Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Tháng Tư ngày cuối - Việt Nhân
(HNPĐ) Sáng 29/04/1975 - Ông Thượng sĩ chuyên trách về trận liệt của ban, bước vào phòng trong dáng bơ phờ, ông bối rối nhìn tôi, lúng túng tìm câu để phân trần lý do ông trốn đi trong lúc như thế này, ngày qua ông đã vắng mặt, lệnh cắm trại trăm phần trăm đã có từ bốn hôm nay:
-Chúng nó cho A.37 cướp được của mình thả bom phi trường Tân Sơn Nhất, tôi biết mình có lỗi nhưng không cách nào hơn, tôi về để lo cho mẹ con nó, nhà sát một bên sân bay, cứ tưởng đi ít giờ không ngờ dân chạy tán loạn, mẹ con nó cũng theo người mà chạy, nên phải đi kiếm rồi lại đem chúng về gửi bên ngoại tuốt dưới Long An, tôi có lỗi tùy Đại úy xử sao tui cũng chịu.
Tôi ngồi đó tai nghe ông nói, mà mắt nhìn ra ngoài kia, ngoài khung cửa kính là thành phố Saigon, không biết bây giờ ngoài đó ra sao, cũng đã có hơn hai tuần rồi tôi vùi đầu với công việc, và cũng từ hôm nhận được chương trình di tản của BTL/HQ, nhằm giúp thân nhân gia đình HQ trong khu vực Sàigòn.
Đêm 25/04 tôi có thu xếp tạt về thăm nhà, nhìn gia đình toàn là đàn bà và con nít không có lấy một người đàn ông, người duy nhất ở gần là tôi thì đang kẹt cứng với công việc. Nên hiểu lắm hoàn cảnh ông Thượng sĩ của tôi, cái trò cộng quân pháo vô thành phố vẫn đã có từ lâu, trong hoảng hốt, những người đàn bà cùng con trẻ, vợ con lính, luôn mong có được cánh tay người chồng, người cha, trong những lúc như thế.
Chiều ngày 28/4/1975, sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ bị bom từ 5 chiếc máy bay A.37 ném xuống, đây lại thêm một chiến công dâng bác của tên vịt cộng Nguyễn Thành Trung… Thấy tôi không một lời cùng ông mà ngỡ tôi giận, nên im lặng trở lại với công việc đã bị bỏ dở từ lúc ông đi, ông plot lại tất cả đơn vị địch trên bản đồ… Cái dáng áy náy của ông đã làm tôi thấy cần mở lời trước, như ngầm nói cùng ông mọi chuyện hãy để cho qua đi:
-Sao ông đem chị với mấy cháu đi xa quá vậy, có chuyện rồi làm sao mà lo cho kịp?
-Tôi có bà chị bên chợ Gò Vấp, đã định đến đó, nhưng kinh nghiệm đã từng thấy, bọn Việt cộng luôn pháo bừa vô thành phố, mà bất cứ nơi đâu trái đạn rơi đối với chúng đều là trúng mục tiêu, nên buộc lòng đem mẹ con nó đi xa khỏi Sài gòn cho êm.
Khi còn ở ngoài miền Trung lúc tháng ba, hình ảnh di tản của người dân, từ đó trong mắt tôi nhìn đâu cũng thấy đổ vỡ và hỗn loạn, tâm trạng như thế này chắc chắn không chỉ riêng tôi, vào những ngày cuối tháng tư, biết bao gia đình đã vĩnh viễn ly tán. Và cả ngay những anh em HQ, đã có những người theo tầu ra khơi lần cuối, mà trong dạ ngổn ngang lo lắng cho gia đình, cũng có kẻ không có được một quyết định đi ở dứt khoát, hoặc đã đi, rồi lại tìm đường quay về.
Câu chuyện hôm nay, là câu chuyện ghi lại những gì đã xảy ra cho đến giờ cuối ngày 29-04-1975, và tấm ảnh minh họa chính là chiếc Tuần Dương Hạm (WHEC) HQ.3 đậu ngay Cầu B, trước trại Bạch Đằng 2, nó đã ra khơi lần cuối trong đêm đó!
THÁNG TƯ NGÀY CUỐI - Sáng 21/04, những tuyến phòng thủ cuối cùng của Quân lực VNCH tại Xuân Lộc tan rã, các lực lượng còn lại rút về Sài Gòn lập phòng tuyến mới – Tối ngày này 21/04 ông Thiệu từ chức để trao quyền lại cho Cụ Hương - Và khi không còn Ông Thiệu, nhưng phía GPMN nuốt lời không chịu hòa đàm, như trước đây chúng từng tuyên bố.
Qua sự kiện này và chuyên TT Thiệu ra đi, người miền Nam đã nhận ra rõ phía cộng sản đã thành công trong thế đòn cuối cùng của chúng, là nhờ chính tay miền Nam tự dọn lấy vật chướng ngại, và tự thông đường cho chúng dễ dàng chiến thắng. Chính Võ Nguyên Giáp đã gọi ngày từ chức của Ông Thiệu là ngày “chìa khóa”, là thời điểm quyết định tiến công, và Văn Tiến Dũng tại Lộc Ninh trong đêm đó đã phát pháo lệnh cho chiến dịch HCM.
Khi đó những kẻ vẫn thường được gọi là thành phần thứ ba, hay rõ rệt hơn nữa là những kẻ thờ ma cộng sản khấp khởi mừng đã đến lúc chúng cũng có đôi phần quyền lực, nhờ vào chuyện ra đi của TT Thiệu, cũng như sự yếu kém của TT Hương bởi tuổi tác cao. Như vậy cho thấy giới chính khách này vào giờ cuối, cũng đã ráng đón gió và chạy theo đuôi những gì, họ nghĩ rằng làm cho bọn cộng sản hài lòng chấp nhận nói chuyện, hay nói khác hơn là được hòa hợp.
Ngày 22/04 tại đại học Tulane ở New Orlands TT Mỹ Gerald Ford đã tuyên bố chiến tranh VN đã kết thúc, mọi chuyện đã như ván cờ tàn - Hàm Tân đã rơi vào tay cộng sản, SĐ 3KQ Biên Hòa dời về Sài gòn, sau cuộc pháo cường tập vào phi trường, đây là đòn trả đủa của CS bởi vụ thả hai trái bom CBU ở Xuân Lộc - Ngày 24/04 Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn từ chức.
Sáng 25/04, theo yêu cầu của Trưởng Phòng một bài tổng hợp ngắn cuối cùng đời lính của tôi đã viết cho ông, về lực lượng cùng các mặt tiến công của chúng - Tin cho biết từ sau khi ông Thiệu từ chức, phía CSBV đã điều động QĐ I tức Binh Đoàn Quyết Thắng tăng viện thêm cho chiến trường miền nam bằng tàu lẫn không vận, áp quân sát vành đai QĐ III của ta, binh đoàn này sẽ từ mặt bắc đánh xuống - QĐ 3 trấn mặt tây bắc, và Đoàn 232 với hai hướng tiến công mặt tây và tây nam – QĐ 4 mặt đông và QĐ2 mặt đông nam.
Như vậy nếu chúng tiến công, chúng sẽ có 5 QĐ, lực lượng tương đương hơn mười lăm SĐ, và đánh vào Sài gòn từ bốn phía… Chiều ngày 26/04, các cánh quân CSBV áp sát Sàigòn, hướng tấn công của chúng không thay đổi như tin đã ghi nhận, đó là điều dễ hiểu vì hầu như vào thời điểm này chúng không gặp một ngăn trở lớn nào trên đường tiến quân.
Ngày 27/04 Sài gòn bị hỏa tiễn của cộng quân, đồng thời tin không thám cho thấy, chúng chuyển số phi cơ có được sau cuộc triệt thoái của của QK I-II để lại, đem về tập trung tại phi trường Phan Rang, nhằm dùng nó mà tập kích vào Sài gòn. Ngày 28/04, Thành phần thứ ba dàn xếp để đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống, việc đầu tiên sau khi nhậm chức là yêu cầu Mỹ rút!
Mọi sinh hoạt thường nhật của chúng tôi không còn nữa, Ông trưởng khối của tôi từ hôm 21/04 vẫn thường xuyên đi cùng ông Trưởng phòng với những buổi họp không dính dáng gì đến chiến sự, họ qua bên DAO thường hơn. Sự vắng mặt thường xuyên của ông, khiến hai anh em như mặt trời mặt trăng, và nhất là sáng hôm 28-04 tôi lại nhận được lịnh chỉ định, chỉ huy toán quan sát, phòng không, với thành phần hổn hợp gồm người của phòng tôi, và phòng hành quân, cùng một ít cơ hữu bên Bạch Đằng 2.
Nhiệm vụ là bảo vệ vùng trời của Đặc Khu O, mà trong đó cái chính là khung vuông tạo nên bởi bốn con đường Bạch Đằng, Cường Để, Lê Thánh Tôn và Hai Bà Trưng, nhằm ngăn ngừa mọi chuyện không kích hay ném bom. Toán chỉ huy đặt trên sân thượng của cao ốc, nơi có cái câu lạc bộ tôi vẫn thường ngồi nhìn xuống thành phố Sàigòn, máy móc liên lạc bên phòng hành quân đã lo đủ, nhân viên được chia phiên quan sát phát hiện mọi phi cơ xâm nhập khu vực cấm này - Và tất cả các chiến hạm đang neo dưới sông luôn trong tư thế khai hỏa.
Chương trình di tản mang tính cách đùm bọc nội bộ, cho thân nhân HQ vào các tạm trú hạm, đã không có khả năng thực hiện, và có thể đã thay đổi, mà cái tin tái phối trí khá rõ rệt “Hải lực tại Côn Sơn, Giang lực tại Long Phú” được mọi người cho nhau hay. Ở dưới phòng nhân viên tôi bắt đầu cho thiêu hủy tất cả tài liệu mật, bên Biệt đội những hồ sơ mật báo viên cũng đã đốt liên tục từ sáng sớm, thậm chí dự trù cả lựu đạn cháy tiếp tay phòng khi phải rút khẩn cấp.
Khoảng 04.00h chiều 28/04, một chiếc C.130 suýt trúng đạn của giang pháo hạm đang neo tại cầu A khi nó bay gần sát vùng cấm, sau này nghe nói đó là chiếc của Thủ tướng Cẩn di tản. Sau đó là vụ 5 chiếc A.37 do cộng sản cướp được, từ phi trường Phan Rang bay đến ném bom Tân Sơn Nhất, khiến suốt đêm chúng tôi căng mắt quan sát trong lịnh báo động đỏ.
Sáng 29-04 Sài gòn hỗn loạn thật sư, cộng quân đã pháo mạnh vào phi trường TSN, dân bắt đầu chạy loạn… Gần trưa ông trưởng khối lên sân thượng tìm tôi, nhìn tôi sau một đêm mất ngủ, ông chỉ nói:
-Mày ráng giữ sức khỏe
-Huynh đi đâu hôm nay
-Tao với Đại tá cùng Tham Mưu Phó Hành Quân qua Tổng Tham Mưu với DAO… Không ngờ lần đó là lần cuối, mãi mười tám năm sau hai anh em mới gặp lại nhau nơi đất Little Saigon này!
*****
“Không quân, Bộ Binh, đều đã bỏ chúng ta, nay chúng ta tự phải lo liệu lấy, ai đi thì đi, ai ở lại thì giúp người đi…” Đó là tóm tắt những gì vị Đại tá Tham mưu phó Hành Quân, thay mặt Đô Đốc TL phát biểu đêm 29/04/1975 trước bực thềm văn phòng Tổng Hành Dinh BTL/HQ, đêm đó đoàn tàu ra khơi lần cuối.
Tháng Tư đen, tháng tư gãy súng, triệt thoái lui binh, đồng minh phản bội, người lính ở lại sau cùng nhìn những con tàu chở người ra đi… Bao nhiêu đau thương tan tác, thảm cảnh chết chóc tù đày, đã đến cùng dân tôi sau “THÁNG TƯ NGÀY CUỐI” đó.
Việt Nhân (HNPĐ)
Tháng Tư ngày cuối - Việt Nhân
(HNPĐ) Sáng 29/04/1975 - Ông Thượng sĩ chuyên trách về trận liệt của ban, bước vào phòng trong dáng bơ phờ, ông bối rối nhìn tôi, lúng túng tìm câu để phân trần lý do ông trốn đi trong lúc như thế này, ngày qua ông đã vắng mặt, lệnh cắm trại trăm phần trăm đã có từ bốn hôm nay:
-Chúng nó cho A.37 cướp được của mình thả bom phi trường Tân Sơn Nhất, tôi biết mình có lỗi nhưng không cách nào hơn, tôi về để lo cho mẹ con nó, nhà sát một bên sân bay, cứ tưởng đi ít giờ không ngờ dân chạy tán loạn, mẹ con nó cũng theo người mà chạy, nên phải đi kiếm rồi lại đem chúng về gửi bên ngoại tuốt dưới Long An, tôi có lỗi tùy Đại úy xử sao tui cũng chịu.
Tôi ngồi đó tai nghe ông nói, mà mắt nhìn ra ngoài kia, ngoài khung cửa kính là thành phố Saigon, không biết bây giờ ngoài đó ra sao, cũng đã có hơn hai tuần rồi tôi vùi đầu với công việc, và cũng từ hôm nhận được chương trình di tản của BTL/HQ, nhằm giúp thân nhân gia đình HQ trong khu vực Sàigòn.
Đêm 25/04 tôi có thu xếp tạt về thăm nhà, nhìn gia đình toàn là đàn bà và con nít không có lấy một người đàn ông, người duy nhất ở gần là tôi thì đang kẹt cứng với công việc. Nên hiểu lắm hoàn cảnh ông Thượng sĩ của tôi, cái trò cộng quân pháo vô thành phố vẫn đã có từ lâu, trong hoảng hốt, những người đàn bà cùng con trẻ, vợ con lính, luôn mong có được cánh tay người chồng, người cha, trong những lúc như thế.
Chiều ngày 28/4/1975, sân bay Tân Sơn Nhất bất ngờ bị bom từ 5 chiếc máy bay A.37 ném xuống, đây lại thêm một chiến công dâng bác của tên vịt cộng Nguyễn Thành Trung… Thấy tôi không một lời cùng ông mà ngỡ tôi giận, nên im lặng trở lại với công việc đã bị bỏ dở từ lúc ông đi, ông plot lại tất cả đơn vị địch trên bản đồ… Cái dáng áy náy của ông đã làm tôi thấy cần mở lời trước, như ngầm nói cùng ông mọi chuyện hãy để cho qua đi:
-Sao ông đem chị với mấy cháu đi xa quá vậy, có chuyện rồi làm sao mà lo cho kịp?
-Tôi có bà chị bên chợ Gò Vấp, đã định đến đó, nhưng kinh nghiệm đã từng thấy, bọn Việt cộng luôn pháo bừa vô thành phố, mà bất cứ nơi đâu trái đạn rơi đối với chúng đều là trúng mục tiêu, nên buộc lòng đem mẹ con nó đi xa khỏi Sài gòn cho êm.
Khi còn ở ngoài miền Trung lúc tháng ba, hình ảnh di tản của người dân, từ đó trong mắt tôi nhìn đâu cũng thấy đổ vỡ và hỗn loạn, tâm trạng như thế này chắc chắn không chỉ riêng tôi, vào những ngày cuối tháng tư, biết bao gia đình đã vĩnh viễn ly tán. Và cả ngay những anh em HQ, đã có những người theo tầu ra khơi lần cuối, mà trong dạ ngổn ngang lo lắng cho gia đình, cũng có kẻ không có được một quyết định đi ở dứt khoát, hoặc đã đi, rồi lại tìm đường quay về.
Câu chuyện hôm nay, là câu chuyện ghi lại những gì đã xảy ra cho đến giờ cuối ngày 29-04-1975, và tấm ảnh minh họa chính là chiếc Tuần Dương Hạm (WHEC) HQ.3 đậu ngay Cầu B, trước trại Bạch Đằng 2, nó đã ra khơi lần cuối trong đêm đó!
THÁNG TƯ NGÀY CUỐI - Sáng 21/04, những tuyến phòng thủ cuối cùng của Quân lực VNCH tại Xuân Lộc tan rã, các lực lượng còn lại rút về Sài Gòn lập phòng tuyến mới – Tối ngày này 21/04 ông Thiệu từ chức để trao quyền lại cho Cụ Hương - Và khi không còn Ông Thiệu, nhưng phía GPMN nuốt lời không chịu hòa đàm, như trước đây chúng từng tuyên bố.
Qua sự kiện này và chuyên TT Thiệu ra đi, người miền Nam đã nhận ra rõ phía cộng sản đã thành công trong thế đòn cuối cùng của chúng, là nhờ chính tay miền Nam tự dọn lấy vật chướng ngại, và tự thông đường cho chúng dễ dàng chiến thắng. Chính Võ Nguyên Giáp đã gọi ngày từ chức của Ông Thiệu là ngày “chìa khóa”, là thời điểm quyết định tiến công, và Văn Tiến Dũng tại Lộc Ninh trong đêm đó đã phát pháo lệnh cho chiến dịch HCM.
Khi đó những kẻ vẫn thường được gọi là thành phần thứ ba, hay rõ rệt hơn nữa là những kẻ thờ ma cộng sản khấp khởi mừng đã đến lúc chúng cũng có đôi phần quyền lực, nhờ vào chuyện ra đi của TT Thiệu, cũng như sự yếu kém của TT Hương bởi tuổi tác cao. Như vậy cho thấy giới chính khách này vào giờ cuối, cũng đã ráng đón gió và chạy theo đuôi những gì, họ nghĩ rằng làm cho bọn cộng sản hài lòng chấp nhận nói chuyện, hay nói khác hơn là được hòa hợp.
Ngày 22/04 tại đại học Tulane ở New Orlands TT Mỹ Gerald Ford đã tuyên bố chiến tranh VN đã kết thúc, mọi chuyện đã như ván cờ tàn - Hàm Tân đã rơi vào tay cộng sản, SĐ 3KQ Biên Hòa dời về Sài gòn, sau cuộc pháo cường tập vào phi trường, đây là đòn trả đủa của CS bởi vụ thả hai trái bom CBU ở Xuân Lộc - Ngày 24/04 Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn từ chức.
Sáng 25/04, theo yêu cầu của Trưởng Phòng một bài tổng hợp ngắn cuối cùng đời lính của tôi đã viết cho ông, về lực lượng cùng các mặt tiến công của chúng - Tin cho biết từ sau khi ông Thiệu từ chức, phía CSBV đã điều động QĐ I tức Binh Đoàn Quyết Thắng tăng viện thêm cho chiến trường miền nam bằng tàu lẫn không vận, áp quân sát vành đai QĐ III của ta, binh đoàn này sẽ từ mặt bắc đánh xuống - QĐ 3 trấn mặt tây bắc, và Đoàn 232 với hai hướng tiến công mặt tây và tây nam – QĐ 4 mặt đông và QĐ2 mặt đông nam.
Như vậy nếu chúng tiến công, chúng sẽ có 5 QĐ, lực lượng tương đương hơn mười lăm SĐ, và đánh vào Sài gòn từ bốn phía… Chiều ngày 26/04, các cánh quân CSBV áp sát Sàigòn, hướng tấn công của chúng không thay đổi như tin đã ghi nhận, đó là điều dễ hiểu vì hầu như vào thời điểm này chúng không gặp một ngăn trở lớn nào trên đường tiến quân.
Ngày 27/04 Sài gòn bị hỏa tiễn của cộng quân, đồng thời tin không thám cho thấy, chúng chuyển số phi cơ có được sau cuộc triệt thoái của của QK I-II để lại, đem về tập trung tại phi trường Phan Rang, nhằm dùng nó mà tập kích vào Sài gòn. Ngày 28/04, Thành phần thứ ba dàn xếp để đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống, việc đầu tiên sau khi nhậm chức là yêu cầu Mỹ rút!
Mọi sinh hoạt thường nhật của chúng tôi không còn nữa, Ông trưởng khối của tôi từ hôm 21/04 vẫn thường xuyên đi cùng ông Trưởng phòng với những buổi họp không dính dáng gì đến chiến sự, họ qua bên DAO thường hơn. Sự vắng mặt thường xuyên của ông, khiến hai anh em như mặt trời mặt trăng, và nhất là sáng hôm 28-04 tôi lại nhận được lịnh chỉ định, chỉ huy toán quan sát, phòng không, với thành phần hổn hợp gồm người của phòng tôi, và phòng hành quân, cùng một ít cơ hữu bên Bạch Đằng 2.
Nhiệm vụ là bảo vệ vùng trời của Đặc Khu O, mà trong đó cái chính là khung vuông tạo nên bởi bốn con đường Bạch Đằng, Cường Để, Lê Thánh Tôn và Hai Bà Trưng, nhằm ngăn ngừa mọi chuyện không kích hay ném bom. Toán chỉ huy đặt trên sân thượng của cao ốc, nơi có cái câu lạc bộ tôi vẫn thường ngồi nhìn xuống thành phố Sàigòn, máy móc liên lạc bên phòng hành quân đã lo đủ, nhân viên được chia phiên quan sát phát hiện mọi phi cơ xâm nhập khu vực cấm này - Và tất cả các chiến hạm đang neo dưới sông luôn trong tư thế khai hỏa.
Chương trình di tản mang tính cách đùm bọc nội bộ, cho thân nhân HQ vào các tạm trú hạm, đã không có khả năng thực hiện, và có thể đã thay đổi, mà cái tin tái phối trí khá rõ rệt “Hải lực tại Côn Sơn, Giang lực tại Long Phú” được mọi người cho nhau hay. Ở dưới phòng nhân viên tôi bắt đầu cho thiêu hủy tất cả tài liệu mật, bên Biệt đội những hồ sơ mật báo viên cũng đã đốt liên tục từ sáng sớm, thậm chí dự trù cả lựu đạn cháy tiếp tay phòng khi phải rút khẩn cấp.
Khoảng 04.00h chiều 28/04, một chiếc C.130 suýt trúng đạn của giang pháo hạm đang neo tại cầu A khi nó bay gần sát vùng cấm, sau này nghe nói đó là chiếc của Thủ tướng Cẩn di tản. Sau đó là vụ 5 chiếc A.37 do cộng sản cướp được, từ phi trường Phan Rang bay đến ném bom Tân Sơn Nhất, khiến suốt đêm chúng tôi căng mắt quan sát trong lịnh báo động đỏ.
Sáng 29-04 Sài gòn hỗn loạn thật sư, cộng quân đã pháo mạnh vào phi trường TSN, dân bắt đầu chạy loạn… Gần trưa ông trưởng khối lên sân thượng tìm tôi, nhìn tôi sau một đêm mất ngủ, ông chỉ nói:
-Mày ráng giữ sức khỏe
-Huynh đi đâu hôm nay
-Tao với Đại tá cùng Tham Mưu Phó Hành Quân qua Tổng Tham Mưu với DAO… Không ngờ lần đó là lần cuối, mãi mười tám năm sau hai anh em mới gặp lại nhau nơi đất Little Saigon này!
*****
“Không quân, Bộ Binh, đều đã bỏ chúng ta, nay chúng ta tự phải lo liệu lấy, ai đi thì đi, ai ở lại thì giúp người đi…” Đó là tóm tắt những gì vị Đại tá Tham mưu phó Hành Quân, thay mặt Đô Đốc TL phát biểu đêm 29/04/1975 trước bực thềm văn phòng Tổng Hành Dinh BTL/HQ, đêm đó đoàn tàu ra khơi lần cuối.
Tháng Tư đen, tháng tư gãy súng, triệt thoái lui binh, đồng minh phản bội, người lính ở lại sau cùng nhìn những con tàu chở người ra đi… Bao nhiêu đau thương tan tác, thảm cảnh chết chóc tù đày, đã đến cùng dân tôi sau “THÁNG TƯ NGÀY CUỐI” đó.
Việt Nhân (HNPĐ)