Văn Học & Nghệ Thuật
Thanh Lan, tiếng hát của tài và sắc
Có một người nghệ sĩ mà nếu gọi cô là ca sĩ, hay tài tử điện ảnh đều đúng, vì với vai trò nào cô cũng toả sáng. Với dòng nhạc nào, Việt, Pháp, Mỹ thì cô cũng để lại trong lòng người hâm mộ những ca khúc gắn với tên mình như Bang Bang,
Có một người nghệ sĩ mà nếu gọi cô là ca sĩ, hay tài tử điện ảnh đều
đúng, vì với vai trò nào cô cũng toả sáng. Với dòng nhạc nào, Việt,
Pháp, Mỹ thì cô cũng để lại trong lòng người hâm mộ những ca khúc gắn
với tên mình như Bang Bang, Triệu đoá hoa hồng, Apres Toi, Trưng Vương
khung cửa mùa thu, Trăm nhớ ngàn thương...
Đó chính là ca sĩ, tài tử điện ảnh, “Tiếng hát học trò” Thanh Lan.
“Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Bước chân trên đường vẫn chưa phai nhạt…” (Trả lại em yêu)
“Đó là một quãng đời rất đáng nhớ của Thanh Lan. Trường đại học văn khoa nằm kế bên đài truyền hình. Nên đôi khi mình đi qua trường, nghe thầy giảng xong, lại ‘tà tà’ đi xuống lầu, bước qua ngay bên cạnh, đi vào những căn phòng mát mẻ của đài truyền hình, thay một chiếc áo dài hoa khác, thâu một bài hát tình cảm mà mình yêu thích. Cuộc sống của Thanh Lan lúc đó đẹp như mơ vậy đó.”
Người em văn khoa
Thanh Lan đến với âm nhạc rất sớm. Lúc 9 tuổi cô đã làm quen với phím đàn piano trong trường tiểu học Saint Paul, một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái của những gia đình trưởng giả. Kiến thức nhạc lý vững vàng cộng với niềm đam mê ca hát, mà cô gọi là “một hobby của lúc nhỏ”, đã đưa đến tiếng hát của cô bé Thanh Lan đến với thính giả đài phát thanh lúc cô 12 tuổi.
“12 tuổi thì Thanh Lan được ông thầy piano giới thiệu với nhạc sĩ Nguyễn Đức trong ban thiếu nhi Nguyễn Đức của đài phát thanh Sài Gòn. Mỗi chủ nhật Thanh Lan lên đó thâu trong đài phát thanh với các bạn. Đi hát không có nghĩa là bỏ học. Hát đối với Thanh Lan hồi nhỏ như là một hobby cuối tuần mình làm cho vui vậy.”
Cái thời người ta chưa quen với hai từ truyền hình, mà thay vào đó là “lên tivi” thì cô nữ sinh trung học Marie Curie, Thanh Lan đã “lên tivi” xuất hiện trước khán thính giả năm 16 tuổi.
“Vì Thanh Lan ở trong chương trình của sinh viên học sinh, sau đó, những người trưởng ban nhạc của chương trình khác thấy đâu ra một người cũng xinh xinh, hát cũng được nên họ mời tham gia. Hồi đó đối với Thanh Lan đi thâu tivi là một niềm vui. Cái vui đầu tiên là tự mình xem mình được. Cái thời đó tivi đen trắng thôi, nhưng thích lắm.”
Thế rồi, Thanh Lan được biết đến vào những năm sau đó như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Khi nhắc đến Thanh Lan, người ta lại nghĩ ngay đến những ca khúc tình yêu thơ mộng, nhẹ nhàng, in đậm hình ảnh của những tà áo dài mỗi chiều đi về ngang qua con đường Duy Tân, nghĩ đến ngôi trường văn khoa với những đôi mắt ngà.
Được biết đến với hình ảnh của một ca sĩ thành công với những tình khúc Pháp lãng mạn, trữ tình, thế nhưng chính những ca khúc nhạc Việt và dân ca ba miền đã được cô chọn để trình diễn khi xuất hiện trên truyền hình trong giai đoạn đầu đi hát.
“Con đường nào ta đi
Với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô
Con đường bụi mờ…” (Con đường tình ta đi)
Đó chính là ca sĩ, tài tử điện ảnh, “Tiếng hát học trò” Thanh Lan.
“Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Bước chân trên đường vẫn chưa phai nhạt…” (Trả lại em yêu)
“Đó là một quãng đời rất đáng nhớ của Thanh Lan. Trường đại học văn khoa nằm kế bên đài truyền hình. Nên đôi khi mình đi qua trường, nghe thầy giảng xong, lại ‘tà tà’ đi xuống lầu, bước qua ngay bên cạnh, đi vào những căn phòng mát mẻ của đài truyền hình, thay một chiếc áo dài hoa khác, thâu một bài hát tình cảm mà mình yêu thích. Cuộc sống của Thanh Lan lúc đó đẹp như mơ vậy đó.”
Người em văn khoa
Thanh Lan đến với âm nhạc rất sớm. Lúc 9 tuổi cô đã làm quen với phím đàn piano trong trường tiểu học Saint Paul, một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái của những gia đình trưởng giả. Kiến thức nhạc lý vững vàng cộng với niềm đam mê ca hát, mà cô gọi là “một hobby của lúc nhỏ”, đã đưa đến tiếng hát của cô bé Thanh Lan đến với thính giả đài phát thanh lúc cô 12 tuổi.
“12 tuổi thì Thanh Lan được ông thầy piano giới thiệu với nhạc sĩ Nguyễn Đức trong ban thiếu nhi Nguyễn Đức của đài phát thanh Sài Gòn. Mỗi chủ nhật Thanh Lan lên đó thâu trong đài phát thanh với các bạn. Đi hát không có nghĩa là bỏ học. Hát đối với Thanh Lan hồi nhỏ như là một hobby cuối tuần mình làm cho vui vậy.”
Cái thời người ta chưa quen với hai từ truyền hình, mà thay vào đó là “lên tivi” thì cô nữ sinh trung học Marie Curie, Thanh Lan đã “lên tivi” xuất hiện trước khán thính giả năm 16 tuổi.
“Vì Thanh Lan ở trong chương trình của sinh viên học sinh, sau đó, những người trưởng ban nhạc của chương trình khác thấy đâu ra một người cũng xinh xinh, hát cũng được nên họ mời tham gia. Hồi đó đối với Thanh Lan đi thâu tivi là một niềm vui. Cái vui đầu tiên là tự mình xem mình được. Cái thời đó tivi đen trắng thôi, nhưng thích lắm.”
Thế rồi, Thanh Lan được biết đến vào những năm sau đó như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Khi nhắc đến Thanh Lan, người ta lại nghĩ ngay đến những ca khúc tình yêu thơ mộng, nhẹ nhàng, in đậm hình ảnh của những tà áo dài mỗi chiều đi về ngang qua con đường Duy Tân, nghĩ đến ngôi trường văn khoa với những đôi mắt ngà.
Được biết đến với hình ảnh của một ca sĩ thành công với những tình khúc Pháp lãng mạn, trữ tình, thế nhưng chính những ca khúc nhạc Việt và dân ca ba miền đã được cô chọn để trình diễn khi xuất hiện trên truyền hình trong giai đoạn đầu đi hát.
“Con đường nào ta đi
Với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô
Con đường bụi mờ…” (Con đường tình ta đi)
“Những bài Thanh Lan thích hồi thời đó là Con đường tình ta đi,
trong bài ấy có câu ‘Hỡi người tình văn khoa’; dĩ nhiên có Trăm nhớ ngàn
thương; Ô kìa đời bỗng dưng vui của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ; bài Đố ai;
hát dân ca ba miền…Tên tuổi của Thanh Lan đến với khán giả nhiều nhất là
thời điểm đó.”
Thanh Lan cũng chính là ca sĩ đầu tiên trình bày ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương.
“Mất em rồi, xa em rồi
Hoa đã tàn, nhụy đã phai
Chiều hôm nay trời thanh vắng anh đi về, về với ai
Một người đi, một người sầu
Nhìn hoa úa buồn về mau
Đôi chân mòn tìm dư âm hè phố vắng
Lòng còn thương, tình còn nồng
Mà đêm nhớ, ngày chờ mong
Bao thu rồi nhìn lá chết rơi ngoài song…” (Trăm nhớ ngàn thương) “Một người nghệ sĩ trước khi ra mắt khán giả thì phải bỏ hết tâm tư như thế nào để mà chuyển tải đến khán thính giả tâm sự của người nhạc sĩ. Tuy nhiên khi mà mình hát lên thì đó không phải chỉ là tâm sự của người nhạc sĩ nữa, mà có thêm cả tâm sự của mình trút vào bài hát đó. Do vậy khi mà khán thính giả xem thì sẽ để ý tuy là cùng một bài hát nhưng mỗi một ca sĩ hát khác nhau đúng không?”
