Hình Ảnh & Sự Kiện

Thành tích các nước tại Thế Vận Hội mùa hè từ xưa đén nay

Sử gia người Pháp Pierre de Coubertin làm hồi sinh sự kiện thể thao với cảm hứng có được từ các kỳ Olympics thời cổ đại và từ các cuộc thi Olympia Wenlock của William Penny Broookes. Hầu hết các đối thủ tới từ Hy Lạp, Đức, Pháp và Anh Quốc
 
image
 
image
 
 
image
1896
 

Sử gia người Pháp Pierre de Coubertin làm hồi sinh sự kiện thể thao với cảm hứng có được từ các kỳ Olympics thời cổ đại và từ các cuộc thi Olympia Wenlock của William Penny Broookes. Hầu hết các đối thủ tới từ Hy Lạp, Đức, Pháp và Anh Quốc. Các nước này cũng giành được đa phần các huy chương. Phụ nữ không được tham gia thi đấu. Các nhà tổ chức nói việc để phụ nữ tham gia là "không thực tiễn, không hay ho và không đúng đắn". 80.000 cử tọa tới xem, trong đó có cả Vua George I của Hy Lạp.
 

image
1900
Với lực lượng hùng hậu tham dự Thế vận hội 1900, Pháp giành được phần lớn các huy chương. Do không đủ các đối thủ dự thi, một số sự kiện được tổ chức thi đấu với các đội gồm cả nam lẫn nữ mang nhiều quốc tịch khác nhau. Cầu thủ bóng bầu dục người Pháp sinh tại Haiti Constantin Henriquez de Zubiera là vận động viên da đen đầu tiên tham dự Thế vận hội.
 
image
1904
 
Hoa Kỳ áp đảo ở 42 sự kiện (tức chưa tới một nửa các môn thi), tính cả thành tích của các vận động viên không phải là người gốc Mỹ. Các huy chương vàng, bạc và đồng chính thức ra mắt. Vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ George Eyser thắng sáu huy chương tuy tham gia thi đấu với một chân giả bằng gỗ. Fred Lorz định gian lận trong kỳ thi chạy marathon bằng cách lái xe hơi đi hầu hết hành trình. Anh bị loại khỏi cuộc thi.
 
image
1908
 
Thế vận hội được công nhận trên toàn cầu. Là nước chủ nhà, Anh Quốc giành được phần lớn các huy chương. Thế vận hội lần thứ tư được tổ chức vội vã tại London do Italy rút lui sau vụ núi lửa Vesuvius phun trào. Cờ quốc gia các nước được ra mắt. Câu nói của Pierre de Coubertin được dùng làm khẩu hiệu của phong trào Thế vận hội: "Điều quan trọng trong đời không phải là vinh quang mà là chiến đấu, điều cần thiết không phải là giành chiến thắng, mà là chiến đấu ngoan cường." Úc và New Zealand đứng chung trong một đội thi đấu với tên gọi Australasia.
 
image
1912
 
Hoa Kỳ lại thắng, nhưng Thụy Điển chỉ kém Mỹ một huy chương vàng trong lúc tổng số huy chương các loại giành được nhiều hơn. Lần đầu tiên các đối thủ đến từ năm châu lục có mặt tại cùng một kỳ Thế vận hội. Các thiết bị tính giờ tự động lần đầu tiên được đưa ra sử dụng. Cuộc đấu vật wrestling giữa Martin Klein của Estonia và Alfred Asikainen của Phần Lan kéo dài trong suốt 11 giờ 40 phút, với kết quả Klein thắng.
 
image
1920
 
Thế vận hội được tổ chức trở lại sau tám năm gián đoạn do Đại chiến Thế giới I. Hoa Kỳ vẫn thống lĩnh bảng tổng sắp, nhưng Thụy Điển, Anh, Phần Lan và nước chủ nhà cũng có một kỳ thi đấu rất thành công. Lá cờ Thế vận hội với năm vòng tròn móc vào nhau chính thức ra mắt bên cạnh lời tuyên thệ Thế vận hội. Đức, Áo, Bulgaria, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ không được mời tham dự do các hành động chính trị của những nước này trong thời Đại chiến Thế giới I. Nhà vô địch quyền Anh người Mỹ Eddie Eagan là người duy nhất giành huy chương vàng ở cả Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa đông. Anh cũng giành huy chương vàng ở Thế vận hội 1932 trong môn xe trượt băng.
 
image
1924
 
Hoa Kỳ tiếp tục thống lĩnh bảng tổng sắp, nhưng Phần Lan, Anh và Pháp có những bước tiến rõ rệt. Ban đầu được lên kế hoạch tổ chức tại Amsterdam, nhưng sau chuyển sang Paris bởi Bá tước de Coubertin muốn được chứng kiến sự kiện thể thao này diễn ra tại quê hương mình trước khi ông nghỉ hưu. Thế vận hội trở thành một sự kiện toàn cầu thực sự, với chừng một ngàn phóng viên tham dự. Làng Thế vận hội đầu tiên cũng được xây dựng. Đức vẫn vắng mặt, nhưng Latvia, Ba Lan, Uruguay và Ireland lần đầu dự Thế vận hội.
 
