Tin nóng trong ngày
Thế giới hôm nay: 03/07/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 11,1% trong tháng 6, tức giảm 2,2% so với tháng 5, khi một số bang dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa. Nền kinh tế đã lấy lại 7,5 triệu trong số 22 triệu việc làm bị mất kể từ tháng Ba. Tuy nhiên, việc số ca nhiễm covid-19 tăng lại đã buộc nhiều tiểu bang phải khôi phục các hạn chế, điều có thể gây nên làn sóng mất việc mới.
Một trận lở bùn do mưa lớn gây ra cái chết của hơn 120 người tại một mỏ ngọc bích ở Hpakant, Myanmar. Một số vụ tai nạn tương tự đã xảy ra ở các mỏ ngọc Myanmar những năm gần đây, bao gồm sự cố hồi năm 2015 làm ít nhất 113 người chết. Nhân viên cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm những người sống sót.
Ryanair báo cáo số lượng hành khách giảm 97% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6. Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu chỉ chuyên chở 400.000 người, giảm từ mức 14,2 triệu trong tháng 6 năm 2019. Hãng đã khôi phục dịch vụ trên 90% các tuyến bay thông thường vào hôm qua. Wizz Air, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Trung và Đông Âu, cho biết số lượng khách của hãng cũng giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6.
Tokyo ghi nhận 107 ca nhiễm covid-19 mới, cao nhất theo ngày kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào ngày 25 tháng 5 và là con số cao nhất kể từ ngày 2 tháng 5. Các nhà bình luận cho rằng Nhật Bản đã làm rất tốt việc kiểm soát virus bằng theo dõi tiếp xúc và ý thức của người dân do áp lực của những người xung quanh, nhưng số ca nhiễm đã dần tăng lại trong những tuần gần đây.
Tesla trở thành nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới, vượt qua Toyota, hãng đã chế tạo ra số lượng xe nhiều gấp 27 lần Tesla hồi năm ngoái. Nhà sản xuất ô tô điện có giá trị vốn hóa thị trường đạt 208 tỷ đô vào hôm qua. Song, một số cổ đông đã kêu gọi loại bỏ Elon Musk, ông chủ Tesla, vì họ nghĩ rằng tiền lương của ông quá cao (có thể lên tới 56 tỷ đô la trong mười năm) và ông không đáng tin trên mạng xã hội.
Số ca nhiễm covid – 19 tăng kỷ lục ở Mỹ. Số ca nhiễm mới đã tăng gần 53.000 người hôm thứ Tư, với Arizona, Texas và các tiểu bang miền nam khác ghi nhận mức cao kỷ lục mới theo ngày. Ở Trung Đông, số ca nhiễm cũng vượt mốc 1 triệu. WHO cho biết khu vực này (bao gồm cả Pakistan) đã đạt đến “ngưỡng sống còn”.
Ghislaine Maxwell, một tay ăn chơi có tiếng người Anh, đã bị bắt ở quận New Hampshire với cáo buộc giúp đỡ Jeffrey Epstein, một nhà tài chính, lạm dụng tình dục những thiếu nữ tuổi 14. Epstein đã tự tử trong tù hồi năm ngoái. Bản cáo trạng từ văn phòng chưởng lý Hoa Kỳ tại quận New Hampshire đề cập đến ba nạn nhân vị thành niên ẩn danh. Bà Maxwell từ lâu đã phủ nhận hành vi sai trái.
TIÊU ĐIỂM
Quốc khánh không vui của nước Mỹ
Ngày mai, người Mỹ sẽ đón chào quốc khánh trong tâm lý nặng nề. Thăm dò ý kiến của Viện Nghiên cứu Pew cho thấy chỉ 12% người dân “hài lòng” với tình trạng của đất nước. Chỉ có 17% “tự hào” về nước Mỹ. Thậm chí còn tệ hơn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 – khi 23% vẫn còn “hài lòng”. Đất nước này đang phải đối mặt với đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ, khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng do bất ổn chủng tộc.