Đúng là như thế. Nếu ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương sẽ kiêu kỳ, đài các với tiếng hát Ý Lan, thì Trăm nhớ ngàn thương qua tiếng hát của Thanh Lan trở nên ngọt ngào, tự nhiên, tràn đầy sức sống ẩn chứa trong câu chuyện tình buồn của bài hát.
Những ca khúc trữ tình của Phạm Duy, Đỗ Lễ, Nguyên Sa…qua tiếng hát ngọt ngào, trong vắt như màu sương sớm của cô làm cho người nghe có cảm giác như được lạc vào một thế giới tràn ngập ánh sáng của tình nhân loại.
“Không có quãng đời nào đẹp như thời gian còn đi học. Mặc dù lúc đó nổi tiếng rồi nhưng tâm tư của mình vẫn còn là tâm tư của một nữ sinh viên, chưa phải là người phải ra đời để đấu đá và kiếm sống. Sự nổi tiếng đến với mình tình cờ chứ không phải là cố gắng tìm nó.”
‘Hát nhạc Pháp vì ít người hát’
Cô sinh viên trường văn khoa sau đó gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ban nhạc đầu tiên chọn phong cách Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Tiếng hát trong trẻo, hồn nhiên, cách phát âm tròn, rõ cộng với khả năng Pháp ngữ của cô thiếu nữ học trường Tây đã giúp cho Thanh Lan nổi tiếng với những ca khúc Pháp hoặc nhạc Pháp lời Việt.
“Tu t’en vas
L’amour a pour toi
Le sourire d’une autre, je voudrais mais ne peux t’en vouloir…” (Apres Toi – Vắng bóng người yêu)
Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Những năm 67, 68, Thanh Lan không phải là ca sĩ duy nhất hát nhạc Pháp. Nhưng cô được khán giả thời ấy, và có thể nói là cho đến tận bây giờ, biết đến cô là một ca sĩ hát nhiều nhạc Pháp nhất.
“Thanh Lan học trường Pháp đến 15 năm. Cho nên phải nói là sự suy nghĩ và kiến thức văn hoá hoàn toàn theo Pháp. Với lại mình nên làm những gì người ta ít làm. Nhạc Mỹ thì nhiều người hát quá rồi, thôi mình hát nhạc Pháp đi.”
Một ca khúc Pháp khác mà khi nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiếng hát trong trẻo, vui tươi của ca sĩ Thanh Lan.
“Khi xưa đôi ta bé ta chơi
Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
Chơi công an đi bắt quân gian
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! Bang…” (Bang bang)
Như đã nói, Thanh Lan toả sáng không chỉ trong sự nghiệp ca hát, mà người ta còn biết đến Thanh Lan là một nữ tài tử điện ảnh. Vào năm 1970, sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha. Với vai diễn đầu tay này, cô đã đoạt giải nữ diễn viên triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1971.
“Đã làm gì thì mình phải làm cho hết lòng hết sức. Hai là trong trường có môn học về văn chương, văn chương Pháp. Rồi sau khi lên đại học thì học văn chương Anh, văn chương Mỹ. Trong văn chương có thơ, có kịch. Khi mình học thơ, học kịch thì trong những vở kịch nổi tiếng của thế giới thì mình biết rằng mình phải phân tích tâm lý nhân vật. Thanh Lan cũng áp dụng điều đó trong bài hát. Khi mình hát, mình cũng phải phân tích tâm lý nhân vật trong bài hát. Hát bài đó họ muốn nói gì và trong câu đó họ muốn nhắn nhủ gì, chứ không phải hát một kiểu từ đầu đến cuối bài.”
Với rất nhiều người thuộc thế hệ của con đường Duy Tân, của trường Văn khoa, trường Luật ở Sài Gòn ngày cũ, tiếng hát Thanh Lan mãi mãi được nhắc nhớ như kỷ niệm của một thời mộng mơ, của tài năng và tình yêu cuộc sống.
Thanh Lan cũng chính là ca sĩ đầu tiên trình bày ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương.
