Văn Học & Nghệ Thuật

Thanh Tâm Tuyền .

Tưởng niệm ngày mất của Thanh Tâm Tuyền, chúng tôi xin phép đi lại một bài viết của nhà văn Thảo Trường trên tạp chí Văn số 113&114, 2006 đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền
Thảo Trường
Tưởng niệm ngày mất của Thanh Tâm Tuyền, chúng tôi xin phép đi lại một bài viết của nhà văn Thảo Trường trên tạp chí Văn số 113&114, 2006 đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền.

Vào những năm 1958 - 1961 tôi sống ở Huế. Từ thành phố tới chỗ tôi ở phải “qua một chiếc cầu, lên một cái dốc”, căn nhà khoảng giữa Chùa Từ Đàm và Đàn Nam Giao, nơi đó, đêm đêm tôi viết những truyện ngắn, gửi cho ông Mai Thảo đăng trên tạp chí Sáng Tạo. Cũng vì có liên hệ như thế nên mỗi lần vào Sài Gòn, tôi thường tới toà soạn Sáng Tạo số 29 đường Ký Con, Quận 1, ở đó tôi có dịp gặp các vị trong bộ biên tập do ông Mai Thảo giới thiệu như: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Doãn Quốc Sỹ, Thần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Quách Thoại, Tô Thuỳ Yên, và…Thanh Tâm Tuyền.
           
Trong bản tuyên ngôn, “Văn nghệ là vận động biện chứng của huỷ diệt và sáng tạo” của nhóm Sáng Tạo đưa ra chủ trương “Phủ nhận văn nghệ tiền chiến”, thì tôi nghĩ là không thể phủ nhận được, vì “văn nghệ tiền chiến” có vai trò sứ mệnh đã hoàn thành của thời kỳ đó. Giá trị của “văn nghệ tiền chiến” đã ghi lại trong văn học sử Việt Nam. Chính thể cộng sản ở miền Bắc cũng đã từng có chủ trương xoá bỏ những giá trị “văn nghệ tiền chiến” nhưng họ không làm nổi thì há gì nhóm Sáng Tạo là những người đã từ bỏ cái chính thể lầm lẫn đó di cư vào Miền Nam lại chủ trương “phủ nhận”?
 
Nhưng đối với tôi, các vị ấy đều đã để lại trong tôi những dấu ấn đặc biệt, bằng họa phẩm, thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, hay biên khảo…
 
Thí dụ như: “Quán Cháo Lú” của Vũ Khắc Khoan, “Hạt Ba Dăng Của Niêm” của Mai Trung Tĩnh, “Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống” của Dương Nghiễm Mậu, “Cánh Đồng, Con Ngựa, Chuyến Tàu” của Tô Thuỳ Yên, “Dòng Sông Định Mệnh” của Doãn Quốc Sĩ, “Trắng Chiều” của Nguyễn Sĩ Tế, kịch bản “Bão Thời Đại” của Trần Lê Nguyễn..v…v…nhiều lắm
           
Những thơ văn của các vị ấy đã đả kích thích tôi trong công việc sáng tác. Đọc những tác phẩm của họ tôi bèn muốn viết một cái gì đó cho tôi.
 
Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi thảm ở Budapest năm 1956 mà truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất mạnh mẽ, thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc đàn áp dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn đọng lại mãi trong lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay dở chỗ nào. Chịu. Xin chịu. Tôi không may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay thế nào là không hay vì điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi chỉ cần thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở nhà tù) tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đọc lên một câu liền có người khác phụ hoạ theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.
 
“Hãy cho tôi khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho tôi chết bằng da em,
Dưới dây xích chiến xa tội nghiệp…”
 
Tôi chợt nhớ đến bài khóc Xít ta lin. Người nghệ sĩ chân chính khóc cho tình yêu vì bị thảm tử vì bạo lực đàn áp. Kẻ mưu đồ chính trị vật vã khóc tên đồ tể. Một bên “Hãy cho tôi khóc bằng mắt em, Những cuộc tình duyên Budapest…”. Một đằng “Hỡi ôi! Ông mất có trời đất không, thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười! Ông Xít ta lin ơi!...”
 
