống đo đạc mà nó mang theo. Người ta cũng kiểm tra hệ thống động cơ của tàu thăm dò và các hệ thống điều khiển di chuyển, để xem quá trình hạ cánh có gây hư hại gì không. Tiếp đó, Curiosity sẽ vận động trên một quãng ngắn trước khi người ta kiểm tra cả hệ thống thêm một lần nữa.
Giám đốc dự án Peter Theisinger nói rằng NASA sẽ khởi động dự án với tốc độ chậm. Nhưng sau đó mọi chuyện sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch. Do Curiosity không cần tiếp nhiên liệu và các linh kiện được thiết kế để có tuổi thọ cao gấp 3 lần vòng đời dự kiến, Curiosity sẽ còn hoạt động trong nhiều năm tới trên bề mặt hành tinh Đỏ.
Tiếp theo, Curiosity sẽ xem xét các mẫu đất đá ở trên sao Hỏa khi nó di chuyển trên bề mặt hành tinh Đỏ. Nó cũng sẽ sử dụng cánh tay máy để thu thập mẫu đất đá và phân tích tại các hệ thống nghiên cứu bên trong con tàu. Với các khối đá nằm quá xa Curiosity, nó sẽ có một thiết bị laser giúp đốt các khối đá này và dựa vào phần hơi bốc lên để phân tích các thành phần cấu tạo. Nó còn mang theo một máy đo khí tượng nhỏ và một thiết bị để tính toán mức độ phóng xạ ở bề mặt hành tinh Đỏ.
Curiosity hiện có rất nhiều máy ghi hình khác nhau, có khả năng chụp cận cảnh hình ảnh các khối đá. Nó cũng có 2 cột lớn gắn 2 máy ảnh chụp ảnh 3 chiều với kích cỡ ảnh 2 megapixel. Ngoài ra nó cũng có nhiều thiết bị giúp chụp hình ảnh ở xa và hình ảnh toàn cảnh. Một thiết bị nghiên cứu do Nga chế tạo gắn trên con tàu sẽ bắn các hạt neutron vào đất nằm phía dưới con tàu nhằm tìm dấu vết của nước dạng lỏng từng hiện diện ở đây.
NASA nói rằng thời gian tới, Curiosity sẽ tìm kiếm các thành phần hóa học cần thiết phục vụ cho sự sống. Trong quá trình con tàu leo lên cao và thu thập, phân tích nhiều mẫu đất đá khác nhau, các nhà khoa học hy vọng sẽ qua đó mà tìm hiểu được về lịch sử của hành tinh và vai trò của nước lỏng trong việc định hình môi trường ở đây suốt một thời gian dài.
Các chuyên gia cũng tin rằng việc Curiosity hạ cánh thành công xuống sao Hỏa đã mở đường cho việc nhân loại đổ bộ tới hành tinh này trong 20 năm tới. Bản thân Giám đốc NASA Charles Bolden cũng tuyên bố rằng Curiosity đã đặt ra tiêu chuẩn mới trong hoạt động chinh phục không gian và rằng sự thành công của con tàu đã mở ra cánh cửa cho việc con người tới chinh phục hành tinh Đỏ vào năm 2030.
Các thí nghiệm của Curiosity sẽ đưa con người tiến thêm vài bước trong việc đánh giá môi trường trên Sao Hỏa từ hàng tỷ năm trước, liệu nó có ấm hơn và ẩm hơn, như giả thuyết của các nhà khoa học, và trả lời câu hỏi liệu từng có sự sống trên hành tinh này.
“Một trong những nguyên nhân chính để tới đó là tìm hiểu liệu nơi ấy từng có sự sống”, nhận định từ Michael Meyer, nhà khoa học đứng đầu Chương trình Thám hiểm Sao Hỏa của NASA. “Nếu câu trả lời là có thì kết luận của tôi sẽ là sự sống thật dễ dàng, một tiến trình tự nhiên, và rằng trong vũ trụ còn nhiều nơi khác có khả năng duy trì sự sống”./.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Tham vọng Curiosity
Curiosity hạ cánh thành công xuống sao Hỏa mở ra cánh cửa cho việc con người tới chinh phục hành tinh Đỏ vào năm 2030.
Sau một hành trình kéo dài 8 tháng, vào lúc 05h31 (giờ GMT) ngày 6/8, tàu thăm dò sao Hỏa hiện đại nhất và lớn nhất từ trước đến nay mang tên Curiosity đã hạ cánh thành công xuống sao Hỏa. Đây là một cột mốc đáng ghi nhớ của ngành khoa học Mỹ trong quá trình nghiên cứu sao Hỏa.
Niềm vui các chuyên gia tại Trung tâm điều hành NASA khi tàu Curiosity hạ cánh an toàn xuống sao Hỏa
Tại Trung tâm điều hành tàu thí nghiệm, NASA đã xác định tàu Curiosity đã hạ cánh thông qua những hình ảnh truyền về qua camera gắn trên tàu. Chia sẻ niềm vui với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Tổng thống Barack Obama khẳng định đây là một kỳ tích của ngành khoa học Mỹ. Thành công này là kết quả của một công trình nghiên cứu lâu dài và phức tạp, cho thấy công nghệ này còn tiến xa trong tương lai.
Tàu Curiousity trị giá 2,5 tỷ USD, được phóng lên quỹ đạo ngày 26/11/2011 từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở mũi Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ. Đây là loại tàu thăm dò vũ trụ lớn nhất và hoàn thiện nhất của NASA.