Hơn 130.000 người Mỹ đã tử vong vì covid-19. Và virus lại đang lây nhanh ở miền Nam và miền Tây. Ngay cả sau khi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt bị dỡ bỏ ở hầu hết các bang, tỷ lệ thất nghiệp vẫn là hơn 11%. Sự phản đối đối với nhiệm kỳ tổng thống gây chia rẽ của Donald Trump bổ sung thêm một tầng bất mãn. Pew cũng nhận thấy rằng 53% người Mỹ coi ông là một tổng thống “rất tệ”. Ông sẽ tái tranh cử tháng 11 tới.
Anh dỡ phong tỏa
Mai là thứ bảy ở Anh và mọi người sẽ đi cắt tóc, tham quan bảo tàng và uống tới bến ở quán rượu. Đó là một cảnh tượng hàng ngày bỗng hóa phi thường bởi thực tế là các hoạt động này đã bị cấm suốt 102 ngày qua. Tuyệt vời đến nỗi 4 tháng 7 năm 2020 được một số người Anh gọi là “Ngày Độc lập”. Và giống như tất cả các dân tộc đang khao khát được hít thở tự do, nhiều người Anh cho rằng đã đến lúc được tự do như vậy; khi những người bạn của họ ở châu Âu đã được ra ngoài khoảng hơn một tháng nay.
Nhưng không phải tất cả người Anh đều muốn tiếp tục cuộc sống bình thường. Scotland và Wales có ngày mở cửa muộn hơn Anh. Và một đợt bùng phát covid-19 mới tại thành phố Leicester của Anh đã dẫn đến việc áp dụng phong tỏa tại địa phương. Anh vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày gấp đôi Tây Ban Nha và gấp bốn lần Ý, hai trong số các nước châu Âu bị thiệt hại nặng nhất. Tốt hơn hết là uống nhanh khi còn được uống.
Covid-19 và các quy định tài chính của EU
Ngày mai, các quy tắc mới sẽ bắt đầu có hiệu lực để thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường hợp đồng tương lai châu Âu trị giá 73 nghìn tỷ euro (82,5 nghìn tỷ đô la), nơi các nhà đầu tư đặt cược vào giá trị tương lai của hàng hóa, chứng khoán và những thứ khác. Là một phần của MiFID II, gói cải cách khổng lồ được thiết lập để nâng đỡ thị trường tài chính EU, chế độ Open Access (tiếp cận mở) sẽ yêu cầu các sàn giao dịch cho phép những người tham gia thị trường chọn nơi họ muốn thanh toán bù trừ giao dịch, thay vì buộc nhà đầu tư phải chọn trung tâm thanh toán bù trừ của sàn (điều này đảm bảo giao dịch được hoàn thành ngay cả khi một bên phá sản).
Tuy nhiên, lấy lý do sự hỗn loạn của thị trường và sự phức tạp của làm việc tại nhà, EU tuần trước đã hoãn thực hiện chế độ này trong một năm. Những người phản đối mừng rơn, vì lo ngại một cuộc cải cách lớn có thể đe dọa sự ổn định tài chính của khối. Những người ủng hộ thì bắt đầu lo lắng liệu các điều khoản trên bao giờ mới có hiệu lực. Ban đầu chúng dự đình được áp dụng vào tháng 1 năm 2018.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn với giới luật sư
Các luật sư ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay sẽ tổ chức biểu tình chống lại cuộc cải cách được lên kế hoạch trước nhắm vào các hiệp hội luật sư của nước này. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, đứng đầu là Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, gần đây đã trì hoãn một dự luật cho phép các hiệp hội luật sư mới thành lập văn phòng tại các thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Những người phản đối cho rằng luật này nhằm tăng cường sự kiểm soát của ông Erdogan trên toàn quốc.