Sau này tôi có dịp gặp Thanh Tâm Tuyền thường xuyên ở nhật báo Tiền Tuyến. Hồi đó tôi chuyển vế Sài Gòn, có viết chuyện dài “Bà Phi” và thỉnh thoảng “đi” một bài tạp ghi cho Ký giả Lô Răng. Thanh Tâm Tuyền cũng từ một đơn vị bộ binh chuyển về làm trong ban biên tập. Có một lúc Phan Lạc Phúc phải đi học tham mưu gì đó, Thanh Tâm Tuyền phải lãnh theê cái mục tạp ghi và mỗi ngày ông phải “cày” thêm một bài báo nữa, và tôi cũng lai rai mỗi tuần “đi” đỡ ông một quả. Ký giả Ba Tê [TTT] thay cho ký giả Lô Răng. Dưới bài tôi viết, ông Ba Tê nói đùa, sao không ghi là “Hai Tê” [TT]. Nhưng tôi vẫn giữ cái bút hiệu Cơ Hảo đã dùng quen bên báo Diều Hâu mục “Một Tuần Sấp Ngửa”.
 
Chữ “sấp ngửa”cũng do Thanh Tâm Tuyền gợi ý cho tôi đặt tên mục phiếm luận này.
 
Chúng tôi gặp nhau trong trại tù rừng núi Âu Lâu, Yên Bái. Tôi từ trong Nam chuyển ra bằng tầu thuỷ, bằng xe lửa và xe vận tải mất gần mười ngày, đến trại ban đêm, sáng ra có hoạ sĩ Nguyễn Thuyên đến dẫn tôi qua lán kế bên gặp Thanh Tâm Tuyền. Chúng tôi cười xoà tập hút thuốc lào và tán gẫu chuyện đời. Thanh Tâm Tuyền cho tôi một ít thuốc ký ninh chống sốt rét và căn dặn tôi phải hết sức phòng bệnh: muỗi rừng và nước độc! Trong khi ấy hoạ sĩ Nguyễn Thuyên lấy giấy và bút chì vẽ luôn cho tôi mấy bức chân dung ngay khi tôi ra sạp nứa chỗ ngủ của Thanh Tâm Tuyền.
 
Những bức vẽ này tôi đã cất giấu và sau đó chuyển cho chị ruột tôi lên thăm đem về chuyển cho gia đình tôi ở Mỹ (đã in trong tập chuyện TTTTBTG).
 
Mấy năm sau ở Vĩnh Phú,  nhưng mỗi người mỗi trại giam khác nhau, chỉ thỉnh thoảng có tin tức nhau qua những bạn tù. Tôi nhận được mấy câu thơ của Thanh Tâm Tuyền vịnh củ sắn sống. Thời gian này tù binh bị bỏ đói sức tàn lực kiệt, nhiều anh em đã bị chết, chôn kín cả sườn đồi gần trại, cho nên có khi kiếm được củ sắn sống tù binh cũng dấu đi ăn cho dạ dày bớt thèm thuồng.
 
Lạ lắm, củ sắn bóc vỏ ngoài để lộ ra một thân hình tròn lẳn, trắng tinh, trắng nuốt, trắng như không có gì trắng thế, mịn như không có gì mịn thế, xinh đẹp như không có gì xinh đẹp thế, gợi cảm như không có gì gợi cảm thế, hấp dẫn như không có gì hấp dẫn thế… Nhưng sắn sống có nhiều độc tố, bập vào là say. Trắng trẻo, xinh đẹp, nõn nà… dễ làm cho anh hùng gục ngã! Loại sắn vỏ màu hồng nhạt (gọi là sắn tầu) thì còn có thể nhưng phải ngâm nước rồi luộc kỹ thải chất độc ra mới có thể ăn được, nhưng loại sắn kỹ nghệ vỏ trắng (chắc là sắn… Mỹ) thì tuyệt đối không ăn được.
 
Say sắn cũng lắm chuyện kinh hoàng. Ăn vào chỉ một phút sau là ói mửa ra “mật xanh mật vàng”, tiêu chảy, người sẽ gầy ruộc đi, mắt sâu hoắm. Cũng không đến nỗi chết ngay, nhưng từ đó mất sức dễ bị những chứng bệnh hiểm nghèo. Tôi đã thấy một ông trung tá liên đoàn trưởng biệt động quân, cùng khoá 6 sĩ quan trừ bị với tôi đã bỏ mình vì say sắn ở K1 Vĩnh Phú.
 
