Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tháng Tám, 41 năm sau
Ngày 30/4/1975 đánh dấu một khúc rẽ cho lịch sử Việt Nam, cho tương lai của nhiều gia đình người Việt. Lịch sử của chia lìa, kéo theo sau là đau thương của học tập cải tạo, bỏ thây trên biển, trong rừng sâu.
Ngày 30/4/1975 đánh dấu một khúc rẽ cho lịch sử Việt Nam, cho tương lai
của nhiều gia đình người Việt. Lịch sử của chia lìa, kéo theo sau là đau
thương của học tập cải tạo, bỏ thây trên biển, trong rừng sâu. Với
nhiều gia đình, nỗi đau giờ đây dù đã nguôi ngoai nhưng chia lìa còn kéo
dài. Trong đó có gia đình tôi.
Khi mới qua Mỹ, nhiều lúc nhớ gia đình, bạn bè và quê hương quá đỗi nên
tôi đã tự hỏi việc ra đi của mình có đáng hay không khi đất nước đã
thống nhất, hết chiến tranh và tôi cùng nhiều bạn đã từng ôm ấp lý tưởng
xây dựng quốc gia, thế tại sao mình lại bỏ nước ra đi.
Thỉnh thoảng đọc báo Thái Bình của Hội Việt kiều Yêu nước tại Mỹ lại
thấy có những lời lẽ chửi rủa người bỏ nước ra đi là chạy theo đế quốc,
vì tham “bơ thừa sữa cặn”, vì không quen sống cực khổ, vì bị ép buộc
phải rời quê hương.
Đó có phải là là sự thực? Tôi có nghe nói đến con tàu Việt Nam Thương
Tín chở 1.500 người tị nạn hồi hương vào tháng 10/1975 và đã về đến Việt
Nam, để rồi những người hồi hương bị đưa thẳng vào trại giam mà không
được gặp mặt đoàn tụ với gia đình như ý nguyện mong muốn khi trở về.
Khi đến Guam tôi có ở chung lều với nhạc sĩ Trường Sa, ông nói là đang
chờ để được hồi hương vì là sĩ quan hải quân nên theo chiến hạm rời quê
hương, bỏ lại vợ con.
Sau ba tháng ở trại tị nạn, tôi được định cư ở thành phố Đại học
Berkeley. Một thời gian sau đọc trên báo Thái Bình thấy lá thư của một
người ký tên Trường Sa, viết từ Guam, kể tội Hoa Kỳ đã âm mưu di tản tài
sản quốc gia ra nước ngoài gồm thuyền bè, máy bay; tuyên truyền để đưa
ra khỏi nước thành phần trí thức gồm bác sĩ, kỹ sư, giáo sư đại học,
luật sư v.v... để cho đất nước sau chiến tranh không còn gì. Tôi tự hỏi
có phải người viết lá thư đó cũng là nhạc sĩ Trường Sa mà tôi ở chung
lều trong một tuần ở Guam.
Dần dần thông tin từ quê nhà được chuyển ra nước ngoài. Thầy tôi là hạ
sĩ quan nên học tập tại địa phương, nhưng nhiều chú, bác, người quen,
hàng xóm là những sĩ quan đã phải đi học tập nhiều tháng mà chưa thấy
về. Bạn bè cũ thời sinh viên phải bỏ học và nhiều người cũng vượt biển
tìm tự do.
Với làn sóng vượt biển, nhiều người được Hoa Kỳ nhận cho định cư. Gặp
lại một số người quen tôi biết tin có một chị ở gần nhà, được di tản năm
1975 và sau đó đã trở về trên con tàu Việt Nam Thương Tín, bị giam một
thời gian rồi cho về. Hàng xóm láng giềng cho chị là người thiếu suy
nghĩ mới xin hồi hương.
Sau này, vào thập niên 1990 tại Quận Cam tôi cũng đã có dịp gặp cựu sĩ
quan hải quân Hoàng Khải, cơ khí trưởng đã cùng cựu Trung tá Trần Đình
Trụ đưa con tàu chở người hồi hương. Ông cho biết quyết định trở về của
ông hoàn toàn vì tình cảm gia đình.
