Thân Hữu Tiếp Tay...
Tháng Tư: Em Đất Mỹ, Chị Biển Đông - Nguyễn Bá Chổi
Tháng Tư: Em Đất Mỹ, Chị Biển Đông
Chị ơi.,
Đã ba muơi tư năm rồi, mà chuyện như mới hôm kia hôm qua.
Chiều
30 Tháng Tư, năm 1975, em đến nhà Chị.Từ ngày vào lính, đã bảy năm,
lần đầu tiên không với bộ quân phục, nhưng trong bộ quần áo civil cụt
cỡn, lẹt xẹt đôi dép nhỏ hơn chân. Chị ra mở cửa, sững sờ một thoáng
rồi cũng nhận ra, ôm lấy em, nói như khóc:
"Chúng nó vào, chết rồi chú ơi!".
Em
vừa buông súng, bỏ chiến xa; đơn vị tan hàng, sau khi kéo về Ngã Bảy
Chợ Lớn, theo lệnh trên, và "từ giờ phút này, con cái ai đi được đâu
thì đi".
Em
không đến nhà Th., trên đường Trần Hoàng Quân, chỉ cách mấy phút đi
bộ, như trước đây mỗi lần em xuống khỏi xe Lam hay xe buýt nơi trạm Ngã
Bảy này. Chẳng phải vì em sợ nàng không còn thấy trên ve áo ba bông mai
nàng mới gửi tặng em qua đường bưu điện ngày em được thăng cấp mà em
vừa lột xuống, để lại trong lòng chiến xa.
Dựa
vào tin tức sụp đổ giây chuyền quá nhanh sau khi Cao Nguyên thất thủ,
và nghe được những nhận định tình hình của người cậu Đại tá phục vụ tại
Bộ TTM, Th.đã bày tỏ cùng em nỗi lo sợ Việt Cộng không bao lâu nữa sẽ
vào đến Sài gòn, nhưng em nghĩ là nàng đã không ngờ được quân đội ta
lại bị chiến bại một cách tức tưởi, bẽ bàng, nhục nhã, và người lính
chúng em bị bỏ rơi như thệ; em không thể để Th. thấy em trở về trong
tình cảnh thê thảm ấy. Nó tàn nhẫn quá đối với tâm hồn người thiếu nữ mà
ký ức đã đượm in hình ảnh người "anh hùng kỵ binh" từ lúc nàng mới tuổi
mười bốn
Em
cùng vài người khác nữa đi theo một đồng đội, Đại úy Trg. ghé nhà anh
ta cũng gần đó để xin bộ quần áo dân sự. Ngoài đường đã xuất hiện bọn
"hoạt động nội thành", và lác đác những loạt đạn AK. Người vợ bạn vẫn
bình tĩnh, hai tay cầm cái thau chìa ra cho từng người đặt vào đó súng
lục, lựu đạn và giấy tờ liên quan đến nhà binh, để nhờ anh chị ấy
"thanh toán" cho.
Người
ta lột da con thỏ khi nó đã chết. Mấy đứa hàng binh bọn em trút bỏ quân
phục như tự lột da của chính mình. Em chợt ân hận đã gài lại chốt trái
lựu đạn em đã mở ra để tự sát khi rời khỏi chiến xa và đứng quay mặt về
Đại lộ Trần Hoàng Quân, mấp máy môi lời vĩnh biệt Th. và tự hỏi không
biết Thg., anh của Th., phi công chiến đấu cơ Ạ37, có đưa gia đình
thóat được không.
"Chúng
nó vào, chết rồi chú ơi!" Em ngạc nhiên. Trước đây mỗi khi về phép,
nhìn thấy em ngày một dạn dày phong sương, nghe em kể tên bạn đồng khóa
đứa bị thương đứa chết lần mòn; ra trường về cùng đơn vị, mười ba
thằng, chỉ một năm sau, còn phân nửa, và nhất là lần em trở về với
một nửa mặt xám xịt, với một cánh tay đeo trước ngực bằng cuộn băng
trắng choàng qua cổ, Chị càng thôi thúc em, " đào ngũ đi chú, chị thấy
tội nghiệp các chú quá; để Cộng Sản nó vào cũng được.".
"Cộng
Sản nó vào cũng được!" Không chỉ vì "thấy tội nghiệp" đứa em họ của
chồng, mà vì tin tức hằng ngày qua báo chí, truyền hinh, những cảnh
pháo kích, đặt mìn xe đò , tung lựu đạn trong rạp hát, mồ chôn tập thể
thể, sự tàn bạo của chiến tranh, dù chúng ta ở phía tự vệ, đã khiến
Chị thốt lên lời như thế;Chị quên mất những chuyện trước đây Chị đã được
kể. Trên đất Bắc, anh đã bị chúng đến còng tay bắt đi trước con mắt
ngơ ngác của đám học trò; anh đi tù rồi trốn đi Nam; chuyện mật khu
Dương Minh Châu "lên hồ sơ" anh mà Sư Đoàn 5 hành quân tịch thu được,
và vô số những chuyển kể năm.. 1954, kinh hoàng, oan nghiệt trong xã
hội Miền Bắc cọng sản.
Chính
em đây, dẫu đã nếm mùi lang sói từ bé, cũng có lúc rã rời chán nản;
thoáng có ý nghĩ theo Chị, "đào ngũ đi chú". Đó là những khi từ mặt trận
trở về, chứng kiến cảnh vô tình của người hậu phương, cảnh phản bội
trắng trợn của không ít đám người mệnh danh trí thức đang sống an bình
nơi phố thị, hay bản thân trăn trở trước những điều khó hiểu. Chẳng hạn
sự đãi ngộ bất công đầy vô lý ngay từ bộ máy chính quyền đối với những
người lính thuộc Binh chủng Thiết Giáp trực diện với địch quân ngoài
chiến trường, lại không được kể là thành phần chiến đấu, về mặt quyền
lợi, như những người lính thuộc binh chủng khác có khi, xung phong vào
mục tiêu, còn chạy phía sau!
Chẳng
hạn, đến bây giờ 34 năm sau cuộc chiến, em vẫn không hiểu được tại
sao chính quyền miền Nam thời đó đã chẳng những cho phổ biến thoái mái,
mà còn gửi "Đoàn Văn Nghệ Trung Ương" đi ủy lạo chiến trường, hát cả
những bài ca kiểu nối vòng tay từ Bắc vô Nam có nội dung ai cũng rõ tình
ý là ngợi ca cổ vũ đoàn quân xâm lược, như đầu tháng Tư (hay cuối
tháng Ba") 1975 tạiTrường Thiết Giáp ở Long Thành, sau trận phản công
chiến thắng bọn Đặc Công VC.
"Chúng
nó vào, chết rồi chú ơi". Chị đã chết, nhưng Chị không ngờ được cái
chết do chúng nó mang từ Bắc vào bi thảm đến ngần ấy.
Anh
đi lưu đày mãi đất bắc xa xăm; Chị cùng đàn con thơ bị lùa lên chốn
rừng thiêng nước độc; những trẻ thơ"đẹp tựa thiên thần" thoắt một cái
hóa thành, thân thì bụng ỏng da chì, hồn trí thì ngẩn ngơ đờ đẫn. Phần
Chị đã bị bao cán bộ công an đến tán tỉnh, khi thì dụ dỗ ngọt bùi,
khi hăm dọa hãm hiếp; chúng cũng không buông tha thân người đàn bà đã
phờ phạc vì đừơng xa băng rừng vượt suối đang đêm thao thức trong lán
trại chờ sáng gặp thăm chồng. Chị đã bán đến cái gia sản cuối cùng là
chiếc áo cưới anh sắm cho để mua được con gà và gói thuốc chuột, với ý
định quyên sinh một lần mấy mẹ con, nhưng khi từng tô cháo đã được múc
ra, cháu lớn đã "mẹ ơi con còn muốn sống".
Chị cũng còn muốn sống với đàn con, và theo lời khuyên của anh từ trại tù, tìm đường vượt biên, nhưng đường đi không đến.
Chúng nó đã vào, Chị đã chết. Giữa Biển Đông,
Xưa đọc truyện Kiều, Chị đã xót xa tội nghiệp nàng Đạm Tiên bất hạnh phải xác thân "vùi nông một nấm bên đàng". Nay mường tượng đáy Biển Đông, em hình dung ra chốn nào "vùi" hộ Chị chút hình hài còn lại tóc xương"
Hơn ba mươi năm rồi, hồn Chị đã quen chưa Biển Đông ướt lạnh" Em trên đất Mỹ với số năm lưu lạc Thúy Kiều bốn mùa đông giá. Ở đây có máy sởi, áo dày, rượu nồng, sao em cứ rét mướt quanh năm.
Chị hiển linh sẽ hỏi em sao không tìm về Cali nắng ấm. Em đã đến đó mùa Hè, đi giữa phố Bolsa của Sàigòn Nhỏ, ngồi với bạn cũ nhâm nhi café, nhìn dòng người toàn Việt qua lại nhộn nhịp nơi khu chợ Phước Lộc Thọ. Nhưng sao em vẫn không am lên được. Phải chăng vì em đã úa sủng nỗi lòng biệt xứ. Em chợt nhớ lại lời ai, "L exité partout est seul- Đời lưu lạc nơi đâu cũng cô độc".
Em khát khao sợi nắng ấm Sài Gòn, Nha Trang... đất trời Việt Nam. Nhưng từ buổi cắn răng chấp nhận kiếp viễn xứ, em chưa một lần về.
Em sợ bay qua Biển Đông, nơi tan tác nửa triệu mảnh đời Việt, trong đó có Chị và những người phụ nữ khác; có thể là cô nữ sinh đã choàng cho em vòng hoa chiến thắng năm nào nơi vận động trường quận lỵ Cai Lậy, Mỹ Tho trong nắng sớm vưà lên, hay có thể là những "em gái hậu phương" đã gởi gấm niềm tin nơi "người tiền tuyến" sẽ bảo vệ các em sống mãi an lành. Em sợ nhìn thấy bao nhiêu điều khác ...
Vì ai nông nổi" Em không quy trách cho người Mỹ "đồng minh tháo chạy"; họ đâu có trách nhiệm bảo vệ con dân không phải của đất nước Hoa Kỳ. Trách nhiệm là ở chính em một phần không làm tròn bổn phận mình, đã "giừ nước, nước mất; giữ nhà, nhà tan", như câu thơ của Hà Huyền Chi.
Chị ơi,
Tháng Tư oan nghiệt lại hiện về
Đốt nén hương lòng dạ tái tê
Dâng Chị oan khiên hồn Đông Hải
Thương em trôi dạt cuối trời mê
Nguyễn Bá Chổi ( HNPD )
Tháng Tư: Em Đất Mỹ, Chị Biển Đông - Nguyễn Bá Chổi
Tháng Tư: Em Đất Mỹ, Chị Biển Đông
Chị ơi.,
Đã ba muơi tư năm rồi, mà chuyện như mới hôm kia hôm qua.
Chiều
30 Tháng Tư, năm 1975, em đến nhà Chị.Từ ngày vào lính, đã bảy năm,
lần đầu tiên không với bộ quân phục, nhưng trong bộ quần áo civil cụt
cỡn, lẹt xẹt đôi dép nhỏ hơn chân. Chị ra mở cửa, sững sờ một thoáng
rồi cũng nhận ra, ôm lấy em, nói như khóc:
"Chúng nó vào, chết rồi chú ơi!".
Em
vừa buông súng, bỏ chiến xa; đơn vị tan hàng, sau khi kéo về Ngã Bảy
Chợ Lớn, theo lệnh trên, và "từ giờ phút này, con cái ai đi được đâu
thì đi".
Em
không đến nhà Th., trên đường Trần Hoàng Quân, chỉ cách mấy phút đi
bộ, như trước đây mỗi lần em xuống khỏi xe Lam hay xe buýt nơi trạm Ngã
Bảy này. Chẳng phải vì em sợ nàng không còn thấy trên ve áo ba bông mai
nàng mới gửi tặng em qua đường bưu điện ngày em được thăng cấp mà em
vừa lột xuống, để lại trong lòng chiến xa.
Dựa
vào tin tức sụp đổ giây chuyền quá nhanh sau khi Cao Nguyên thất thủ,
và nghe được những nhận định tình hình của người cậu Đại tá phục vụ tại
Bộ TTM, Th.đã bày tỏ cùng em nỗi lo sợ Việt Cộng không bao lâu nữa sẽ
vào đến Sài gòn, nhưng em nghĩ là nàng đã không ngờ được quân đội ta
lại bị chiến bại một cách tức tưởi, bẽ bàng, nhục nhã, và người lính
chúng em bị bỏ rơi như thệ; em không thể để Th. thấy em trở về trong
tình cảnh thê thảm ấy. Nó tàn nhẫn quá đối với tâm hồn người thiếu nữ mà
ký ức đã đượm in hình ảnh người "anh hùng kỵ binh" từ lúc nàng mới tuổi
mười bốn
Em
cùng vài người khác nữa đi theo một đồng đội, Đại úy Trg. ghé nhà anh
ta cũng gần đó để xin bộ quần áo dân sự. Ngoài đường đã xuất hiện bọn
"hoạt động nội thành", và lác đác những loạt đạn AK. Người vợ bạn vẫn
bình tĩnh, hai tay cầm cái thau chìa ra cho từng người đặt vào đó súng
lục, lựu đạn và giấy tờ liên quan đến nhà binh, để nhờ anh chị ấy
"thanh toán" cho.
Người
ta lột da con thỏ khi nó đã chết. Mấy đứa hàng binh bọn em trút bỏ quân
phục như tự lột da của chính mình. Em chợt ân hận đã gài lại chốt trái
lựu đạn em đã mở ra để tự sát khi rời khỏi chiến xa và đứng quay mặt về
Đại lộ Trần Hoàng Quân, mấp máy môi lời vĩnh biệt Th. và tự hỏi không
biết Thg., anh của Th., phi công chiến đấu cơ Ạ37, có đưa gia đình
thóat được không.
"Chúng
nó vào, chết rồi chú ơi!" Em ngạc nhiên. Trước đây mỗi khi về phép,
nhìn thấy em ngày một dạn dày phong sương, nghe em kể tên bạn đồng khóa
đứa bị thương đứa chết lần mòn; ra trường về cùng đơn vị, mười ba
thằng, chỉ một năm sau, còn phân nửa, và nhất là lần em trở về với
một nửa mặt xám xịt, với một cánh tay đeo trước ngực bằng cuộn băng
trắng choàng qua cổ, Chị càng thôi thúc em, " đào ngũ đi chú, chị thấy
tội nghiệp các chú quá; để Cộng Sản nó vào cũng được.".
"Cộng
Sản nó vào cũng được!" Không chỉ vì "thấy tội nghiệp" đứa em họ của
chồng, mà vì tin tức hằng ngày qua báo chí, truyền hinh, những cảnh
pháo kích, đặt mìn xe đò , tung lựu đạn trong rạp hát, mồ chôn tập thể
thể, sự tàn bạo của chiến tranh, dù chúng ta ở phía tự vệ, đã khiến
Chị thốt lên lời như thế;Chị quên mất những chuyện trước đây Chị đã được
kể. Trên đất Bắc, anh đã bị chúng đến còng tay bắt đi trước con mắt
ngơ ngác của đám học trò; anh đi tù rồi trốn đi Nam; chuyện mật khu
Dương Minh Châu "lên hồ sơ" anh mà Sư Đoàn 5 hành quân tịch thu được,
và vô số những chuyển kể năm.. 1954, kinh hoàng, oan nghiệt trong xã
hội Miền Bắc cọng sản.
Chính
em đây, dẫu đã nếm mùi lang sói từ bé, cũng có lúc rã rời chán nản;
thoáng có ý nghĩ theo Chị, "đào ngũ đi chú". Đó là những khi từ mặt trận
trở về, chứng kiến cảnh vô tình của người hậu phương, cảnh phản bội
trắng trợn của không ít đám người mệnh danh trí thức đang sống an bình
nơi phố thị, hay bản thân trăn trở trước những điều khó hiểu. Chẳng hạn
sự đãi ngộ bất công đầy vô lý ngay từ bộ máy chính quyền đối với những
người lính thuộc Binh chủng Thiết Giáp trực diện với địch quân ngoài
chiến trường, lại không được kể là thành phần chiến đấu, về mặt quyền
lợi, như những người lính thuộc binh chủng khác có khi, xung phong vào
mục tiêu, còn chạy phía sau!
Chẳng
hạn, đến bây giờ 34 năm sau cuộc chiến, em vẫn không hiểu được tại
sao chính quyền miền Nam thời đó đã chẳng những cho phổ biến thoái mái,
mà còn gửi "Đoàn Văn Nghệ Trung Ương" đi ủy lạo chiến trường, hát cả
những bài ca kiểu nối vòng tay từ Bắc vô Nam có nội dung ai cũng rõ tình
ý là ngợi ca cổ vũ đoàn quân xâm lược, như đầu tháng Tư (hay cuối
tháng Ba") 1975 tạiTrường Thiết Giáp ở Long Thành, sau trận phản công
chiến thắng bọn Đặc Công VC.
"Chúng
nó vào, chết rồi chú ơi". Chị đã chết, nhưng Chị không ngờ được cái
chết do chúng nó mang từ Bắc vào bi thảm đến ngần ấy.
Anh
đi lưu đày mãi đất bắc xa xăm; Chị cùng đàn con thơ bị lùa lên chốn
rừng thiêng nước độc; những trẻ thơ"đẹp tựa thiên thần" thoắt một cái
hóa thành, thân thì bụng ỏng da chì, hồn trí thì ngẩn ngơ đờ đẫn. Phần
Chị đã bị bao cán bộ công an đến tán tỉnh, khi thì dụ dỗ ngọt bùi,
khi hăm dọa hãm hiếp; chúng cũng không buông tha thân người đàn bà đã
phờ phạc vì đừơng xa băng rừng vượt suối đang đêm thao thức trong lán
trại chờ sáng gặp thăm chồng. Chị đã bán đến cái gia sản cuối cùng là
chiếc áo cưới anh sắm cho để mua được con gà và gói thuốc chuột, với ý
định quyên sinh một lần mấy mẹ con, nhưng khi từng tô cháo đã được múc
ra, cháu lớn đã "mẹ ơi con còn muốn sống".
Chị cũng còn muốn sống với đàn con, và theo lời khuyên của anh từ trại tù, tìm đường vượt biên, nhưng đường đi không đến.
Chúng nó đã vào, Chị đã chết. Giữa Biển Đông,
Xưa đọc truyện Kiều, Chị đã xót xa tội nghiệp nàng Đạm Tiên bất hạnh phải xác thân "vùi nông một nấm bên đàng". Nay mường tượng đáy Biển Đông, em hình dung ra chốn nào "vùi" hộ Chị chút hình hài còn lại tóc xương"
Hơn ba mươi năm rồi, hồn Chị đã quen chưa Biển Đông ướt lạnh" Em trên đất Mỹ với số năm lưu lạc Thúy Kiều bốn mùa đông giá. Ở đây có máy sởi, áo dày, rượu nồng, sao em cứ rét mướt quanh năm.
Chị hiển linh sẽ hỏi em sao không tìm về Cali nắng ấm. Em đã đến đó mùa Hè, đi giữa phố Bolsa của Sàigòn Nhỏ, ngồi với bạn cũ nhâm nhi café, nhìn dòng người toàn Việt qua lại nhộn nhịp nơi khu chợ Phước Lộc Thọ. Nhưng sao em vẫn không am lên được. Phải chăng vì em đã úa sủng nỗi lòng biệt xứ. Em chợt nhớ lại lời ai, "L exité partout est seul- Đời lưu lạc nơi đâu cũng cô độc".
Em khát khao sợi nắng ấm Sài Gòn, Nha Trang... đất trời Việt Nam. Nhưng từ buổi cắn răng chấp nhận kiếp viễn xứ, em chưa một lần về.
Em sợ bay qua Biển Đông, nơi tan tác nửa triệu mảnh đời Việt, trong đó có Chị và những người phụ nữ khác; có thể là cô nữ sinh đã choàng cho em vòng hoa chiến thắng năm nào nơi vận động trường quận lỵ Cai Lậy, Mỹ Tho trong nắng sớm vưà lên, hay có thể là những "em gái hậu phương" đã gởi gấm niềm tin nơi "người tiền tuyến" sẽ bảo vệ các em sống mãi an lành. Em sợ nhìn thấy bao nhiêu điều khác ...
Vì ai nông nổi" Em không quy trách cho người Mỹ "đồng minh tháo chạy"; họ đâu có trách nhiệm bảo vệ con dân không phải của đất nước Hoa Kỳ. Trách nhiệm là ở chính em một phần không làm tròn bổn phận mình, đã "giừ nước, nước mất; giữ nhà, nhà tan", như câu thơ của Hà Huyền Chi.
Chị ơi,
Tháng Tư oan nghiệt lại hiện về
Đốt nén hương lòng dạ tái tê
Dâng Chị oan khiên hồn Đông Hải
Thương em trôi dạt cuối trời mê
Nguyễn Bá Chổi ( HNPD )