Tham Khảo
Thầy đánh trò: chuyện không thể xem thường
Mới xem xong cái video clip thầy trò ẩu đả ngay trong một lớp học thuộc trường Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ, huyện Tây Sơn, Bình Định. Tôi chỉ biết ngao ngán cho cả thầy và phần nào đó rất thông cảm với trò. Điều đáng chú ý là thầy trò ẩu đả nhau dưới cái khẩu hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”!
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140218/xon-xao-clip-thay-tro-danh-nhau-tren-buc-giang.aspx
Ngày xưa thời của tôi thì chuyện thầy cô phạt trò bằng roi xảy ra thường xuyên. Chính tôi cũng từng bị phạt nằm dài trên bàn học trước đám nữ sinh và thầy đánh bằng roi. Ngoài roi, còn nhiều hình thức khác như chụm năm ngón tay và cô lấy thước gõ vào (hình phạt này các cô rất ưa thích!), quì gối trước cột cờ, chạy lòng vòng sân trường, bắt khoanh tay đứng yên một chỗ trong khi bạn bè ra chơi, v.v. Nhưng thật ra hình phạt chỉ là hình thức, chứ không có kiểu đánh cho chảy máu, đánh cho sướng tay. Tôi nhớ thời đó hình như không có tát tay. Càng không có tát tay một cách dã man như người thầy trong cái video clip này.
Việc thầy đánh phạt trò ngày đó tôi thấy rất bình thường, nhưng khi ra ngoài này tôi mới biết đó là việc không bình thường. Trong các trường học ở Úc và các nước phương Tây nói chung, thầy cô không được đánh trò, cho dù trò phạm lỗi. Chủ trương và nguyên lí của nhà trường là không được bạo động. Do đó, nếu đánh trò thì thầy cô có thể bị phạt, thậm chí đuổi. Mới tháng trước, một thầy giáo người Úc (50 tuổi) bị đuổi khỏi trường vì ông này “khoá đầu” một học sinh vì em này từ chối không làm bài, mà còn chửi thề và đấm vào người ông. Việc khóa đầu tưởng chẳng có gì ghê gớm, nhưng với toà thì đó là hành động không thể chấp nhận được của một thầy giáo. Năm ngoái, ở Mĩ một thầy giáo khác cũng bị đuổi vì ông này đánh học sinh, và sự việc được thu lại trong một video clip. Chẳng những bị đuổi mà ông còn phải ra hầu toà vì cha mẹ cho rằng ông đã hành hạ trẻ em. Còn ở Anh, một cô giáo cũng bị đuổi vì “tội” tát tay một học sinh. Nói tóm lại, việc đánh học trò ở nước ngoài được xem là một hành động sai trái về đạo đức nghề nghiệp, và thậm chí vi phạm luật pháp.
Trong video clip này không hiểu vì lí do gì mà thầy giáo tỏ ra rất hung dữ. Những cái tát tay của anh ta như là đòn đánh kẻ thù, chứ không phải hình phạt cảnh cáo. Những cái tát của anh thầy giáo này đã biến anh ta thành một người bất bình thường, chứ không phải “thầy” nữa. Thầy gì mà gọi trò là "mày"?! Cũng có thể người thầy này "say máu" nên đánh trò một cách không thương tiếc. Tâm lí học chỉ ra rằng khi người ta có trong tay quyền lực (có thể là cây roi, là bàn tay, là súng) thì những phương tiện quyền lực đó có thể biến một con người bình thường thành một người ác ôn. Nhưng làm thầy và có tuổi mà không kiềm chế được thì quả là đáng trách.
Trong trường hợp đó, tôi tự hỏi nếu tôi là em học trò đó, tôi sẽ làm gì? Đến cái tát thứ tư cộng với chửi bới thì chắc chắn tôi không nhân nhượng nữa. Dồn người ta vào đường cùng bằng nhục hình thì bất cứ ai cũng mất bình tĩnh và sẽ có phản ứng. Đối với một người đang trong tình trạng say máu đánh đá thì lời nói và mọi lí giải sẽ không có hiệu quả. Có thể tôi sẽ chạy, nhưng rất rất có thể tôi đã đáp trả kẻ lưu manh, cho dù tôi không đủ khả năng hạ thủ hắn, nhưng phải đáp trả để hắn biết rằng tôi không hài lòng. Thành ra, tôi rất thông cảm với phản ứng của em học trò đứng lên phản đối cách hành xử dã man của thầy giáo, và một phần nào đó cho ông thầy một bài học. Em đó xứng đáng là dân Tây Sơn.
