Tham Khảo
Thấy gì qua 500 ngày của Tổng thống Trump?
Trao đổi với Pháp Luật online, ba chuyên gia Mỹ gồm giáo sư (GS) Heather Marie Stur của ĐH Nam Mississippi, Phó Giáo sư (PGS) David G. Embrick (ĐH Connecticut) và GS JoAnn DiGeorgio-Lutz, chuyên gia khoa học chính trị Trường ĐH Texas A&M, đã có những nhận định thú vị về 500 ngày làm tổng thống của ông Donald Trump.
Điểm nhấn tuyên bố thành tựu của ông Trump
. Phóng viên: Trải qua giai đoạn 500 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tuyên bố rằng tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống đến mức thấp kỷ lục trong nửa thế kỷ qua. Triều Tiên đang đối thoại hòa bình. Nỗi sợ các cuộc tấn công khủng bố xảy ra vào những năm 2000 đã không còn nữa. Mặc dù còn nhiều nhóm quân đội vẫn còn trong tình trạng nguy hiểm nhưng hàng chục ngàn binh sĩ của Mỹ không còn vướng vào các cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Trung Đông. “Giờ đây chúng ta đang có một đất nước vĩ đại như thế”. GS đánh giá như thế nào về thành tựu của Tổng thống Trump trong thời gian qua?
+ GS Heather Stur: Trong một chừng mực nào đó, những kết quả trên là sự thật. Nhưng nếu xem xét phía sau đó sẽ thấy một thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Triều Tiên có thể đang thảo luận về hòa bình nhưng chúng ta vẫn chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào đối với chính quyền của ông Kim Jong-un trong việc tháo gỡ vũ khí hạt nhân của đất nước này. Người Mỹ có thể không nhất thiết phải lo sợ các cuộc tấn công khủng bố của thế lực bên ngoài hiện nay, bởi vì không có bất kỳ mối đe dọa nào. Nhưng đã có 23 vụ nổ súng chỉ tính từ đầu năm 2018 ở các trường học Mỹ, đồng thời tình trạng bạo lực của cảnh sát chống lại người Mỹ gốc Phi vẫn còn là một vấn đề quan ngại. Thực tế người Mỹ hiện nay không sống trong môi trường an toàn hơn giai đoạn đầu những năm 2000, mối đe dọa đến từ khủng bố và bạo lực súng ống trong nước chứ không phải từ nước ngoài.
Trong khi đó bàn về vấn đề quân đội Mỹ ở nước ngoài, một số nhóm binh sĩ được trở về Mỹ phần lớn là kết quả của các chính sách được đưa ra dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama hơn là thành tựu của ông Trump. Thật đáng mừng để thừa nhận những cải thiện trong các vấn đề đối nội và đối ngoại thời gian qua, nhưng chúng ta vẫn cần hành động để cải thiện đời sống của người dân Mỹ và để trở thành một lực lượng góp phần phát triển kinh tế của thế giới.
+ GS JoAnn DiGeorgio-Lutz: Tôi cho rằng mặc dù hiện nay tỉ lệ thất nghiệp đang giảm thấp nhưng các mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu đầy rủi ro do ông Trump đưa ra sẽ dẫn đến kết quả tỉ lệ thất nghiệp lại gia tăng ở Mỹ. Tôi thấy chúng ta không có một đất nước vĩ đại, ông Trump xa lánh các đồng minh của Mỹ và giao thiệp với giới độc tài.
+ PGS David Embrick: Kể từ khi ông Trump nhậm chức, nước Mỹ đã trở nên chia rẽ hơn. Những thành tựu nêu trên đúng là sự thật nhưng thực tế ông Trump ủng hộ bạo lực, phân biệt giới tính, chủng tộc và kỳ thị người đồng tính. Tất cả đều gia tăng thời gian qua. Hơn nữa, chính quyền của ông Trump thực hiện ngày càng nhiều các hoạt động giúp các tập đoàn và giới giàu có trở nên quyền lực hơn, có nhiều nguồn lực hơn từ trong tay tầng lớp người nghèo và trung lưu.
Nước Mỹ vĩ đại trở lại?
. Nhưng trên thực tế nhiều ý kiến cho rằng ông Trump đang giúp nước Mỹ “vĩ đại trở lại”?
+ GS JoAnn DiGeorgio-Lutz: Tôi không nghĩ vậy. Chính sách ông Trump ủng hộ phân biệt chủng tộc, bài trừ nhập cư, làm mờ các giá trị Mỹ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng nửa dân số Mỹ không có lấy 500 USD trong quỹ khẩn cấp mà lẽ ra họ nên có khi cần. Hầu hết mọi người không có dư dả, việc chi tiêu hằng ngày chỉ dựa vào tiền lương hằng tháng. Ngân sách của ông Trump sẽ làm giảm các dịch vụ và chi tiêu xã hội vốn cần thiết với nhiều người nghèo khó ở Mỹ.
+ GS Heather Stur: Trước hết, ở bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử nước Mỹ cũng có những nỗ lực nhằm làm cho Mỹ “vĩ đại” nhưng đồng thời cùng với đó là các chính sách và ý tưởng ngăn cản Mỹ trở nên “vĩ đại”. Thứ hai, có tuyên bố cho rằng Mỹ không “vĩ đại” trước khi ông Trump thắng cử. Nhưng rất nhiều người Mỹ tin rằng nước Mỹ đã “vĩ đại” từ trước khi và thậm chí ngay tại thời điểm ông Trump nhậm chức. Vì vậy phát ngôn mà ông Trump đưa ra, “khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” là một ý niệm rất đơn giản và không có mấy ý nghĩa khi chúng ta nghĩ về bối cảnh thực tế của nước Mỹ hiện nay.
+ PGS David Embrick: Tôi nghĩ các vấn đề phân biệt chủng tộc, giới tính, thiếu nền tảng nhân văn và ngăn chặn các quyền cơ bản của người Mỹ đã khiến Mỹ trở thành hài hước trong mắt thế giới.
Quay lưng với đồng minh là sai lầm
. Vậy còn các chính sách thương mại toàn cầu của ông Trump, GS đánh giá thế nào?
+ PGS David Embrick: Nhiều người cho rằng ông Trump có ý tốt khi muốn tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp Mỹ và theo đó là người lao động Mỹ. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết cơ bản về toàn cầu hóa là dấu hiệu cho thấy các hành động của ông Trump cuối cùng tạo ra các vấn đề (hoặc tiềm ẩn các vấn đề) đối với doanh nghiệp và cả người lao động Mỹ.
+ GS JoAnn DiGeorgio-Lutz: Ông Trump cố gắng bảo vệ một số ngành công nghiệp của Mỹ, như ngành than đá mà không hiểu được các rủi ro hay các vấn đề xung quanh việc sử dụng than. Ngoài ra, tôi cũng tin rằng ông Trump nghĩ việc bảo vệ ngành công nghiệp thép nội địa sẽ giúp ông ấy củng cố sự tín nhiệm của cử tri trong các nhóm người lao động của ngành công nghiệp này. Vấn đề là hành động này sẽ làm tổn thương nông dân Mỹ trong dài hạn, bởi vì các đối tác thương mại của Mỹ sẽ đánh thuế (trả đũa) lên các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, đặc biệt là nhóm hàng hóa nông nghiệp.
+ GS Heather Stur: Tôi hiểu mong muốn của ông Trump là bảo vệ hàng hóa và người lao động Mỹ và đó chính là lý lẽ ông ấy đưa ra khi nói về việc áp đặt thuế quan (với các nước Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA, liên minh châu Âu - EU, Nhật Bản, Hàn Quốc - PV).
Chúng ta có thể nhìn lại 50 năm trước hoặc xa hơn thế, giai đoạn mà nền kinh tế sản xuất đã cho phép người Mỹ tận hưởng mức sống cao. Nhưng có hai điều chúng ta cần nhớ về câu chuyện đó. Thứ nhất, các việc làm của người Mỹ khi ấy được bảo vệ bởi các tổ chức công đoàn - đơn vị đã đứng ra thương thuyết với chủ doanh nghiệp để người lao động có mức lương, phúc lợi và trợ cấp hưu trí cao. Trong khi đó khối lượng việc làm từ hoạt động sản xuất đang quay trở lại Mỹ hiện nay có xu hướng rơi vào các bang không yêu cầu sự bảo hộ của công đoàn.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã thay thế một số công việc vốn đã từ yêu cầu nhân công. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ trở về giai đoạn mà các nhà máy xí nghiệp phải thuê hàng ngàn công nhân dưới sự bảo vệ của công đoàn và được hưởng mức lương để có thể trở thành tầng lớp trung lưu.
Ngoài ra, ông Trump còn nói thuế quan chính là vấn đề an ninh quốc gia. Ông Trump cho rằng nếu nước Mỹ không có khả năng sản xuất thiết bị quân sự quy mô lớn và phải dựa vào các quốc gia khác để làm điều đó hoặc nhận nguồn cung ứng vật liệu từ các nước khác như thép thì nước Mỹ không còn an toàn nữa. Tuy nhiên, kể từ khi Thế chiến thứ II kết thúc, về mặt tổng thể, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đồng thuận rằng an ninh của Mỹ phụ thuộc một phần vào an ninh của các đồng minh, bao gồm cả an ninh kinh tế của họ. Nếu Mỹ áp đặt thuế quan với thép nhập khẩu vào Mỹ đối với các nước đồng minh, sự đụng độ kinh tế tới đây có thể ảnh hưởng an ninh quốc tế.
Xin cám ơn các giáo sư.VVB chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thấy gì qua 500 ngày của Tổng thống Trump?
Trao đổi với Pháp Luật online, ba chuyên gia Mỹ gồm giáo sư (GS) Heather Marie Stur của ĐH Nam Mississippi, Phó Giáo sư (PGS) David G. Embrick (ĐH Connecticut) và GS JoAnn DiGeorgio-Lutz, chuyên gia khoa học chính trị Trường ĐH Texas A&M, đã có những nhận định thú vị về 500 ngày làm tổng thống của ông Donald Trump.
Điểm nhấn tuyên bố thành tựu của ông Trump
. Phóng viên: Trải qua giai đoạn 500 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tuyên bố rằng tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống đến mức thấp kỷ lục trong nửa thế kỷ qua. Triều Tiên đang đối thoại hòa bình. Nỗi sợ các cuộc tấn công khủng bố xảy ra vào những năm 2000 đã không còn nữa. Mặc dù còn nhiều nhóm quân đội vẫn còn trong tình trạng nguy hiểm nhưng hàng chục ngàn binh sĩ của Mỹ không còn vướng vào các cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Trung Đông. “Giờ đây chúng ta đang có một đất nước vĩ đại như thế”. GS đánh giá như thế nào về thành tựu của Tổng thống Trump trong thời gian qua?
+ GS Heather Stur: Trong một chừng mực nào đó, những kết quả trên là sự thật. Nhưng nếu xem xét phía sau đó sẽ thấy một thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Triều Tiên có thể đang thảo luận về hòa bình nhưng chúng ta vẫn chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào đối với chính quyền của ông Kim Jong-un trong việc tháo gỡ vũ khí hạt nhân của đất nước này. Người Mỹ có thể không nhất thiết phải lo sợ các cuộc tấn công khủng bố của thế lực bên ngoài hiện nay, bởi vì không có bất kỳ mối đe dọa nào. Nhưng đã có 23 vụ nổ súng chỉ tính từ đầu năm 2018 ở các trường học Mỹ, đồng thời tình trạng bạo lực của cảnh sát chống lại người Mỹ gốc Phi vẫn còn là một vấn đề quan ngại. Thực tế người Mỹ hiện nay không sống trong môi trường an toàn hơn giai đoạn đầu những năm 2000, mối đe dọa đến từ khủng bố và bạo lực súng ống trong nước chứ không phải từ nước ngoài.
Trong khi đó bàn về vấn đề quân đội Mỹ ở nước ngoài, một số nhóm binh sĩ được trở về Mỹ phần lớn là kết quả của các chính sách được đưa ra dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama hơn là thành tựu của ông Trump. Thật đáng mừng để thừa nhận những cải thiện trong các vấn đề đối nội và đối ngoại thời gian qua, nhưng chúng ta vẫn cần hành động để cải thiện đời sống của người dân Mỹ và để trở thành một lực lượng góp phần phát triển kinh tế của thế giới.
+ GS JoAnn DiGeorgio-Lutz: Tôi cho rằng mặc dù hiện nay tỉ lệ thất nghiệp đang giảm thấp nhưng các mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu đầy rủi ro do ông Trump đưa ra sẽ dẫn đến kết quả tỉ lệ thất nghiệp lại gia tăng ở Mỹ. Tôi thấy chúng ta không có một đất nước vĩ đại, ông Trump xa lánh các đồng minh của Mỹ và giao thiệp với giới độc tài.
+ PGS David Embrick: Kể từ khi ông Trump nhậm chức, nước Mỹ đã trở nên chia rẽ hơn. Những thành tựu nêu trên đúng là sự thật nhưng thực tế ông Trump ủng hộ bạo lực, phân biệt giới tính, chủng tộc và kỳ thị người đồng tính. Tất cả đều gia tăng thời gian qua. Hơn nữa, chính quyền của ông Trump thực hiện ngày càng nhiều các hoạt động giúp các tập đoàn và giới giàu có trở nên quyền lực hơn, có nhiều nguồn lực hơn từ trong tay tầng lớp người nghèo và trung lưu.
Nước Mỹ vĩ đại trở lại?
. Nhưng trên thực tế nhiều ý kiến cho rằng ông Trump đang giúp nước Mỹ “vĩ đại trở lại”?
+ GS JoAnn DiGeorgio-Lutz: Tôi không nghĩ vậy. Chính sách ông Trump ủng hộ phân biệt chủng tộc, bài trừ nhập cư, làm mờ các giá trị Mỹ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng nửa dân số Mỹ không có lấy 500 USD trong quỹ khẩn cấp mà lẽ ra họ nên có khi cần. Hầu hết mọi người không có dư dả, việc chi tiêu hằng ngày chỉ dựa vào tiền lương hằng tháng. Ngân sách của ông Trump sẽ làm giảm các dịch vụ và chi tiêu xã hội vốn cần thiết với nhiều người nghèo khó ở Mỹ.
+ GS Heather Stur: Trước hết, ở bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử nước Mỹ cũng có những nỗ lực nhằm làm cho Mỹ “vĩ đại” nhưng đồng thời cùng với đó là các chính sách và ý tưởng ngăn cản Mỹ trở nên “vĩ đại”. Thứ hai, có tuyên bố cho rằng Mỹ không “vĩ đại” trước khi ông Trump thắng cử. Nhưng rất nhiều người Mỹ tin rằng nước Mỹ đã “vĩ đại” từ trước khi và thậm chí ngay tại thời điểm ông Trump nhậm chức. Vì vậy phát ngôn mà ông Trump đưa ra, “khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” là một ý niệm rất đơn giản và không có mấy ý nghĩa khi chúng ta nghĩ về bối cảnh thực tế của nước Mỹ hiện nay.
+ PGS David Embrick: Tôi nghĩ các vấn đề phân biệt chủng tộc, giới tính, thiếu nền tảng nhân văn và ngăn chặn các quyền cơ bản của người Mỹ đã khiến Mỹ trở thành hài hước trong mắt thế giới.
Quay lưng với đồng minh là sai lầm
. Vậy còn các chính sách thương mại toàn cầu của ông Trump, GS đánh giá thế nào?
+ PGS David Embrick: Nhiều người cho rằng ông Trump có ý tốt khi muốn tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp Mỹ và theo đó là người lao động Mỹ. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết cơ bản về toàn cầu hóa là dấu hiệu cho thấy các hành động của ông Trump cuối cùng tạo ra các vấn đề (hoặc tiềm ẩn các vấn đề) đối với doanh nghiệp và cả người lao động Mỹ.
+ GS JoAnn DiGeorgio-Lutz: Ông Trump cố gắng bảo vệ một số ngành công nghiệp của Mỹ, như ngành than đá mà không hiểu được các rủi ro hay các vấn đề xung quanh việc sử dụng than. Ngoài ra, tôi cũng tin rằng ông Trump nghĩ việc bảo vệ ngành công nghiệp thép nội địa sẽ giúp ông ấy củng cố sự tín nhiệm của cử tri trong các nhóm người lao động của ngành công nghiệp này. Vấn đề là hành động này sẽ làm tổn thương nông dân Mỹ trong dài hạn, bởi vì các đối tác thương mại của Mỹ sẽ đánh thuế (trả đũa) lên các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, đặc biệt là nhóm hàng hóa nông nghiệp.
+ GS Heather Stur: Tôi hiểu mong muốn của ông Trump là bảo vệ hàng hóa và người lao động Mỹ và đó chính là lý lẽ ông ấy đưa ra khi nói về việc áp đặt thuế quan (với các nước Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA, liên minh châu Âu - EU, Nhật Bản, Hàn Quốc - PV).
Chúng ta có thể nhìn lại 50 năm trước hoặc xa hơn thế, giai đoạn mà nền kinh tế sản xuất đã cho phép người Mỹ tận hưởng mức sống cao. Nhưng có hai điều chúng ta cần nhớ về câu chuyện đó. Thứ nhất, các việc làm của người Mỹ khi ấy được bảo vệ bởi các tổ chức công đoàn - đơn vị đã đứng ra thương thuyết với chủ doanh nghiệp để người lao động có mức lương, phúc lợi và trợ cấp hưu trí cao. Trong khi đó khối lượng việc làm từ hoạt động sản xuất đang quay trở lại Mỹ hiện nay có xu hướng rơi vào các bang không yêu cầu sự bảo hộ của công đoàn.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã thay thế một số công việc vốn đã từ yêu cầu nhân công. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ trở về giai đoạn mà các nhà máy xí nghiệp phải thuê hàng ngàn công nhân dưới sự bảo vệ của công đoàn và được hưởng mức lương để có thể trở thành tầng lớp trung lưu.
Ngoài ra, ông Trump còn nói thuế quan chính là vấn đề an ninh quốc gia. Ông Trump cho rằng nếu nước Mỹ không có khả năng sản xuất thiết bị quân sự quy mô lớn và phải dựa vào các quốc gia khác để làm điều đó hoặc nhận nguồn cung ứng vật liệu từ các nước khác như thép thì nước Mỹ không còn an toàn nữa. Tuy nhiên, kể từ khi Thế chiến thứ II kết thúc, về mặt tổng thể, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đồng thuận rằng an ninh của Mỹ phụ thuộc một phần vào an ninh của các đồng minh, bao gồm cả an ninh kinh tế của họ. Nếu Mỹ áp đặt thuế quan với thép nhập khẩu vào Mỹ đối với các nước đồng minh, sự đụng độ kinh tế tới đây có thể ảnh hưởng an ninh quốc tế.
Xin cám ơn các giáo sư.VVB chuyen