image
1928
 
Hoa Kỳ lại chiến thắng, nhưng Đức trở lại một cách mạnh mẽ với kết quả chung cuộc đứng nhì bảng tổng sắp. Ngọn lửa Olympics lần đầu tiên được đưa ra và lượng nữ vận động viên tham dự tăng gấp đôi so với trước. Các vận động viên Á châu lần đầu tiên đoạt huy chương. Vận động viên thể dục dụng cụ người Italy Luigina Giavotty trở thành người trẻ nhất đoạt huy chương với tấm huy chương bạc khi mới 11 tuổi 302 ngày.
 
image
1932
 
Hoa Kỳ dễ dàng chiến thắng. Thời Đại Suy thoái khiến ngân sách chi cho Thế vận hội bị ảnh hưởng nặng nề; chỉ có một nửa số lượng vận động viên tham dự so với số lượng của năm 1928. Thời gian thi đấu giảm xuống chỉ còn 16 ngày. Các môn thi đấu nhà nghề không được tham dự, cho nên không có phần thi đấu bóng đá. Chính phủ Brazil không có khả năng gửi 69 vận động viên tới Los Angeles nên đành phải đưa cả đoàn lên một chuyến tàu chuyên chở cà phê sang Mỹ bán. Là Thế vận hội đầu tiên có lãi - điều không hề được lặp lại cho tới tận khi Los Angeles một lần nữa đăng cai Thế vận hội vào năm 1984.
 
image
1936
 
Hoa Kỳ mất vị trí đầu bảng về tay Đức, trong lúc Hungary về vị trí thứ ba. Tây Ban Nha vắng mặt do có nội chiến. Hoa Kỳ cũng tính chuyện tẩy chay do chủ nghĩa bài Do Thái ở Đức. Phát xít Đức trỗi dậy, đề cao ý thức hệ tộc người Arian thượng đẳng. Nhưng vận động viên điền kinh người Mỹ gốc Phi Jesse Owens giành được bốn huy chương vàng ngay trước mắt Hitler. Thế vận hội Berlin là sự kiện lần đầu tiên được phát trên truyền hình và tổng số hơn 4 triệu vé đã được bán ra. Đuốc Olympics được rước lần đầu tiên.
 
image
1948
 
Sau 12 năm gián đoạn do Đại chiến Thế giới II, Thế vận hội được tổ chức trở lại, nhưng Đức và Nhật không được mời còn Nga thì vắng mặt. Hoa Kỳ tái chiếm vị trí số một bảng tổng sắp, giành được nhiều huy chương nhất. Sự cố chính trị đầu tiên: Marie Provaznikova, Chủ tịch Liên đoàn Thể dục Dụng cụ Quốc tế của Tiệp Khắc, từ chối về nước với lý do nước này "thiếu tự do" sau khi gia nhập khối Xô-viết. Vận động viên điền kinh Hà Lan Fanny Blankers-Koen là ngôi sao sáng chói trong kỳ Thế vận hội. Người phụ nữ 30 tuổi, ba con, có tên lóng "Người nội trợ bay", giành được tổng số bốn huy chương vàng.
 
image
1952
 
Hoa Kỳ chiến thắng toàn đoàn, tiếp theo là Liên Xô và về vị trí thứ ba là Hungary. Bầu không khí Chiến tranh Lạnh bao trùm khi Liên Xô và Trung Quốc ra mắt trước các đối thủ phương Tây. Những quy định dễ dãi hơn đối với các đấu thủ nữ khiến vận động viên thể dục dụng cụ Liên Xô Maria Gorokhovskaya giành chiến thắng kỷ lục, là vận động viên nữ giành được nhiều huy chương nhất trong một kỳ Thế vận hội. Cô đoạt hai huy chương vàng và năm huy chương bạc.
 
image
1956
 
Lần đầu tiên Liên Xô vượt được Hoa Kỳ và đội Úc đầy ấn tượng để đứng đầu bảng tổng sắp. Thế vận hội bị các nước Hà Lan, Tây Ban Nha và Thụy Sỹ tẩy chay nhằm phản đối việc Liên Xô xâm lược Hungary. Một số nước khác cũng vắng mặt, gồm Trung Quốc, Iraq, Ai Cập và Lebanon. Một số sự kiện thi đấu ngựa buộc phải diễn ra ở Thụy Điển do Cơ quan y tế Úc không cho phép nhập ngựa vào, theo luật an toàn kiểm dịch.
 
image
1960
 
Trung Quốc tiếp tục tẩy chay (cho đến tận 1984) trong lúc Liên Xô lại một lần nữa qua mặt Hoa Kỳ về số lượng huy chương vàng thu được; Italy bất ngờ về vị trí thứ ba. Ca khúc chính thức của Thế vận hội được ra mắt. Hàng triệu người theo dõi sự kiện thể thao này qua truyền hình trên toàn thế giới. Võ sĩ quyền Anh Cassius Clay, sau này nổi tiếng với cái tên Muhammad Ali, trở thành nhà vô địch quyền Anh hạng nặng. Vận động viên chạy marathon người Ethiopia Abebe Bikila là người da đen châu Phi đầu tiên giành huy chương vàng. Anh đăng quang trong cuộc thi chạy marathon bằng đôi chân trần.
 