Giới luật sư ở Ankara, Istanbul và Izmir thường được coi là thành trì của phe đối lập và thường xuyên tranh cãi với chính phủ. Đầu năm nay, các công tố viên đã mở cuộc điều tra nhắm vào hội luật sư Ankara sau khi nhóm này chỉ trích một bài giảng phản đối người đồng tính của người đứng đầu giới chức tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên. Các chủ tịch của hàng chục hiệp hội luật sư đã tới Ankara vào tuần trước để tuần hành với áo choàng, nhưng đã bị cảnh sát chặn lại. Họ chỉ được phép vào thành phố sau 24 giờ đối đầu với cảnh sát.
Croatia tổ chức tổng tuyển cử
Chủ nhật này người Croatia sẽ đi bỏ phiếu. Kết quả có thể sẽ không ngã ngũ. Trong khi đó, nước này đang bước vào khủng hoảng kinh tế do hậu quả của đại dịch covid-19. Một phần tư nền kinh tế Croatia dựa vào du lịch. Với việc những du khách tiềm năng bị mắc kẹt ở nhà vì hạn chế đi lại, các khách sạn đều trống rỗng. GDP Croatia có thể giảm 11% trong năm nay. Thủ tướng Andrej Plenkovic đang kêu gọi cử tri lựa chọn đảng trung hữu cầm quyền của ông như một giải pháp an toàn.
Một liên minh trung tả có thể giành được hầu hết các ghế, nhưng theo các cuộc thăm dò, cả hai nhóm chính đều sẽ không thể chiếm đa số. Ông Plenkovic có thể đạt được thỏa thuận với một đảng cực hữu để đưa Croatia đi theo con đường của Viktor Orban, thủ tướng cực hữu của nước láng giềng Hungary. Các lựa chọn thay thế bao gồm một liên minh lớn hoặc một chính phủ kỹ trị. Nhưng tốc độ sẽ là điều cốt yếu. Sau một số thành công ban đầu trong việc chống dịch, số ca nhiễm lại tăng.
Bàn ra tán vào (0)
Thế giới hôm nay: 03/07/2020
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 11,1% trong tháng 6, tức giảm 2,2% so với tháng 5, khi một số bang dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa. Nền kinh tế đã lấy lại 7,5 triệu trong số 22 triệu việc làm bị mất kể từ tháng Ba. Tuy nhiên, việc số ca nhiễm covid-19 tăng lại đã buộc nhiều tiểu bang phải khôi phục các hạn chế, điều có thể gây nên làn sóng mất việc mới.
Một trận lở bùn do mưa lớn gây ra cái chết của hơn 120 người tại một mỏ ngọc bích ở Hpakant, Myanmar. Một số vụ tai nạn tương tự đã xảy ra ở các mỏ ngọc Myanmar những năm gần đây, bao gồm sự cố hồi năm 2015 làm ít nhất 113 người chết. Nhân viên cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm những người sống sót.
Ryanair báo cáo số lượng hành khách giảm 97% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6. Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu chỉ chuyên chở 400.000 người, giảm từ mức 14,2 triệu trong tháng 6 năm 2019. Hãng đã khôi phục dịch vụ trên 90% các tuyến bay thông thường vào hôm qua. Wizz Air, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Trung và Đông Âu, cho biết số lượng khách của hãng cũng giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6.
Tokyo ghi nhận 107 ca nhiễm covid-19 mới, cao nhất theo ngày kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào ngày 25 tháng 5 và là con số cao nhất kể từ ngày 2 tháng 5. Các nhà bình luận cho rằng Nhật Bản đã làm rất tốt việc kiểm soát virus bằng theo dõi tiếp xúc và ý thức của người dân do áp lực của những người xung quanh, nhưng số ca nhiễm đã dần tăng lại trong những tuần gần đây.
Tesla trở thành nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới, vượt qua Toyota, hãng đã chế tạo ra số lượng xe nhiều gấp 27 lần Tesla hồi năm ngoái. Nhà sản xuất ô tô điện có giá trị vốn hóa thị trường đạt 208 tỷ đô vào hôm qua. Song, một số cổ đông đã kêu gọi loại bỏ Elon Musk, ông chủ Tesla, vì họ nghĩ rằng tiền lương của ông quá cao (có thể lên tới 56 tỷ đô la trong mười năm) và ông không đáng tin trên mạng xã hội.
Số ca nhiễm covid – 19 tăng kỷ lục ở Mỹ. Số ca nhiễm mới đã tăng gần 53.000 người hôm thứ Tư, với Arizona, Texas và các tiểu bang miền nam khác ghi nhận mức cao kỷ lục mới theo ngày. Ở Trung Đông, số ca nhiễm cũng vượt mốc 1 triệu. WHO cho biết khu vực này (bao gồm cả Pakistan) đã đạt đến “ngưỡng sống còn”.
Ghislaine Maxwell, một tay ăn chơi có tiếng người Anh, đã bị bắt ở quận New Hampshire với cáo buộc giúp đỡ Jeffrey Epstein, một nhà tài chính, lạm dụng tình dục những thiếu nữ tuổi 14. Epstein đã tự tử trong tù hồi năm ngoái. Bản cáo trạng từ văn phòng chưởng lý Hoa Kỳ tại quận New Hampshire đề cập đến ba nạn nhân vị thành niên ẩn danh. Bà Maxwell từ lâu đã phủ nhận hành vi sai trái.
TIÊU ĐIỂM
Quốc khánh không vui của nước Mỹ
Ngày mai, người Mỹ sẽ đón chào quốc khánh trong tâm lý nặng nề. Thăm dò ý kiến của Viện Nghiên cứu Pew cho thấy chỉ 12% người dân “hài lòng” với tình trạng của đất nước. Chỉ có 17% “tự hào” về nước Mỹ. Thậm chí còn tệ hơn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 – khi 23% vẫn còn “hài lòng”. Đất nước này đang phải đối mặt với đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ, khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng do bất ổn chủng tộc.
Hơn 130.000 người Mỹ đã tử vong vì covid-19. Và virus lại đang lây nhanh ở miền Nam và miền Tây. Ngay cả sau khi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt bị dỡ bỏ ở hầu hết các bang, tỷ lệ thất nghiệp vẫn là hơn 11%. Sự phản đối đối với nhiệm kỳ tổng thống gây chia rẽ của Donald Trump bổ sung thêm một tầng bất mãn. Pew cũng nhận thấy rằng 53% người Mỹ coi ông là một tổng thống “rất tệ”. Ông sẽ tái tranh cử tháng 11 tới.
Anh dỡ phong tỏa
Mai là thứ bảy ở Anh và mọi người sẽ đi cắt tóc, tham quan bảo tàng và uống tới bến ở quán rượu. Đó là một cảnh tượng hàng ngày bỗng hóa phi thường bởi thực tế là các hoạt động này đã bị cấm suốt 102 ngày qua. Tuyệt vời đến nỗi 4 tháng 7 năm 2020 được một số người Anh gọi là “Ngày Độc lập”. Và giống như tất cả các dân tộc đang khao khát được hít thở tự do, nhiều người Anh cho rằng đã đến lúc được tự do như vậy; khi những người bạn của họ ở châu Âu đã được ra ngoài khoảng hơn một tháng nay.
Nhưng không phải tất cả người Anh đều muốn tiếp tục cuộc sống bình thường. Scotland và Wales có ngày mở cửa muộn hơn Anh. Và một đợt bùng phát covid-19 mới tại thành phố Leicester của Anh đã dẫn đến việc áp dụng phong tỏa tại địa phương. Anh vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày gấp đôi Tây Ban Nha và gấp bốn lần Ý, hai trong số các nước châu Âu bị thiệt hại nặng nhất. Tốt hơn hết là uống nhanh khi còn được uống.
