Nhân Vật
Thấy gì từ vụ Tiến Sĩ Nguyễn Quang A bị chặn gặp nhà ngoại giao Úc?
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận thư mời của Đại sứ Úc Craig Chittick tới dự cuộc chia tay bà Nadia Krivetz vào ngày 22-3-2016. Nhưng ông đã bị 6 an ninh Hà Nội tống lên xe trong
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận thư mời của Đại sứ Úc Craig Chittick tới dự cuộc chia tay bà Nadia Krivetz vào ngày 22-3-2016. Nhưng ông đã bị 6 an ninh Hà Nội tống lên xe trong lúc ông đang đi đến nhà ông đại sứ – một kiểu bắt cóc thường thấy.
(SBTN)
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận thư mời của Đại sứ Úc Craig Chittick tới dự cuộc chia tay bà Nadia Krivetz vào ngày 22-3-2016. Nhưng ông đã bị 6 an ninh Hà Nội tống lên xe trong lúc ông đang đi đến nhà ông đại sứ – một kiểu bắt cóc thường thấy.
Sau đó, TS Nguyễn Quang A đã có thư xin lỗi các nhà ngoại giao Australia
vì không thể đến được, đồng thời lên ánh hành vi ngang ngược của giới
công an Việt Nam.
Nhưng chỉ ba tuần trước khi xảy ra vụ bắt cóc trên, TS Nguyễn Quang A
còn được tự do bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để dự một sự kiện đặc biệt
“nhạy cảm”: buổi trao giải Văn Việt lần 2 do Ban vận động Văn đoàn độc
lập VN tổ chức, nhà văn Nguyên Ngọc chủ trì, tại quán cà phê Sỏi Đá ở
Quận 3 (TS Nguyễn Quang A là nhà tài trợ lớn cho giải này).
Đáng chú ý, buổi trao giải này được là tổ chức công khai tại, thậm chí
còn có mặt một số trí thức hải ngoại như Lý Lan, Đặng Tiến…, cùng một số
phóng viên báo nhà nước. Công an bao quanh, mở cả cửa phòng họp để
thoải mái ghi hình, nhưng không phá. Công an chỉ chặn không cho ra khỏi
nhà 2 thành viên “cứng đầu” Ban vận động Văn đoàn độc lập VN là ông Lê
Phú Khải và ông Phạm Đình Trọng.
Nhưng tất cả cũng chỉ đến thế. Chính sách nhất quán “luôn quan tâm và
bảo vệ quyền con người” của nhà cầm quyền CSVN đã chỉ luôn nhất quán với
những gì có lợi cho chính quyền và công an có khả năng kiểm soát. Còn
đi gặp giới ngoại giao nước ngoài là cấm!
Vì hoạt động ngoại giao là độc quyền của chính quyền…
Vào tháng Năm năm 2016, TS Nguyễn Quang A đã bị công an cấm không được
gặp Tổng thống Obama tại Hà Nội. Cùng năm đó, TS Nguyễn Quang A đã bị
công an bắt cóc đến 3 lần khi đi gặp giới ngoại giao nước ngoài.
Một trường hợp khác cũng cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã “thành tâm”
đến thế nào đối với giới trí thức dân chủ nhân quyền và xã hội dân sự:
Vào tháng 2/2017, Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện – một người bất đồng chính
kiến – tổ chức giới thiệu sách Đường thi Quốc âm cổ bản cùng Nhà xuất
bản Tổng hợp TP.HCM ngay tại Bảo tàng lịch sử TP.HCM. Buổi giới thiệu
sách này diễn ra công khai và an toàn. Tham dự có nhiều nhân vật bất
đồng và báo chí nhà nước, sau đó được báo chí nhà nước đưa tin.
Nhưng ít ngày sau, khi bước ra đường để tưởng niệm ngày chiến tranh biên
giới Việt – Trung 14/2, ông Nguyễn Xuân Diện lập tức bị công an gô cổ
bắt về phường.
Lẽ đương nhiên, “yêu nước” là độc quyền của nhà nước, mà người dân không có bất cứ quyền gì về chuyện này.
Cho tới lúc này, mục tiêu chính của nhà cầm quyền vẫn chỉ là tiến hành
chủ trương chiêu dụ giới dân chủ nửa vời và giới người Việt hải ngoại.
Do đó, họ chỉ mở cho những hoạt động nào mà công an nghiễm nhiên “vào
tận phòng để quay phim”, còn chính quyền lại dễ tuyên truyền và lấy điểm
“nhân quyền” với quốc tế để phục vụ cho mục tiêu kiếm lợi từ “thương
mại song phương”.
Lê Dung
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Thấy gì từ vụ Tiến Sĩ Nguyễn Quang A bị chặn gặp nhà ngoại giao Úc?
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận thư mời của Đại sứ Úc Craig Chittick tới dự cuộc chia tay bà Nadia Krivetz vào ngày 22-3-2016. Nhưng ông đã bị 6 an ninh Hà Nội tống lên xe trong
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận thư mời của Đại sứ Úc Craig Chittick tới dự cuộc chia tay bà Nadia Krivetz vào ngày 22-3-2016. Nhưng ông đã bị 6 an ninh Hà Nội tống lên xe trong lúc ông đang đi đến nhà ông đại sứ – một kiểu bắt cóc thường thấy.
Sau đó, TS Nguyễn Quang A đã có thư xin lỗi các nhà ngoại giao Australia
vì không thể đến được, đồng thời lên ánh hành vi ngang ngược của giới
công an Việt Nam.
Nhưng chỉ ba tuần trước khi xảy ra vụ bắt cóc trên, TS Nguyễn Quang A
còn được tự do bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để dự một sự kiện đặc biệt
“nhạy cảm”: buổi trao giải Văn Việt lần 2 do Ban vận động Văn đoàn độc
lập VN tổ chức, nhà văn Nguyên Ngọc chủ trì, tại quán cà phê Sỏi Đá ở
Quận 3 (TS Nguyễn Quang A là nhà tài trợ lớn cho giải này).
Đáng chú ý, buổi trao giải này được là tổ chức công khai tại, thậm chí
còn có mặt một số trí thức hải ngoại như Lý Lan, Đặng Tiến…, cùng một số
phóng viên báo nhà nước. Công an bao quanh, mở cả cửa phòng họp để
thoải mái ghi hình, nhưng không phá. Công an chỉ chặn không cho ra khỏi
nhà 2 thành viên “cứng đầu” Ban vận động Văn đoàn độc lập VN là ông Lê
Phú Khải và ông Phạm Đình Trọng.
Nhưng tất cả cũng chỉ đến thế. Chính sách nhất quán “luôn quan tâm và
bảo vệ quyền con người” của nhà cầm quyền CSVN đã chỉ luôn nhất quán với
những gì có lợi cho chính quyền và công an có khả năng kiểm soát. Còn
đi gặp giới ngoại giao nước ngoài là cấm!
Vì hoạt động ngoại giao là độc quyền của chính quyền…
Vào tháng Năm năm 2016, TS Nguyễn Quang A đã bị công an cấm không được
gặp Tổng thống Obama tại Hà Nội. Cùng năm đó, TS Nguyễn Quang A đã bị
công an bắt cóc đến 3 lần khi đi gặp giới ngoại giao nước ngoài.
Một trường hợp khác cũng cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã “thành tâm”
đến thế nào đối với giới trí thức dân chủ nhân quyền và xã hội dân sự:
Vào tháng 2/2017, Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện – một người bất đồng chính
kiến – tổ chức giới thiệu sách Đường thi Quốc âm cổ bản cùng Nhà xuất
bản Tổng hợp TP.HCM ngay tại Bảo tàng lịch sử TP.HCM. Buổi giới thiệu
sách này diễn ra công khai và an toàn. Tham dự có nhiều nhân vật bất
đồng và báo chí nhà nước, sau đó được báo chí nhà nước đưa tin.
Nhưng ít ngày sau, khi bước ra đường để tưởng niệm ngày chiến tranh biên
giới Việt – Trung 14/2, ông Nguyễn Xuân Diện lập tức bị công an gô cổ
bắt về phường.
Lẽ đương nhiên, “yêu nước” là độc quyền của nhà nước, mà người dân không có bất cứ quyền gì về chuyện này.
Cho tới lúc này, mục tiêu chính của nhà cầm quyền vẫn chỉ là tiến hành
chủ trương chiêu dụ giới dân chủ nửa vời và giới người Việt hải ngoại.
Do đó, họ chỉ mở cho những hoạt động nào mà công an nghiễm nhiên “vào
tận phòng để quay phim”, còn chính quyền lại dễ tuyên truyền và lấy điểm
“nhân quyền” với quốc tế để phục vụ cho mục tiêu kiếm lợi từ “thương
mại song phương”.
Lê Dung