Tham Khảo
Thể chế là điều kiện cần cho “giải pháp chaebol” - Tiến sĩ Lê Vĩnh Triển
Sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trong hơn nửa thế kỷ qua gắn liền với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế (chaebol) của đất nước này.
- Sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trong hơn nửa thế kỷ qua gắn liền với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế (chaebol) của đất nước này. Đó là các công ty tư nhân ban đầu được hỗ trợ mạnh mẽ từ phía nhà nước trong việc sử dụng các nguồn lực quốc nội. Sau này, các công ty này chuyển sang chấp nhận các nguyên tắc của thị trường như cạnh tranh hay các chuẩn mực quốc tế và trở thành những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới (có thể kể đến như Samsung, LG hay Hyundai).
- Sự hình thành và phát triển của các chaebol này không thể tách khỏi sự chuyển mình mạnh mẽ của thể chế chính trị Hàn Quốc theo hướng tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, công khai và minh bạch. Trong quá trình này, Hàn Quốc đã giải quyết tốt mâu thuẫn giữa một bên là hỗ trợ các chaebol bằng các biện pháp phi thị trường, thậm chí độc quyền, một bên là chấp nhận các quy luật thị trường, phát triển các thể chế dân chủ phản kháng trở lại đối với sự độc quyền của các chaebol. Đó rõ ràng không phải là một quá trình trơn tru, nhẹ nhàng mà là oằn mình đau đớn, khi mà trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997-1998, Hàn Quốc và các chaebol của mình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Ở Việt Nam, nếu nói các tập đoàn kinh tế nhà nước, với sự hỗ trợ toàn diện từ Nhà nước đã từng được kỳ vọng có thể trở thành các chaebol Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế đất nước thì có thể cho rằng những kỳ vọng như vậy đã thất bại với sự kém hiệu quả triền miên của các tập đoàn kinh tế này.
- Có ý kiến cho rằng các chaebol Hàn Quốc, xuất phát điểm là các công ty tư nhân, lớn mạnh và được nhà nước chọn lọc để hỗ trợ càng làm cho chúng lớn mạnh còn các tập đoàn kinh tế nhà nước ở ta vốn không có được động cơ kinh tế đủ mạnh để có thể nuôi những giấc mơ thần kỳ như những chaebol Hàn Quốc. Vì vậy, việc hình thành và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân lớn được cho là “giải pháp chaebol” cho nền kinh tế Việt Nam. Nếu đó là thực tế, bài viết này nêu một vài khía cạnh về mặt tinh thần phát triển, cũng như thể chế hỗ trợ cho sự phát triển của các chaebol Hàn Quốc, từ đó có thể có những so sánh, chuẩn bị cần thiết cho tham vọng (nếu có) thực hiện giải pháp chaebol đối với các đại công ty tư nhân Việt Nam
- Trước tiên là bàn về động cơ, quyết tâm của nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước và doanh nhân (tạm gọi là giới tinh hoa kinh tế) Hàn Quốc chịu áp lực của tâm lý, của ý thức nhược tiểu so với Nhật Bản, của chủ nghĩa dân tộc tích cực (trong việc nhìn nhận thua kém Nhật Bản và các nước phương Tây), từ đó định hướng và quyết tâm phát triển mạnh mẽ nhằm chinh phục các thị trường thế giới. Câu hỏi ban đầu có thể là, các “chaebol tư nhân Việt Nam”- nếu quả thực đang được (bước đầu) khuyến khích phát triển, liệu có dựa trên tinh thần và tâm lý tương tự hay lại có tâm lý tự mãn khi so sánh mình với các doanh nghiệp trong nước vốn không có được những biệt đãi từ phía nhà nước.
- Yếu tố thứ hai có tính chất quyết định – đó là việc “chọn bạn”, và chọn mô hình kinh tế chính trị để theo đuổi. Đối tác hợp tác chiến lược của Hàn Quốc từ ban đầu là các nước dân chủ tư bản (Mỹ, Tây Âu), vốn chủ trương và thúc đẩy sự giải trình, chịu trách nhiệm, và minh bạch. Các nguyên tắc này có thể chưa được thực thi hoàn chỉnh trong giai đoạn hình thành các chaebol nhưng càng về sau các thể chế để phục vụ cho sự phát triển các chaebol đều hướng đến thực hiện các nguyên tắc này. Từ đó hướng đến việc kiểm soát, tự kiểm soát tốt hơn các chaebol, tránh lộng quyền và câu kết chính trị.
- Quá trình chuyển đổi thể chế có thể thấy qua việc hình thành và phát triển các thiết chế, thể chế dân chủ ở Hàn Quốc. Nếu không nhìn nhận những ưu điểm của các thể chế dân chủ trong thúc đẩy trách nhiệm giải trình và công khai minh bạch như kim chỉ nam, các chaebol tư nhân Việt Nam có thể chỉ là những tập hợp hỗ lốn, kém minh bạch và khi đó chính các chaebol này trở lại là vật cản mạnh mẽ cho sự phát triển của các thể chế minh bạch và dân chủ.