Tham vọng tìm thế giới khác
Các nhà khoa học không tin vào việc tàu Curiousity sẽ tìm được người ngoài hành tinh hay những sinh vật sống khác. Thay vào đó, họ hy vọng sẽ sử dụng tàu thăm dò này để phân tích các loại đất đá nhằm tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống hiện tại hoặc hỗ trợ sự sống trong quá khứ trên sao Hỏa. Ngoài ra, họ cũng sử dụng robot trên để nghiên cứu môi trường trên "Hành tinh Đỏ", chuẩn bị cho việc đưa con người lên hành tinh này trong những năm tới.
Vài phút sau khi hạ cánh, Curiosity đã gửi về những hình ảnh đen trắng đầu tiên về bề mặt sao Hỏa. Tới lúc này, John Holdren, cố vấn khoa học của Tổng thống Mỹ, mới bày tỏ niềm vui, nói rằng Curiosity là niềm tự hào mới của nước Mỹ.
“Nếu bất kỳ ai còn nghi ngờ về vị trí của sự lãnh đạo của nước Mỹ trong hoạt động chinh phục không gian, hãy nhìn vào xe tự hành nặng 1 tấn của Mỹ, vốn đang nói lên điều khác biệt” - ông tuyên bố.
Bức ảnh đầu tiên do Curiosity gửi về Trái Đất sau khi hạ cánh thành công xuống sao Hỏa
Trong vài tuần tới, các nhà khoa học sẽ kiểm tra hoàn toàn hệ thống của Curiosity, bao gồm 10 hệ thống đo đạc mà nó mang theo. Người ta cũng kiểm tra hệ thống động cơ của tàu thăm dò và các hệ thống điều khiển di chuyển, để xem quá trình hạ cánh có gây hư hại gì không. Tiếp đó, Curiosity sẽ vận động trên một quãng ngắn trước khi người ta kiểm tra cả hệ thống thêm một lần nữa.
Giám đốc dự án Peter Theisinger nói rằng NASA sẽ khởi động dự án với tốc độ chậm. Nhưng sau đó mọi chuyện sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch. Do Curiosity không cần tiếp nhiên liệu và các linh kiện được thiết kế để có tuổi thọ cao gấp 3 lần vòng đời dự kiến, Curiosity sẽ còn hoạt động trong nhiều năm tới trên bề mặt hành tinh Đỏ.
Tiếp theo, Curiosity sẽ xem xét các mẫu đất đá ở trên sao Hỏa khi nó di chuyển trên bề mặt hành tinh Đỏ. Nó cũng sẽ sử dụng cánh tay máy để thu thập mẫu đất đá và phân tích tại các hệ thống nghiên cứu bên trong con tàu. Với các khối đá nằm quá xa Curiosity, nó sẽ có một thiết bị laser giúp đốt các khối đá này và dựa vào phần hơi bốc lên để phân tích các thành phần cấu tạo. Nó còn mang theo một máy đo khí tượng nhỏ và một thiết bị để tính toán mức độ phóng xạ ở bề mặt hành tinh Đỏ.
Curiosity hiện có rất nhiều máy ghi hình khác nhau, có khả năng chụp cận cảnh hình ảnh các khối đá. Nó cũng có 2 cột lớn gắn 2 máy ảnh chụp ảnh 3 chiều với kích cỡ ảnh 2 megapixel. Ngoài ra nó cũng có nhiều thiết bị giúp chụp hình ảnh ở xa và hình ảnh toàn cảnh. Một thiết bị nghiên cứu do Nga chế tạo gắn trên con tàu sẽ bắn các hạt neutron vào đất nằm phía dưới con tàu nhằm tìm dấu vết của nước dạng lỏng từng hiện diện ở đây.
NASA nói rằng thời gian tới, Curiosity sẽ tìm kiếm các thành phần hóa học cần thiết phục vụ cho sự sống. Trong quá trình con tàu leo lên cao và thu thập, phân tích nhiều mẫu đất đá khác nhau, các nhà khoa học hy vọng sẽ qua đó mà tìm hiểu được về lịch sử của hành tinh và vai trò của nước lỏng trong việc định hình môi trường ở đây suốt một thời gian dài.
Các chuyên gia cũng tin rằng việc Curiosity hạ cánh thành công xuống sao Hỏa đã mở đường cho việc nhân loại đổ bộ tới hành tinh này trong 20 năm tới. Bản thân Giám đốc NASA Charles Bolden cũng tuyên bố rằng Curiosity đã đặt ra tiêu chuẩn mới trong hoạt động chinh phục không gian và rằng sự thành công của con tàu đã mở ra cánh cửa cho việc con người tới chinh phục hành tinh Đỏ vào năm 2030.
Các thí nghiệm của Curiosity sẽ đưa con người tiến thêm vài bước trong việc đánh giá môi trường trên Sao Hỏa từ hàng tỷ năm trước, liệu nó có ấm hơn và ẩm hơn, như giả thuyết của các nhà khoa học, và trả lời câu hỏi liệu từng có sự sống trên hành tinh này.
“Một trong những nguyên nhân chính để tới đó là tìm hiểu liệu nơi ấy từng có sự sống”, nhận định từ Michael Meyer, nhà khoa học đứng đầu Chương trình Thám hiểm Sao Hỏa của NASA. “Nếu câu trả lời là có thì kết luận của tôi sẽ là sự sống thật dễ dàng, một tiến trình tự nhiên, và rằng trong vũ trụ còn nhiều nơi khác có khả năng duy trì sự sống”./.