Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Than - thảm họa đối với Trung Quốc
Trung Quốc đang đứng trước sự lựa chọn hệ trọng giữa than và khí thiên nhiên để bảo đảm an ninh năng lượng. Chuyên viên Sergey Pravosudov, Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga, tuyên bố như vậy khi trả lời phỏng vấn của đài "Tiếng nói nước Nga".
Trong khi đó không còn ai cung cấp khí đốt giá rẻ cho Trung Quốc, và các thành phố lớn của nước này ngạt thở vì khói than.
Các chuyên viên của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng, các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Kết luận đã được rút ra sau khi khói mù độc hại trong một vài tuần đã bao phủ hơn một phần ba lãnh thổ Trung Quốc. Ở một số địa phương, nồng độ các chất ô nhiễm gây chết người đã tăng lên 40 lần so với giới hạn được chỉ định. Trung Quốc ngạt thở vì khói than.
Chuyên viên Sergei Pravosudov nói: “Hiện nay, trong cân đối năng lượng Trung Quốc, than chiếm khoảng 70%, quốc gia này đứng số một trên thế về khối lượng than bị đốt cháy. Điều này đã dẫn đến thảm họa môi trường ở các thành phố Trung Quốc. Người dân Bắc Kinh cũng ngạt thở. Rõ ràng là điều này không thể kéo dài mãi – người dân Trung Quốc không muốn chết vì khói độc hại, đặc biệt là tỷ lệ tử vong đã tăng lên đáng kể. Do đó phải chuyển sang các loại nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường. Chủ yếu - khí thiên nhiên”.
Trung Quốc đang gia tăng sản xuất khí đốt, nhưng, lượng dự trữ nhiên liệu này ở Trung Quốc là không lớn. Ngoài ra, nhịp độ gia tăng nhu cầu về khí đốt cao hơn nhiều so với năng lực sản xuất nó. Vì vậy có thể nói rằng, Trung Quốc không thể giải quyết vấn đề này dựa vào các cơ sở sản xuất trong nước. Hợp đồng mua khí đốt của Turkmenistan đã giúp phần nào
Trong khi đó, theo ý kiến của ông Sergei Pravosudov, ở Trung Quốc đã kết thúc thời kỳ "Thiên đường khí Turkmen": “Gần đây, công ty phân tích năng lượng quốc tế
Theo dự đoán của ông Sergey Pravosudov, Trung Quốc sẽ sớm ký hợp đồng với Gazprom về cung cấp khí đốt: “Trung Quốc luôn luôn muốn nhận khí đốt của "Gazprom" với mức giá thấp hơn so với khách hàng châu Âu. Nhưng, Nga không thể chấp nhận điều đó, bởi vì nếu làm như vậy thì khách hàng châu Âu cũng sẽ yêu cầu hạ giá khí gas. Rõ ràng là không được giết chết thị trường cũ để tiếp cận thị trường mới. Do đó, mức giá phải ngang nhau”.
Tình hình trên thị trường khí đốt quốc tế cũng như thảm họa môi trường đang leo thang ở Trung Quốc thúc đẩy nước này đẩy nhanh tiến độ đàm phán với Nga về việc nhập khẩu khối lượng lớn khí đốt.
Theo Tiếng nói nước Nga
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Than - thảm họa đối với Trung Quốc
Trung Quốc đang đứng trước sự lựa chọn hệ trọng giữa than và khí thiên nhiên để bảo đảm an ninh năng lượng. Chuyên viên Sergey Pravosudov, Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga, tuyên bố như vậy khi trả lời phỏng vấn của đài "Tiếng nói nước Nga".
Trong khi đó không còn ai cung cấp khí đốt giá rẻ cho Trung Quốc, và các thành phố lớn của nước này ngạt thở vì khói than.
Các chuyên viên của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng, các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Kết luận đã được rút ra sau khi khói mù độc hại trong một vài tuần đã bao phủ hơn một phần ba lãnh thổ Trung Quốc. Ở một số địa phương, nồng độ các chất ô nhiễm gây chết người đã tăng lên 40 lần so với giới hạn được chỉ định. Trung Quốc ngạt thở vì khói than.
Chuyên viên Sergei Pravosudov nói: “Hiện nay, trong cân đối năng lượng Trung Quốc, than chiếm khoảng 70%, quốc gia này đứng số một trên thế về khối lượng than bị đốt cháy. Điều này đã dẫn đến thảm họa môi trường ở các thành phố Trung Quốc. Người dân Bắc Kinh cũng ngạt thở. Rõ ràng là điều này không thể kéo dài mãi – người dân Trung Quốc không muốn chết vì khói độc hại, đặc biệt là tỷ lệ tử vong đã tăng lên đáng kể. Do đó phải chuyển sang các loại nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường. Chủ yếu - khí thiên nhiên”.
Trung Quốc đang gia tăng sản xuất khí đốt, nhưng, lượng dự trữ nhiên liệu này ở Trung Quốc là không lớn. Ngoài ra, nhịp độ gia tăng nhu cầu về khí đốt cao hơn nhiều so với năng lực sản xuất nó. Vì vậy có thể nói rằng, Trung Quốc không thể giải quyết vấn đề này dựa vào các cơ sở sản xuất trong nước. Hợp đồng mua khí đốt của Turkmenistan đã giúp phần nào
Trong khi đó, theo ý kiến của ông Sergei Pravosudov, ở Trung Quốc đã kết thúc thời kỳ "Thiên đường khí Turkmen": “Gần đây, công ty phân tích năng lượng quốc tế
Theo dự đoán của ông Sergey Pravosudov, Trung Quốc sẽ sớm ký hợp đồng với Gazprom về cung cấp khí đốt: “Trung Quốc luôn luôn muốn nhận khí đốt của "Gazprom" với mức giá thấp hơn so với khách hàng châu Âu. Nhưng, Nga không thể chấp nhận điều đó, bởi vì nếu làm như vậy thì khách hàng châu Âu cũng sẽ yêu cầu hạ giá khí gas. Rõ ràng là không được giết chết thị trường cũ để tiếp cận thị trường mới. Do đó, mức giá phải ngang nhau”.
Tình hình trên thị trường khí đốt quốc tế cũng như thảm họa môi trường đang leo thang ở Trung Quốc thúc đẩy nước này đẩy nhanh tiến độ đàm phán với Nga về việc nhập khẩu khối lượng lớn khí đốt.
Theo Tiếng nói nước Nga
Song Phương chuyển