- Thứ ba, với tư duy phát triển kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” và kinh tế nhà nước tiếp tục nắm vai trò quyết định, việc phát triển các chaebol tư nhân Việt Nam thực thụ có thể vấp phải những rào cản nội tại. Trong quá khứ, một thời gian sau mở cửa kinh tế, một số các doanh nghiệp tư nhân phát triển rầm rộ trong khi chưa có các thể chế pháp lý của kinh tế thị trường phù hợp, Nhà nước đã từng “khai tử” những doanh nghiệp này để đảm bảo các mục tiêu xã hội (EPCO, Minh Phụng là những ví dụ). Cho dù hiện nay các thể chế kinh tế, pháp luật phục vụ kinh tế thị trường ít nhiều đã hình thành nhưng với định hướng xã hội chủ nghĩa được nhấn mạnh, việc chấp nhận cho các doanh nghiệp tư nhân (chaebol tư nhân Việt Nam) trở thành những đầu tàu sẽ gặp phải những trở ngại từ lý luận (rào cản chính trị).
- Câu hỏi không tránh khỏi được đặt ra là liệu sự kiểm soát của Nhà nước sẽ đến mức nào và sự tồn tại của những đại doanh nghiệp này có thật sự do yếu tố thị trường quyết định hay không. Vì vậy, có thể nhận thấy, để giải quyết bài toán phát triển hay thậm chí là bài toán tồn tại, các siêu doanh nghiệp này sẽ tìm cách “liên kết với yếu tố nhà nước” bằng cách tìm sự bảo đảm từ các cá nhân trong hệ thống nhà nước (bằng cổ phần, cổ phiếu, bất động sản chẳng hạn). Các siêu doanh nghiệp này lại trở thành những doanh nghiệp sân sau kiểu mới của các cá nhân trong hệ thống công quyền.
- Với “định hướng xã hội chủ nghĩa” và vai trò hạn chế của truyền thông, các quan hệ kiểu này càng khó có thể bị bóc tách. Vì vậy, việc hình thành và phát triển các tổ hợp liên doanh “kinh tế- chính trị” kiểu này là điều có thể dự đoán. Hiện tượng “quá lớn không thể sụp đổ” (too big to fail) sẽ mang một hình thái mới, càng trầm trọng và tàn phá mạnh mẽ hơn các nguồn lực xã hội. “Không thể để cho sụp đổ” lúc này không chỉ đơn thuần ở yếu tố kinh tế xã hội, mà còn ở yếu tố chính trị vì nếu sụp đổ sẽ đặt vấn đề cho “tính chính danh” của hệ thống (Nhà nước chân chính chắc chắn sẽ ở vào vị thế tiến thoái lưỡng nan trong việc đối phó với các tổ hợp liên doanh kinh tế -chính trị này).
- Một hệ thống như thế rõ ràng không tạo điều kiện, thậm chí dập tắt các thiết chế ủng hộ công khai minh bạch.Từ đó cho thấy, nếu không phát triển mạnh mẽ các thể chế kinh tế thị trường với vai trò độc lập của truyền thông, Nhà nước đúng nghĩa sẽ mất kiểm soát đối với các siêu doanh nghiệp này. Việc hình thành và phát triển các chaebol tư nhân Việt Nam vì thế đã thiếu một tiền đề thực sự cần thiết.
- Tóm lại, sự hình thành và phát triển của các chaebol Hàn Quốc xuất phát từ các công ty tư nhân, được nhà nước hỗ trợ để nhằm chinh phục các thị trường nước ngoài chứ không nhắm đến khai thác cạn kiệt và tàn phá tài nguyên quốc nội. Trong quá trình phát triển, các chaebol Hàn quốc mau chóng chấp nhận yếu tố thị trường, đặc biệt trong việc tôn trọng các chuẩn mực quốc tế. Trong khi đó, các thể chế chính trị trong nước họ định hướng và chuyển mình theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. Hệ thống nhà nước càng minh bạch hay bị buộc phải minh bạch càng hạn chế việc gắn bó của các chaebol và quan chức nhà nước theo kiểu lấy tiền/cổ phiếu đổi quan hệ.
- Nếu nền kinh tế Việt Nam được định hướng phát triển theo kinh tế thị trường với sự tôn trọng và thực hiện ngày càng mạnh mẽ các nguyên tắc công khai minh bạch, giải trình và trách nhiệm xã hội thì chúng ta có thể hy vọng những doanh nghiệp tư nhân lớn của đất nước có thể trở thành các chaebol đối với nền kinh tế Việt Nam.