Núi rừng Việt Bắc còn có nấm độc, trái vải guốc, cũng gây ngộ độc chết người. Ăn nhầm mấy thứ này người ta thường vặt một nắm lá nhớt như lá khoai lang bỏ miệng nhai nuốt tí nước cho buồn nôn tống ra hết những thứ trong dạ dày để giảm thiểu chất độc trong người.
 
Củ sắn ghê gớm. Nó bao vây trùng trùng điệp điệp các trại tù. Nó chất chứa trong các kho nhà bếp dưới dạng sắn sống, sắn khô (còn gọi là sắn nút chai, sắn “dui” (không rõ ý nghĩa tên này). Nó bám trụ trong bao tử, trong cơ thể tù binh. Không ăn thì nó đói, nuốt nó vào thực quản nóng ran và dưới hai màng tang mỗi tù binh nổi lên hai cục trông như hai cái bứu nhỏ, hai cái bứu này chỉ mất đi khi cả tháng không ăn sắn nữa. Hàng triệu tù binh miền nam, kẻ nào lỡ sống sót sau tù đày, ít ra cũng phải hội nhập chung vào với cả một thế hệ còi cọc miền bắc, để công cuộc thống nhất đất nước mang trọn vẹn ý nghĩa của nó! Trước cái đói ngơ ngác chết người đang đe doạ và hình tượng củ sắn chiến lược xã hội chủ nghĩa “vĩ mô” như thế, nhưng thi sĩ của chúng ta vẫn bình thản mô tả nó một cách lạnh lùng, có pha chút lãng mạng bỡn cợt:
           
“Thoát xiêm y, trắng nõn nà,
Lửa lòng bốc cháy ai mà chẳng say”…
           
Năm 1993 tôi tới Mỹ, Thanh Tâm Tuyền từ Minnesota gửi tặng tôi tập thơ “Thơ ở đâu xa”, chúng tôi có vài lần nói chuyện với nhau qua điện thoại, và mỗi khi in được một tập chuyện tôi cũng đều gửi tặng Thanh Tâm Tuyền, nhưng suốt mười mấy năm nay chúng tôi chưa được gặp lại nhau lần nào. Nay nghe tin nhà thơ đã ra đi, cũng chẳng phải bất ngờ vì đó là điều tất nhiên cho tất cả mọi người, vả lại chúng tôi cũng đã thất thập, Thanh Tâm Tuyền còn lớn hơn tôi 1 tuổi, nhưng tin nhà thơ mà mình quí trọng đã vĩnh viễn từ giã cõi đời cũng làm cho tôi ngậm ngùi khôn tả.
 
Thanh Tâm Tuyền là người điềm đạm, trầm ngâm, ít nói, khi nói thì nói chậm rãi. Tôi và ông chưa hề bao giờ “mày tao”, chỉ đôi lần vui chuyện ông dùng chữ “cậu cậu tớ tớ” là đã thân thiết lắm rồi. Khi nói chuyện cũng như khi viết, Thanh Tâm Tuyền dùng chữ rất chuẩn xác. Tôi chưa bao giờ thấy ông hô hoán hay dùng những chữ kích động, nhưng cách nói bình thản của ông lại đem đến những hình ảnh gợi cảm. Thơ văn của Thanh Tâm Tuyền đã xuất bản phổ biến, nhưng hình như câu thơ vịnh củ sắn thì tôi chưa thấy in trong tác phẩm nào của ông.
 
Tôi nghĩ chế độ cộng sản chỉ giam giữ và bỏ đói đươc ông đại úy Dzư Văn Tâm, họ không, và không bao giờ, bỏ tù được thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Thi sĩ đã nhìn củ sắn độc trồng lền khên khắp núi đồi xung quanh trại giam bằng cái nhìn của ca dao, bằng cái nhìn của thi ca, bằng cái nhìn riêng của thi sĩ, mà không anh cai tù cộng sản nào nhìn thấy được. Cộng sản ở Liên Xô, cộng sản ở Budapest, cộng sản ở Âu Lâu - Vĩnh Phú, hay cộng sản ở bộ chính trị… chẳng thể làm gì được thi sĩ. Họ cũng không được phép xách dép cho nhà thơ tự do.
 
Vậy. Hôm nay. Chúng ta họp mặt ở đây để tỏ lòng quý trọng thi sĩ của chúng ta.
 
Thảo Trường
 
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại Miền Nam trước 1975, đã qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi.
 