Tình cảm đối với gia đình trong những năm tôi sống xa nhà lúc nào cũng
ngập tràn. Năm 1985 tôi có dịp đến Bangkok, cũng muốn về thăm quê nhà
nhưng u tôi nhiều lần viết thư khuyên đừng nên về. Tôi có đến sứ quán
Việt Nam ở đây hỏi thăm và được biết đơn xin visa phải chuyển về Hà Nội
để được chấp thuận và có thể phải chờ ba tháng. Tôi không chờ lâu như
thế được nên bỏ ý định về thăm gia đình, quê hương lúc đó, dù rằng sau
10 năm từ ngày rời bỏ quê hương ra đi, giờ đây tôi đã đi giáp một vòng
trái đất, qua nhiều quốc gia mà chưa có dịp trở lại quê nhà.
Với làn sóng vượt biển, những năm đầu thập niên 1980 các em tôi cũng đã
tìm đường đi. Cô em gái kế nhiều lần đưa hai con vượt biển để mong gặp
lại chồng nhưng không thành. Chồng của em là thuyền nhân qua Mỹ định cư ở
tiểu bang Ohio từ năm 1979.
Một em trai, mà thầy u tôi không muốn em đi bộ đội, nên cũng đã lo tìm
đường cho em ra đi. Tôi gửi tiền về, nhưng em đi không lọt, bị bắt giam
mấy lần nên lại lo gửi tiền về lo chạy chọt cho em được thả. Rồi em bị
bắt đi bộ đội theo chỉ tiêu của phường.
Cùng thời gian các em tính chuyện vượt biên, năm 1982 tôi nhập tịch Mỹ
và tiến hành hồ sơ đoàn tụ cho thầy u tôi và ba người em nhỏ nhất trong
nhà, chưa đến 21 tuổi, gồm hai em trai và một em gái. Ba người em gái
lớn, đã trên 21 tuổi và có gia đình nên tôi không làm hồ sơ vì lúc đó
nghe nói anh em đã lập gia đình rồi sẽ không được đi.
Thời đó không thể theo dõi hồ sơ qua mạng Internet như bây giờ. Sau khi
nộp hồ sơ tại sở di trú trên đường Sansome ở San Francisco, tôi chỉ chờ
thư thông báo. Nếu có điện thoại cũng phải đợi rất lâu mới được nói
chuyện và câu trả lời thường nói là tôi phải chờ đến hạn kỳ thì sẽ có
thư từ sở di trú báo phải làm gì kế tiếp.
Vài tháng sau sở di trú báo cho biết hồ sơ của tôi hoàn chỉnh và đã có
số IV (Immigration Visa). Như thế coi như thủ tục giấy tờ hoàn tất, tôi
tiếp tục chờ đợi.
Năm 1983 một người bác, anh của u tôi, sau nhiều năm đi học tập cải tạo,
được cộng sản thả về và được con của bác ở bên Mỹ làm hồ sơ xin đoàn tụ
và phía Mỹ chấp thuận rất nhanh. Hai bác đến Mỹ đoàn tụ cùng các anh
chị vào tháng 5/1983. Khi ra đi, bác muốn sang lại căn nhà ba tầng cho u
tôi, nhưng cán bộ không cho và tịch thu.
Năm 1985 khi đến Thái Lan, tôi có ghé cơ quan lãnh sự của sứ quán Mỹ để
hỏi về tình trạng hồ sơ xin đoàn tụ và được biết đến năm 1990 thầy u và
các em sẽ được đi.
Không còn khả năng vượt biển nữa, em gái kế tôi chờ đợi ra đi theo
chương trình ODP và năm 1991 đưa hai con qua Mỹ đoàn tụ với chồng. Sau
16 năm xa cách tôi mới gặp lại được một người em trên xứ Mỹ.
Vài tháng sau khi em gái tới Mỹ, sở di trú yêu cầu tôi bổ túc hồ sơ với
hình ảnh của thầy u và của ba người em, cùng giấy tờ bảo trợ tài chánh.
Nhưng chỉ có thầy u quyết định đưa đứa em trai út ra đi. Hai em lớn hơn
đã có gia đình, tuổi chưa đến 30, nhưng các em đã quyết định ở lại Việt
Nam làm ăn vì sau khi có chính sách đổi mới kinh tế, các em tạo dựng cơ
sở và đang làm ăn tốt nên không còn muốn đi Mỹ nữa.
Tháng 9/1992 thầy u và đứa em trai đến Mỹ. Các em ở lại nhà ngày càng làm ăn phát tài, sửa sang, xây dựng nhà cao cửa rộng.