image
1964
 
Hoa Kỳ lại đứng đầu bảng xếp hạng, đẩy Liên Xô xuống thứ nhì và Nhật Bản, thứ ba. Nam Phi bị Ủy ban Olympics Quốc tế cấm tham dự do chính quyền nước này theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Algeria, Cameroon và Bờ Biển Ngà lần đầu tiên góp mặt trong kỳ Thế vận hội. Năm 1964, Nhật Bản chi chừng 3 tỷ đô la tái thiết Tokyo nhằm phục vụ Thế vận hội, làm sống lại thành phố vốn bị tàn phá nặng nề do các trận động đất và bị dội bom trong thời Đại chiến Thế giới II. Vận động viên thể dục dụng cụ của Liên Xô Larissa Latynina giành sáu huy chương lần thứ ba liên tiếp. Cô tiếp tục là vận động viên Olympic giành được nhiều huy chương nhất, với tổng số 18 chiếc.
 
image
1968
 
Đứng đầu vẫn là Hoa Kỳ, tiếp đến là Liên Xô và Nhật Bản. Diễn ra ở độ cao cao nhất trong lịch sử, 2.239m trên mực nước biển. Không khí loãng ảnh hưởng tới chất lượng thi đấu ở các môn cần sức bền, nhưng cho kết quả cao kỷ lục ở các môn chạy quãng ngắn, chạy tiếp sức và nhảy xa. Bị hoen ố bởi vụ sát hại hàng trăm sinh viên biểu tình chống chính phủ tại Plaza of Three Cultures, 10 ngày trước khi khai mạc. Các VĐV điền kinh người Mỹ gốc Phi Tommie Smith và John Carlos có hành động chính trị chưa từng có khi trịnh trọng chào Quyền lực Đen và chân đi tất đen, không mang giày lên nhận huy chương. Họ muốn nâng cao nhận thức về đói nghèo và nạn phân biệt chủng tộc ở châu Phi. Bắt đầu phong trào Olympic chống dùng các chất bị cấm. VĐV Thụy Điển Hans-Grunner Liljenwall bị truất quyền thi đấu do có kết quả dương tính với lượng cồn quá mức.
 
image
1972
 
Liên Xô giành nhiều huy chương nhất, tiếp đến là Hoa Kỳ. Đội Đông Đức qua mặt nước láng giềng Tây Đức, về vị trí thứ ba. Các vận động viên của Liên Xô cũng áp đảo với số huy chương vàng thu được. Thế vận hội bị lu mờ do vụ ám sát 11 thành viên của Israel trong vụ tấn công khủng bố Tháng Chín Đen. Cộng hòa Rhodesia, một quốc gia không được công nhận tại nam Phi châu, không được phép tham dự do yêu cầu từ các quốc gia châu Phi. Lời Tuyên thệ Chính thức được đưa ra; môn bắn cung trở lại góp mặt trong các môn thi Thế vận hội. Vận động viên cưỡi ngựa người Anh Lorna Johnstone, 70 tuổi 5 ngày, trở thành người phụ nữ cao tuổi nhất tham gia thi đấu trong Thế vận hội.
 
image
1976
 
Liên Xô lại đứng đầu toàn đoàn, còn Mỹ bị Đông Đức lấy mất vị trí thứ hai. Các nước Phi châu tẩy chay kỳ Thế vận hội để phản đối việc New Zealand tham dự, sau khi đội bóng bầu dục của nước này có chuyến đi tới quốc gia bị nạn phân biệt chủng tộc tàn phá là Nam Phi. Bermuda trở thành quốc gia ít dân nhất giành được huy chương. Việc đăng cai Thế vận hội khiến Montreal tốn 1,5 tỷ đô la - là khoản mà thành phố này chỉ trả nợ hết vào năm 2006. Vận động viên thể dục dụng cụ 14 tuổi người Romania Nadia Comaneci trở thành người đầu tiên đoạt điểm tối đa, 10 điểm. Cô đạt thành tích này bảy lần trong các sự kiện thi đơn và thi đồng đội, giúp Romania giành ba huy chương vàng, một huy chương bạc và một huy chương đồng trong môn thể dục dụng cụ.
 
image
1980
 
Liên Xô và Đông Đức làm mưa làm gió, trong lúc các nước Cuba, Bulgaria và Italy mỗi nước giành tám huy chương vàng. Kỳ Olympics đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia cộng sản đã bị Mỹ, Tây Đức và Nhật Bản cùng 62 quốc gia khác tẩy chay. Giành được huy chương vàng, các thành viên đội khúc côn cầu nữ của Zimbabwe mỗi người được thưởng một con bò khi về nhà sau Thế vận hội 1980.
 
image
1984
 
Trung Quốc có cú trở lại ngoạn mục, về vị trí thứ tư. Hoa Kỳ dễ dàng giành chiến thắng, nhưng Romania gây bất ngờ với việc đứng vị trí thứ hai. Liên Xô và 14 nước khác báo thù với việc tẩy chay kỳ Thế vận hội. Libya và Iran cũng vắng mặt. Cuộc đua marathon nữ đầu tiên được tổ chức. Sự kiện này trước đây bị cấm do các bác sỹ nói việc chạy sẽ "khiến phụ nữ chóng già". Thể dục dụng cụ nhịp điệu và bơi nghệ thuật cũng được đưa vào thi đấu. Là Thế vận hội đầu tiên được tài trợ bởi các hãng tư nhân, sự kiện thể thao này rất thành công về mặt thương mại nhờ vào thỏa thuận truyền thông béo bở và nhiều thỏa thuận tài trợ khác.
 