Tôi nghĩ người “thầy” đó quá may mắn vì ở VN; chứ nếu ở Úc thì chắc chắn anh ta đã bị đuổi khỏi trường và phải hầu toà.
http://nguyenvantuan.org/tin-tuc/thay-danh-tro-chuyen-khong-the-xem-thuong.aspx#.UwfB_YX6daQ
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Thầy đánh trò: chuyện không thể xem thường
Mới xem xong cái video clip thầy trò ẩu đả ngay trong một lớp học thuộc trường Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ, huyện Tây Sơn, Bình Định. Tôi chỉ biết ngao ngán cho cả thầy và phần nào đó rất thông cảm với trò. Điều đáng chú ý là thầy trò ẩu đả nhau dưới cái khẩu hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”!
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140218/xon-xao-clip-thay-tro-danh-nhau-tren-buc-giang.aspx
Ngày xưa thời của tôi thì chuyện thầy cô phạt trò bằng roi xảy ra thường xuyên. Chính tôi cũng từng bị phạt nằm dài trên bàn học trước đám nữ sinh và thầy đánh bằng roi. Ngoài roi, còn nhiều hình thức khác như chụm năm ngón tay và cô lấy thước gõ vào (hình phạt này các cô rất ưa thích!), quì gối trước cột cờ, chạy lòng vòng sân trường, bắt khoanh tay đứng yên một chỗ trong khi bạn bè ra chơi, v.v. Nhưng thật ra hình phạt chỉ là hình thức, chứ không có kiểu đánh cho chảy máu, đánh cho sướng tay. Tôi nhớ thời đó hình như không có tát tay. Càng không có tát tay một cách dã man như người thầy trong cái video clip này.
Việc thầy đánh phạt trò ngày đó tôi thấy rất bình thường, nhưng khi ra ngoài này tôi mới biết đó là việc không bình thường. Trong các trường học ở Úc và các nước phương Tây nói chung, thầy cô không được đánh trò, cho dù trò phạm lỗi. Chủ trương và nguyên lí của nhà trường là không được bạo động. Do đó, nếu đánh trò thì thầy cô có thể bị phạt, thậm chí đuổi. Mới tháng trước, một thầy giáo người Úc (50 tuổi) bị đuổi khỏi trường vì ông này “khoá đầu” một học sinh vì em này từ chối không làm bài, mà còn chửi thề và đấm vào người ông. Việc khóa đầu tưởng chẳng có gì ghê gớm, nhưng với toà thì đó là hành động không thể chấp nhận được của một thầy giáo. Năm ngoái, ở Mĩ một thầy giáo khác cũng bị đuổi vì ông này đánh học sinh, và sự việc được thu lại trong một video clip. Chẳng những bị đuổi mà ông còn phải ra hầu toà vì cha mẹ cho rằng ông đã hành hạ trẻ em. Còn ở Anh, một cô giáo cũng bị đuổi vì “tội” tát tay một học sinh. Nói tóm lại, việc đánh học trò ở nước ngoài được xem là một hành động sai trái về đạo đức nghề nghiệp, và thậm chí vi phạm luật pháp.
Trong video clip này không hiểu vì lí do gì mà thầy giáo tỏ ra rất hung dữ. Những cái tát tay của anh ta như là đòn đánh kẻ thù, chứ không phải hình phạt cảnh cáo. Những cái tát của anh thầy giáo này đã biến anh ta thành một người bất bình thường, chứ không phải “thầy” nữa. Thầy gì mà gọi trò là "mày"?! Cũng có thể người thầy này "say máu" nên đánh trò một cách không thương tiếc. Tâm lí học chỉ ra rằng khi người ta có trong tay quyền lực (có thể là cây roi, là bàn tay, là súng) thì những phương tiện quyền lực đó có thể biến một con người bình thường thành một người ác ôn. Nhưng làm thầy và có tuổi mà không kiềm chế được thì quả là đáng trách.
Trong trường hợp đó, tôi tự hỏi nếu tôi là em học trò đó, tôi sẽ làm gì? Đến cái tát thứ tư cộng với chửi bới thì chắc chắn tôi không nhân nhượng nữa. Dồn người ta vào đường cùng bằng nhục hình thì bất cứ ai cũng mất bình tĩnh và sẽ có phản ứng. Đối với một người đang trong tình trạng say máu đánh đá thì lời nói và mọi lí giải sẽ không có hiệu quả. Có thể tôi sẽ chạy, nhưng rất rất có thể tôi đã đáp trả kẻ lưu manh, cho dù tôi không đủ khả năng hạ thủ hắn, nhưng phải đáp trả để hắn biết rằng tôi không hài lòng. Thành ra, tôi rất thông cảm với phản ứng của em học trò đứng lên phản đối cách hành xử dã man của thầy giáo, và một phần nào đó cho ông thầy một bài học. Em đó xứng đáng là dân Tây Sơn.
Tôi nghĩ người “thầy” đó quá may mắn vì ở VN; chứ nếu ở Úc thì chắc chắn anh ta đã bị đuổi khỏi trường và phải hầu toà.
http://nguyenvantuan.org/tin-tuc/thay-danh-tro-chuyen-khong-the-xem-thuong.aspx#.UwfB_YX6daQ