Cuối năm 2000, vào dịp đám cưới người em út và cũng là dịp mừng thầy u
70 tuổi nên tất cả con cháu ở Hoa Kỳ đã du lịch về Việt Nam sum họp gia
đình.
Năm sau đó, hai người em không đi định cư Mỹ vào năm 1992 giờ lại muốn ra đi. Lần này người em út đã đứng đơn bảo lãnh.
Mười hai năm sau, năm 2013 cô em gái và gia đình sang Mỹ định cư. Ít lâu
sau mua nhà, ổn định cuộc sống. Thỉnh thoảng hai vợ chồng vẫn đi đi về
về lo công việc còn lại bên nhà.
Đón gia đình vợ chồng người em đến phi trường San Francisco (ảnh Bùi Văn Phú) |
Tháng Tám vừa qua, một người em trai nữa lại đưa gia đình qua Mỹ định
cư. Vợ chồng em có cô con gái trên 21 tuổi từng du học Mỹ, nay ở lại
Việt Nam và đang làm việc cho một công ty tư vấn sinh viên du học. Việc
định cư sẽ do bố mẹ cháu bảo trợ sau. Khi nhận được thẻ xanh hai em cũng
sẽ qua lại giữa hai quốc gia để lo công việc kinh doanh còn ở bên nhà.
Ngày nay truyền thông của nhà nước cộng sản Việt Nam không còn chửi
người bỏ nước ra đi là “chạy theo đế quốc Mỹ”, vì chính những người cộng
sản ngày trước, cũng như hiện tại và con cháu họ cũng đang ùn ùn chạy
theo “đế quốc Mỹ”.
Tháng Tám 41 năm trước tôi đặt chân đến Berkeley. Thời gian qua gia đình
tôi đã đón nhiều người thân quen đến đây định cư. Xin gửi lời chức
mừng: “Welcome to the U.S.A.” đến các em, và tất cả những ai đã quyết
định chọn Hoa Kỳ là nơi để lập nghiệp, dù giàu nghèo hay có khác biệt
quan điểm, chính kiến.
Bùi Văn Phú
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tháng Tám, 41 năm sau
Ngày 30/4/1975 đánh dấu một khúc rẽ cho lịch sử Việt Nam, cho tương lai của nhiều gia đình người Việt. Lịch sử của chia lìa, kéo theo sau là đau thương của học tập cải tạo, bỏ thây trên biển, trong rừng sâu.
Ngày 30/4/1975 đánh dấu một khúc rẽ cho lịch sử Việt Nam, cho tương lai
của nhiều gia đình người Việt. Lịch sử của chia lìa, kéo theo sau là đau
thương của học tập cải tạo, bỏ thây trên biển, trong rừng sâu. Với
nhiều gia đình, nỗi đau giờ đây dù đã nguôi ngoai nhưng chia lìa còn kéo
dài. Trong đó có gia đình tôi.
Khi mới qua Mỹ, nhiều lúc nhớ gia đình, bạn bè và quê hương quá đỗi nên
tôi đã tự hỏi việc ra đi của mình có đáng hay không khi đất nước đã
thống nhất, hết chiến tranh và tôi cùng nhiều bạn đã từng ôm ấp lý tưởng
xây dựng quốc gia, thế tại sao mình lại bỏ nước ra đi.
Thỉnh thoảng đọc báo Thái Bình của Hội Việt kiều Yêu nước tại Mỹ lại
thấy có những lời lẽ chửi rủa người bỏ nước ra đi là chạy theo đế quốc,
vì tham “bơ thừa sữa cặn”, vì không quen sống cực khổ, vì bị ép buộc
phải rời quê hương.
Đó có phải là là sự thực? Tôi có nghe nói đến con tàu Việt Nam Thương
Tín chở 1.500 người tị nạn hồi hương vào tháng 10/1975 và đã về đến Việt
Nam, để rồi những người hồi hương bị đưa thẳng vào trại giam mà không
được gặp mặt đoàn tụ với gia đình như ý nguyện mong muốn khi trở về.
Khi đến Guam tôi có ở chung lều với nhạc sĩ Trường Sa, ông nói là đang
chờ để được hồi hương vì là sĩ quan hải quân nên theo chiến hạm rời quê
hương, bỏ lại vợ con.