Covid-19 và các quy định tài chính của EU
Ngày mai, các quy tắc mới sẽ bắt đầu có hiệu lực để thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường hợp đồng tương lai châu Âu trị giá 73 nghìn tỷ euro (82,5 nghìn tỷ đô la), nơi các nhà đầu tư đặt cược vào giá trị tương lai của hàng hóa, chứng khoán và những thứ khác. Là một phần của MiFID II, gói cải cách khổng lồ được thiết lập để nâng đỡ thị trường tài chính EU, chế độ Open Access (tiếp cận mở) sẽ yêu cầu các sàn giao dịch cho phép những người tham gia thị trường chọn nơi họ muốn thanh toán bù trừ giao dịch, thay vì buộc nhà đầu tư phải chọn trung tâm thanh toán bù trừ của sàn (điều này đảm bảo giao dịch được hoàn thành ngay cả khi một bên phá sản).
Tuy nhiên, lấy lý do sự hỗn loạn của thị trường và sự phức tạp của làm việc tại nhà, EU tuần trước đã hoãn thực hiện chế độ này trong một năm. Những người phản đối mừng rơn, vì lo ngại một cuộc cải cách lớn có thể đe dọa sự ổn định tài chính của khối. Những người ủng hộ thì bắt đầu lo lắng liệu các điều khoản trên bao giờ mới có hiệu lực. Ban đầu chúng dự đình được áp dụng vào tháng 1 năm 2018.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn với giới luật sư
Các luật sư ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay sẽ tổ chức biểu tình chống lại cuộc cải cách được lên kế hoạch trước nhắm vào các hiệp hội luật sư của nước này. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, đứng đầu là Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, gần đây đã trì hoãn một dự luật cho phép các hiệp hội luật sư mới thành lập văn phòng tại các thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Những người phản đối cho rằng luật này nhằm tăng cường sự kiểm soát của ông Erdogan trên toàn quốc.
Giới luật sư ở Ankara, Istanbul và Izmir thường được coi là thành trì của phe đối lập và thường xuyên tranh cãi với chính phủ. Đầu năm nay, các công tố viên đã mở cuộc điều tra nhắm vào hội luật sư Ankara sau khi nhóm này chỉ trích một bài giảng phản đối người đồng tính của người đứng đầu giới chức tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên. Các chủ tịch của hàng chục hiệp hội luật sư đã tới Ankara vào tuần trước để tuần hành với áo choàng, nhưng đã bị cảnh sát chặn lại. Họ chỉ được phép vào thành phố sau 24 giờ đối đầu với cảnh sát.
Croatia tổ chức tổng tuyển cử
Chủ nhật này người Croatia sẽ đi bỏ phiếu. Kết quả có thể sẽ không ngã ngũ. Trong khi đó, nước này đang bước vào khủng hoảng kinh tế do hậu quả của đại dịch covid-19. Một phần tư nền kinh tế Croatia dựa vào du lịch. Với việc những du khách tiềm năng bị mắc kẹt ở nhà vì hạn chế đi lại, các khách sạn đều trống rỗng. GDP Croatia có thể giảm 11% trong năm nay. Thủ tướng Andrej Plenkovic đang kêu gọi cử tri lựa chọn đảng trung hữu cầm quyền của ông như một giải pháp an toàn.
Một liên minh trung tả có thể giành được hầu hết các ghế, nhưng theo các cuộc thăm dò, cả hai nhóm chính đều sẽ không thể chiếm đa số. Ông Plenkovic có thể đạt được thỏa thuận với một đảng cực hữu để đưa Croatia đi theo con đường của Viktor Orban, thủ tướng cực hữu của nước láng giềng Hungary. Các lựa chọn thay thế bao gồm một liên minh lớn hoặc một chính phủ kỹ trị. Nhưng tốc độ sẽ là điều cốt yếu. Sau một số thành công ban đầu trong việc chống dịch, số ca nhiễm lại tăng.