 

VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thanh Tâm Tuyền .

Tưởng niệm ngày mất của Thanh Tâm Tuyền, chúng tôi xin phép đi lại một bài viết của nhà văn Thảo Trường trên tạp chí Văn số 113&114, 2006 đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền
Thảo Trường
Tưởng niệm ngày mất của Thanh Tâm Tuyền, chúng tôi xin phép đi lại một bài viết của nhà văn Thảo Trường trên tạp chí Văn số 113&114, 2006 đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền.

Vào những năm 1958 - 1961 tôi sống ở Huế. Từ thành phố tới chỗ tôi ở phải “qua một chiếc cầu, lên một cái dốc”, căn nhà khoảng giữa Chùa Từ Đàm và Đàn Nam Giao, nơi đó, đêm đêm tôi viết những truyện ngắn, gửi cho ông Mai Thảo đăng trên tạp chí Sáng Tạo. Cũng vì có liên hệ như thế nên mỗi lần vào Sài Gòn, tôi thường tới toà soạn Sáng Tạo số 29 đường Ký Con, Quận 1, ở đó tôi có dịp gặp các vị trong bộ biên tập do ông Mai Thảo giới thiệu như: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Doãn Quốc Sỹ, Thần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Quách Thoại, Tô Thuỳ Yên, và…Thanh Tâm Tuyền.
           
Trong bản tuyên ngôn, “Văn nghệ là vận động biện chứng của huỷ diệt và sáng tạo” của nhóm Sáng Tạo đưa ra chủ trương “Phủ nhận văn nghệ tiền chiến”, thì tôi nghĩ là không thể phủ nhận được, vì “văn nghệ tiền chiến” có vai trò sứ mệnh đã hoàn thành của thời kỳ đó. Giá trị của “văn nghệ tiền chiến” đã ghi lại trong văn học sử Việt Nam. Chính thể cộng sản ở miền Bắc cũng đã từng có chủ trương xoá bỏ những giá trị “văn nghệ tiền chiến” nhưng họ không làm nổi thì há gì nhóm Sáng Tạo là những người đã từ bỏ cái chính thể lầm lẫn đó di cư vào Miền Nam lại chủ trương “phủ nhận”?
 
Nhưng đối với tôi, các vị ấy đều đã để lại trong tôi những dấu ấn đặc biệt, bằng họa phẩm, thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, hay biên khảo…
 
Thí dụ như: “Quán Cháo Lú” của Vũ Khắc Khoan, “Hạt Ba Dăng Của Niêm” của Mai Trung Tĩnh, “Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống” của Dương Nghiễm Mậu, “Cánh Đồng, Con Ngựa, Chuyến Tàu” của Tô Thuỳ Yên, “Dòng Sông Định Mệnh” của Doãn Quốc Sĩ, “Trắng Chiều” của Nguyễn Sĩ Tế, kịch bản “Bão Thời Đại” của Trần Lê Nguyễn..v…v…nhiều lắm
           
Những thơ văn của các vị ấy đã đả kích thích tôi trong công việc sáng tác. Đọc những tác phẩm của họ tôi bèn muốn viết một cái gì đó cho tôi.
 
Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi thảm ở Budapest năm 1956 mà truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất mạnh mẽ, thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc đàn áp dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn đọng lại mãi trong lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay dở chỗ nào. Chịu. Xin chịu. Tôi không may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay thế nào là không hay vì điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi chỉ cần thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở nhà tù) tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đọc lên một câu liền có người khác phụ hoạ theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.
 
“Hãy cho tôi khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho tôi chết bằng da em,
Dưới dây xích chiến xa tội nghiệp…”
 
Tôi chợt nhớ đến bài khóc Xít ta lin. Người nghệ sĩ chân chính khóc cho tình yêu vì bị thảm tử vì bạo lực đàn áp. Kẻ mưu đồ chính trị vật vã khóc tên đồ tể. Một bên “Hãy cho tôi khóc bằng mắt em, Những cuộc tình duyên Budapest…”. Một đằng “Hỡi ôi! Ông mất có trời đất không, thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười! Ông Xít ta lin ơi!...”
 