Sau ba tháng ở trại tị nạn, tôi được định cư ở thành phố Đại học
Berkeley. Một thời gian sau đọc trên báo Thái Bình thấy lá thư của một
người ký tên Trường Sa, viết từ Guam, kể tội Hoa Kỳ đã âm mưu di tản tài
sản quốc gia ra nước ngoài gồm thuyền bè, máy bay; tuyên truyền để đưa
ra khỏi nước thành phần trí thức gồm bác sĩ, kỹ sư, giáo sư đại học,
luật sư v.v... để cho đất nước sau chiến tranh không còn gì. Tôi tự hỏi
có phải người viết lá thư đó cũng là nhạc sĩ Trường Sa mà tôi ở chung
lều trong một tuần ở Guam.
Dần dần thông tin từ quê nhà được chuyển ra nước ngoài. Thầy tôi là hạ
sĩ quan nên học tập tại địa phương, nhưng nhiều chú, bác, người quen,
hàng xóm là những sĩ quan đã phải đi học tập nhiều tháng mà chưa thấy
về. Bạn bè cũ thời sinh viên phải bỏ học và nhiều người cũng vượt biển
tìm tự do.
Với làn sóng vượt biển, nhiều người được Hoa Kỳ nhận cho định cư. Gặp
lại một số người quen tôi biết tin có một chị ở gần nhà, được di tản năm
1975 và sau đó đã trở về trên con tàu Việt Nam Thương Tín, bị giam một
thời gian rồi cho về. Hàng xóm láng giềng cho chị là người thiếu suy
nghĩ mới xin hồi hương.
Sau này, vào thập niên 1990 tại Quận Cam tôi cũng đã có dịp gặp cựu sĩ
quan hải quân Hoàng Khải, cơ khí trưởng đã cùng cựu Trung tá Trần Đình
Trụ đưa con tàu chở người hồi hương. Ông cho biết quyết định trở về của
ông hoàn toàn vì tình cảm gia đình.
Tình cảm đối với gia đình trong những năm tôi sống xa nhà lúc nào cũng
ngập tràn. Năm 1985 tôi có dịp đến Bangkok, cũng muốn về thăm quê nhà
nhưng u tôi nhiều lần viết thư khuyên đừng nên về. Tôi có đến sứ quán
Việt Nam ở đây hỏi thăm và được biết đơn xin visa phải chuyển về Hà Nội
để được chấp thuận và có thể phải chờ ba tháng. Tôi không chờ lâu như
thế được nên bỏ ý định về thăm gia đình, quê hương lúc đó, dù rằng sau
10 năm từ ngày rời bỏ quê hương ra đi, giờ đây tôi đã đi giáp một vòng
trái đất, qua nhiều quốc gia mà chưa có dịp trở lại quê nhà.
Với làn sóng vượt biển, những năm đầu thập niên 1980 các em tôi cũng đã
tìm đường đi. Cô em gái kế nhiều lần đưa hai con vượt biển để mong gặp
lại chồng nhưng không thành. Chồng của em là thuyền nhân qua Mỹ định cư ở
tiểu bang Ohio từ năm 1979.
Một em trai, mà thầy u tôi không muốn em đi bộ đội, nên cũng đã lo tìm
đường cho em ra đi. Tôi gửi tiền về, nhưng em đi không lọt, bị bắt giam
mấy lần nên lại lo gửi tiền về lo chạy chọt cho em được thả. Rồi em bị
bắt đi bộ đội theo chỉ tiêu của phường.
Cùng thời gian các em tính chuyện vượt biên, năm 1982 tôi nhập tịch Mỹ
và tiến hành hồ sơ đoàn tụ cho thầy u tôi và ba người em nhỏ nhất trong
nhà, chưa đến 21 tuổi, gồm hai em trai và một em gái. Ba người em gái
lớn, đã trên 21 tuổi và có gia đình nên tôi không làm hồ sơ vì lúc đó
nghe nói anh em đã lập gia đình rồi sẽ không được đi.
Thời đó không thể theo dõi hồ sơ qua mạng Internet như bây giờ. Sau khi
nộp hồ sơ tại sở di trú trên đường Sansome ở San Francisco, tôi chỉ chờ
thư thông báo. Nếu có điện thoại cũng phải đợi rất lâu mới được nói
chuyện và câu trả lời thường nói là tôi phải chờ đến hạn kỳ thì sẽ có
thư từ sở di trú báo phải làm gì kế tiếp.
Vài tháng sau sở di trú báo cho biết hồ sơ của tôi hoàn chỉnh và đã có
số IV (Immigration Visa). Như thế coi như thủ tục giấy tờ hoàn tất, tôi
tiếp tục chờ đợi.
Năm 1983 một người bác, anh của u tôi, sau nhiều năm đi học tập cải tạo,
được cộng sản thả về và được con của bác ở bên Mỹ làm hồ sơ xin đoàn tụ
và phía Mỹ chấp thuận rất nhanh. Hai bác đến Mỹ đoàn tụ cùng các anh
chị vào tháng 5/1983. Khi ra đi, bác muốn sang lại căn nhà ba tầng cho u
tôi, nhưng cán bộ không cho và tịch thu.
Năm 1985 khi đến Thái Lan, tôi có ghé cơ quan lãnh sự của sứ quán Mỹ để
hỏi về tình trạng hồ sơ xin đoàn tụ và được biết đến năm 1990 thầy u và
các em sẽ được đi.
Không còn khả năng vượt biển nữa, em gái kế tôi chờ đợi ra đi theo
chương trình ODP và năm 1991 đưa hai con qua Mỹ đoàn tụ với chồng. Sau
16 năm xa cách tôi mới gặp lại được một người em trên xứ Mỹ.
Vài tháng sau khi em gái tới Mỹ, sở di trú yêu cầu tôi bổ túc hồ sơ với
hình ảnh của thầy u và của ba người em, cùng giấy tờ bảo trợ tài chánh.
Nhưng chỉ có thầy u quyết định đưa đứa em trai út ra đi. Hai em lớn hơn
đã có gia đình, tuổi chưa đến 30, nhưng các em đã quyết định ở lại Việt
Nam làm ăn vì sau khi có chính sách đổi mới kinh tế, các em tạo dựng cơ
sở và đang làm ăn tốt nên không còn muốn đi Mỹ nữa.
Tháng 9/1992 thầy u và đứa em trai đến Mỹ. Các em ở lại nhà ngày càng làm ăn phát tài, sửa sang, xây dựng nhà cao cửa rộng.
Cuối năm 2000, vào dịp đám cưới người em út và cũng là dịp mừng thầy u
70 tuổi nên tất cả con cháu ở Hoa Kỳ đã du lịch về Việt Nam sum họp gia
đình.
Năm sau đó, hai người em không đi định cư Mỹ vào năm 1992 giờ lại muốn ra đi. Lần này người em út đã đứng đơn bảo lãnh.
Mười hai năm sau, năm 2013 cô em gái và gia đình sang Mỹ định cư. Ít lâu
sau mua nhà, ổn định cuộc sống. Thỉnh thoảng hai vợ chồng vẫn đi đi về
về lo công việc còn lại bên nhà.
Đón gia đình vợ chồng người em đến phi trường San Francisco (ảnh Bùi Văn Phú) |
Tháng Tám vừa qua, một người em trai nữa lại đưa gia đình qua Mỹ định
cư. Vợ chồng em có cô con gái trên 21 tuổi từng du học Mỹ, nay ở lại
Việt Nam và đang làm việc cho một công ty tư vấn sinh viên du học. Việc
định cư sẽ do bố mẹ cháu bảo trợ sau. Khi nhận được thẻ xanh hai em cũng
sẽ qua lại giữa hai quốc gia để lo công việc kinh doanh còn ở bên nhà.
Ngày nay truyền thông của nhà nước cộng sản Việt Nam không còn chửi
người bỏ nước ra đi là “chạy theo đế quốc Mỹ”, vì chính những người cộng
sản ngày trước, cũng như hiện tại và con cháu họ cũng đang ùn ùn chạy
theo “đế quốc Mỹ”.
Tháng Tám 41 năm trước tôi đặt chân đến Berkeley. Thời gian qua gia đình
tôi đã đón nhiều người thân quen đến đây định cư. Xin gửi lời chức
mừng: “Welcome to the U.S.A.” đến các em, và tất cả những ai đã quyết
định chọn Hoa Kỳ là nơi để lập nghiệp, dù giàu nghèo hay có khác biệt
quan điểm, chính kiến.
Bùi Văn Phú
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)