- Phan Anh Dũng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thể chế là điều kiện cần cho “giải pháp chaebol” - Tiến sĩ Lê Vĩnh Triển
Sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trong hơn nửa thế kỷ qua gắn liền với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế (chaebol) của đất nước này.
- Sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trong hơn nửa thế kỷ qua gắn liền với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế (chaebol) của đất nước này. Đó là các công ty tư nhân ban đầu được hỗ trợ mạnh mẽ từ phía nhà nước trong việc sử dụng các nguồn lực quốc nội. Sau này, các công ty này chuyển sang chấp nhận các nguyên tắc của thị trường như cạnh tranh hay các chuẩn mực quốc tế và trở thành những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới (có thể kể đến như Samsung, LG hay Hyundai).
- Sự hình thành và phát triển của các chaebol này không thể tách khỏi sự chuyển mình mạnh mẽ của thể chế chính trị Hàn Quốc theo hướng tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, công khai và minh bạch. Trong quá trình này, Hàn Quốc đã giải quyết tốt mâu thuẫn giữa một bên là hỗ trợ các chaebol bằng các biện pháp phi thị trường, thậm chí độc quyền, một bên là chấp nhận các quy luật thị trường, phát triển các thể chế dân chủ phản kháng trở lại đối với sự độc quyền của các chaebol. Đó rõ ràng không phải là một quá trình trơn tru, nhẹ nhàng mà là oằn mình đau đớn, khi mà trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997-1998, Hàn Quốc và các chaebol của mình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Ở Việt Nam, nếu nói các tập đoàn kinh tế nhà nước, với sự hỗ trợ toàn diện từ Nhà nước đã từng được kỳ vọng có thể trở thành các chaebol Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế đất nước thì có thể cho rằng những kỳ vọng như vậy đã thất bại với sự kém hiệu quả triền miên của các tập đoàn kinh tế này.
- Có ý kiến cho rằng các chaebol Hàn Quốc, xuất phát điểm là các công ty tư nhân, lớn mạnh và được nhà nước chọn lọc để hỗ trợ càng làm cho chúng lớn mạnh còn các tập đoàn kinh tế nhà nước ở ta vốn không có được động cơ kinh tế đủ mạnh để có thể nuôi những giấc mơ thần kỳ như những chaebol Hàn Quốc. Vì vậy, việc hình thành và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân lớn được cho là “giải pháp chaebol” cho nền kinh tế Việt Nam. Nếu đó là thực tế, bài viết này nêu một vài khía cạnh về mặt tinh thần phát triển, cũng như thể chế hỗ trợ cho sự phát triển của các chaebol Hàn Quốc, từ đó có thể có những so sánh, chuẩn bị cần thiết cho tham vọng (nếu có) thực hiện giải pháp chaebol đối với các đại công ty tư nhân Việt Nam
- Trước tiên là bàn về động cơ, quyết tâm của nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước và doanh nhân (tạm gọi là giới tinh hoa kinh tế) Hàn Quốc chịu áp lực của tâm lý, của ý thức nhược tiểu so với Nhật Bản, của chủ nghĩa dân tộc tích cực (trong việc nhìn nhận thua kém Nhật Bản và các nước phương Tây), từ đó định hướng và quyết tâm phát triển mạnh mẽ nhằm chinh phục các thị trường thế giới. Câu hỏi ban đầu có thể là, các “chaebol tư nhân Việt Nam”- nếu quả thực đang được (bước đầu) khuyến khích phát triển, liệu có dựa trên tinh thần và tâm lý tương tự hay lại có tâm lý tự mãn khi so sánh mình với các doanh nghiệp trong nước vốn không có được những biệt đãi từ phía nhà nước.
- Yếu tố thứ hai có tính chất quyết định – đó là việc “chọn bạn”, và chọn mô hình kinh tế chính trị để theo đuổi. Đối tác hợp tác chiến lược của Hàn Quốc từ ban đầu là các nước dân chủ tư bản (Mỹ, Tây Âu), vốn chủ trương và thúc đẩy sự giải trình, chịu trách nhiệm, và minh bạch. Các nguyên tắc này có thể chưa được thực thi hoàn chỉnh trong giai đoạn hình thành các chaebol nhưng càng về sau các thể chế để phục vụ cho sự phát triển các chaebol đều hướng đến thực hiện các nguyên tắc này. Từ đó hướng đến việc kiểm soát, tự kiểm soát tốt hơn các chaebol, tránh lộng quyền và câu kết chính trị.
- Quá trình chuyển đổi thể chế có thể thấy qua việc hình thành và phát triển các thiết chế, thể chế dân chủ ở Hàn Quốc. Nếu không nhìn nhận những ưu điểm của các thể chế dân chủ trong thúc đẩy trách nhiệm giải trình và công khai minh bạch như kim chỉ nam, các chaebol tư nhân Việt Nam có thể chỉ là những tập hợp hỗ lốn, kém minh bạch và khi đó chính các chaebol này trở lại là vật cản mạnh mẽ cho sự phát triển của các thể chế minh bạch và dân chủ.