image
1988
 
Liên Xô và Đông Đức mừng chiến thắng Ngoài Bắc Hàn, Cuba và Ethiopia vắng mặt, đây là lần đầu tiên không có tình trạng tẩy chay rộng khắp kể từ 1972. Bóng đá được đưa lại vào thi đấu ở Thế vận hội sau khi có thỏa hiệp với FIFA. Quần vợt cũng được đưa trở lại thi đấu. Vận động viên Đông Đức Christa Rothenburger trở thành người đầu tiên và cũng là người duy nhất giành huy chương ở cả Thế vận hội Mùa đông và Thế vận hội Mùa hè trong cùng năm, với các chiến thắng ở cuộc đua xe đạp trong nhà và trượt băng.
 
image
1992
 
Đội gồm các cựu thành viên Liên Xô cũ giành được nhiều huy chương nhất, tiếp đến là Hoa Kỳ và Đức. Tổng số có 64 quốc gia giành được huy chương, với số lượng ít nhất là một chiếc, là số nước giành huy chương cao nhất từ trước tới nay. Việc Liên Xô tan rã và bức tường Berlin sụp đổ khiến Thế vận hội 1992 trở thành một sự kiện thể thao không bị tẩy chay. Môn bóng rổ nhà nghề cũng được đưa vào thi đấu. Đội Dream Team của Mỹ thống trị và giành huy chương vàng môn này. Trong vòng chạy cuối cùng giải 10.000m nữ, Derartu Tulu của Ethiopia vượt lên dẫn đầu giành chiến thắng. Khi cán đích, cô đợi đối thủ Elana Meyer, một vận động viên da trắng người Nam Phi. Họ tay trong tay trong vòng đua giành chiến thắng, tạo thành biểu tượng hy vọng cho một châu Phi mới.
 
image
1996
 
Hoa Kỳ, Nga và Đức là ba nước đứng đầu, với Trung Quốc tiếp tục vươn lên thứ hạng cao. Mở đầu với thảm họa, khi một trái bom khủng bố phát nổ tại công viên Centennial Olympic Park khiến hai người chết, hơn 100 người bị thương. Toàn bộ 197 Ủy ban Olympic Quốc gia được công nhận đều hiện diện tại Thế vận hội này. Bóng chuyền bãi biển và xe đạp địa hình là các môn thể thao mới nhất được đưa vào tham dự Olympics. Thủy thủ người Úc Hubert Raudaschl trở thành người đầu tiên tham dự chín kỳ Olympiad.
 
image
2000
 
Hoa Kỳ và Nga cùng đứng đầu, với Trung Quốc về vị trí thứ ba. Bắc Hàn và Nam Hàn tiến vào khán đài dưới cùng một lá cờ. Vận động viên chèo thuyền của Anh Steve Redgrave giành huy chương vàng trong lần tham dự Olympics thứ năm liên tiếp. Vận động viên bơi lội người Guinea Xích đạo, Eric "Lươn" Moussambani, kết thúc phần thi bơi tự do 100m trong thời gian 112,72 giây - lâu hơn gấp đôi so với người chiến thắng. Các xét nghiệm đầu tiên trong việc phát hiện chất kích thích (EPO) được áp dụng.
 
image
2004
 
Hoa Kỳ lại chiến thắng, nhưng Trung Quốc vượt qua Nga. Úc cũng có bước nhảy vọt, lên vị trí thứ tư. Chile và Trung Quốc đoạt những tấm huy chương vàng đầu tiên trong môn quần vợt. Cuộc thi bắn cung được tổ chức tại Athens năm 2004 diễn ra cùng tại sân vận động Panathenaic, nơi diễn ra kỳ Thế vận hội 1896.
 
image
2008
Trung Quốc vươn lên đứng đầu, với tổng huy chương đạt được ít hơn nhưng số huy chương vàng giành được cao hơn của Hoa Kỳ. Có tổng số 37 địa điểm được dùng làm nơi tổ chức thi đấu, trong đó có 12 địa điểm được xây dựng riêng cho Thế vận hội. Là Thế vận hội thu hút đông khán giả nhất trong lịch sử, với chừng 3,6 triệu người xem. Kình ngư người Mỹ Michael Phelps phá vỡ kỷ lục với việc giành hầu hết các huy chương vàng trong một kỳ Thế vận hội, đồng thời trở thành vận động viên Olympic đoạt nhiều huy chương vàng nhất. Anh chiến thắng ở tám hạng mục bơi khác nhau. Vận động viên bơi lội người Nam Phi Natalie du Toit, chân trái bị cắt bỏ sau một vụ tai nạn, trở thành vận động viên đầu tiên mang chân giả tham dự Thế vận hội, sau vận động viên Olivér Halassy hồi 1936.



 

2012



image 



Mỹ đoạt nhiều huy chương nhất (về HCV và tổng số HC).

Trung Quốc về nhì với 87 huy chương, kể cả 38 huy chương vàng.

Anh quốc chiếm hạng ba về huy chương vàng, nhiều hơn Nga 5 chiếc.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thành tích các nước tại Thế Vận Hội mùa hè từ xưa đén nay

Sử gia người Pháp Pierre de Coubertin làm hồi sinh sự kiện thể thao với cảm hứng có được từ các kỳ Olympics thời cổ đại và từ các cuộc thi Olympia Wenlock của William Penny Broookes. Hầu hết các đối thủ tới từ Hy Lạp, Đức, Pháp và Anh Quốc
 
image
 
image
 
 
image
1896
 

Sử gia người Pháp Pierre de Coubertin làm hồi sinh sự kiện thể thao với cảm hứng có được từ các kỳ Olympics thời cổ đại và từ các cuộc thi Olympia Wenlock của William Penny Broookes. Hầu hết các đối thủ tới từ Hy Lạp, Đức, Pháp và Anh Quốc. Các nước này cũng giành được đa phần các huy chương. Phụ nữ không được tham gia thi đấu. Các nhà tổ chức nói việc để phụ nữ tham gia là "không thực tiễn, không hay ho và không đúng đắn". 80.000 cử tọa tới xem, trong đó có cả Vua George I của Hy Lạp.
 

image
1900
Với lực lượng hùng hậu tham dự Thế vận hội 1900, Pháp giành được phần lớn các huy chương. Do không đủ các đối thủ dự thi, một số sự kiện được tổ chức thi đấu với các đội gồm cả nam lẫn nữ mang nhiều quốc tịch khác nhau. Cầu thủ bóng bầu dục người Pháp sinh tại Haiti Constantin Henriquez de Zubiera là vận động viên da đen đầu tiên tham dự Thế vận hội.
 
image
1904
 
Hoa Kỳ áp đảo ở 42 sự kiện (tức chưa tới một nửa các môn thi), tính cả thành tích của các vận động viên không phải là người gốc Mỹ. Các huy chương vàng, bạc và đồng chính thức ra mắt. Vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ George Eyser thắng sáu huy chương tuy tham gia thi đấu với một chân giả bằng gỗ. Fred Lorz định gian lận trong kỳ thi chạy marathon bằng cách lái xe hơi đi hầu hết hành trình. Anh bị loại khỏi cuộc thi.
 
image
1908
 
Thế vận hội được công nhận trên toàn cầu. Là nước chủ nhà, Anh Quốc giành được phần lớn các huy chương. Thế vận hội lần thứ tư được tổ chức vội vã tại London do Italy rút lui sau vụ núi lửa Vesuvius phun trào. Cờ quốc gia các nước được ra mắt. Câu nói của Pierre de Coubertin được dùng làm khẩu hiệu của phong trào Thế vận hội: "Điều quan trọng trong đời không phải là vinh quang mà là chiến đấu, điều cần thiết không phải là giành chiến thắng, mà là chiến đấu ngoan cường." Úc và New Zealand đứng chung trong một đội thi đấu với tên gọi Australasia.
 
image
1912
 
Hoa Kỳ lại thắng, nhưng Thụy Điển chỉ kém Mỹ một huy chương vàng trong lúc tổng số huy chương các loại giành được nhiều hơn. Lần đầu tiên các đối thủ đến từ năm châu lục có mặt tại cùng một kỳ Thế vận hội. Các thiết bị tính giờ tự động lần đầu tiên được đưa ra sử dụng. Cuộc đấu vật wrestling giữa Martin Klein của Estonia và Alfred Asikainen của Phần Lan kéo dài trong suốt 11 giờ 40 phút, với kết quả Klein thắng.
 
image
1920
 
Thế vận hội được tổ chức trở lại sau tám năm gián đoạn do Đại chiến Thế giới I. Hoa Kỳ vẫn thống lĩnh bảng tổng sắp, nhưng Thụy Điển, Anh, Phần Lan và nước chủ nhà cũng có một kỳ thi đấu rất thành công. Lá cờ Thế vận hội với năm vòng tròn móc vào nhau chính thức ra mắt bên cạnh lời tuyên thệ Thế vận hội. Đức, Áo, Bulgaria, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ không được mời tham dự do các hành động chính trị của những nước này trong thời Đại chiến Thế giới I. Nhà vô địch quyền Anh người Mỹ Eddie Eagan là người duy nhất giành huy chương vàng ở cả Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa đông. Anh cũng giành huy chương vàng ở Thế vận hội 1932 trong môn xe trượt băng.
 
image
1924
 
Hoa Kỳ tiếp tục thống lĩnh bảng tổng sắp, nhưng Phần Lan, Anh và Pháp có những bước tiến rõ rệt. Ban đầu được lên kế hoạch tổ chức tại Amsterdam, nhưng sau chuyển sang Paris bởi Bá tước de Coubertin muốn được chứng kiến sự kiện thể thao này diễn ra tại quê hương mình trước khi ông nghỉ hưu. Thế vận hội trở thành một sự kiện toàn cầu thực sự, với chừng một ngàn phóng viên tham dự. Làng Thế vận hội đầu tiên cũng được xây dựng. Đức vẫn vắng mặt, nhưng Latvia, Ba Lan, Uruguay và Ireland lần đầu dự Thế vận hội.
 
image
1928
 
Hoa Kỳ lại chiến thắng, nhưng Đức trở lại một cách mạnh mẽ với kết quả chung cuộc đứng nhì bảng tổng sắp. Ngọn lửa Olympics lần đầu tiên được đưa ra và lượng nữ vận động viên tham dự tăng gấp đôi so với trước. Các vận động viên Á châu lần đầu tiên đoạt huy chương. Vận động viên thể dục dụng cụ người Italy Luigina Giavotty trở thành người trẻ nhất đoạt huy chương với tấm huy chương bạc khi mới 11 tuổi 302 ngày.
 
image
1932
 
Hoa Kỳ dễ dàng chiến thắng. Thời Đại Suy thoái khiến ngân sách chi cho Thế vận hội bị ảnh hưởng nặng nề; chỉ có một nửa số lượng vận động viên tham dự so với số lượng của năm 1928. Thời gian thi đấu giảm xuống chỉ còn 16 ngày. Các môn thi đấu nhà nghề không được tham dự, cho nên không có phần thi đấu bóng đá. Chính phủ Brazil không có khả năng gửi 69 vận động viên tới Los Angeles nên đành phải đưa cả đoàn lên một chuyến tàu chuyên chở cà phê sang Mỹ bán. Là Thế vận hội đầu tiên có lãi - điều không hề được lặp lại cho tới tận khi Los Angeles một lần nữa đăng cai Thế vận hội vào năm 1984.
 
image
1936
 
Hoa Kỳ mất vị trí đầu bảng về tay Đức, trong lúc Hungary về vị trí thứ ba. Tây Ban Nha vắng mặt do có nội chiến. Hoa Kỳ cũng tính chuyện tẩy chay do chủ nghĩa bài Do Thái ở Đức. Phát xít Đức trỗi dậy, đề cao ý thức hệ tộc người Arian thượng đẳng. Nhưng vận động viên điền kinh người Mỹ gốc Phi Jesse Owens giành được bốn huy chương vàng ngay trước mắt Hitler. Thế vận hội Berlin là sự kiện lần đầu tiên được phát trên truyền hình và tổng số hơn 4 triệu vé đã được bán ra. Đuốc Olympics được rước lần đầu tiên.
 
image
1948
 
Sau 12 năm gián đoạn do Đại chiến Thế giới II, Thế vận hội được tổ chức trở lại, nhưng Đức và Nhật không được mời còn Nga thì vắng mặt. Hoa Kỳ tái chiếm vị trí số một bảng tổng sắp, giành được nhiều huy chương nhất. Sự cố chính trị đầu tiên: Marie Provaznikova, Chủ tịch Liên đoàn Thể dục Dụng cụ Quốc tế của Tiệp Khắc, từ chối về nước với lý do nước này "thiếu tự do" sau khi gia nhập khối Xô-viết. Vận động viên điền kinh Hà Lan Fanny Blankers-Koen là ngôi sao sáng chói trong kỳ Thế vận hội. Người phụ nữ 30 tuổi, ba con, có tên lóng "Người nội trợ bay", giành được tổng số bốn huy chương vàng.
 
image
1952
 
Hoa Kỳ chiến thắng toàn đoàn, tiếp theo là Liên Xô và về vị trí thứ ba là Hungary. Bầu không khí Chiến tranh Lạnh bao trùm khi Liên Xô và Trung Quốc ra mắt trước các đối thủ phương Tây. Những quy định dễ dãi hơn đối với các đấu thủ nữ khiến vận động viên thể dục dụng cụ Liên Xô Maria Gorokhovskaya giành chiến thắng kỷ lục, là vận động viên nữ giành được nhiều huy chương nhất trong một kỳ Thế vận hội. Cô đoạt hai huy chương vàng và năm huy chương bạc.
 
image
1956
 
Lần đầu tiên Liên Xô vượt được Hoa Kỳ và đội Úc đầy ấn tượng để đứng đầu bảng tổng sắp. Thế vận hội bị các nước Hà Lan, Tây Ban Nha và Thụy Sỹ tẩy chay nhằm phản đối việc Liên Xô xâm lược Hungary. Một số nước khác cũng vắng mặt, gồm Trung Quốc, Iraq, Ai Cập và Lebanon. Một số sự kiện thi đấu ngựa buộc phải diễn ra ở Thụy Điển do Cơ quan y tế Úc không cho phép nhập ngựa vào, theo luật an toàn kiểm dịch.
 
image
1960
 
Trung Quốc tiếp tục tẩy chay (cho đến tận 1984) trong lúc Liên Xô lại một lần nữa qua mặt Hoa Kỳ về số lượng huy chương vàng thu được; Italy bất ngờ về vị trí thứ ba. Ca khúc chính thức của Thế vận hội được ra mắt. Hàng triệu người theo dõi sự kiện thể thao này qua truyền hình trên toàn thế giới. Võ sĩ quyền Anh Cassius Clay, sau này nổi tiếng với cái tên Muhammad Ali, trở thành nhà vô địch quyền Anh hạng nặng. Vận động viên chạy marathon người Ethiopia Abebe Bikila là người da đen châu Phi đầu tiên giành huy chương vàng. Anh đăng quang trong cuộc thi chạy marathon bằng đôi chân trần.
 
image
1964
 
Hoa Kỳ lại đứng đầu bảng xếp hạng, đẩy Liên Xô xuống thứ nhì và Nhật Bản, thứ ba. Nam Phi bị Ủy ban Olympics Quốc tế cấm tham dự do chính quyền nước này theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Algeria, Cameroon và Bờ Biển Ngà lần đầu tiên góp mặt trong kỳ Thế vận hội. Năm 1964, Nhật Bản chi chừng 3 tỷ đô la tái thiết Tokyo nhằm phục vụ Thế vận hội, làm sống lại thành phố vốn bị tàn phá nặng nề do các trận động đất và bị dội bom trong thời Đại chiến Thế giới II. Vận động viên thể dục dụng cụ của Liên Xô Larissa Latynina giành sáu huy chương lần thứ ba liên tiếp. Cô tiếp tục là vận động viên Olympic giành được nhiều huy chương nhất, với tổng số 18 chiếc.
 
image
1968
 
Đứng đầu vẫn là Hoa Kỳ, tiếp đến là Liên Xô và Nhật Bản. Diễn ra ở độ cao cao nhất trong lịch sử, 2.239m trên mực nước biển. Không khí loãng ảnh hưởng tới chất lượng thi đấu ở các môn cần sức bền, nhưng cho kết quả cao kỷ lục ở các môn chạy quãng ngắn, chạy tiếp sức và nhảy xa. Bị hoen ố bởi vụ sát hại hàng trăm sinh viên biểu tình chống chính phủ tại Plaza of Three Cultures, 10 ngày trước khi khai mạc. Các VĐV điền kinh người Mỹ gốc Phi Tommie Smith và John Carlos có hành động chính trị chưa từng có khi trịnh trọng chào Quyền lực Đen và chân đi tất đen, không mang giày lên nhận huy chương. Họ muốn nâng cao nhận thức về đói nghèo và nạn phân biệt chủng tộc ở châu Phi. Bắt đầu phong trào Olympic chống dùng các chất bị cấm. VĐV Thụy Điển Hans-Grunner Liljenwall bị truất quyền thi đấu do có kết quả dương tính với lượng cồn quá mức.
 
image
1972
 
Liên Xô giành nhiều huy chương nhất, tiếp đến là Hoa Kỳ. Đội Đông Đức qua mặt nước láng giềng Tây Đức, về vị trí thứ ba. Các vận động viên của Liên Xô cũng áp đảo với số huy chương vàng thu được. Thế vận hội bị lu mờ do vụ ám sát 11 thành viên của Israel trong vụ tấn công khủng bố Tháng Chín Đen. Cộng hòa Rhodesia, một quốc gia không được công nhận tại nam Phi châu, không được phép tham dự do yêu cầu từ các quốc gia châu Phi. Lời Tuyên thệ Chính thức được đưa ra; môn bắn cung trở lại góp mặt trong các môn thi Thế vận hội. Vận động viên cưỡi ngựa người Anh Lorna Johnstone, 70 tuổi 5 ngày, trở thành người phụ nữ cao tuổi nhất tham gia thi đấu trong Thế vận hội.
 
image
1976
 
Liên Xô lại đứng đầu toàn đoàn, còn Mỹ bị Đông Đức lấy mất vị trí thứ hai. Các nước Phi châu tẩy chay kỳ Thế vận hội để phản đối việc New Zealand tham dự, sau khi đội bóng bầu dục của nước này có chuyến đi tới quốc gia bị nạn phân biệt chủng tộc tàn phá là Nam Phi. Bermuda trở thành quốc gia ít dân nhất giành được huy chương. Việc đăng cai Thế vận hội khiến Montreal tốn 1,5 tỷ đô la - là khoản mà thành phố này chỉ trả nợ hết vào năm 2006. Vận động viên thể dục dụng cụ 14 tuổi người Romania Nadia Comaneci trở thành người đầu tiên đoạt điểm tối đa, 10 điểm. Cô đạt thành tích này bảy lần trong các sự kiện thi đơn và thi đồng đội, giúp Romania giành ba huy chương vàng, một huy chương bạc và một huy chương đồng trong môn thể dục dụng cụ.
 
image
1980
 
Liên Xô và Đông Đức làm mưa làm gió, trong lúc các nước Cuba, Bulgaria và Italy mỗi nước giành tám huy chương vàng. Kỳ Olympics đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia cộng sản đã bị Mỹ, Tây Đức và Nhật Bản cùng 62 quốc gia khác tẩy chay. Giành được huy chương vàng, các thành viên đội khúc côn cầu nữ của Zimbabwe mỗi người được thưởng một con bò khi về nhà sau Thế vận hội 1980.
 
image
1984
 
Trung Quốc có cú trở lại ngoạn mục, về vị trí thứ tư. Hoa Kỳ dễ dàng giành chiến thắng, nhưng Romania gây bất ngờ với việc đứng vị trí thứ hai. Liên Xô và 14 nước khác báo thù với việc tẩy chay kỳ Thế vận hội. Libya và Iran cũng vắng mặt. Cuộc đua marathon nữ đầu tiên được tổ chức. Sự kiện này trước đây bị cấm do các bác sỹ nói việc chạy sẽ "khiến phụ nữ chóng già". Thể dục dụng cụ nhịp điệu và bơi nghệ thuật cũng được đưa vào thi đấu. Là Thế vận hội đầu tiên được tài trợ bởi các hãng tư nhân, sự kiện thể thao này rất thành công về mặt thương mại nhờ vào thỏa thuận truyền thông béo bở và nhiều thỏa thuận tài trợ khác.
 
image
1988
 
Liên Xô và Đông Đức mừng chiến thắng Ngoài Bắc Hàn, Cuba và Ethiopia vắng mặt, đây là lần đầu tiên không có tình trạng tẩy chay rộng khắp kể từ 1972. Bóng đá được đưa lại vào thi đấu ở Thế vận hội sau khi có thỏa hiệp với FIFA. Quần vợt cũng được đưa trở lại thi đấu. Vận động viên Đông Đức Christa Rothenburger trở thành người đầu tiên và cũng là người duy nhất giành huy chương ở cả Thế vận hội Mùa đông và Thế vận hội Mùa hè trong cùng năm, với các chiến thắng ở cuộc đua xe đạp trong nhà và trượt băng.
 
image
1992
 
Đội gồm các cựu thành viên Liên Xô cũ giành được nhiều huy chương nhất, tiếp đến là Hoa Kỳ và Đức. Tổng số có 64 quốc gia giành được huy chương, với số lượng ít nhất là một chiếc, là số nước giành huy chương cao nhất từ trước tới nay. Việc Liên Xô tan rã và bức tường Berlin sụp đổ khiến Thế vận hội 1992 trở thành một sự kiện thể thao không bị tẩy chay. Môn bóng rổ nhà nghề cũng được đưa vào thi đấu. Đội Dream Team của Mỹ thống trị và giành huy chương vàng môn này. Trong vòng chạy cuối cùng giải 10.000m nữ, Derartu Tulu của Ethiopia vượt lên dẫn đầu giành chiến thắng. Khi cán đích, cô đợi đối thủ Elana Meyer, một vận động viên da trắng người Nam Phi. Họ tay trong tay trong vòng đua giành chiến thắng, tạo thành biểu tượng hy vọng cho một châu Phi mới.
 
image
1996
 
Hoa Kỳ, Nga và Đức là ba nước đứng đầu, với Trung Quốc tiếp tục vươn lên thứ hạng cao. Mở đầu với thảm họa, khi một trái bom khủng bố phát nổ tại công viên Centennial Olympic Park khiến hai người chết, hơn 100 người bị thương. Toàn bộ 197 Ủy ban Olympic Quốc gia được công nhận đều hiện diện tại Thế vận hội này. Bóng chuyền bãi biển và xe đạp địa hình là các môn thể thao mới nhất được đưa vào tham dự Olympics. Thủy thủ người Úc Hubert Raudaschl trở thành người đầu tiên tham dự chín kỳ Olympiad.
 
image
2000
 
Hoa Kỳ và Nga cùng đứng đầu, với Trung Quốc về vị trí thứ ba. Bắc Hàn và Nam Hàn tiến vào khán đài dưới cùng một lá cờ. Vận động viên chèo thuyền của Anh Steve Redgrave giành huy chương vàng trong lần tham dự Olympics thứ năm liên tiếp. Vận động viên bơi lội người Guinea Xích đạo, Eric "Lươn" Moussambani, kết thúc phần thi bơi tự do 100m trong thời gian 112,72 giây - lâu hơn gấp đôi so với người chiến thắng. Các xét nghiệm đầu tiên trong việc phát hiện chất kích thích (EPO) được áp dụng.
 
image
2004
 
Hoa Kỳ lại chiến thắng, nhưng Trung Quốc vượt qua Nga. Úc cũng có bước nhảy vọt, lên vị trí thứ tư. Chile và Trung Quốc đoạt những tấm huy chương vàng đầu tiên trong môn quần vợt. Cuộc thi bắn cung được tổ chức tại Athens năm 2004 diễn ra cùng tại sân vận động Panathenaic, nơi diễn ra kỳ Thế vận hội 1896.
 
image
2008
Trung Quốc vươn lên đứng đầu, với tổng huy chương đạt được ít hơn nhưng số huy chương vàng giành được cao hơn của Hoa Kỳ. Có tổng số 37 địa điểm được dùng làm nơi tổ chức thi đấu, trong đó có 12 địa điểm được xây dựng riêng cho Thế vận hội. Là Thế vận hội thu hút đông khán giả nhất trong lịch sử, với chừng 3,6 triệu người xem. Kình ngư người Mỹ Michael Phelps phá vỡ kỷ lục với việc giành hầu hết các huy chương vàng trong một kỳ Thế vận hội, đồng thời trở thành vận động viên Olympic đoạt nhiều huy chương vàng nhất. Anh chiến thắng ở tám hạng mục bơi khác nhau. Vận động viên bơi lội người Nam Phi Natalie du Toit, chân trái bị cắt bỏ sau một vụ tai nạn, trở thành vận động viên đầu tiên mang chân giả tham dự Thế vận hội, sau vận động viên Olivér Halassy hồi 1936.



 

2012



image 



Mỹ đoạt nhiều huy chương nhất (về HCV và tổng số HC).

Trung Quốc về nhì với 87 huy chương, kể cả 38 huy chương vàng.

Anh quốc chiếm hạng ba về huy chương vàng, nhiều hơn Nga 5 chiếc.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm