Cà Kê Dê Ngỗng
Thế chân vạc Tầu-Nga-Mỹ ở kỷ nguyên mới - Victor Davis Hanson
Thế chân vạc Tầu-Nga-Mỹ ở kỷ nguyên mới
Victor Davis Hanson | Trà Mi dịch
Chính quyền Trump khôn ngoan nhận thấy mối đe dọa của Bắc Kinh. Mỹ có thể dùng sự hỗ trợ của Nga để ngăn chặn mối đe dọa đó.
Gần nửa thế kỷ trước, Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Richard Nixon, Henry Kissinger, đã đưa ra một chiến lược để đối phó với hai đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ; Henry Kisinger đã thành công. Ông đã đạt được mối quan hệ gần gũi hơn với cả Liên Xô, có hơn 7.000 vũ khí nguyên tử, và Trung Cộng, có dân số lớn nhất thế giới.
Nước cờ của Kissinger đôi khi được gọi là “thế chân vạc”. Nhưng bản chất của cụm từ này có nghĩa là bảo đảm rằng Trung Quốc và Nga không gần nhau hơn là thân với Hoa Kỳ.
Kissinger đặc biệt chú ý đến Bắc Kinh vì ông cho rằng Liên Xô mạnh hơn Trung Quốc nhiều vào thời điểm đó.
Suy nghĩ này tương tự như chính sách của Anh và Pháp vào giữa thập niên 1930, cố làm Reich thứ ba của Adolf Hitler chán nản không mưốn trở thành đối tác của Liên bang Xô Viết hùng mạnh của Josef Stalin. Không may, cố gắng đó đã thất bại, và Đức Quốc xã đã hợp tác với Liên Xô, dẫn đến việc cùng nhau xâm lăng vào Ba Lan năm 1939, châm ngòi nổ cho Thế chiến II.
Chúng ta đã quên sự khôn ngoan của Kissinger, thời chính phủ Obama chiều chuộng Trung Quốc và bấm nút “bắt đầu lại” với một nước Nga tâm thần phân liệt.
Việc bấm nút “bắt đầu lại” ban đầu là một thỏa hiệp vô nguyên tắc, thảm hại với những cuộc xâm lược quy ước và xâm lăng trên không gian mạng của Nga. Thất bại của Mỹ lập tức đi đến một chiến dịch biến diện Tổng thống Nga Vladimir Putin thành loài quỷ giữ, một kẻ độc tài chống dân chủ – như thể ông đã từng, hoặc sẽ không khác gì một bạo chúa.
Nga đã tái nhập/xâm lăng bán đảo Crimea thuộc Ukraine một cách có hệ thống, thúc đẩy Đông Âu, gây rối loạn ở Ukraine, gây sợ hãi ở Tây Âu, trở về Trung Đông sau 40 năm gián đoạn, và tấn công vào các hệ thống bầu cử và cơ chế chính trị của Hoa Kỳ.
Từ năm 2009 đến năm 2017, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã biện luận rằng Trung Quốc sớm muộn sẽ không chỉ là một siêu cường châu Á và Thái Bình Dương mà cuối cùng còn lấn át cả Mỹ – tỉ như sự thống trị thế giới của TQ là định mệnh chứ không phải do sự thờ ơ của Hoa Kỳ.
Tiếp theo đó là sự biển lận thương mại và sở hữu trí tuệ một cách có hệ thống của Trung Quốc. Bắc Kinh đã đánh cắp kỹ thuật của Mỹ, cùng lúc có thặng dư thương mại rất lớn với Mỹ, và biến dạng toàn bộ hệ thống thương mại thế giới. Chủ nghĩa con buôn một chiều của Trung Quốc khoác cái nhãn hiệu “tự do mậu dịch”.
Sự xâm lấn bằng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông cũng được Washington nhắm mắt làm ngơ [dù có chính sách “xoay trục” về châu Á, còn gọi là “tái cân bằng” thời Obama – TM]. Vì vậy, Trung Quốc đã xây nhiều căn cứ nhân tạo ở quần đảo Trường Sa để bắt nạt những nước láng giềng và thao túng đường thương mại hàng hải trên Thái Bình Dương.
Chính quyền Obama một lần nữa, nếu có, chỉ có một chút phản kháng. Kết quả là, Chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping công khai rêu rao rằng đến năm 2025, Trung Quốc sẽ thống trị nền kỹ nghệ kỹ thuật cao trên toàn thế giới, rồi mười năm sau đó sẽ thống trị Thái Bình Dương, và đến giữa thế kỷ 21 sẽ là bá chủ toàn cầu.