“Mất em rồi, xa em rồi
Hoa đã tàn, nhụy đã phai
Chiều hôm nay trời thanh vắng anh đi về, về với ai
Một người đi, một người sầu
Nhìn hoa úa buồn về mau
Đôi chân mòn tìm dư âm hè phố vắng
Lòng còn thương, tình còn nồng
Mà đêm nhớ, ngày chờ mong
Bao thu rồi nhìn lá chết rơi ngoài song…” (Trăm nhớ ngàn thương) “Một người nghệ sĩ trước khi ra mắt khán giả thì phải bỏ hết tâm tư như thế nào để mà chuyển tải đến khán thính giả tâm sự của người nhạc sĩ. Tuy nhiên khi mà mình hát lên thì đó không phải chỉ là tâm sự của người nhạc sĩ nữa, mà có thêm cả tâm sự của mình trút vào bài hát đó. Do vậy khi mà khán thính giả xem thì sẽ để ý tuy là cùng một bài hát nhưng mỗi một ca sĩ hát khác nhau đúng không?”
Đúng là như thế. Nếu ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương sẽ kiêu kỳ, đài các với tiếng hát Ý Lan, thì Trăm nhớ ngàn thương qua tiếng hát của Thanh Lan trở nên ngọt ngào, tự nhiên, tràn đầy sức sống ẩn chứa trong câu chuyện tình buồn của bài hát.
Những ca khúc trữ tình của Phạm Duy, Đỗ Lễ, Nguyên Sa…qua tiếng hát ngọt ngào, trong vắt như màu sương sớm của cô làm cho người nghe có cảm giác như được lạc vào một thế giới tràn ngập ánh sáng của tình nhân loại.
“Không có quãng đời nào đẹp như thời gian còn đi học. Mặc dù lúc đó nổi tiếng rồi nhưng tâm tư của mình vẫn còn là tâm tư của một nữ sinh viên, chưa phải là người phải ra đời để đấu đá và kiếm sống. Sự nổi tiếng đến với mình tình cờ chứ không phải là cố gắng tìm nó.”
‘Hát nhạc Pháp vì ít người hát’
Cô sinh viên trường văn khoa sau đó gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ban nhạc đầu tiên chọn phong cách Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Tiếng hát trong trẻo, hồn nhiên, cách phát âm tròn, rõ cộng với khả năng Pháp ngữ của cô thiếu nữ học trường Tây đã giúp cho Thanh Lan nổi tiếng với những ca khúc Pháp hoặc nhạc Pháp lời Việt.
“Tu t’en vas
L’amour a pour toi
Le sourire d’une autre, je voudrais mais ne peux t’en vouloir…” (Apres Toi – Vắng bóng người yêu)
Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Những năm 67, 68, Thanh Lan không phải là ca sĩ duy nhất hát nhạc Pháp. Nhưng cô được khán giả thời ấy, và có thể nói là cho đến tận bây giờ, biết đến cô là một ca sĩ hát nhiều nhạc Pháp nhất.
“Thanh Lan học trường Pháp đến 15 năm. Cho nên phải nói là sự suy nghĩ và kiến thức văn hoá hoàn toàn theo Pháp. Với lại mình nên làm những gì người ta ít làm. Nhạc Mỹ thì nhiều người hát quá rồi, thôi mình hát nhạc Pháp đi.”
Một ca khúc Pháp khác mà khi nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiếng hát trong trẻo, vui tươi của ca sĩ Thanh Lan.
“Khi xưa đôi ta bé ta chơi
Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
Chơi công an đi bắt quân gian
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! Bang…” (Bang bang)
Như đã nói, Thanh Lan toả sáng không chỉ trong sự nghiệp ca hát, mà người ta còn biết đến Thanh Lan là một nữ tài tử điện ảnh. Vào năm 1970, sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha. Với vai diễn đầu tay này, cô đã đoạt giải nữ diễn viên triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1971.
“Đã làm gì thì mình phải làm cho hết lòng hết sức. Hai là trong trường có môn học về văn chương, văn chương Pháp. Rồi sau khi lên đại học thì học văn chương Anh, văn chương Mỹ. Trong văn chương có thơ, có kịch. Khi mình học thơ, học kịch thì trong những vở kịch nổi tiếng của thế giới thì mình biết rằng mình phải phân tích tâm lý nhân vật. Thanh Lan cũng áp dụng điều đó trong bài hát. Khi mình hát, mình cũng phải phân tích tâm lý nhân vật trong bài hát. Hát bài đó họ muốn nói gì và trong câu đó họ muốn nhắn nhủ gì, chứ không phải hát một kiểu từ đầu đến cuối bài.”
Với rất nhiều người thuộc thế hệ của con đường Duy Tân, của trường Văn khoa, trường Luật ở Sài Gòn ngày cũ, tiếng hát Thanh Lan mãi mãi được nhắc nhớ như kỷ niệm của một thời mộng mơ, của tài năng và tình yêu cuộc sống.
Cát Linh
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Thanh Lan, tiếng hát của tài và sắc
Có một người nghệ sĩ mà nếu gọi cô là ca sĩ, hay tài tử điện ảnh đều đúng, vì với vai trò nào cô cũng toả sáng. Với dòng nhạc nào, Việt, Pháp, Mỹ thì cô cũng để lại trong lòng người hâm mộ những ca khúc gắn với tên mình như Bang Bang,
Có một người nghệ sĩ mà nếu gọi cô là ca sĩ, hay tài tử điện ảnh đều
đúng, vì với vai trò nào cô cũng toả sáng. Với dòng nhạc nào, Việt,
Pháp, Mỹ thì cô cũng để lại trong lòng người hâm mộ những ca khúc gắn
với tên mình như Bang Bang, Triệu đoá hoa hồng, Apres Toi, Trưng Vương
khung cửa mùa thu, Trăm nhớ ngàn thương...
Đó chính là ca sĩ, tài tử điện ảnh, “Tiếng hát học trò” Thanh Lan.
“Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Bước chân trên đường vẫn chưa phai nhạt…” (Trả lại em yêu)
“Đó là một quãng đời rất đáng nhớ của Thanh Lan. Trường đại học văn khoa nằm kế bên đài truyền hình. Nên đôi khi mình đi qua trường, nghe thầy giảng xong, lại ‘tà tà’ đi xuống lầu, bước qua ngay bên cạnh, đi vào những căn phòng mát mẻ của đài truyền hình, thay một chiếc áo dài hoa khác, thâu một bài hát tình cảm mà mình yêu thích. Cuộc sống của Thanh Lan lúc đó đẹp như mơ vậy đó.”
Người em văn khoa
Thanh Lan đến với âm nhạc rất sớm. Lúc 9 tuổi cô đã làm quen với phím đàn piano trong trường tiểu học Saint Paul, một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái của những gia đình trưởng giả. Kiến thức nhạc lý vững vàng cộng với niềm đam mê ca hát, mà cô gọi là “một hobby của lúc nhỏ”, đã đưa đến tiếng hát của cô bé Thanh Lan đến với thính giả đài phát thanh lúc cô 12 tuổi.
“12 tuổi thì Thanh Lan được ông thầy piano giới thiệu với nhạc sĩ Nguyễn Đức trong ban thiếu nhi Nguyễn Đức của đài phát thanh Sài Gòn. Mỗi chủ nhật Thanh Lan lên đó thâu trong đài phát thanh với các bạn. Đi hát không có nghĩa là bỏ học. Hát đối với Thanh Lan hồi nhỏ như là một hobby cuối tuần mình làm cho vui vậy.”
Cái thời người ta chưa quen với hai từ truyền hình, mà thay vào đó là “lên tivi” thì cô nữ sinh trung học Marie Curie, Thanh Lan đã “lên tivi” xuất hiện trước khán thính giả năm 16 tuổi.
“Vì Thanh Lan ở trong chương trình của sinh viên học sinh, sau đó, những người trưởng ban nhạc của chương trình khác thấy đâu ra một người cũng xinh xinh, hát cũng được nên họ mời tham gia. Hồi đó đối với Thanh Lan đi thâu tivi là một niềm vui. Cái vui đầu tiên là tự mình xem mình được. Cái thời đó tivi đen trắng thôi, nhưng thích lắm.”
Thế rồi, Thanh Lan được biết đến vào những năm sau đó như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Khi nhắc đến Thanh Lan, người ta lại nghĩ ngay đến những ca khúc tình yêu thơ mộng, nhẹ nhàng, in đậm hình ảnh của những tà áo dài mỗi chiều đi về ngang qua con đường Duy Tân, nghĩ đến ngôi trường văn khoa với những đôi mắt ngà.
Được biết đến với hình ảnh của một ca sĩ thành công với những tình khúc Pháp lãng mạn, trữ tình, thế nhưng chính những ca khúc nhạc Việt và dân ca ba miền đã được cô chọn để trình diễn khi xuất hiện trên truyền hình trong giai đoạn đầu đi hát.
“Con đường nào ta đi
Với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô
Con đường bụi mờ…” (Con đường tình ta đi)
Đó chính là ca sĩ, tài tử điện ảnh, “Tiếng hát học trò” Thanh Lan.
“Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Bước chân trên đường vẫn chưa phai nhạt…” (Trả lại em yêu)
“Đó là một quãng đời rất đáng nhớ của Thanh Lan. Trường đại học văn khoa nằm kế bên đài truyền hình. Nên đôi khi mình đi qua trường, nghe thầy giảng xong, lại ‘tà tà’ đi xuống lầu, bước qua ngay bên cạnh, đi vào những căn phòng mát mẻ của đài truyền hình, thay một chiếc áo dài hoa khác, thâu một bài hát tình cảm mà mình yêu thích. Cuộc sống của Thanh Lan lúc đó đẹp như mơ vậy đó.”
Người em văn khoa
Thanh Lan đến với âm nhạc rất sớm. Lúc 9 tuổi cô đã làm quen với phím đàn piano trong trường tiểu học Saint Paul, một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái của những gia đình trưởng giả. Kiến thức nhạc lý vững vàng cộng với niềm đam mê ca hát, mà cô gọi là “một hobby của lúc nhỏ”, đã đưa đến tiếng hát của cô bé Thanh Lan đến với thính giả đài phát thanh lúc cô 12 tuổi.
“12 tuổi thì Thanh Lan được ông thầy piano giới thiệu với nhạc sĩ Nguyễn Đức trong ban thiếu nhi Nguyễn Đức của đài phát thanh Sài Gòn. Mỗi chủ nhật Thanh Lan lên đó thâu trong đài phát thanh với các bạn. Đi hát không có nghĩa là bỏ học. Hát đối với Thanh Lan hồi nhỏ như là một hobby cuối tuần mình làm cho vui vậy.”
Cái thời người ta chưa quen với hai từ truyền hình, mà thay vào đó là “lên tivi” thì cô nữ sinh trung học Marie Curie, Thanh Lan đã “lên tivi” xuất hiện trước khán thính giả năm 16 tuổi.
“Vì Thanh Lan ở trong chương trình của sinh viên học sinh, sau đó, những người trưởng ban nhạc của chương trình khác thấy đâu ra một người cũng xinh xinh, hát cũng được nên họ mời tham gia. Hồi đó đối với Thanh Lan đi thâu tivi là một niềm vui. Cái vui đầu tiên là tự mình xem mình được. Cái thời đó tivi đen trắng thôi, nhưng thích lắm.”
Thế rồi, Thanh Lan được biết đến vào những năm sau đó như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Khi nhắc đến Thanh Lan, người ta lại nghĩ ngay đến những ca khúc tình yêu thơ mộng, nhẹ nhàng, in đậm hình ảnh của những tà áo dài mỗi chiều đi về ngang qua con đường Duy Tân, nghĩ đến ngôi trường văn khoa với những đôi mắt ngà.
Được biết đến với hình ảnh của một ca sĩ thành công với những tình khúc Pháp lãng mạn, trữ tình, thế nhưng chính những ca khúc nhạc Việt và dân ca ba miền đã được cô chọn để trình diễn khi xuất hiện trên truyền hình trong giai đoạn đầu đi hát.
“Con đường nào ta đi
Với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô
Con đường bụi mờ…” (Con đường tình ta đi)
“Những bài Thanh Lan thích hồi thời đó là Con đường tình ta đi,
trong bài ấy có câu ‘Hỡi người tình văn khoa’; dĩ nhiên có Trăm nhớ ngàn
thương; Ô kìa đời bỗng dưng vui của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ; bài Đố ai;
hát dân ca ba miền…Tên tuổi của Thanh Lan đến với khán giả nhiều nhất là
thời điểm đó.”
Thanh Lan cũng chính là ca sĩ đầu tiên trình bày ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương.
“Mất em rồi, xa em rồi
Hoa đã tàn, nhụy đã phai
Chiều hôm nay trời thanh vắng anh đi về, về với ai
Một người đi, một người sầu
Nhìn hoa úa buồn về mau
Đôi chân mòn tìm dư âm hè phố vắng
Lòng còn thương, tình còn nồng
Mà đêm nhớ, ngày chờ mong
Bao thu rồi nhìn lá chết rơi ngoài song…” (Trăm nhớ ngàn thương) “Một người nghệ sĩ trước khi ra mắt khán giả thì phải bỏ hết tâm tư như thế nào để mà chuyển tải đến khán thính giả tâm sự của người nhạc sĩ. Tuy nhiên khi mà mình hát lên thì đó không phải chỉ là tâm sự của người nhạc sĩ nữa, mà có thêm cả tâm sự của mình trút vào bài hát đó. Do vậy khi mà khán thính giả xem thì sẽ để ý tuy là cùng một bài hát nhưng mỗi một ca sĩ hát khác nhau đúng không?”
Đúng là như thế. Nếu ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương sẽ kiêu kỳ, đài các với tiếng hát Ý Lan, thì Trăm nhớ ngàn thương qua tiếng hát của Thanh Lan trở nên ngọt ngào, tự nhiên, tràn đầy sức sống ẩn chứa trong câu chuyện tình buồn của bài hát.
Những ca khúc trữ tình của Phạm Duy, Đỗ Lễ, Nguyên Sa…qua tiếng hát ngọt ngào, trong vắt như màu sương sớm của cô làm cho người nghe có cảm giác như được lạc vào một thế giới tràn ngập ánh sáng của tình nhân loại.
“Không có quãng đời nào đẹp như thời gian còn đi học. Mặc dù lúc đó nổi tiếng rồi nhưng tâm tư của mình vẫn còn là tâm tư của một nữ sinh viên, chưa phải là người phải ra đời để đấu đá và kiếm sống. Sự nổi tiếng đến với mình tình cờ chứ không phải là cố gắng tìm nó.”
‘Hát nhạc Pháp vì ít người hát’
Cô sinh viên trường văn khoa sau đó gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ban nhạc đầu tiên chọn phong cách Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Tiếng hát trong trẻo, hồn nhiên, cách phát âm tròn, rõ cộng với khả năng Pháp ngữ của cô thiếu nữ học trường Tây đã giúp cho Thanh Lan nổi tiếng với những ca khúc Pháp hoặc nhạc Pháp lời Việt.
“Tu t’en vas
L’amour a pour toi
Le sourire d’une autre, je voudrais mais ne peux t’en vouloir…” (Apres Toi – Vắng bóng người yêu)
Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Những năm 67, 68, Thanh Lan không phải là ca sĩ duy nhất hát nhạc Pháp. Nhưng cô được khán giả thời ấy, và có thể nói là cho đến tận bây giờ, biết đến cô là một ca sĩ hát nhiều nhạc Pháp nhất.
“Thanh Lan học trường Pháp đến 15 năm. Cho nên phải nói là sự suy nghĩ và kiến thức văn hoá hoàn toàn theo Pháp. Với lại mình nên làm những gì người ta ít làm. Nhạc Mỹ thì nhiều người hát quá rồi, thôi mình hát nhạc Pháp đi.”
Một ca khúc Pháp khác mà khi nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiếng hát trong trẻo, vui tươi của ca sĩ Thanh Lan.
“Khi xưa đôi ta bé ta chơi
Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
Chơi công an đi bắt quân gian
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! Bang…” (Bang bang)
Như đã nói, Thanh Lan toả sáng không chỉ trong sự nghiệp ca hát, mà người ta còn biết đến Thanh Lan là một nữ tài tử điện ảnh. Vào năm 1970, sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha. Với vai diễn đầu tay này, cô đã đoạt giải nữ diễn viên triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1971.
“Đã làm gì thì mình phải làm cho hết lòng hết sức. Hai là trong trường có môn học về văn chương, văn chương Pháp. Rồi sau khi lên đại học thì học văn chương Anh, văn chương Mỹ. Trong văn chương có thơ, có kịch. Khi mình học thơ, học kịch thì trong những vở kịch nổi tiếng của thế giới thì mình biết rằng mình phải phân tích tâm lý nhân vật. Thanh Lan cũng áp dụng điều đó trong bài hát. Khi mình hát, mình cũng phải phân tích tâm lý nhân vật trong bài hát. Hát bài đó họ muốn nói gì và trong câu đó họ muốn nhắn nhủ gì, chứ không phải hát một kiểu từ đầu đến cuối bài.”
Với rất nhiều người thuộc thế hệ của con đường Duy Tân, của trường Văn khoa, trường Luật ở Sài Gòn ngày cũ, tiếng hát Thanh Lan mãi mãi được nhắc nhớ như kỷ niệm của một thời mộng mơ, của tài năng và tình yêu cuộc sống.
Thanh Lan cũng chính là ca sĩ đầu tiên trình bày ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương.
“Mất em rồi, xa em rồi
Hoa đã tàn, nhụy đã phai
Chiều hôm nay trời thanh vắng anh đi về, về với ai
Một người đi, một người sầu
Nhìn hoa úa buồn về mau
Đôi chân mòn tìm dư âm hè phố vắng
Lòng còn thương, tình còn nồng
Mà đêm nhớ, ngày chờ mong
Bao thu rồi nhìn lá chết rơi ngoài song…” (Trăm nhớ ngàn thương) “Một người nghệ sĩ trước khi ra mắt khán giả thì phải bỏ hết tâm tư như thế nào để mà chuyển tải đến khán thính giả tâm sự của người nhạc sĩ. Tuy nhiên khi mà mình hát lên thì đó không phải chỉ là tâm sự của người nhạc sĩ nữa, mà có thêm cả tâm sự của mình trút vào bài hát đó. Do vậy khi mà khán thính giả xem thì sẽ để ý tuy là cùng một bài hát nhưng mỗi một ca sĩ hát khác nhau đúng không?”
Đúng là như thế. Nếu ca khúc Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương sẽ kiêu kỳ, đài các với tiếng hát Ý Lan, thì Trăm nhớ ngàn thương qua tiếng hát của Thanh Lan trở nên ngọt ngào, tự nhiên, tràn đầy sức sống ẩn chứa trong câu chuyện tình buồn của bài hát.
Những ca khúc trữ tình của Phạm Duy, Đỗ Lễ, Nguyên Sa…qua tiếng hát ngọt ngào, trong vắt như màu sương sớm của cô làm cho người nghe có cảm giác như được lạc vào một thế giới tràn ngập ánh sáng của tình nhân loại.
“Không có quãng đời nào đẹp như thời gian còn đi học. Mặc dù lúc đó nổi tiếng rồi nhưng tâm tư của mình vẫn còn là tâm tư của một nữ sinh viên, chưa phải là người phải ra đời để đấu đá và kiếm sống. Sự nổi tiếng đến với mình tình cờ chứ không phải là cố gắng tìm nó.”
‘Hát nhạc Pháp vì ít người hát’
Cô sinh viên trường văn khoa sau đó gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ban nhạc đầu tiên chọn phong cách Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Tiếng hát trong trẻo, hồn nhiên, cách phát âm tròn, rõ cộng với khả năng Pháp ngữ của cô thiếu nữ học trường Tây đã giúp cho Thanh Lan nổi tiếng với những ca khúc Pháp hoặc nhạc Pháp lời Việt.
“Tu t’en vas
L’amour a pour toi
Le sourire d’une autre, je voudrais mais ne peux t’en vouloir…” (Apres Toi – Vắng bóng người yêu)
Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Những năm 67, 68, Thanh Lan không phải là ca sĩ duy nhất hát nhạc Pháp. Nhưng cô được khán giả thời ấy, và có thể nói là cho đến tận bây giờ, biết đến cô là một ca sĩ hát nhiều nhạc Pháp nhất.
“Thanh Lan học trường Pháp đến 15 năm. Cho nên phải nói là sự suy nghĩ và kiến thức văn hoá hoàn toàn theo Pháp. Với lại mình nên làm những gì người ta ít làm. Nhạc Mỹ thì nhiều người hát quá rồi, thôi mình hát nhạc Pháp đi.”
Một ca khúc Pháp khác mà khi nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến tiếng hát trong trẻo, vui tươi của ca sĩ Thanh Lan.
“Khi xưa đôi ta bé ta chơi
Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
Chơi công an đi bắt quân gian
Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! Bang…” (Bang bang)
Như đã nói, Thanh Lan toả sáng không chỉ trong sự nghiệp ca hát, mà người ta còn biết đến Thanh Lan là một nữ tài tử điện ảnh. Vào năm 1970, sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha. Với vai diễn đầu tay này, cô đã đoạt giải nữ diễn viên triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1971.
“Đã làm gì thì mình phải làm cho hết lòng hết sức. Hai là trong trường có môn học về văn chương, văn chương Pháp. Rồi sau khi lên đại học thì học văn chương Anh, văn chương Mỹ. Trong văn chương có thơ, có kịch. Khi mình học thơ, học kịch thì trong những vở kịch nổi tiếng của thế giới thì mình biết rằng mình phải phân tích tâm lý nhân vật. Thanh Lan cũng áp dụng điều đó trong bài hát. Khi mình hát, mình cũng phải phân tích tâm lý nhân vật trong bài hát. Hát bài đó họ muốn nói gì và trong câu đó họ muốn nhắn nhủ gì, chứ không phải hát một kiểu từ đầu đến cuối bài.”
Với rất nhiều người thuộc thế hệ của con đường Duy Tân, của trường Văn khoa, trường Luật ở Sài Gòn ngày cũ, tiếng hát Thanh Lan mãi mãi được nhắc nhớ như kỷ niệm của một thời mộng mơ, của tài năng và tình yêu cuộc sống.
Cát Linh
(RFA)