Kinh Đời
Thành phố cổ bị chôn dưới đáy biển hơn 1.000 năm
Khoảng 1.200 năm trước, thành phố cảng Heracleion là một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, một tai họa ập đến nhấn chìm toàn bộ thành phố xuống đáy biển, nơi mà nó mãi mãi bị lãng quên.
Heracleion là cái tên người Hy Lạp đặt cho thành phố cổ đại này. Người Ai Cập gọi nó là Thonis nên đôi khi nó được gọi kép thành Thonis-Heracleion. Thành phố này được cho là hình thành vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên và đến thứ kỷ thứ 8 sau Công Nguyên nó bỗng nhiên bị mất tích, không một ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra. Các nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng mực nước biển tăng đột ngột, kết hợp với các lớp địa chất sụp đổ đã chôn vùi thành phố cổ đại này.
Tàn tích của thành phố nằm sâu 46 m dưới đáy biển ở phía tây cảng Aboukir, cách bờ biển Ai Cập khoảng 6,5 km, được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khảo cổ học, tiến sĩ Franck Goddio, vào năm 2000 khi ông đang tìm kiếm tàu chiến của Pháp bị chìm trong cuộc chiến sông Nile từ thế kỷ 18. Khi tiến sĩ Goddio cùng đồng đội tìm thấy tàn dư của Heracleion, họ đều rất choáng váng trước những kiến tạo còn nguyên vẹn đang bị chôn vùi dưới lớp cát biển.
Sau đó, đội khảo cổ bắt đầu hợp tác với hội đồng cổ vật tối cao của Ai Cập và Đại học Oxford để tiến hành khai quật. Tính đến thời điểm hiện tại, rất nhiều tượng đá, đồng xu, đồ trang sức và tàn tích của các cổ vật khác đã được tìm thấy. Tuy nhiên, phần thú vị nhất có lẽ là một dãy dài gồm 64 tàu thuyền có từ khoảng giữa thế kỷ thứ 8 đến thứ kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, nằm bên dưới lớp bùn và cát của đáy biển. Rất nhiều tàu thuyền và 700 mỏ neo được tìm thấy vẫn còn trong tình trạng khá tốt.
Theo tiến sĩ Damian Robinson thuộc trung tâm khảo cổ Oxford, các tàu thuyền này không đơn thuần chỉ bị bỏ rơi. Chúng có khả năng là phương tiện để ngăn chặn sự tiếp cận của kẻ thù thông qua đường biển.
Tại khu khảo cổ, hơn 300 cổ vật liên quan đến tôn giáo gồm các bức tượng lớn nhỏ khác nhau, bùa chú tượng trưng cho các vị thần Ai Cập và Hy Lạp. Các vật thể được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn và rất hữu ích cho các nhà khảo cổ nghiên cứu về niềm tin tôn giáo vào khoảng thời gian đó.
Thợ lặn cũng tìm một số lượng rất lớn các quách làm bằng đá vôi, được dùng để chứa xác ướp động vật dâng lên chúa thần.
Nhiều tấm bia đá có khắc chữ Hy Lạp và Ai Cập cũng đã được tìm thấy, thông qua đó giới khảo cổ đã tìm được tên gọi chính xác của thành phố này, Thonis-Heracleion (trước đây từng được cho là tên của 2 thành phố tách biệt).
Hiện các nhà khảo cổ vẫn đang trong quá trình khai quật và nghiên cứu các cổ vật. Và câu trả lời chính xác hơn để giải thích tại sao thành phố thịnh vượng và giàu văn hóa này lại vị vùi dập xuống đáy biển hơn một nghìn năm trước sẽ được hé lộ…
Một số hình ảnh khác của thành phố Thonis-Heracleion dưới đáy biển:
Được vận chuyển lên bờ để thuận tiện cho công việc nghiên cứu. |
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Thành phố cổ bị chôn dưới đáy biển hơn 1.000 năm
Khoảng 1.200 năm trước, thành phố cảng Heracleion là một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, một tai họa ập đến nhấn chìm toàn bộ thành phố xuống đáy biển, nơi mà nó mãi mãi bị lãng quên.
Heracleion là cái tên người Hy Lạp đặt cho thành phố cổ đại này. Người Ai Cập gọi nó là Thonis nên đôi khi nó được gọi kép thành Thonis-Heracleion. Thành phố này được cho là hình thành vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên và đến thứ kỷ thứ 8 sau Công Nguyên nó bỗng nhiên bị mất tích, không một ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra. Các nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng mực nước biển tăng đột ngột, kết hợp với các lớp địa chất sụp đổ đã chôn vùi thành phố cổ đại này.
Tàn tích của thành phố nằm sâu 46 m dưới đáy biển ở phía tây cảng Aboukir, cách bờ biển Ai Cập khoảng 6,5 km, được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khảo cổ học, tiến sĩ Franck Goddio, vào năm 2000 khi ông đang tìm kiếm tàu chiến của Pháp bị chìm trong cuộc chiến sông Nile từ thế kỷ 18. Khi tiến sĩ Goddio cùng đồng đội tìm thấy tàn dư của Heracleion, họ đều rất choáng váng trước những kiến tạo còn nguyên vẹn đang bị chôn vùi dưới lớp cát biển.
Sau đó, đội khảo cổ bắt đầu hợp tác với hội đồng cổ vật tối cao của Ai Cập và Đại học Oxford để tiến hành khai quật. Tính đến thời điểm hiện tại, rất nhiều tượng đá, đồng xu, đồ trang sức và tàn tích của các cổ vật khác đã được tìm thấy. Tuy nhiên, phần thú vị nhất có lẽ là một dãy dài gồm 64 tàu thuyền có từ khoảng giữa thế kỷ thứ 8 đến thứ kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, nằm bên dưới lớp bùn và cát của đáy biển. Rất nhiều tàu thuyền và 700 mỏ neo được tìm thấy vẫn còn trong tình trạng khá tốt.
Theo tiến sĩ Damian Robinson thuộc trung tâm khảo cổ Oxford, các tàu thuyền này không đơn thuần chỉ bị bỏ rơi. Chúng có khả năng là phương tiện để ngăn chặn sự tiếp cận của kẻ thù thông qua đường biển.
Tại khu khảo cổ, hơn 300 cổ vật liên quan đến tôn giáo gồm các bức tượng lớn nhỏ khác nhau, bùa chú tượng trưng cho các vị thần Ai Cập và Hy Lạp. Các vật thể được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn và rất hữu ích cho các nhà khảo cổ nghiên cứu về niềm tin tôn giáo vào khoảng thời gian đó.
Thợ lặn cũng tìm một số lượng rất lớn các quách làm bằng đá vôi, được dùng để chứa xác ướp động vật dâng lên chúa thần.
Nhiều tấm bia đá có khắc chữ Hy Lạp và Ai Cập cũng đã được tìm thấy, thông qua đó giới khảo cổ đã tìm được tên gọi chính xác của thành phố này, Thonis-Heracleion (trước đây từng được cho là tên của 2 thành phố tách biệt).
Hiện các nhà khảo cổ vẫn đang trong quá trình khai quật và nghiên cứu các cổ vật. Và câu trả lời chính xác hơn để giải thích tại sao thành phố thịnh vượng và giàu văn hóa này lại vị vùi dập xuống đáy biển hơn một nghìn năm trước sẽ được hé lộ…
Một số hình ảnh khác của thành phố Thonis-Heracleion dưới đáy biển:
Được vận chuyển lên bờ để thuận tiện cho công việc nghiên cứu. |
Song Phương chuyển