Trong nhiều năm, Putin và Xi đều khinh thường, và không xem Hoa Kỳ là cái gì cả. Họ đã tìm cách lợi dung Syria, Iran và Bắc Hàn để kềm chế ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khi tiến hành chiến tranh trên mạng chống lại các công ty và cơ chế của Mỹ.
Mỹ, hiện tại, có thể là cường quốc kinh tế và quân sự mạnh nhất trên thế giới, nhưng Mỹ đã vi phạm mọi nguyên lý của Kissinger. Cả Nga và Trung Quốc đều đồng ý rằng ý chí của Hoa Kỳ yếu, và mặc dù có những khác biệt hiện sinh giữa hai nước, họ đã thấy cả hai cùng có lợi chung khi hợp tác trong việc làm giảm tầm vóc của Mỹ.
Đồng minh của Mỹ nhận thấy điều này. Từ Scandinavia đến Trung Đông sang châu Á, họ cho rằng Mỹ không thể hoặc sẽ không lấy lại được uy tín toàn cầu đã có trước đây.
Chính quyền Trump đang tìm cách đảo ngược sự tuột dốc đó.
Đối với tất cả những cáo buộc quan trọng về sự “thông đồng” với Nga, Trump vây hãm Putin bằng những lệnh trừng phạt kinh tế, đồng thời viện trợ quân sự cho Ukraine. Trump cũng tăng cường chi tiêu quốc phòng, đòi NATO phải sẵn sàng hơn, và thúc đẩy sản xuất dầu mỏ của Mỹ – nhưng dù làm như vậy Trump cũng đưa ra lời biện minh cho Putin.
Thân thiện với một đại thụ là khôn ngoan hơn nhiều so với việc khinh miệt một một cành cây.
Hiện tại, Hoa Kỳ đang đánh Trung Quốc bằng thuế nhập cảng để buộc Trung Quốc giảm thặng dư thương mại gần 400 tỷ USD với Mỹ, đồng thời gửi tàu chiến Mỹ vào sâu hơn ở Biển Đông để cho các đồng minh của Mỹ biết rằng Trung Quốc sẽ không còn có thể bắt nạt họ nữa.
Trump đã tìm cách đàm phán trực tiếp với Bắc Hàn về việc hủy diệt vũ khí hạch tâm, và thúc đẩy quan hệ đối tác quốc phòng mới với Australia và Nhật Bản. Ông cũng ký kết các thỏa thuận thương mại song phương với Hàn Quốc, [đa phương] Mexico và Canada để loại Trung Quốc ra ngoài.
Trung Quốc đang lo. Các đối thủ của Trump ở Mỹ có thể coi ông ta như là một anh hề, nhưng Bắc Kinh e rằng ông ta có thể là một Machiavelli hay Tôn Tử, đang làm giảm đi quyền lực của Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang giảm. Nền kinh tế đang chậm lại và đồng Nhân dân tệ mất giá. Người dân Trung Quốc tự hỏi tại sao, trong thời kỳ khó khăn, giới lãnh đạo của họ đang rất háo hức viện trợ nước ngoài ở châu Phi và các quốc gia châu Á khác trong khi Trung Quốc bị sa lầy trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.
Vì Nga yếu hơn nhiều so với Trung Quốc nên Mỹ nên liên hệ với Moscow để tìm lợi ích chung trong việc kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Nga có thể có ích khi thỉnh thoảng đứng về phía đối kháng Trung Quốc cùng với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn và Đài Loan.
Nga chắc chắn không muốn thấy trong khu phố của mình một cường quốc hạch tâm Iran hoặc một nước Bắc Hàn cóp vũ khí nguyên tử và tâm thần phân liệt – và Nga cũng không muốn tranh chấp với một Trung Quốc không lồ dọc theo biên giới chung dài cả 2600 dặm.
Sự dỗ dành, nhượng bộ thương mại của Mỹ và sự giàu có ngoại hạng của Trung Quốc đã không làm cho Trung Quốc trở thành một công dân toàn cầu tốt hơn. Có lẽ sự đối kháng mạnh hơn của Mỹ, cùng sự đồng loạt hỗ trợ của những đồng minh châu Á và một nước Nga thâm hiểm, may ra có thể.
© 2018 DCVOnline
Nguồn: My Private Oval Office Press Conference With Donald Trump, Mike Pence, John Kelly, and Mike Pompeo | Olivia Nuzzi | Intelligencer | The New York Magazine, October 11, 2018. © 2018 Tribune Content Agency, LLC
Về tác giả | Victor Davis Hanson – cộng tác viên của NRO Victor Davis Hanson là một thành viên cao cấp tại Học viện Hoover và là tác giả, cuốn “The Second World Wars: How the First Global Conflict Was Fought and Won.” @vdhanson
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thế chân vạc Tầu-Nga-Mỹ ở kỷ nguyên mới - Victor Davis Hanson
Thế chân vạc Tầu-Nga-Mỹ ở kỷ nguyên mới
Victor Davis Hanson | Trà Mi dịch
Chính quyền Trump khôn ngoan nhận thấy mối đe dọa của Bắc Kinh. Mỹ có thể dùng sự hỗ trợ của Nga để ngăn chặn mối đe dọa đó.
