Văn Học & Nghệ Thuật

Thân Phận Văn Nghệ Sĩ Dưới Chế Độ CS: Chuyện nghề của Đạo diễn Trần Văn Thủy (Kỳ 1+ 2)

Một thời gian sau sự vang dội của phim Phản bội (*), tôi bị khựng lại, chẳng biết làm cái gì cho đỡ bị hẫng hụt. Ðề tài trên giao xuống
 
http://hoangquang.files.wordpress.com/2011/01/tranvanthuy.jpg
Đạo diễn Trần Văn Thủy
Tai họa khó lường

Một thời gian sau sự vang dội của phim Phản bội (*), tôi bị khựng lại, chẳng biết làm cái gì cho đỡ bị hẫng hụt. Ðề tài trên giao xuống vẫn là phát triển kinh tế, xây dựng hợp tác xã, giáo dục chính trị, ca ngợi lòng tin...

LTS: Những câu chuyện ly kỳ về việc làm phim, những tai họa vì phim mà phải gánh chịu, những cuộc giải cứu phim ngoạn mục nhờ tâm và tầm của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao... vừa được đạo diễn Trần Văn Thủy kể lại trong một cuốn sách do NXB Hội Nhà Văn và Phương Nam Book phát hành.

Chuyện nghề của Thủy, nhưng đằng sau chuyện nghề của một đạo diễn đã làm Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế lại có quá nhiều nỗi buồn vui, không chỉ riêng cho một người...

Tháng tháng tôi vẫn lĩnh suất lương còm và rong chơi. Chơi mãi thì cũng ngượng, cũng chán. Cả năm 1981 chẳng làm gì cho hãng phim cả. Cuối năm bình năng suất lao động, tôi thuộc diện yếu kém. Ðâu có phải lúc nào cũng có đề tài ngon, lúc nào cũng làm được phim hay! Nó còn do cuộc đời đưa đẩy, tâm linh mách bảo.

Ngàn lần có lỗi với tiền nhân

Ðầu năm 1982, tôi quyết định gặp lãnh đạo hãng phim xin làm một phim bất kỳ cho tròn bổn phận của một người làm công ăn lương, để cuối năm có “năng suất” như mọi người.

Phim nào cũng được, đề tài nào cũng được, hay dở gì cũng được, miễn là tròn bổn phận.

Ông Lưu Xuân Thư, giám đốc hãng phim, một người lô tô, tốt bụng, hiểu tâm trạng của tôi. Một hôm ông đi qua phòng hành chính, chỗ tôi ngồi, tay khua khua tập giấy:

- Hà Nội năm cửa ô đây, phim du lịch đây, ai muốn làm thì xin mời đây...!

Tôi bước ra giật lấy tập giấy trong tay ông.

Ðó là kịch bản Hà Nội năm cửa ô của tác giả Ðào Trọng Khánh đã được hãng phim duyệt để đưa vào sản xuất. Trang đầu, ông Trương Huy, trưởng phòng biên tập, có ghi một số ý kiến thẩm định nội dung: “Phim quảng bá du lịch, chất liệu chủ yếu của cụ Hoàng Ðạo Thúy...” (tài liệu này tôi còn lưu giữ cẩn thận).

Ðọc kịch bản xong, ngó ra ngoài phố xá, cảnh người rồng rắn xếp hàng mua khẩu phần lương thực, những người cơ nhỡ lay lắt nơi công viên vỉa hè. Cảnh quan thời đó (1982) thực sự điêu tàn. Chùa chiền di tích, phố cổ, của ngon vật lạ, con người thanh lịch... đâu còn như trong giấc mơ xưa của cụ Hoàng Ðạo Thúy để mà quảng bá du lịch. Làm một bộ phim màu dài năm sáu cuộn là một số tiền không nhỏ chỉ để chiếu chác vài lần lấy lệ rồi bỏ xó thì thật là thất nhân tâm.

Nhận kịch bản thì đương nhiên phải làm, nhưng làm thế nào với Hà Nội năm cửa ô thì tôi bí. Có thể vào tay người khác thì nhoáng cái là xong phim, là có phim. Tôi nhận tôi thua kém nhiều đồng nghiệp vì sự chậm chạp, cả nghĩ và cầu toàn. Hàng tháng trời tôi lang thang vào các đền chùa, điện Huy Văn, gọi là điện thì thật là tội nghiệp, chùa Bộc, đền Quan Thánh, nhà thờ Nguyễn Trãi, nhà thờ Chu Văn An, nhà thờ Ngô Thì Nhậm, Văn Miếu, mộ nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm, dấu xưa của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... Cả tháng trời tôi lần mò đọc sách ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học; tìm gặp các nhà nghiên cứu...

Có lúc bỗng như bừng tỉnh, tôi tự hỏi tôi đang làm gì thế này? Quên béng rằng công việc trước mắt của tôi là làm phim chứ không phải tìm đọc lan man như thế. Tất cả những gì làm nên sự tích của các bậc tiên liệt tôi sưu tầm được, học hỏi được đều ám ảnh tôi, lôi cuốn tôi. Ðêm ngày tôi sống với những chuyện ấy, bị hút hồn vào những chuyện ấy. Tôi bàng hoàng và mặc cảm, thì ra trước đây tôi chẳng hiểu gì về Hà Nội cả. Tôi thấy ngàn lần có lỗi với tiền nhân vì không ý thức được rằng cha ông ta đã dày công như thế nào, đã hoài vọng như thế nào đối với hậu thế...

Thôi thì đằng nào cũng nhận làm rồi. Cũng tiền của ấy, công sức ấy, thời gian ấy, cũng vẫn đề tài Hà Nội nhưng làm khác đi về nội dung, về hồn cốt.

Điêu đứng

Lời bình phim: “Ðến phố Hàng Bột, tạt vào chùa Huy Văn, xưa gọi là điện Huy Văn. Ta gặp lại Lê Thánh Tông, gặp lại những chuyện kể mà người đời nay còn phải nhiều ngẫm nghĩ.

Bởi từng có thời thơ ấu gian nan, chịu nhiều oan trái hay bởi chữ Tâm mà xưa trên mảnh đất này, nơi vườn hoa Cửa Nam bây giờ, năm 1491, Lê Thánh Tông đã cho dựng đình Quảng Văn, trong đình đặt trống Ðăng Văn để ai có điều gì oan khuất, hết nơi bày tỏ, đến đây đánh lên ba hồi trống, nội quan ra nhận đơn và nhà vua sẽ xét xử.

Luận về các thời phong kiến xưa, các sử gia góp rằng “giá như thời hậu Trần hay thời Lê mạt mà đặt trống Ðăng Văn ở đây thì dân chúng quanh vùng sẽ phải đinh tai nhức óc”.

Khốn nạn quá! Cái chữ “xưa” sau này làm mình điêu đứng. Người ta thẩm vấn: Thế thì tại sao không phải thời phong kiến mà lại là thời phong kiến xưa? Anh nói như thế là có thời phong kiến nay à? Rồi thì “Lê mạt là Lê nào?”.

Phim vừa mới ra đời đã bị bầm dập không tưởng tượng nổi. 1983, 1984, 1985... tôi không còn cái gì nữa. Kể cả điều kiện làm việc cho đến “miếng cơm manh áo”, tất tật. Vợ tôi bảo tôi điên, bạn bè cũng nói vậy, nhưng khổ nhất là sự cô đơn.

Tất nhiên tôi không hề run sợ mà còn cảm thấy thanh thản, tự tin vào điều tôi nghĩ, vào việc tôi làm. Khi bị truy hỏi, tôi khẳng định với cơ quan công an và những người có trách nhiệm rằng:

- Kịch bản Hà Nội năm cửa ô chỉ là cái cớ để tôi khởi đầu, để tôi có người cộng sự, có máy móc, có phim nhựa, nó không có liên quan gì đến hồn cốt của Hà Nội trong mắt ai cả.

- Nội dung Hà Nội trong mắt ai, tức là cái kịch bản đích thực để làm phim là do chính tôi viết, tôi thực hiện, tôi chịu trách nhiệm.

Tôi không thể đổ sự phiền lụy cho ai và càng không thể bịa ra rằng ai đã xúi bẩy tôi trong công việc này.

...Hằng ngày tôi tìm đến những nơi từng quay bộ phim này để suy ngẫm, thắp hương và khấn thầm: “Thưa các bậc tiên liệt, con có tội tình gì không? Bộ phim chỉ nói về sự anh minh của các vị, lẽ nào lại bị đổ”...

Tôi “kêu” với các vị chức sắc: “Xin các anh chỉ bảo cho những chỗ không phải, những chỗ sai để chúng tôi sửa”.

Ban giám đốc hãng “kính chuyển” nguyện vọng này lên những người “cầm cân nảy mực”. Họ đồng ý cho sửa bộ phim, nhưng khi hỏi “cần sửa chỗ nào” thì một vị nói gọn lỏn: “Bộ phim này sai đến mức không thể sửa được”!

Cùng kíp làm phim có Lưu Hà, quay phim chính, con trai anh Lưu Xuân Thư. Ðây là bộ phim đầu tay của Hà ở Trường Sân khấu điện ảnh. Tôi xui Hà đề nghị nhà trường tổ chức chiếu phim này ở Cung Thiếu nhi với danh nghĩa “báo cáo tác phẩm”. Cung Thiếu nhi là điểm chiếu phim sang nhất Hà Nội lúc bấy giờ với hơn 500 chỗ, màn ảnh trắng, ánh sáng mạnh.

Danh sách mời, ngoài thầy trò của Trường Sân khấu điện ảnh, có các học giả, nhà nghiên cứu, lãnh đạo nhiều cục, vụ, viện...

Ơn trời, kế hoạch được chấp thuận! Khán giả đến chật cứng các hàng ghế. Trong khi xem họ reo hò, vỗ tay tán thưởng ầm cả rạp.

Xem phim xong, nhiều người thốt lên: “Sao cái phim như thế này lại bị cấm?”. Không ai, kể cả các vị bên Viện Triết, Viện Sử, Viện Văn, Viện Hán Nôm... không tán thành nội dung cuốn phim. Nhưng vẫn có lệnh bất thành văn từ đâu đó: “Không được chiếu bộ phim này dưới bất kỳ hình thức nào!”.

Ðó là vào giữa năm 1983. Tôi hết hi vọng.

Trần Văn Thủy
 


 
Hà Nội trong mắt họa sĩ Bùi Xuân Phái - Ảnh tư liệu
 
Hà Nội trong mắt ai (trích lời bình)
Vào Bảo tàng Lịch sử đi tìm nghĩa của chữ Tâm cũng nên đến với Nguyễn Trãi. Ðất nước chỉ để lại một Nguyễn Trãi. Ông tiếng là người làng Nhị Khê nhưng sinh thành ở Hà Nội.
Với vua Lê, Nguyễn Trãi vẫn:
“...Nguyện xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng lấy dân chúng, khiến cho trong xóm ngoài làng không còn tiếng oán hận sầu than. Ðó chính là cái gốc của quốc nhạc vậy... Thương yêu dân chúng hãy làm những việc nhân đức. Ðừng vì ơn riêng mà thưởng bậy, chớ vì mình giận mà phạt bừa. Ðừng thích tiền của mà xa xỉ. Có thế quốc gia mới yên ổn bền vững lâu dài được”.
Thờ chữ Tâm trong lòng và ngòi bút dám viết lên trời xanh những điều trung thực, Nguyễn Trãi ghi: “Trời không che riêng ai, đất không chở riêng ai. Mến người có nhân là dân, mà người chở thuyền lật thuyền cũng là dân”.
Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi viết: “Lẽ thành bại và sự hưng vong của một quốc gia có liên quan mật thiết tới nỗi vui buồn của người dân”.
Phải chăng Nguyễn Trãi đã kế thừa tinh thần của Trần Thủ Ðộ, vị khai quốc công thần đời Trần. Trần Thủ Ðộ nói: “Phàm đã làm vua trong thiên hạ phải biết lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, phải biết lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”.
Phải chăng Nguyễn Trãi đã kế thừa lời trăng trối của Trần Hưng Ðạo với vua Trần Anh Tông khi vua Trần Anh Tông vào hỏi kế giữ nước nếu giặc phương Bắc xâm lấn: “Khoan sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, lẽ đó là thượng sách để giữ nước”.


(*) Phim 90 phút, về chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980, giải đạo diễn xuất sắc.
___________

Những cuộc giải cứu minh bạch

Bỗng một hôm, ông Nguyễn Việt Dũng, phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng), gọi điện đến hãng phim, yêu cầu mang phim Hà Nội trong mắt ai lên chiếu. Lãnh đạo hãng trả lời:
http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/947/635947.jpg
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (thứ tư từ trái sang) trò chuyện với đạo diễn Trần Văn Thủy (thứ ba từ trái sang) và các văn nghệ sĩ vào ngày 7-10-1987 - Ảnh tư liệu
- Ðã có lệnh của cấp trên là không được chiếu!

Thủ tướng Phạm Văn Ðồng: Chiếu ngay lập tức cho nhân dân xem

Ngày 15-10-1983, Văn phòng lại gọi xuống, vẫn bị từ chối với lý do: “Phim đang được cắt ra để sửa”. Nhưng từ đầu dây bên kia, ông Dũng nói:

- Chúng tôi biết phim ấy có thể chiếu được hay không. Ðây là chỉ thị của Thủ tướng Phạm Văn Ðồng!

Kế hoạch chiếu phim Hà Nội trong mắt ai cho Thủ tướng Phạm Văn Ðồng xem được ấn định lúc 3g chiều 18-10-1983. Tôi đề nghị được đi cùng, giám đốc Bùi Ðình Hạc từ chối:

- Ði sao được. Vào đấy phải qua “cổng đỏ”, người ta điểm danh!

- Anh Hạc ơi! Anh cứ cho tôi đi cùng vì tôi muốn nghe bằng chính tai của tôi xem ông Ðồng nói gì.

Thế nhưng ông Hạc không đồng ý.

Gần đến giờ hẹn, tôi lẻn lên “con” Lada trắng của giám đốc, ngồi sẵn ở ghế sau bên cạnh năm hộp phim. Ðến nước ấy thì ông Hạc đành chấp thuận. Tới nơi, bảo vệ từ chốt gác hỏi vọng ra:

- Xe nào đấy?

- Xe xưởng phim vào chiếu phim cho ông Ðồng xem!

Cái barie được kéo lên, vẫn cái giọng ấy vọng ra:

- Vào đi!

Tôi bảo ông Hạc:

- Ðấy, có kiểm tra giấy tờ, điểm danh gì đâu!

Tôi bê năm hộp phim vào phòng khách. Gần 30 phút sau Thủ tướng bước vào. Ông bực mình nói ngay:

- Muốn xem một bộ phim mà khó thế à? Nếu khó quá thì tôi không phiền các đồng chí nữa.

Có ai tưởng tượng nổi không: Thủ tướng đã phải chờ ngót nửa tháng kể từ lúc yêu cầu xem bộ phim...

......

Khi hết phim đèn bật sáng, ông Ðồng vẫn ngồi lặng lẽ, đầu hơi cúi, tay đặt lên trán. Những người có mặt trong phòng cũng im lặng, nghe rõ tiếng quạt trần quay nhè nhẹ trên đầu.

Ông trầm ngâm hồi lâu và nói:

- Tôi không nghĩ sự thể lại quan trọng đến mức này. Ý kiến thứ nhất của tôi là: Nếu đã là anh em văn nghệ với nhau thì phải biết thương yêu, bảo vệ nhau. Các anh mà không bênh vực nhau thì còn ai bênh vực các anh? Ý kiến thứ hai của tôi, anh Dũng ghi vào biên bản để gửi sang Văn phòng Ban Bí thư: Tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt. Chiếu ngay lập tức! Nếu phát hiện cái gì sai thì sửa!

Trước khi chúng tôi ra về, ông còn ân cần dặn riêng tôi nếu có chuyện gì không hay thì tìm mọi cách chủ động liên hệ với ông.

Không biết có phải vì bức xúc trước số phận của bộ phim và tình cảnh của tôi hay không mà tại buổi khai mạc Ðại hội điện ảnh toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Cung Thiếu nhi chỉ hai ngày sau khi xem phim Hà Nội trong mắt ai, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đến rất sớm và đã có bài phát biểu hơn một giờ đồng hồ trước hơn 500 nghệ sĩ điện ảnh toàn quốc.

Ông nói rất kỹ, rất mạnh mẽ, rất sâu sắc về cách thức quản lý, lãnh đạo văn nghệ: “Ðừng bắt anh em văn nghệ sĩ phải chui qua một cái lỗ kim, theo một khuôn mẫu có sẵn...”.

Lại biến khỏi màn hình!

Không ai ngờ, chỉ vài ba tháng sau kể từ khi Thủ tướng Phạm Văn Ðồng can thiệp, Hà Nội trong mắt ai lại biến khỏi màn ảnh. Chỉ biết là không được chiếu, bị cấm. Cứ thế mà thi hành. Chẳng ai trả lời cho có đầu có đuôi, cho ra ngọn ra ngành.

Ðối với một tác phẩm hay tác giả, lệnh cấm có thể là một biên bản hội nghị hẳn hoi được truyền đạt nội bộ, hoặc có khi chỉ là một câu nhắn nhe, một cú phôn và thường là không thời hạn...

Giờ đây khi thì trả lời phỏng vấn, khi thì trên diễn đàn, tôi đã nói lời gan ruột: tôi chẳng hào hứng gì phải nhắc lại cái thời làm phim Hà Nội trong mắt ai, tôi cũng không muốn xem lại bộ phim và kể lại những chuyện lằng nhằng vinh nhục xảy ra sau đó nữa.

Bởi nhiều lẽ:

- Chuyện này ai cũng biết rồi, nói đi nói lại thành lắm lời.

- Ba mươi năm qua rồi, xem lại thấy ngượng về nghề, về thủ pháp, chẳng có ấn tượng gì đáng kể, chỉ là những cảnh đơn sơ lắp ghép lại, được dẫn dắt bởi lời bình mang tính ẩn dụ.

- Cuốn phim quay bằng phim nhựa ORWO color 35mm màu sắc phai nhạt, xước xát, chẳng còn một bản nào nghiêm chỉnh đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Phần kết phim đã bị sửa một cách ngớ ngẩn. Thời ấy trong một tình thế lúc nào cũng có thể bị bắt, tôi đã phải thêm vào một đoạn cuối cảnh quảng trường Ba Ðình vào những ngày lễ lạt. Toàn bộ đoạn ấy xuất hiện trong phim nằm ngoài ý muốn của tôi.

Tôi muốn nói thêm rằng bộ phim này nổi tiếng không phải vì thông tuệ hoặc hay ho tài giỏi gì mà vì nó gây ra sự tranh cãi ồn ĩ một thời gian dài. Người ta đã chen nhau xếp hàng mua vé đi xem chỉ vì nó... bị cấm, bị đưa lên thớt, bị quy thành vấn đề chính trị: chống Đảng, dạy Đảng cầm quyền, kêu gọi mọi người xuống đường, sau lưng đạo diễn là một lực lượng chính trị...

Chung quy nó nổi tiếng vì sự đa nghi thái quá, mẫn cán thái quá của một số người có chức quyền thời đó.

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh: Chỉ thế này thôi, tại sao lại cấm?

Thế rồi phải mấy năm sau, ngày 15-12-1986 Ðại hội VI khai mạc. Ông Nguyễn Văn Linh được bầu là tổng bí thư.

Ðây là một đại hội vô cùng quan trọng, nó quyết định cho sự đổi mới và đã nêu ra những khẩu hiệu:

“Nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật”.

“Hãy cởi trói cho văn nghệ sĩ”.

“Văn nghệ sĩ hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”.

“Ðừng bẻ cong ngòi bút, phải viết cái điều mình nghĩ”.

Có một nghị quyết vô cùng quan trọng đối với giới văn nghệ sĩ trí thức lúc đó là nghị quyết 05 của Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo, quản lý văn hóa văn nghệ với nội dung sửa đổi, chấn chỉnh lề lối, cách thức lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ.

Tháng 5-1987 ông Nguyễn Văn Linh trực tiếp xem phim Hà Nội trong mắt ai. Ông rất ngỡ ngàng vì những đồn thổi bấy lâu nay về bộ phim.

Ông thành thật hỏi chúng tôi:

- Bộ phim này nó chỉ có thế thôi à các anh?

- Vâng, bộ phim nó chỉ có thế thôi ạ!

- Nếu chỉ có thế này thôi thì tại sao lại cấm? Hay vì trình độ có hạn mà tôi không hiểu được?

Câu nói giản dị ấy làm tôi xúc động và bị ám ảnh mãi tận sau này. Tiếp đó ông đã cho tổ chức chiếu lại Hà Nội trong mắt ai ở hội trường Nguyễn Cảnh Chân, mời những người có trọng trách, những người lãnh đạo văn hóa văn nghệ, phụ trách các hội văn học nghệ thuật đến xem và bỏ phiếu thuận hay chống.

Tất cả đã bỏ phiếu thuận. Có nghĩa là bộ phim sẽ được ra công chúng.

Ngày 26-9-1987, Văn phòng Trung ương đã ra văn bản yêu cầu Ban Văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên huấn, Bộ Văn hóa công chiếu phim Hà Nội trong mắt ai.

Ngày 7 và 8-10-1987, ông Nguyễn Văn Linh tổ chức một cuộc họp với hơn 200 văn nghệ sĩ, trí thức lớn ở hội trường Nguyễn Cảnh Chân.

Mở đầu hội nghị, ông nói: “Các đồng chí, hôm nay mời các đồng chí đến đây để các đồng chí bộc bạch, kể cho nghe tất cả những quan tâm, những sự trăn trở trước đường lối, trước những cách thức đối với văn hóa văn nghệ để chúng ta có thể làm việc một cách tốt hơn với nhau. Tôi đến đây để nghe chứ không phải đến đây để nói...”.

Sau đó ông ngồi xuống và bắt đầu nghe mọi người nói. Thời kỳ đó còn có những cây đại thụ như Nguyễn Khắc Viện, Cù Huy Cận, Nguyễn Ðình Thi,... tất cả những văn nghệ sĩ trí thức lớn nhất của phía Bắc, các nhà nghiên cứu đều có mặt.

Buổi họp đầu tiên (7-10-1987) chuông reo, nghỉ giải lao, mọi người tản ra sân. Tôi đang nói chuyện với nhà văn Nguyễn Khải. Trong bộ phim Chuyện tử tế, tôi có dẫn những câu chữ của Nguyễn Khải nhưng tôi không nói hẳn ra là của ông. “Một nhà văn từng viết: con người là một sinh vật không bao giờ chịu sống thúc thủ, nó luôn muốn vươn tới cái tuyệt vời, cái vô biên, cái vĩnh cửu là những mục tiêu mãi mãi không bao giờ đạt tới”. Thời gian đó Chuyện tử tế chưa được công chiếu, tôi mới chỉ thì thầm cảm ơn ông Nguyễn Khải.

Lưu Quang Vũ đến bên và nói: “Ông Nguyễn Văn Linh bảo mình gọi cậu ra nói chuyện một tí”.

Tôi ra gặp và chụp ảnh chung với ông Nguyễn Văn Linh, Trần Ðộ, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Văn Hạnh... Ông Nguyễn Văn Linh nói với tôi:

- Ðến bây giờ tôi đã hiểu tại sao người ta cấm bộ phim ấy.

Có thể thấy việc này đã ám ảnh ông đến như thế nào (ông xem bộ phim này từ tháng 5-1987!).

Ông nói:

- Tôi đề nghị anh nên làm tập 2.

Nghe ông nói vậy, tôi đã nghĩ đến phải làm cái gì rồi.

Khi đó, bộ phim Chuyện tử tế đã làm xong cũng để đấy bởi vì bộ phim Hà Nội trong mắt ai vẫn bị cấm. Không có cách gì để quảng bá Chuyện tử tế hoặc mang bộ phim này ra để duyệt, để phát hành và công chiếu được. Chuyện đó là không tưởng. Còn bây giờ là thời cơ!

Tan họp, tôi về hãng phim gặp họa sĩ Trịnh Quang Vũ, nhờ anh viết thêm cho tôi chữ “Tập 2” dưới cái tên Chuyện tử tế, ngụ ý đây là tập 2 của Hà Nội trong mắt ai được làm theo ý của Tổng bí thư. Tôi rất biết làm thế là không phải với ông Nguyễn Văn Linh, nhưng tình thế buộc tôi phải hành xử như vậy. Tôi nghĩ việc cầm cân nảy mực quốc gia đại sự là việc của bề trên, còn việc làm phim như thế nào là bổn phận của chúng tôi. Như vậy là nhờ cái vía của ông Linh mà Chuyện tử tế ra đời, tồn tại và lang thang khắp nơi khắp chốn...

“Hồi Hà Nội trong mắt ai bị cấm, một lần sau khi chiếu phim cho gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp tại xưởng phim tài liệu. Xem xong, đang ngồi uống trà thì mất điện, trời đã chạng vạng tối, đại tướng đứng với tôi rất lâu, ông hỏi: “Mất ngủ lắm hả?” rồi choàng tay ôm, vỗ vỗ vào lưng tôi và nói: “Cuộc sống là mẹ của chân lý”...”.

Một câu nói dễ hiểu và dễ trơn tuột đi với những người vô tâm hoặc nông cạn, nhưng chỉ có những người đã qua nhiều trải nghiệm trên đường đời mới hiểu được sâu sắc và càng trải nghiệm thì càng hiểu sâu sắc hơn. Hẳn là trong câu nói đó có cả trải nghiệm của chính vị tướng già sau bao năm chinh chiến.

Trần Văn Thủy

Kỳ tới: Chuyện tử tế tìm người tử tế

(Tuổi trẻ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thân Phận Văn Nghệ Sĩ Dưới Chế Độ CS: Chuyện nghề của Đạo diễn Trần Văn Thủy (Kỳ 1+ 2)

Một thời gian sau sự vang dội của phim Phản bội (*), tôi bị khựng lại, chẳng biết làm cái gì cho đỡ bị hẫng hụt. Ðề tài trên giao xuống
 
http://hoangquang.files.wordpress.com/2011/01/tranvanthuy.jpg
Đạo diễn Trần Văn Thủy
Tai họa khó lường

Một thời gian sau sự vang dội của phim Phản bội (*), tôi bị khựng lại, chẳng biết làm cái gì cho đỡ bị hẫng hụt. Ðề tài trên giao xuống vẫn là phát triển kinh tế, xây dựng hợp tác xã, giáo dục chính trị, ca ngợi lòng tin...

LTS: Những câu chuyện ly kỳ về việc làm phim, những tai họa vì phim mà phải gánh chịu, những cuộc giải cứu phim ngoạn mục nhờ tâm và tầm của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao... vừa được đạo diễn Trần Văn Thủy kể lại trong một cuốn sách do NXB Hội Nhà Văn và Phương Nam Book phát hành.

Chuyện nghề của Thủy, nhưng đằng sau chuyện nghề của một đạo diễn đã làm Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế lại có quá nhiều nỗi buồn vui, không chỉ riêng cho một người...

Tháng tháng tôi vẫn lĩnh suất lương còm và rong chơi. Chơi mãi thì cũng ngượng, cũng chán. Cả năm 1981 chẳng làm gì cho hãng phim cả. Cuối năm bình năng suất lao động, tôi thuộc diện yếu kém. Ðâu có phải lúc nào cũng có đề tài ngon, lúc nào cũng làm được phim hay! Nó còn do cuộc đời đưa đẩy, tâm linh mách bảo.

Ngàn lần có lỗi với tiền nhân

Ðầu năm 1982, tôi quyết định gặp lãnh đạo hãng phim xin làm một phim bất kỳ cho tròn bổn phận của một người làm công ăn lương, để cuối năm có “năng suất” như mọi người.

Phim nào cũng được, đề tài nào cũng được, hay dở gì cũng được, miễn là tròn bổn phận.

Ông Lưu Xuân Thư, giám đốc hãng phim, một người lô tô, tốt bụng, hiểu tâm trạng của tôi. Một hôm ông đi qua phòng hành chính, chỗ tôi ngồi, tay khua khua tập giấy:

- Hà Nội năm cửa ô đây, phim du lịch đây, ai muốn làm thì xin mời đây...!

Tôi bước ra giật lấy tập giấy trong tay ông.

Ðó là kịch bản Hà Nội năm cửa ô của tác giả Ðào Trọng Khánh đã được hãng phim duyệt để đưa vào sản xuất. Trang đầu, ông Trương Huy, trưởng phòng biên tập, có ghi một số ý kiến thẩm định nội dung: “Phim quảng bá du lịch, chất liệu chủ yếu của cụ Hoàng Ðạo Thúy...” (tài liệu này tôi còn lưu giữ cẩn thận).

Ðọc kịch bản xong, ngó ra ngoài phố xá, cảnh người rồng rắn xếp hàng mua khẩu phần lương thực, những người cơ nhỡ lay lắt nơi công viên vỉa hè. Cảnh quan thời đó (1982) thực sự điêu tàn. Chùa chiền di tích, phố cổ, của ngon vật lạ, con người thanh lịch... đâu còn như trong giấc mơ xưa của cụ Hoàng Ðạo Thúy để mà quảng bá du lịch. Làm một bộ phim màu dài năm sáu cuộn là một số tiền không nhỏ chỉ để chiếu chác vài lần lấy lệ rồi bỏ xó thì thật là thất nhân tâm.

Nhận kịch bản thì đương nhiên phải làm, nhưng làm thế nào với Hà Nội năm cửa ô thì tôi bí. Có thể vào tay người khác thì nhoáng cái là xong phim, là có phim. Tôi nhận tôi thua kém nhiều đồng nghiệp vì sự chậm chạp, cả nghĩ và cầu toàn. Hàng tháng trời tôi lang thang vào các đền chùa, điện Huy Văn, gọi là điện thì thật là tội nghiệp, chùa Bộc, đền Quan Thánh, nhà thờ Nguyễn Trãi, nhà thờ Chu Văn An, nhà thờ Ngô Thì Nhậm, Văn Miếu, mộ nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm, dấu xưa của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... Cả tháng trời tôi lần mò đọc sách ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học; tìm gặp các nhà nghiên cứu...

Có lúc bỗng như bừng tỉnh, tôi tự hỏi tôi đang làm gì thế này? Quên béng rằng công việc trước mắt của tôi là làm phim chứ không phải tìm đọc lan man như thế. Tất cả những gì làm nên sự tích của các bậc tiên liệt tôi sưu tầm được, học hỏi được đều ám ảnh tôi, lôi cuốn tôi. Ðêm ngày tôi sống với những chuyện ấy, bị hút hồn vào những chuyện ấy. Tôi bàng hoàng và mặc cảm, thì ra trước đây tôi chẳng hiểu gì về Hà Nội cả. Tôi thấy ngàn lần có lỗi với tiền nhân vì không ý thức được rằng cha ông ta đã dày công như thế nào, đã hoài vọng như thế nào đối với hậu thế...

Thôi thì đằng nào cũng nhận làm rồi. Cũng tiền của ấy, công sức ấy, thời gian ấy, cũng vẫn đề tài Hà Nội nhưng làm khác đi về nội dung, về hồn cốt.

Điêu đứng

Lời bình phim: “Ðến phố Hàng Bột, tạt vào chùa Huy Văn, xưa gọi là điện Huy Văn. Ta gặp lại Lê Thánh Tông, gặp lại những chuyện kể mà người đời nay còn phải nhiều ngẫm nghĩ.

Bởi từng có thời thơ ấu gian nan, chịu nhiều oan trái hay bởi chữ Tâm mà xưa trên mảnh đất này, nơi vườn hoa Cửa Nam bây giờ, năm 1491, Lê Thánh Tông đã cho dựng đình Quảng Văn, trong đình đặt trống Ðăng Văn để ai có điều gì oan khuất, hết nơi bày tỏ, đến đây đánh lên ba hồi trống, nội quan ra nhận đơn và nhà vua sẽ xét xử.

Luận về các thời phong kiến xưa, các sử gia góp rằng “giá như thời hậu Trần hay thời Lê mạt mà đặt trống Ðăng Văn ở đây thì dân chúng quanh vùng sẽ phải đinh tai nhức óc”.

Khốn nạn quá! Cái chữ “xưa” sau này làm mình điêu đứng. Người ta thẩm vấn: Thế thì tại sao không phải thời phong kiến mà lại là thời phong kiến xưa? Anh nói như thế là có thời phong kiến nay à? Rồi thì “Lê mạt là Lê nào?”.

Phim vừa mới ra đời đã bị bầm dập không tưởng tượng nổi. 1983, 1984, 1985... tôi không còn cái gì nữa. Kể cả điều kiện làm việc cho đến “miếng cơm manh áo”, tất tật. Vợ tôi bảo tôi điên, bạn bè cũng nói vậy, nhưng khổ nhất là sự cô đơn.

Tất nhiên tôi không hề run sợ mà còn cảm thấy thanh thản, tự tin vào điều tôi nghĩ, vào việc tôi làm. Khi bị truy hỏi, tôi khẳng định với cơ quan công an và những người có trách nhiệm rằng:

- Kịch bản Hà Nội năm cửa ô chỉ là cái cớ để tôi khởi đầu, để tôi có người cộng sự, có máy móc, có phim nhựa, nó không có liên quan gì đến hồn cốt của Hà Nội trong mắt ai cả.

- Nội dung Hà Nội trong mắt ai, tức là cái kịch bản đích thực để làm phim là do chính tôi viết, tôi thực hiện, tôi chịu trách nhiệm.

Tôi không thể đổ sự phiền lụy cho ai và càng không thể bịa ra rằng ai đã xúi bẩy tôi trong công việc này.

...Hằng ngày tôi tìm đến những nơi từng quay bộ phim này để suy ngẫm, thắp hương và khấn thầm: “Thưa các bậc tiên liệt, con có tội tình gì không? Bộ phim chỉ nói về sự anh minh của các vị, lẽ nào lại bị đổ”...

Tôi “kêu” với các vị chức sắc: “Xin các anh chỉ bảo cho những chỗ không phải, những chỗ sai để chúng tôi sửa”.

Ban giám đốc hãng “kính chuyển” nguyện vọng này lên những người “cầm cân nảy mực”. Họ đồng ý cho sửa bộ phim, nhưng khi hỏi “cần sửa chỗ nào” thì một vị nói gọn lỏn: “Bộ phim này sai đến mức không thể sửa được”!

Cùng kíp làm phim có Lưu Hà, quay phim chính, con trai anh Lưu Xuân Thư. Ðây là bộ phim đầu tay của Hà ở Trường Sân khấu điện ảnh. Tôi xui Hà đề nghị nhà trường tổ chức chiếu phim này ở Cung Thiếu nhi với danh nghĩa “báo cáo tác phẩm”. Cung Thiếu nhi là điểm chiếu phim sang nhất Hà Nội lúc bấy giờ với hơn 500 chỗ, màn ảnh trắng, ánh sáng mạnh.

Danh sách mời, ngoài thầy trò của Trường Sân khấu điện ảnh, có các học giả, nhà nghiên cứu, lãnh đạo nhiều cục, vụ, viện...

Ơn trời, kế hoạch được chấp thuận! Khán giả đến chật cứng các hàng ghế. Trong khi xem họ reo hò, vỗ tay tán thưởng ầm cả rạp.

Xem phim xong, nhiều người thốt lên: “Sao cái phim như thế này lại bị cấm?”. Không ai, kể cả các vị bên Viện Triết, Viện Sử, Viện Văn, Viện Hán Nôm... không tán thành nội dung cuốn phim. Nhưng vẫn có lệnh bất thành văn từ đâu đó: “Không được chiếu bộ phim này dưới bất kỳ hình thức nào!”.

Ðó là vào giữa năm 1983. Tôi hết hi vọng.

Trần Văn Thủy
 


 
Hà Nội trong mắt họa sĩ Bùi Xuân Phái - Ảnh tư liệu
 
Hà Nội trong mắt ai (trích lời bình)
Vào Bảo tàng Lịch sử đi tìm nghĩa của chữ Tâm cũng nên đến với Nguyễn Trãi. Ðất nước chỉ để lại một Nguyễn Trãi. Ông tiếng là người làng Nhị Khê nhưng sinh thành ở Hà Nội.
Với vua Lê, Nguyễn Trãi vẫn:
“...Nguyện xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng lấy dân chúng, khiến cho trong xóm ngoài làng không còn tiếng oán hận sầu than. Ðó chính là cái gốc của quốc nhạc vậy... Thương yêu dân chúng hãy làm những việc nhân đức. Ðừng vì ơn riêng mà thưởng bậy, chớ vì mình giận mà phạt bừa. Ðừng thích tiền của mà xa xỉ. Có thế quốc gia mới yên ổn bền vững lâu dài được”.
Thờ chữ Tâm trong lòng và ngòi bút dám viết lên trời xanh những điều trung thực, Nguyễn Trãi ghi: “Trời không che riêng ai, đất không chở riêng ai. Mến người có nhân là dân, mà người chở thuyền lật thuyền cũng là dân”.
Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi viết: “Lẽ thành bại và sự hưng vong của một quốc gia có liên quan mật thiết tới nỗi vui buồn của người dân”.
Phải chăng Nguyễn Trãi đã kế thừa tinh thần của Trần Thủ Ðộ, vị khai quốc công thần đời Trần. Trần Thủ Ðộ nói: “Phàm đã làm vua trong thiên hạ phải biết lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, phải biết lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”.
Phải chăng Nguyễn Trãi đã kế thừa lời trăng trối của Trần Hưng Ðạo với vua Trần Anh Tông khi vua Trần Anh Tông vào hỏi kế giữ nước nếu giặc phương Bắc xâm lấn: “Khoan sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, lẽ đó là thượng sách để giữ nước”.


(*) Phim 90 phút, về chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980, giải đạo diễn xuất sắc.
___________

Những cuộc giải cứu minh bạch

Bỗng một hôm, ông Nguyễn Việt Dũng, phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng), gọi điện đến hãng phim, yêu cầu mang phim Hà Nội trong mắt ai lên chiếu. Lãnh đạo hãng trả lời:
http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/947/635947.jpg
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (thứ tư từ trái sang) trò chuyện với đạo diễn Trần Văn Thủy (thứ ba từ trái sang) và các văn nghệ sĩ vào ngày 7-10-1987 - Ảnh tư liệu
- Ðã có lệnh của cấp trên là không được chiếu!

Thủ tướng Phạm Văn Ðồng: Chiếu ngay lập tức cho nhân dân xem

Ngày 15-10-1983, Văn phòng lại gọi xuống, vẫn bị từ chối với lý do: “Phim đang được cắt ra để sửa”. Nhưng từ đầu dây bên kia, ông Dũng nói:

- Chúng tôi biết phim ấy có thể chiếu được hay không. Ðây là chỉ thị của Thủ tướng Phạm Văn Ðồng!

Kế hoạch chiếu phim Hà Nội trong mắt ai cho Thủ tướng Phạm Văn Ðồng xem được ấn định lúc 3g chiều 18-10-1983. Tôi đề nghị được đi cùng, giám đốc Bùi Ðình Hạc từ chối:

- Ði sao được. Vào đấy phải qua “cổng đỏ”, người ta điểm danh!

- Anh Hạc ơi! Anh cứ cho tôi đi cùng vì tôi muốn nghe bằng chính tai của tôi xem ông Ðồng nói gì.

Thế nhưng ông Hạc không đồng ý.

Gần đến giờ hẹn, tôi lẻn lên “con” Lada trắng của giám đốc, ngồi sẵn ở ghế sau bên cạnh năm hộp phim. Ðến nước ấy thì ông Hạc đành chấp thuận. Tới nơi, bảo vệ từ chốt gác hỏi vọng ra:

- Xe nào đấy?

- Xe xưởng phim vào chiếu phim cho ông Ðồng xem!

Cái barie được kéo lên, vẫn cái giọng ấy vọng ra:

- Vào đi!

Tôi bảo ông Hạc:

- Ðấy, có kiểm tra giấy tờ, điểm danh gì đâu!

Tôi bê năm hộp phim vào phòng khách. Gần 30 phút sau Thủ tướng bước vào. Ông bực mình nói ngay:

- Muốn xem một bộ phim mà khó thế à? Nếu khó quá thì tôi không phiền các đồng chí nữa.

Có ai tưởng tượng nổi không: Thủ tướng đã phải chờ ngót nửa tháng kể từ lúc yêu cầu xem bộ phim...

......

Khi hết phim đèn bật sáng, ông Ðồng vẫn ngồi lặng lẽ, đầu hơi cúi, tay đặt lên trán. Những người có mặt trong phòng cũng im lặng, nghe rõ tiếng quạt trần quay nhè nhẹ trên đầu.

Ông trầm ngâm hồi lâu và nói:

- Tôi không nghĩ sự thể lại quan trọng đến mức này. Ý kiến thứ nhất của tôi là: Nếu đã là anh em văn nghệ với nhau thì phải biết thương yêu, bảo vệ nhau. Các anh mà không bênh vực nhau thì còn ai bênh vực các anh? Ý kiến thứ hai của tôi, anh Dũng ghi vào biên bản để gửi sang Văn phòng Ban Bí thư: Tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt. Chiếu ngay lập tức! Nếu phát hiện cái gì sai thì sửa!

Trước khi chúng tôi ra về, ông còn ân cần dặn riêng tôi nếu có chuyện gì không hay thì tìm mọi cách chủ động liên hệ với ông.

Không biết có phải vì bức xúc trước số phận của bộ phim và tình cảnh của tôi hay không mà tại buổi khai mạc Ðại hội điện ảnh toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Cung Thiếu nhi chỉ hai ngày sau khi xem phim Hà Nội trong mắt ai, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đến rất sớm và đã có bài phát biểu hơn một giờ đồng hồ trước hơn 500 nghệ sĩ điện ảnh toàn quốc.

Ông nói rất kỹ, rất mạnh mẽ, rất sâu sắc về cách thức quản lý, lãnh đạo văn nghệ: “Ðừng bắt anh em văn nghệ sĩ phải chui qua một cái lỗ kim, theo một khuôn mẫu có sẵn...”.

Lại biến khỏi màn hình!

Không ai ngờ, chỉ vài ba tháng sau kể từ khi Thủ tướng Phạm Văn Ðồng can thiệp, Hà Nội trong mắt ai lại biến khỏi màn ảnh. Chỉ biết là không được chiếu, bị cấm. Cứ thế mà thi hành. Chẳng ai trả lời cho có đầu có đuôi, cho ra ngọn ra ngành.

Ðối với một tác phẩm hay tác giả, lệnh cấm có thể là một biên bản hội nghị hẳn hoi được truyền đạt nội bộ, hoặc có khi chỉ là một câu nhắn nhe, một cú phôn và thường là không thời hạn...

Giờ đây khi thì trả lời phỏng vấn, khi thì trên diễn đàn, tôi đã nói lời gan ruột: tôi chẳng hào hứng gì phải nhắc lại cái thời làm phim Hà Nội trong mắt ai, tôi cũng không muốn xem lại bộ phim và kể lại những chuyện lằng nhằng vinh nhục xảy ra sau đó nữa.

Bởi nhiều lẽ:

- Chuyện này ai cũng biết rồi, nói đi nói lại thành lắm lời.

- Ba mươi năm qua rồi, xem lại thấy ngượng về nghề, về thủ pháp, chẳng có ấn tượng gì đáng kể, chỉ là những cảnh đơn sơ lắp ghép lại, được dẫn dắt bởi lời bình mang tính ẩn dụ.

- Cuốn phim quay bằng phim nhựa ORWO color 35mm màu sắc phai nhạt, xước xát, chẳng còn một bản nào nghiêm chỉnh đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Phần kết phim đã bị sửa một cách ngớ ngẩn. Thời ấy trong một tình thế lúc nào cũng có thể bị bắt, tôi đã phải thêm vào một đoạn cuối cảnh quảng trường Ba Ðình vào những ngày lễ lạt. Toàn bộ đoạn ấy xuất hiện trong phim nằm ngoài ý muốn của tôi.

Tôi muốn nói thêm rằng bộ phim này nổi tiếng không phải vì thông tuệ hoặc hay ho tài giỏi gì mà vì nó gây ra sự tranh cãi ồn ĩ một thời gian dài. Người ta đã chen nhau xếp hàng mua vé đi xem chỉ vì nó... bị cấm, bị đưa lên thớt, bị quy thành vấn đề chính trị: chống Đảng, dạy Đảng cầm quyền, kêu gọi mọi người xuống đường, sau lưng đạo diễn là một lực lượng chính trị...

Chung quy nó nổi tiếng vì sự đa nghi thái quá, mẫn cán thái quá của một số người có chức quyền thời đó.

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh: Chỉ thế này thôi, tại sao lại cấm?

Thế rồi phải mấy năm sau, ngày 15-12-1986 Ðại hội VI khai mạc. Ông Nguyễn Văn Linh được bầu là tổng bí thư.

Ðây là một đại hội vô cùng quan trọng, nó quyết định cho sự đổi mới và đã nêu ra những khẩu hiệu:

“Nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật”.

“Hãy cởi trói cho văn nghệ sĩ”.

“Văn nghệ sĩ hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”.

“Ðừng bẻ cong ngòi bút, phải viết cái điều mình nghĩ”.

Có một nghị quyết vô cùng quan trọng đối với giới văn nghệ sĩ trí thức lúc đó là nghị quyết 05 của Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo, quản lý văn hóa văn nghệ với nội dung sửa đổi, chấn chỉnh lề lối, cách thức lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ.

Tháng 5-1987 ông Nguyễn Văn Linh trực tiếp xem phim Hà Nội trong mắt ai. Ông rất ngỡ ngàng vì những đồn thổi bấy lâu nay về bộ phim.

Ông thành thật hỏi chúng tôi:

- Bộ phim này nó chỉ có thế thôi à các anh?

- Vâng, bộ phim nó chỉ có thế thôi ạ!

- Nếu chỉ có thế này thôi thì tại sao lại cấm? Hay vì trình độ có hạn mà tôi không hiểu được?

Câu nói giản dị ấy làm tôi xúc động và bị ám ảnh mãi tận sau này. Tiếp đó ông đã cho tổ chức chiếu lại Hà Nội trong mắt ai ở hội trường Nguyễn Cảnh Chân, mời những người có trọng trách, những người lãnh đạo văn hóa văn nghệ, phụ trách các hội văn học nghệ thuật đến xem và bỏ phiếu thuận hay chống.

Tất cả đã bỏ phiếu thuận. Có nghĩa là bộ phim sẽ được ra công chúng.

Ngày 26-9-1987, Văn phòng Trung ương đã ra văn bản yêu cầu Ban Văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên huấn, Bộ Văn hóa công chiếu phim Hà Nội trong mắt ai.

Ngày 7 và 8-10-1987, ông Nguyễn Văn Linh tổ chức một cuộc họp với hơn 200 văn nghệ sĩ, trí thức lớn ở hội trường Nguyễn Cảnh Chân.

Mở đầu hội nghị, ông nói: “Các đồng chí, hôm nay mời các đồng chí đến đây để các đồng chí bộc bạch, kể cho nghe tất cả những quan tâm, những sự trăn trở trước đường lối, trước những cách thức đối với văn hóa văn nghệ để chúng ta có thể làm việc một cách tốt hơn với nhau. Tôi đến đây để nghe chứ không phải đến đây để nói...”.

Sau đó ông ngồi xuống và bắt đầu nghe mọi người nói. Thời kỳ đó còn có những cây đại thụ như Nguyễn Khắc Viện, Cù Huy Cận, Nguyễn Ðình Thi,... tất cả những văn nghệ sĩ trí thức lớn nhất của phía Bắc, các nhà nghiên cứu đều có mặt.

Buổi họp đầu tiên (7-10-1987) chuông reo, nghỉ giải lao, mọi người tản ra sân. Tôi đang nói chuyện với nhà văn Nguyễn Khải. Trong bộ phim Chuyện tử tế, tôi có dẫn những câu chữ của Nguyễn Khải nhưng tôi không nói hẳn ra là của ông. “Một nhà văn từng viết: con người là một sinh vật không bao giờ chịu sống thúc thủ, nó luôn muốn vươn tới cái tuyệt vời, cái vô biên, cái vĩnh cửu là những mục tiêu mãi mãi không bao giờ đạt tới”. Thời gian đó Chuyện tử tế chưa được công chiếu, tôi mới chỉ thì thầm cảm ơn ông Nguyễn Khải.

Lưu Quang Vũ đến bên và nói: “Ông Nguyễn Văn Linh bảo mình gọi cậu ra nói chuyện một tí”.

Tôi ra gặp và chụp ảnh chung với ông Nguyễn Văn Linh, Trần Ðộ, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Văn Hạnh... Ông Nguyễn Văn Linh nói với tôi:

- Ðến bây giờ tôi đã hiểu tại sao người ta cấm bộ phim ấy.

Có thể thấy việc này đã ám ảnh ông đến như thế nào (ông xem bộ phim này từ tháng 5-1987!).

Ông nói:

- Tôi đề nghị anh nên làm tập 2.

Nghe ông nói vậy, tôi đã nghĩ đến phải làm cái gì rồi.

Khi đó, bộ phim Chuyện tử tế đã làm xong cũng để đấy bởi vì bộ phim Hà Nội trong mắt ai vẫn bị cấm. Không có cách gì để quảng bá Chuyện tử tế hoặc mang bộ phim này ra để duyệt, để phát hành và công chiếu được. Chuyện đó là không tưởng. Còn bây giờ là thời cơ!

Tan họp, tôi về hãng phim gặp họa sĩ Trịnh Quang Vũ, nhờ anh viết thêm cho tôi chữ “Tập 2” dưới cái tên Chuyện tử tế, ngụ ý đây là tập 2 của Hà Nội trong mắt ai được làm theo ý của Tổng bí thư. Tôi rất biết làm thế là không phải với ông Nguyễn Văn Linh, nhưng tình thế buộc tôi phải hành xử như vậy. Tôi nghĩ việc cầm cân nảy mực quốc gia đại sự là việc của bề trên, còn việc làm phim như thế nào là bổn phận của chúng tôi. Như vậy là nhờ cái vía của ông Linh mà Chuyện tử tế ra đời, tồn tại và lang thang khắp nơi khắp chốn...

“Hồi Hà Nội trong mắt ai bị cấm, một lần sau khi chiếu phim cho gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp tại xưởng phim tài liệu. Xem xong, đang ngồi uống trà thì mất điện, trời đã chạng vạng tối, đại tướng đứng với tôi rất lâu, ông hỏi: “Mất ngủ lắm hả?” rồi choàng tay ôm, vỗ vỗ vào lưng tôi và nói: “Cuộc sống là mẹ của chân lý”...”.

Một câu nói dễ hiểu và dễ trơn tuột đi với những người vô tâm hoặc nông cạn, nhưng chỉ có những người đã qua nhiều trải nghiệm trên đường đời mới hiểu được sâu sắc và càng trải nghiệm thì càng hiểu sâu sắc hơn. Hẳn là trong câu nói đó có cả trải nghiệm của chính vị tướng già sau bao năm chinh chiến.

Trần Văn Thủy

Kỳ tới: Chuyện tử tế tìm người tử tế

(Tuổi trẻ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm