Nhân Vật
Thăng trầm cuộc đời cựu quốc vương Campuchia Sihanouk
Sinh năm 1922 và được học ở các trường Pháp, ông Norodom Sihanouk được chính quyền Pháp cai trị đưa lên làm quốc vương vào năm 1941, “qua mặt” cả cha của ông Norodom Suramarit.
Cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, người qua đời vào sớm nay 15/10 ngay trước sinh nhật lần thứ 90, là người đã gắn liền thăng trầm của đất nước ông, với những cuộc lật đổ, chiến tranh, nạn diệt chủng và cuối cùng là hòa bình.
Là một trong những quốc vương nắm quyền lâu năm nhất ở Đông Nam Á, sách kỷ lục Guiness còn đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia cùng nhiều chức vụ khác.
Cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, người qua đời vào sớm nay 15/10 ngay trước sinh nhật lần thứ 90, là người đã gắn liền thăng trầm của đất nước ông, với những cuộc lật đổ, chiến tranh, nạn diệt chủng và cuối cùng là hòa bình.
Sinh năm 1922 và được học ở các trường Pháp, ông Norodom Sihanouk được chính quyền Pháp cai trị đưa lên làm quốc vương vào năm 1941, “qua mặt” cả cha của ông Norodom Suramarit.
Khi đó ông Norodom Sihanouk mới 19 tuổi.
Nhưng người đàn ông trẻ mà người Pháp lúc đó tin rằng sẽ dễ sai khiến, đã dẫn dắt Campuchia tới độc lập vào năm 1953, sau gần một thế kỷ bị đô hộ. 2 năm sau, theo ý nguyện của cha ông, ông đã thoái vị, nhường ngôi cho cha và trở thành thủ tướng và ngoại trưởng.
Khi tướng Lon Nol tiến hành cuộc lật đổ, được Mỹ hậu thuẫn, vào năm 1970, ông Sihanouk đã buộc phải sống lưu vong ở Bắc Kinh. Ông đã gia nhập hàng ngũ Khmer Đỏ, do Pol Pot, Ieng Sary và Khieu Samphan đứng đầu.
Khi Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Campuchia năm 1975, Sihanouk, trong ảnh cùng với nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, đã rời Bắc Kinh trở về với tư cách là người đứng đầu nhà nước. Nhưng sau đó ông đã bị bắt và bị giam giữ trong Hoàng cung trong gần 4 năm Khmer Đỏ nắm quyền. Ước tính gần 2 triệu người Campuchia đã bỏ mạng trong thời gian cai trị tàn bạo này của Khmer Đỏ.
Khi Campuchia được quân tình nguyện Việt Nam giải phóng khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ, ông Sihanouk được đưa sang Bắc Kinh và sống ở đó 13 năm, trước khi trở về Campuchia năm 1991 và được Thủ tướng Hun Sen đón chào.
Do sức khỏe suy giảm, ông Sihanouk thoái vị lần hai vào năm 2004, và trao ngai vàng cho con trai Norodom Sihamoni vào tháng 10 năm đó.
Cựu quốc vương Sihanouk dành phần lớn 8 năm cuối đời ở nước ngoài. Tháng 10/2011, một buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày trở về của ông đã được tổ chức ở Phnom Penh. Mặc dù bị chỉ trích vì thời gian gia nhập hàng ngũ với Khmer Đỏ, hiện ông vẫn được người dân Campuchia yêu mến. Ông được xem là người "trong cuộc" của lịch sử đầy biến động của Campuchia.
Là một trong những quốc vương nắm quyền lâu năm nhất ở Đông Nam Á, sách kỷ lục Guiness còn đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia cùng nhiều chức vụ khác.
Phan Anh
Tổng hợp
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Thăng trầm cuộc đời cựu quốc vương Campuchia Sihanouk
Sinh năm 1922 và được học ở các trường Pháp, ông Norodom Sihanouk được chính quyền Pháp cai trị đưa lên làm quốc vương vào năm 1941, “qua mặt” cả cha của ông Norodom Suramarit.
Cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, người qua đời vào sớm nay 15/10 ngay trước sinh nhật lần thứ 90, là người đã gắn liền thăng trầm của đất nước ông, với những cuộc lật đổ, chiến tranh, nạn diệt chủng và cuối cùng là hòa bình.
Sinh năm 1922 và được học ở các trường Pháp, ông Norodom Sihanouk được chính quyền Pháp cai trị đưa lên làm quốc vương vào năm 1941, “qua mặt” cả cha của ông Norodom Suramarit.
Khi đó ông Norodom Sihanouk mới 19 tuổi.
Nhưng người đàn ông trẻ mà người Pháp lúc đó tin rằng sẽ dễ sai khiến, đã dẫn dắt Campuchia tới độc lập vào năm 1953, sau gần một thế kỷ bị đô hộ. 2 năm sau, theo ý nguyện của cha ông, ông đã thoái vị, nhường ngôi cho cha và trở thành thủ tướng và ngoại trưởng.
Khi tướng Lon Nol tiến hành cuộc lật đổ, được Mỹ hậu thuẫn, vào năm 1970, ông Sihanouk đã buộc phải sống lưu vong ở Bắc Kinh. Ông đã gia nhập hàng ngũ Khmer Đỏ, do Pol Pot, Ieng Sary và Khieu Samphan đứng đầu.
Khi Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Campuchia năm 1975, Sihanouk, trong ảnh cùng với nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, đã rời Bắc Kinh trở về với tư cách là người đứng đầu nhà nước. Nhưng sau đó ông đã bị bắt và bị giam giữ trong Hoàng cung trong gần 4 năm Khmer Đỏ nắm quyền. Ước tính gần 2 triệu người Campuchia đã bỏ mạng trong thời gian cai trị tàn bạo này của Khmer Đỏ.
Khi Campuchia được quân tình nguyện Việt Nam giải phóng khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ, ông Sihanouk được đưa sang Bắc Kinh và sống ở đó 13 năm, trước khi trở về Campuchia năm 1991 và được Thủ tướng Hun Sen đón chào.
Do sức khỏe suy giảm, ông Sihanouk thoái vị lần hai vào năm 2004, và trao ngai vàng cho con trai Norodom Sihamoni vào tháng 10 năm đó.
Cựu quốc vương Sihanouk dành phần lớn 8 năm cuối đời ở nước ngoài. Tháng 10/2011, một buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày trở về của ông đã được tổ chức ở Phnom Penh. Mặc dù bị chỉ trích vì thời gian gia nhập hàng ngũ với Khmer Đỏ, hiện ông vẫn được người dân Campuchia yêu mến. Ông được xem là người "trong cuộc" của lịch sử đầy biến động của Campuchia.
Là một trong những quốc vương nắm quyền lâu năm nhất ở Đông Nam Á, sách kỷ lục Guiness còn đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia cùng nhiều chức vụ khác.
Phan Anh
Tổng hợp