Gần nửa thế kỷ trước, Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Richard Nixon, Henry Kissinger, đã đưa ra một chiến lược để đối phó với hai đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ; Henry Kisinger đã thành công. Ông đã đạt được mối quan hệ gần gũi hơn với cả Liên Xô, có hơn 7.000 vũ khí nguyên tử, và Trung Cộng, có dân số lớn nhất thế giới.
Nước cờ của Kissinger đôi khi được gọi là “thế chân vạc”. Nhưng bản chất của cụm từ này có nghĩa là bảo đảm rằng Trung Quốc và Nga không gần nhau hơn là thân với Hoa Kỳ.
Kissinger đặc biệt chú ý đến Bắc Kinh vì ông cho rằng Liên Xô mạnh hơn Trung Quốc nhiều vào thời điểm đó.
Suy nghĩ này tương tự như chính sách của Anh và Pháp vào giữa thập niên 1930, cố làm Reich thứ ba của Adolf Hitler chán nản không mưốn trở thành đối tác của Liên bang Xô Viết hùng mạnh của Josef Stalin. Không may, cố gắng đó đã thất bại, và Đức Quốc xã đã hợp tác với Liên Xô, dẫn đến việc cùng nhau xâm lăng vào Ba Lan năm 1939, châm ngòi nổ cho Thế chiến II.
Chúng ta đã quên sự khôn ngoan của Kissinger, thời chính phủ Obama chiều chuộng Trung Quốc và bấm nút “bắt đầu lại” với một nước Nga tâm thần phân liệt.
Việc bấm nút “bắt đầu lại” ban đầu là một thỏa hiệp vô nguyên tắc, thảm hại với những cuộc xâm lược quy ước và xâm lăng trên không gian mạng của Nga. Thất bại của Mỹ lập tức đi đến một chiến dịch biến diện Tổng thống Nga Vladimir Putin thành loài quỷ giữ, một kẻ độc tài chống dân chủ – như thể ông đã từng, hoặc sẽ không khác gì một bạo chúa.
Nga đã tái nhập/xâm lăng bán đảo Crimea thuộc Ukraine một cách có hệ thống, thúc đẩy Đông Âu, gây rối loạn ở Ukraine, gây sợ hãi ở Tây Âu, trở về Trung Đông sau 40 năm gián đoạn, và tấn công vào các hệ thống bầu cử và cơ chế chính trị của Hoa Kỳ.
Từ năm 2009 đến năm 2017, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã biện luận rằng Trung Quốc sớm muộn sẽ không chỉ là một siêu cường châu Á và Thái Bình Dương mà cuối cùng còn lấn át cả Mỹ – tỉ như sự thống trị thế giới của TQ là định mệnh chứ không phải do sự thờ ơ của Hoa Kỳ.
Tiếp theo đó là sự biển lận thương mại và sở hữu trí tuệ một cách có hệ thống của Trung Quốc. Bắc Kinh đã đánh cắp kỹ thuật của Mỹ, cùng lúc có thặng dư thương mại rất lớn với Mỹ, và biến dạng toàn bộ hệ thống thương mại thế giới. Chủ nghĩa con buôn một chiều của Trung Quốc khoác cái nhãn hiệu “tự do mậu dịch”.
Sự xâm lấn bằng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông cũng được Washington nhắm mắt làm ngơ [dù có chính sách “xoay trục” về châu Á, còn gọi là “tái cân bằng” thời Obama – TM]. Vì vậy, Trung Quốc đã xây nhiều căn cứ nhân tạo ở quần đảo Trường Sa để bắt nạt những nước láng giềng và thao túng đường thương mại hàng hải trên Thái Bình Dương.
Chính quyền Obama một lần nữa, nếu có, chỉ có một chút phản kháng. Kết quả là, Chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping công khai rêu rao rằng đến năm 2025, Trung Quốc sẽ thống trị nền kỹ nghệ kỹ thuật cao trên toàn thế giới, rồi mười năm sau đó sẽ thống trị Thái Bình Dương, và đến giữa thế kỷ 21 sẽ là bá chủ toàn cầu.
Trong nhiều năm, Putin và Xi đều khinh thường, và không xem Hoa Kỳ là cái gì cả. Họ đã tìm cách lợi dung Syria, Iran và Bắc Hàn để kềm chế ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khi tiến hành chiến tranh trên mạng chống lại các công ty và cơ chế của Mỹ.
Mỹ, hiện tại, có thể là cường quốc kinh tế và quân sự mạnh nhất trên thế giới, nhưng Mỹ đã vi phạm mọi nguyên lý của Kissinger. Cả Nga và Trung Quốc đều đồng ý rằng ý chí của Hoa Kỳ yếu, và mặc dù có những khác biệt hiện sinh giữa hai nước, họ đã thấy cả hai cùng có lợi chung khi hợp tác trong việc làm giảm tầm vóc của Mỹ.
Đồng minh của Mỹ nhận thấy điều này. Từ Scandinavia đến Trung Đông sang châu Á, họ cho rằng Mỹ không thể hoặc sẽ không lấy lại được uy tín toàn cầu đã có trước đây.
Chính quyền Trump đang tìm cách đảo ngược sự tuột dốc đó.
Đối với tất cả những cáo buộc quan trọng về sự “thông đồng” với Nga, Trump vây hãm Putin bằng những lệnh trừng phạt kinh tế, đồng thời viện trợ quân sự cho Ukraine. Trump cũng tăng cường chi tiêu quốc phòng, đòi NATO phải sẵn sàng hơn, và thúc đẩy sản xuất dầu mỏ của Mỹ – nhưng dù làm như vậy Trump cũng đưa ra lời biện minh cho Putin.
Thân thiện với một đại thụ là khôn ngoan hơn nhiều so với việc khinh miệt một một cành cây.
Hiện tại, Hoa Kỳ đang đánh Trung Quốc bằng thuế nhập cảng để buộc Trung Quốc giảm thặng dư thương mại gần 400 tỷ USD với Mỹ, đồng thời gửi tàu chiến Mỹ vào sâu hơn ở Biển Đông để cho các đồng minh của Mỹ biết rằng Trung Quốc sẽ không còn có thể bắt nạt họ nữa.
Trump đã tìm cách đàm phán trực tiếp với Bắc Hàn về việc hủy diệt vũ khí hạch tâm, và thúc đẩy quan hệ đối tác quốc phòng mới với Australia và Nhật Bản. Ông cũng ký kết các thỏa thuận thương mại song phương với Hàn Quốc, [đa phương] Mexico và Canada để loại Trung Quốc ra ngoài.
Trung Quốc đang lo. Các đối thủ của Trump ở Mỹ có thể coi ông ta như là một anh hề, nhưng Bắc Kinh e rằng ông ta có thể là một Machiavelli hay Tôn Tử, đang làm giảm đi quyền lực của Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang giảm. Nền kinh tế đang chậm lại và đồng Nhân dân tệ mất giá. Người dân Trung Quốc tự hỏi tại sao, trong thời kỳ khó khăn, giới lãnh đạo của họ đang rất háo hức viện trợ nước ngoài ở châu Phi và các quốc gia châu Á khác trong khi Trung Quốc bị sa lầy trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.
Vì Nga yếu hơn nhiều so với Trung Quốc nên Mỹ nên liên hệ với Moscow để tìm lợi ích chung trong việc kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Nga có thể có ích khi thỉnh thoảng đứng về phía đối kháng Trung Quốc cùng với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Nam Hàn và Đài Loan.
Nga chắc chắn không muốn thấy trong khu phố của mình một cường quốc hạch tâm Iran hoặc một nước Bắc Hàn cóp vũ khí nguyên tử và tâm thần phân liệt – và Nga cũng không muốn tranh chấp với một Trung Quốc không lồ dọc theo biên giới chung dài cả 2600 dặm.
Sự dỗ dành, nhượng bộ thương mại của Mỹ và sự giàu có ngoại hạng của Trung Quốc đã không làm cho Trung Quốc trở thành một công dân toàn cầu tốt hơn. Có lẽ sự đối kháng mạnh hơn của Mỹ, cùng sự đồng loạt hỗ trợ của những đồng minh châu Á và một nước Nga thâm hiểm, may ra có thể.
© 2018 DCVOnline
Nguồn: My Private Oval Office Press Conference With Donald Trump, Mike Pence, John Kelly, and Mike Pompeo | Olivia Nuzzi | Intelligencer | The New York Magazine, October 11, 2018. © 2018 Tribune Content Agency, LLC
Về tác giả | Victor Davis Hanson – cộng tác viên của NRO Victor Davis Hanson là một thành viên cao cấp tại Học viện Hoover và là tác giả, cuốn “The Second World Wars: How the First Global Conflict Was Fought and Won.” @vdhanson