- Thứ ba, với tư duy phát triển kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” và kinh tế nhà nước tiếp tục nắm vai trò quyết định, việc phát triển các chaebol tư nhân Việt Nam thực thụ có thể vấp phải những rào cản nội tại. Trong quá khứ, một thời gian sau mở cửa kinh tế, một số các doanh nghiệp tư nhân phát triển rầm rộ trong khi chưa có các thể chế pháp lý của kinh tế thị trường phù hợp, Nhà nước đã từng “khai tử” những doanh nghiệp này để đảm bảo các mục tiêu xã hội (EPCO, Minh Phụng là những ví dụ). Cho dù hiện nay các thể chế kinh tế, pháp luật phục vụ kinh tế thị trường ít nhiều đã hình thành nhưng với định hướng xã hội chủ nghĩa được nhấn mạnh, việc chấp nhận cho các doanh nghiệp tư nhân (chaebol tư nhân Việt Nam) trở thành những đầu tàu sẽ gặp phải những trở ngại từ lý luận (rào cản chính trị).
- Câu hỏi không tránh khỏi được đặt ra là liệu sự kiểm soát của Nhà nước sẽ đến mức nào và sự tồn tại của những đại doanh nghiệp này có thật sự do yếu tố thị trường quyết định hay không. Vì vậy, có thể nhận thấy, để giải quyết bài toán phát triển hay thậm chí là bài toán tồn tại, các siêu doanh nghiệp này sẽ tìm cách “liên kết với yếu tố nhà nước” bằng cách tìm sự bảo đảm từ các cá nhân trong hệ thống nhà nước (bằng cổ phần, cổ phiếu, bất động sản chẳng hạn). Các siêu doanh nghiệp này lại trở thành những doanh nghiệp sân sau kiểu mới của các cá nhân trong hệ thống công quyền.
- Với “định hướng xã hội chủ nghĩa” và vai trò hạn chế của truyền thông, các quan hệ kiểu này càng khó có thể bị bóc tách. Vì vậy, việc hình thành và phát triển các tổ hợp liên doanh “kinh tế- chính trị” kiểu này là điều có thể dự đoán. Hiện tượng “quá lớn không thể sụp đổ” (too big to fail) sẽ mang một hình thái mới, càng trầm trọng và tàn phá mạnh mẽ hơn các nguồn lực xã hội. “Không thể để cho sụp đổ” lúc này không chỉ đơn thuần ở yếu tố kinh tế xã hội, mà còn ở yếu tố chính trị vì nếu sụp đổ sẽ đặt vấn đề cho “tính chính danh” của hệ thống (Nhà nước chân chính chắc chắn sẽ ở vào vị thế tiến thoái lưỡng nan trong việc đối phó với các tổ hợp liên doanh kinh tế -chính trị này).
- Một hệ thống như thế rõ ràng không tạo điều kiện, thậm chí dập tắt các thiết chế ủng hộ công khai minh bạch.Từ đó cho thấy, nếu không phát triển mạnh mẽ các thể chế kinh tế thị trường với vai trò độc lập của truyền thông, Nhà nước đúng nghĩa sẽ mất kiểm soát đối với các siêu doanh nghiệp này. Việc hình thành và phát triển các chaebol tư nhân Việt Nam vì thế đã thiếu một tiền đề thực sự cần thiết.
- Tóm lại, sự hình thành và phát triển của các chaebol Hàn Quốc xuất phát từ các công ty tư nhân, được nhà nước hỗ trợ để nhằm chinh phục các thị trường nước ngoài chứ không nhắm đến khai thác cạn kiệt và tàn phá tài nguyên quốc nội. Trong quá trình phát triển, các chaebol Hàn quốc mau chóng chấp nhận yếu tố thị trường, đặc biệt trong việc tôn trọng các chuẩn mực quốc tế. Trong khi đó, các thể chế chính trị trong nước họ định hướng và chuyển mình theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. Hệ thống nhà nước càng minh bạch hay bị buộc phải minh bạch càng hạn chế việc gắn bó của các chaebol và quan chức nhà nước theo kiểu lấy tiền/cổ phiếu đổi quan hệ.
- Nếu nền kinh tế Việt Nam được định hướng phát triển theo kinh tế thị trường với sự tôn trọng và thực hiện ngày càng mạnh mẽ các nguyên tắc công khai minh bạch, giải trình và trách nhiệm xã hội thì chúng ta có thể hy vọng những doanh nghiệp tư nhân lớn của đất nước có thể trở thành các chaebol đối với nền kinh tế Việt Nam.
- Phan Anh Dũng chuyển