Kinh Đời
Thất bại chẳng có gì đáng trách, quan trọng là đừng để nỗi ám ảnh thất bại bám theo bạn suốt đời
Bạn không phải là người duy nhất trên Thế giới phải đối mặt với nỗi sợ thất bại, nhưng điều duy nhất bạn có thể làm để cải thiện nỗi sợ ấy chính là hãy tìm ra cội nguồn sâu xa của chúng.
Không ít người khi được hỏi tại sao họ không thử làm một điều gì đó mới mẻ, người ấy sẽ đáp lại bằng những lí do như: "như thế quá mạo hiểm!” hay “như thế dễ thất bại lắm!” Rất nhiều ý tưởng mới, sáng kiến mới không được hiện thực hóa chỉ bởi bạn nghĩ rằng chúng sẽ không thành công hoặc có làm thì cũng sẽ kết thúc trong thảm họa.
Ngoài yếu tố chủ quan, chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ kinh nghiệm và lời khuyên của những người xung quanh. Trên thực tế, không hề sai khi sự thận trọng và lời khuyên của người khác giúp chúng ta vững vàng cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra mà không chuẩn bị trước. Tuy nhiên, quá thận trọng cũng có thể là nhân tố ngăn bạn thành công với những ý tưởng sáng tạo của mình vì bạn sợ sẽ thất bại nếu thực hiện chúng.
Bạn không phải là người duy nhất trên Thế giới phải đối mặt với nỗi sợ thất bại, nhưng điều duy nhất bạn có thể làm để cải thiện sự sợ hãi ấy chính là hãy tìm ra cội nguồn sâu xa của chúng.
Nỗi sợ thất bãi có thể kìm hãm ý tưởng mới
Khi bạn nghi ngờ rằng mình không có khả năng đảm nhận nhiệm vụ mới hay thực hiện một dự án mới thì trên thực tế, hầu hết các trường hợp ấy bạn chỉ đang “tự dọa bản thân” mà thôi. Nếu bạn “thiếu khoan dung” với thất bại hoặc không có khả năng nhìn nhận thất bại theo một chiều hướng tích cực thì bạn sẽ tự đẩy bản thân vào bế tắc và bỏ lại sau lưng ước mơ thực hiện những dự án mới, dấn thân tìm những trải nghiệm mới.
Khảo sát Barclays Wealth Insights Survey đã chỉ ra rằng, tăng trưởng của một quốc gia có liên quan tới thái độ hay nỗi sợ thất bại và chấp nhận rủi ro.
Sợ thất bại cho thấy sự thiếu tự tin, tự trọng và thiếu sáng kiến
Nỗi sợ thất bại thường liên quan đến những đặc điểm về tính cách cá nhân như thiếu tự tin và chủ động trong các tình huống.
Những nét tính cách này có thể “bị nuôi dưỡng” trong môi trường gia đình, khi mà các bậc phụ huynh thường có xu hướng che chở, thậm chí bao bọc quá mức cho con cái khỏi những tổn thương hay trong trường học, nơi học sinh được khuyến khích hãy tìm kiếm những công việc an toàn và ít rủi ro sau khi ra trường.
Sợ thất bại do quá cầu toàn
Nếu là người cầu toàn, bạn thường chỉ bắt tay vào làm một điều gì mới nếu biết chắc rằng mọi sự chuẩn bị của bạn đã hoàn hảo và những nỗ lực của bạn chăc chắn sẽ thành công. Có lẽ đó cũng là một trong những lí do khiến hầu hết những người quá cầu toàn ít xuất sắc hơn trong sự nghiệp, ít năng suất hơn trong công việc cũng như cảm thấy thiếu hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
Sợ thật bại vị sợ bị chế giễu và xấu hổ
Rất nhiều trường hợp nỗi sợ thất bại đơn giản chỉ bởi bạn sợ bị ai đó chế giễu hoặc khinh miệt. Những câu hỏi thường thấy mà bạn hay tự đặt ra những lúc ấy là “ Liệu người ta sẽ nói gì, nghĩ gì nếu mình thất bại. Mình phải đối diện với họ như thế nào đây?”
Sợ thật bại, bạn viện lí do để không làm điều gì đó
Sợ thất bại, bạn không muốn thực hiện dự án bằng việc cố gắng tìm ra một vài lí do cho sự thoái thác của mình như “ Mình không giỏi làm dự án”; “ Đã có ai trong gia đình mình làm được điều đó đâu!”; “ Mình không thể làm được”; “ Mình làm gì có tiền mà làm dự án!”; “ Mình có quá ít mối quan hệ để thăng tiến”… và rất nhiều những lí do nghe có vẻ có lý khác. Thái độ “tự phá hoại” này sẽ kìm hãm chúng ta theo đuổi những giấc mơ và mục tiêu trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Bạn nghe nhiều câu chuyện về thất bại hơn thành công
Theo đuổi bất kỳ một điều gì, dù là một môn thể thao, trong kinh doanh hay điều hành một dự án, bạn cũng sẽ phải đối diện với những tình huống bất ngờ không thể lường trước. Trong lúc ấy hãy nhớ rằng, chính những thách thức và gian nan đó mới có thể giúp bạn thành công và vững vàng trong cuộc sống.
Cựu Tổng thống và nhà khoa học nổi tiếng người Ấn Độ A P J Abdul Kalam đã từng nói đừng lắng nhe những câu chuyện về sự thành công mà hãy lắng nghe truyện về những tấm gương đã từng thất bại, bởi bạn sẽ học được rất nhiều điều từ họ.
Bạn vẫn muốn biết “Liệu mình có thể thực hiện được một ý tưởng mới ?” – Có thể chứ! Nhưng điều quan trọng nhất bạn cần tự hỏi bản thân là Bạn có dám quyết định bắt tay vào thực hiện nó hay không?
Theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Thất bại chẳng có gì đáng trách, quan trọng là đừng để nỗi ám ảnh thất bại bám theo bạn suốt đời
Bạn không phải là người duy nhất trên Thế giới phải đối mặt với nỗi sợ thất bại, nhưng điều duy nhất bạn có thể làm để cải thiện nỗi sợ ấy chính là hãy tìm ra cội nguồn sâu xa của chúng.
Không ít người khi được hỏi tại sao họ không thử làm một điều gì đó mới mẻ, người ấy sẽ đáp lại bằng những lí do như: "như thế quá mạo hiểm!” hay “như thế dễ thất bại lắm!” Rất nhiều ý tưởng mới, sáng kiến mới không được hiện thực hóa chỉ bởi bạn nghĩ rằng chúng sẽ không thành công hoặc có làm thì cũng sẽ kết thúc trong thảm họa.
Ngoài yếu tố chủ quan, chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ kinh nghiệm và lời khuyên của những người xung quanh. Trên thực tế, không hề sai khi sự thận trọng và lời khuyên của người khác giúp chúng ta vững vàng cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra mà không chuẩn bị trước. Tuy nhiên, quá thận trọng cũng có thể là nhân tố ngăn bạn thành công với những ý tưởng sáng tạo của mình vì bạn sợ sẽ thất bại nếu thực hiện chúng.
Bạn không phải là người duy nhất trên Thế giới phải đối mặt với nỗi sợ thất bại, nhưng điều duy nhất bạn có thể làm để cải thiện sự sợ hãi ấy chính là hãy tìm ra cội nguồn sâu xa của chúng.
Nỗi sợ thất bãi có thể kìm hãm ý tưởng mới
Khi bạn nghi ngờ rằng mình không có khả năng đảm nhận nhiệm vụ mới hay thực hiện một dự án mới thì trên thực tế, hầu hết các trường hợp ấy bạn chỉ đang “tự dọa bản thân” mà thôi. Nếu bạn “thiếu khoan dung” với thất bại hoặc không có khả năng nhìn nhận thất bại theo một chiều hướng tích cực thì bạn sẽ tự đẩy bản thân vào bế tắc và bỏ lại sau lưng ước mơ thực hiện những dự án mới, dấn thân tìm những trải nghiệm mới.
Khảo sát Barclays Wealth Insights Survey đã chỉ ra rằng, tăng trưởng của một quốc gia có liên quan tới thái độ hay nỗi sợ thất bại và chấp nhận rủi ro.
Sợ thất bại cho thấy sự thiếu tự tin, tự trọng và thiếu sáng kiến
Nỗi sợ thất bại thường liên quan đến những đặc điểm về tính cách cá nhân như thiếu tự tin và chủ động trong các tình huống.
Những nét tính cách này có thể “bị nuôi dưỡng” trong môi trường gia đình, khi mà các bậc phụ huynh thường có xu hướng che chở, thậm chí bao bọc quá mức cho con cái khỏi những tổn thương hay trong trường học, nơi học sinh được khuyến khích hãy tìm kiếm những công việc an toàn và ít rủi ro sau khi ra trường.
Sợ thất bại do quá cầu toàn
Nếu là người cầu toàn, bạn thường chỉ bắt tay vào làm một điều gì mới nếu biết chắc rằng mọi sự chuẩn bị của bạn đã hoàn hảo và những nỗ lực của bạn chăc chắn sẽ thành công. Có lẽ đó cũng là một trong những lí do khiến hầu hết những người quá cầu toàn ít xuất sắc hơn trong sự nghiệp, ít năng suất hơn trong công việc cũng như cảm thấy thiếu hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
Sợ thật bại vị sợ bị chế giễu và xấu hổ
Rất nhiều trường hợp nỗi sợ thất bại đơn giản chỉ bởi bạn sợ bị ai đó chế giễu hoặc khinh miệt. Những câu hỏi thường thấy mà bạn hay tự đặt ra những lúc ấy là “ Liệu người ta sẽ nói gì, nghĩ gì nếu mình thất bại. Mình phải đối diện với họ như thế nào đây?”
Sợ thật bại, bạn viện lí do để không làm điều gì đó
Sợ thất bại, bạn không muốn thực hiện dự án bằng việc cố gắng tìm ra một vài lí do cho sự thoái thác của mình như “ Mình không giỏi làm dự án”; “ Đã có ai trong gia đình mình làm được điều đó đâu!”; “ Mình không thể làm được”; “ Mình làm gì có tiền mà làm dự án!”; “ Mình có quá ít mối quan hệ để thăng tiến”… và rất nhiều những lí do nghe có vẻ có lý khác. Thái độ “tự phá hoại” này sẽ kìm hãm chúng ta theo đuổi những giấc mơ và mục tiêu trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Bạn nghe nhiều câu chuyện về thất bại hơn thành công
Theo đuổi bất kỳ một điều gì, dù là một môn thể thao, trong kinh doanh hay điều hành một dự án, bạn cũng sẽ phải đối diện với những tình huống bất ngờ không thể lường trước. Trong lúc ấy hãy nhớ rằng, chính những thách thức và gian nan đó mới có thể giúp bạn thành công và vững vàng trong cuộc sống.
Cựu Tổng thống và nhà khoa học nổi tiếng người Ấn Độ A P J Abdul Kalam đã từng nói đừng lắng nhe những câu chuyện về sự thành công mà hãy lắng nghe truyện về những tấm gương đã từng thất bại, bởi bạn sẽ học được rất nhiều điều từ họ.
Bạn vẫn muốn biết “Liệu mình có thể thực hiện được một ý tưởng mới ?” – Có thể chứ! Nhưng điều quan trọng nhất bạn cần tự hỏi bản thân là Bạn có dám quyết định bắt tay vào thực hiện nó hay không?
Theo Trí Thức Trẻ