Sau này tôi có dịp gặp Thanh Tâm Tuyền thường xuyên ở nhật báo Tiền Tuyến. Hồi đó tôi chuyển vế Sài Gòn, có viết chuyện dài “Bà Phi” và thỉnh thoảng “đi” một bài tạp ghi cho Ký giả Lô Răng. Thanh Tâm Tuyền cũng từ một đơn vị bộ binh chuyển về làm trong ban biên tập. Có một lúc Phan Lạc Phúc phải đi học tham mưu gì đó, Thanh Tâm Tuyền phải lãnh theê cái mục tạp ghi và mỗi ngày ông phải “cày” thêm một bài báo nữa, và tôi cũng lai rai mỗi tuần “đi” đỡ ông một quả. Ký giả Ba Tê [TTT] thay cho ký giả Lô Răng. Dưới bài tôi viết, ông Ba Tê nói đùa, sao không ghi là “Hai Tê” [TT]. Nhưng tôi vẫn giữ cái bút hiệu Cơ Hảo đã dùng quen bên báo Diều Hâu mục “Một Tuần Sấp Ngửa”.
 
Chữ “sấp ngửa”cũng do Thanh Tâm Tuyền gợi ý cho tôi đặt tên mục phiếm luận này.
 
Chúng tôi gặp nhau trong trại tù rừng núi Âu Lâu, Yên Bái. Tôi từ trong Nam chuyển ra bằng tầu thuỷ, bằng xe lửa và xe vận tải mất gần mười ngày, đến trại ban đêm, sáng ra có hoạ sĩ Nguyễn Thuyên đến dẫn tôi qua lán kế bên gặp Thanh Tâm Tuyền. Chúng tôi cười xoà tập hút thuốc lào và tán gẫu chuyện đời. Thanh Tâm Tuyền cho tôi một ít thuốc ký ninh chống sốt rét và căn dặn tôi phải hết sức phòng bệnh: muỗi rừng và nước độc! Trong khi ấy hoạ sĩ Nguyễn Thuyên lấy giấy và bút chì vẽ luôn cho tôi mấy bức chân dung ngay khi tôi ra sạp nứa chỗ ngủ của Thanh Tâm Tuyền.
 
Những bức vẽ này tôi đã cất giấu và sau đó chuyển cho chị ruột tôi lên thăm đem về chuyển cho gia đình tôi ở Mỹ (đã in trong tập chuyện TTTTBTG).
 
Mấy năm sau ở Vĩnh Phú,  nhưng mỗi người mỗi trại giam khác nhau, chỉ thỉnh thoảng có tin tức nhau qua những bạn tù. Tôi nhận được mấy câu thơ của Thanh Tâm Tuyền vịnh củ sắn sống. Thời gian này tù binh bị bỏ đói sức tàn lực kiệt, nhiều anh em đã bị chết, chôn kín cả sườn đồi gần trại, cho nên có khi kiếm được củ sắn sống tù binh cũng dấu đi ăn cho dạ dày bớt thèm thuồng.
 
Lạ lắm, củ sắn bóc vỏ ngoài để lộ ra một thân hình tròn lẳn, trắng tinh, trắng nuốt, trắng như không có gì trắng thế, mịn như không có gì mịn thế, xinh đẹp như không có gì xinh đẹp thế, gợi cảm như không có gì gợi cảm thế, hấp dẫn như không có gì hấp dẫn thế… Nhưng sắn sống có nhiều độc tố, bập vào là say. Trắng trẻo, xinh đẹp, nõn nà… dễ làm cho anh hùng gục ngã! Loại sắn vỏ màu hồng nhạt (gọi là sắn tầu) thì còn có thể nhưng phải ngâm nước rồi luộc kỹ thải chất độc ra mới có thể ăn được, nhưng loại sắn kỹ nghệ vỏ trắng (chắc là sắn… Mỹ) thì tuyệt đối không ăn được.
 
Say sắn cũng lắm chuyện kinh hoàng. Ăn vào chỉ một phút sau là ói mửa ra “mật xanh mật vàng”, tiêu chảy, người sẽ gầy ruộc đi, mắt sâu hoắm. Cũng không đến nỗi chết ngay, nhưng từ đó mất sức dễ bị những chứng bệnh hiểm nghèo. Tôi đã thấy một ông trung tá liên đoàn trưởng biệt động quân, cùng khoá 6 sĩ quan trừ bị với tôi đã bỏ mình vì say sắn ở K1 Vĩnh Phú.
 
Núi rừng Việt Bắc còn có nấm độc, trái vải guốc, cũng gây ngộ độc chết người. Ăn nhầm mấy thứ này người ta thường vặt một nắm lá nhớt như lá khoai lang bỏ miệng nhai nuốt tí nước cho buồn nôn tống ra hết những thứ trong dạ dày để giảm thiểu chất độc trong người.
 
Củ sắn ghê gớm. Nó bao vây trùng trùng điệp điệp các trại tù. Nó chất chứa trong các kho nhà bếp dưới dạng sắn sống, sắn khô (còn gọi là sắn nút chai, sắn “dui” (không rõ ý nghĩa tên này). Nó bám trụ trong bao tử, trong cơ thể tù binh. Không ăn thì nó đói, nuốt nó vào thực quản nóng ran và dưới hai màng tang mỗi tù binh nổi lên hai cục trông như hai cái bứu nhỏ, hai cái bứu này chỉ mất đi khi cả tháng không ăn sắn nữa. Hàng triệu tù binh miền nam, kẻ nào lỡ sống sót sau tù đày, ít ra cũng phải hội nhập chung vào với cả một thế hệ còi cọc miền bắc, để công cuộc thống nhất đất nước mang trọn vẹn ý nghĩa của nó! Trước cái đói ngơ ngác chết người đang đe doạ và hình tượng củ sắn chiến lược xã hội chủ nghĩa “vĩ mô” như thế, nhưng thi sĩ của chúng ta vẫn bình thản mô tả nó một cách lạnh lùng, có pha chút lãng mạng bỡn cợt:
           
“Thoát xiêm y, trắng nõn nà,
Lửa lòng bốc cháy ai mà chẳng say”…
           
Năm 1993 tôi tới Mỹ, Thanh Tâm Tuyền từ Minnesota gửi tặng tôi tập thơ “Thơ ở đâu xa”, chúng tôi có vài lần nói chuyện với nhau qua điện thoại, và mỗi khi in được một tập chuyện tôi cũng đều gửi tặng Thanh Tâm Tuyền, nhưng suốt mười mấy năm nay chúng tôi chưa được gặp lại nhau lần nào. Nay nghe tin nhà thơ đã ra đi, cũng chẳng phải bất ngờ vì đó là điều tất nhiên cho tất cả mọi người, vả lại chúng tôi cũng đã thất thập, Thanh Tâm Tuyền còn lớn hơn tôi 1 tuổi, nhưng tin nhà thơ mà mình quí trọng đã vĩnh viễn từ giã cõi đời cũng làm cho tôi ngậm ngùi khôn tả.
 
Thanh Tâm Tuyền là người điềm đạm, trầm ngâm, ít nói, khi nói thì nói chậm rãi. Tôi và ông chưa hề bao giờ “mày tao”, chỉ đôi lần vui chuyện ông dùng chữ “cậu cậu tớ tớ” là đã thân thiết lắm rồi. Khi nói chuyện cũng như khi viết, Thanh Tâm Tuyền dùng chữ rất chuẩn xác. Tôi chưa bao giờ thấy ông hô hoán hay dùng những chữ kích động, nhưng cách nói bình thản của ông lại đem đến những hình ảnh gợi cảm. Thơ văn của Thanh Tâm Tuyền đã xuất bản phổ biến, nhưng hình như câu thơ vịnh củ sắn thì tôi chưa thấy in trong tác phẩm nào của ông.
 
Tôi nghĩ chế độ cộng sản chỉ giam giữ và bỏ đói đươc ông đại úy Dzư Văn Tâm, họ không, và không bao giờ, bỏ tù được thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Thi sĩ đã nhìn củ sắn độc trồng lền khên khắp núi đồi xung quanh trại giam bằng cái nhìn của ca dao, bằng cái nhìn của thi ca, bằng cái nhìn riêng của thi sĩ, mà không anh cai tù cộng sản nào nhìn thấy được. Cộng sản ở Liên Xô, cộng sản ở Budapest, cộng sản ở Âu Lâu - Vĩnh Phú, hay cộng sản ở bộ chính trị… chẳng thể làm gì được thi sĩ. Họ cũng không được phép xách dép cho nhà thơ tự do.
 
Vậy. Hôm nay. Chúng ta họp mặt ở đây để tỏ lòng quý trọng thi sĩ của chúng ta.
 
Thảo Trường
 
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại Miền Nam trước 1975, đã qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi.
 
 

VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm