Hình Ảnh & Sự Kiện
Thất vọng Bắc Kinh, Washington đánh ván bài thách thức tại Biển Đông
Theo AFP, hành động biểu dương của hải quân Mỹ ở Hoàng Sa hôm chủ nhật, vài giờ trước khi tổng thống Mỹ điện đàm với chủ tịch Trung Quốc dường như xác nhận Mỹ chọn chiều hướng cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh trên nhiều hồ sơ.
Tàu USS Stetham trong một lần ghé Thượng Hải hồi 2015Tàu Mỹ áp sát đảo Tri TônHồi 2015, BBC đã nhìn thấy một đường băng mới của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn
Thất vọng Bắc Kinh, Washington đánh ván bài thách thức tại Biển Đông
Chuẩn đô đốc Brian Hurley (trước), chỉ huy Lực Lượng Hậu Cần Tây Thái Bình Dương rời khu trục hạm USS Stethem (DDG-63), neo tại Singapore ngày 19/07/2016.ROSLAN RAHMAN / AFP
Căng thẳng Mỹ-Trung được hoà dịu từ sau cuộc hội kiến Donald Trump-Tập Cận Bình vào tháng tư năm nay tại Florida. Tuy nhiên, quan hệ song phuơng trở thành lạnh giá sau một loạt động thái của Washington làm Bắc Kinh nổi giận.
Vụ khu trục hạm Mỹ USS Stethem tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017, chỉ là tiếp nối một loạt sự kiện trong 6 tuần lễ gần đây sau cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung hồi tháng Tư năm nay ở Florida.
Vào ngày 25/05/2017, hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch « Tự do hàng hải » lần đầu tiên thời tổng thống Donald Trump, ở Trường Sa trong mục đích phủ nhận trên thực tế những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo AFP, hành động biểu dương của hải quân Mỹ ở Hoàng Sa hôm chủ nhật, vài giờ trước khi tổng thống Mỹ điện đàm với chủ tịch Trung Quốc dường như xác nhận Mỹ chọn chiều hướng cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh trên nhiều hồ sơ.
Trong tuần qua, Washington đã đưa ra một loạt biện pháp gây bất bình cho Bắc Kinh. Hôm thứ năm 27/06, chính quyền Trump bật đèn xanh bán cho Đài Loan 1,4 tỷ đô la vũ khí. Cùng ngày, Washington lần đầu tiên thông báo trừng phạt ngân hàng Trung Quốc Dandong, cáo buộc ngân hàng này vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc cấm vận Bắc Triều Tiên. Cũng trong ngày thứ năm, bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố quan ngại các quyền tự do tại Hồng Kông không được Trung Quốc tôn trọng. Trước đó hai hôm, Mỹ đưa Trung Quốc và danh sách đen các nước buôn người ngang hàng với Bắc Triều Tiên, Syria và Venezuela.
Những quyết định trên đây của Hoa Kỳ hoàn toàn trái ngược với không khí « thân hữu » nhân cuộc tiếp xúc lần đầu giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng tư và những tuần lễ sau đó mà cụ thể là vào giữa tháng 5, Trung Quốc cho phép nhập khẩu thịt bò và khí đốt của Mỹ.
Gần đây, chủ nhân Nhà Trắng nhiều lần tỏ ý thất vọng chính quyền Trung Quốc không giữ lời hứa gây sức ép với Bắc Triều Tiên hoặc ít ra « không mang lại kết quả ».
Bình Nhưỡng thử một loạt tên lửa, công khai vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.
Tại Biển Đông, chủ quyền truyền thống của Việt Nam và Philippines bị Trung Quốc đòi làm chủ đến hơn 80%. Sau nhiều năm gia cố, xây dựng trên các đảo thiên nhiên và bãi đá ngầm, Trung Quốc đã hoàn tất một loạt căn cứ, phi trường, hải cảng có khả năng đón máy bay, tàu chiến, bố trí tên lửa các loại, trong mưu đồ bị tố cáo là quân sự hóa Biển Đông để thống trị.
Nghi ngờ Bắc Kinh thôn tính biển đảo của các nước láng giềng bằng vũ lực, và khống chế con đường hàng hải huyết mạch quốc tế, Washington đưa hạm đội 3 về châu Á Thái Bình Dương tăng cường cho hạm đội 7.
Biển Đông: Trung Quốc phản đối Mỹ "khiêu khích nghiêm trọng"
Súng MK45 trên boong khu trục hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu tại căn cứ Hải Quân Changi ở Singapore ngày 19/07/2016.ROSLAN RAHMAN / AFP
Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ « khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng ». Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.
Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Lục Khảng, để phản ứng lại sự hiện diện của tàu chiến Mỹ, Trung Quốc điều chiến hạm và chiến đấu cơ tới khu vực.
Như tin đã đưa ngày 02/07/2017, một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết khu trục hạm USS Stethem, trong ngày, đã tiến sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo. Hành động này, theo AFP, mang ý nghĩa Hoa Kỳ phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực mà Việt Nam vẫn xem là chủ quyền truyền thống, nhưng bị Bắc Kinh tranh đoạt từ năm 1974.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho là Hoa Kỳ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và xem đây là hành động « khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc ».
Đây là lần thứ hai kể từ cuối tháng 5, Hải Quân Mỹ mở chiến dịch « tự do hàng hải » tại Biển Đông, nhưng lần này diễn ra chỉ vài giờ trước cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về hồ sơ Bắc Triều Tiên.
« Đài Loan : yếu tố tiêu cực »
Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, trong cuộc điện đàm sáng thứ hai 03/07/2017, chủ tịch Trung Quốc than phiền với tổng thống Mỹ là có « nhiều yếu tố tiêu cực » làm quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trước khi ông nhắc đến Đài Loan và nguyên tắc « một nước Trung Quốc ».
Trong khi đó, thông cáo báo chí của Nhà Trắng không đề cập gì đến vụ « đảo Tri Tôn » nhưng cho biết tổng thống Mỹ sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh G20 tại Đức vào cuối tuần.
TQ nói tàu Mỹ áp sát đảo Tri Tôn là hành động 'khiêu khích'
Tàu USS Stetham trong một lần ghé Thượng Hải hồi 2015
Bắc Kinh gọi sự hiện diện của một tàu chiến Mỹ gần hòn đảo có tranh chấp tại Biển Đông là "sự khiêu khích chính trị và quân sự nghiêm trọng".
Tàu USS Stethem đã áp sát đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.
Bắc Kinh đáp trả bằng việc cử các tàu hải quân và chiến đấu cơ tới đảo.
Vụ việc diễn ra chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói chuyện với nhau qua điện thoại.
Trong cuộc điện thoại, ông Tập nói với ông Trump rằng "các yếu tố tiêu cực" đang ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ-Trung, theo nội dung được đọc lại trên truyền hình quốc gia Trung Quốc.
Một thông cáo của Tòa Bạch ốc về cuộc điện thoại không nói gì về việc hai nhà lãnh đạo có thảo luận về vụ này hay không. Thông cáo nói các nhà lãnh đạo đã "tái khẳng định cam kết của mình trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên".
Hoa Kỳ đã lặp đi lặp lại lời cảnh báo Trung Quốc về việc chiếm đóng và ráo riết bồi đắp đảo ở các vùng nước có tranh chấp, nhưng Bắc Kinh nói họ có đầy đủ quyền chủ quyền để thực hiện các hành động trên.
Trung Quốc nói sẽ áp dụng "mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia" sau vụ tàu USS Stethem đi sát đảo Tri Tôn.
Bắc Kinh cũng cáo buộc Hoa Kỳ "cố tình gây chuyện" trong khu vực trong lúc Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á láng giềng đã "dịu xuống và cải thiện tình hình".
Đảo Tri Tôn cũng là nơi Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Du khách Trung Quốc được tới tham quan Quần đảo Hoàng Sa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Thất vọng Bắc Kinh, Washington đánh ván bài thách thức tại Biển Đông
Theo AFP, hành động biểu dương của hải quân Mỹ ở Hoàng Sa hôm chủ nhật, vài giờ trước khi tổng thống Mỹ điện đàm với chủ tịch Trung Quốc dường như xác nhận Mỹ chọn chiều hướng cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh trên nhiều hồ sơ.
Thất vọng Bắc Kinh, Washington đánh ván bài thách thức tại Biển Đông
Chuẩn đô đốc Brian Hurley (trước), chỉ huy Lực Lượng Hậu Cần Tây Thái Bình Dương rời khu trục hạm USS Stethem (DDG-63), neo tại Singapore ngày 19/07/2016.ROSLAN RAHMAN / AFP
Căng thẳng Mỹ-Trung được hoà dịu từ sau cuộc hội kiến Donald Trump-Tập Cận Bình vào tháng tư năm nay tại Florida. Tuy nhiên, quan hệ song phuơng trở thành lạnh giá sau một loạt động thái của Washington làm Bắc Kinh nổi giận.
Vụ khu trục hạm Mỹ USS Stethem tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017, chỉ là tiếp nối một loạt sự kiện trong 6 tuần lễ gần đây sau cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung hồi tháng Tư năm nay ở Florida.
Vào ngày 25/05/2017, hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch « Tự do hàng hải » lần đầu tiên thời tổng thống Donald Trump, ở Trường Sa trong mục đích phủ nhận trên thực tế những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo AFP, hành động biểu dương của hải quân Mỹ ở Hoàng Sa hôm chủ nhật, vài giờ trước khi tổng thống Mỹ điện đàm với chủ tịch Trung Quốc dường như xác nhận Mỹ chọn chiều hướng cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh trên nhiều hồ sơ.
Trong tuần qua, Washington đã đưa ra một loạt biện pháp gây bất bình cho Bắc Kinh. Hôm thứ năm 27/06, chính quyền Trump bật đèn xanh bán cho Đài Loan 1,4 tỷ đô la vũ khí. Cùng ngày, Washington lần đầu tiên thông báo trừng phạt ngân hàng Trung Quốc Dandong, cáo buộc ngân hàng này vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc cấm vận Bắc Triều Tiên. Cũng trong ngày thứ năm, bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố quan ngại các quyền tự do tại Hồng Kông không được Trung Quốc tôn trọng. Trước đó hai hôm, Mỹ đưa Trung Quốc và danh sách đen các nước buôn người ngang hàng với Bắc Triều Tiên, Syria và Venezuela.
Những quyết định trên đây của Hoa Kỳ hoàn toàn trái ngược với không khí « thân hữu » nhân cuộc tiếp xúc lần đầu giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng tư và những tuần lễ sau đó mà cụ thể là vào giữa tháng 5, Trung Quốc cho phép nhập khẩu thịt bò và khí đốt của Mỹ.
Gần đây, chủ nhân Nhà Trắng nhiều lần tỏ ý thất vọng chính quyền Trung Quốc không giữ lời hứa gây sức ép với Bắc Triều Tiên hoặc ít ra « không mang lại kết quả ».
Bình Nhưỡng thử một loạt tên lửa, công khai vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.
Tại Biển Đông, chủ quyền truyền thống của Việt Nam và Philippines bị Trung Quốc đòi làm chủ đến hơn 80%. Sau nhiều năm gia cố, xây dựng trên các đảo thiên nhiên và bãi đá ngầm, Trung Quốc đã hoàn tất một loạt căn cứ, phi trường, hải cảng có khả năng đón máy bay, tàu chiến, bố trí tên lửa các loại, trong mưu đồ bị tố cáo là quân sự hóa Biển Đông để thống trị.
Nghi ngờ Bắc Kinh thôn tính biển đảo của các nước láng giềng bằng vũ lực, và khống chế con đường hàng hải huyết mạch quốc tế, Washington đưa hạm đội 3 về châu Á Thái Bình Dương tăng cường cho hạm đội 7.
Biển Đông: Trung Quốc phản đối Mỹ "khiêu khích nghiêm trọng"
Súng MK45 trên boong khu trục hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu tại căn cứ Hải Quân Changi ở Singapore ngày 19/07/2016.ROSLAN RAHMAN / AFP
Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ « khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng ». Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.
Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Lục Khảng, để phản ứng lại sự hiện diện của tàu chiến Mỹ, Trung Quốc điều chiến hạm và chiến đấu cơ tới khu vực.
Như tin đã đưa ngày 02/07/2017, một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết khu trục hạm USS Stethem, trong ngày, đã tiến sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo. Hành động này, theo AFP, mang ý nghĩa Hoa Kỳ phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực mà Việt Nam vẫn xem là chủ quyền truyền thống, nhưng bị Bắc Kinh tranh đoạt từ năm 1974.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho là Hoa Kỳ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và xem đây là hành động « khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc ».
Đây là lần thứ hai kể từ cuối tháng 5, Hải Quân Mỹ mở chiến dịch « tự do hàng hải » tại Biển Đông, nhưng lần này diễn ra chỉ vài giờ trước cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về hồ sơ Bắc Triều Tiên.
« Đài Loan : yếu tố tiêu cực »
Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, trong cuộc điện đàm sáng thứ hai 03/07/2017, chủ tịch Trung Quốc than phiền với tổng thống Mỹ là có « nhiều yếu tố tiêu cực » làm quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trước khi ông nhắc đến Đài Loan và nguyên tắc « một nước Trung Quốc ».
Trong khi đó, thông cáo báo chí của Nhà Trắng không đề cập gì đến vụ « đảo Tri Tôn » nhưng cho biết tổng thống Mỹ sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh G20 tại Đức vào cuối tuần.
TQ nói tàu Mỹ áp sát đảo Tri Tôn là hành động 'khiêu khích'
Tàu USS Stetham trong một lần ghé Thượng Hải hồi 2015
Bắc Kinh gọi sự hiện diện của một tàu chiến Mỹ gần hòn đảo có tranh chấp tại Biển Đông là "sự khiêu khích chính trị và quân sự nghiêm trọng".
Tàu USS Stethem đã áp sát đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.
Bắc Kinh đáp trả bằng việc cử các tàu hải quân và chiến đấu cơ tới đảo.
Vụ việc diễn ra chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói chuyện với nhau qua điện thoại.
Trong cuộc điện thoại, ông Tập nói với ông Trump rằng "các yếu tố tiêu cực" đang ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ-Trung, theo nội dung được đọc lại trên truyền hình quốc gia Trung Quốc.
Một thông cáo của Tòa Bạch ốc về cuộc điện thoại không nói gì về việc hai nhà lãnh đạo có thảo luận về vụ này hay không. Thông cáo nói các nhà lãnh đạo đã "tái khẳng định cam kết của mình trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên".
Hoa Kỳ đã lặp đi lặp lại lời cảnh báo Trung Quốc về việc chiếm đóng và ráo riết bồi đắp đảo ở các vùng nước có tranh chấp, nhưng Bắc Kinh nói họ có đầy đủ quyền chủ quyền để thực hiện các hành động trên.
Trung Quốc nói sẽ áp dụng "mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia" sau vụ tàu USS Stethem đi sát đảo Tri Tôn.
Bắc Kinh cũng cáo buộc Hoa Kỳ "cố tình gây chuyện" trong khu vực trong lúc Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á láng giềng đã "dịu xuống và cải thiện tình hình".
Đảo Tri Tôn cũng là nơi Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Du khách Trung Quốc được tới tham quan Quần đảo Hoàng Sa