Đoạn Đường Chiến Binh
Thêm Một Văn Nô Chán Đảng: Trà Giang - Ván cờ người Quảng Ngãi
Những người lãnh đạo Quảng Ngãi thời kỳ sau 1975, qua nhiều thế hệ, cố gắng tuyên truyền và định hình một cách rất tự mãn rằng Quảng Ngãi
Những người lãnh đạo Quảng Ngãi thời kỳ sau 1975, qua nhiều thế hệ, cố gắng tuyên truyền và định hình một cách rất tự mãn rằng Quảng Ngãi là quê hương cách mạng, có truyền thống giác ngộ cách mạng và biết làm cách mạng; nhờ đó Quảng Ngãi có chi bộ cộng sản ngay rừ năm 1930, có cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và đội du kích Ba Tơ, có khởi nghĩa Trà Bồng, có chiến thắng Vạn Tường, Ba Gia..., đến nay lại thêm hoài cố về những đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải...
Ấy vậy mà khoảng mươi năm trở lại đây, Quảng Ngãi không tạo ra được từ nguồn cán bộ trưởng thành tại địa phương một ông bí thư tỉnh ủy, chức vụ đứng đầu hệ thống chính trị của tỉnh, mà vốn theo truyền thống đoàn kết, nguyên tắc tập trung dân chủ, qui trình công tác nhân sự và phương thức bầu cử hình thức, không khó gì để có được.
Có lẽ đó cũng là do truyền thống cách mạng mà ra; bởi đã cách mạng thì phải giỏi giang, uy tín sâu rộng, tính chiến đấu bừng bừng, nên chẳng ai chịu ai cả : bó đũa chẳng có cái cột cờ nào. Đã vậy thì chỉ còn chờ trung ương điều cán bộ từ nơi khác đến. Trong 3 nhiệm kỳ, có liên tiếp 3 ông bí thư tỉnh ủy được điều về Quảng Ngãi như vậy. Mỗi lần điều động chỉ định chức vụ bí thư, những người làm công tác nhân sự ở trung ương cố gắng tìm một số tiêu chí đặc thù tương đối phù hợp, hoặc ít nhất là có thể giải thích được, song kết quả chung vẫn là một phương án tình thế; người được điều về, trước hết là một ủy viên trung ương hoặc qui hoạch ủy viên trung ương mà ở Việt Nam được xem là vạn năng, làm gì cũng được, vốn chẳng biết gì về Quảng Ngãi cả, song vẫn được tin tưởng giao nhiệm vụ vì Đảng tin vào nguyên tắc làm việc tập thể, các luật lệ và qui chế vận hành hệ thống chính trị cấp tỉnh, các thông lệ, tiền lệ kinh nghiệm tích lũy được của cá nhân được điều động. Ngoài ra, chẳng cần tài năng, đức độ, sở trường... cá nhân và nhu cầu, nguyện vọng của địa phương gì hết.
Cứ vậy, ông bí thư được luân chuyển về tỉnh cứ ung dung sử dụng quyền lực được mệnh cho cái chức của mình, với 2 năm đầu để làm quen nhưng vẫn chưa nhớ hết địa danh, nhân danh cán bộ cấp huyện, toan tính một vài điều có lợi riêng trong những chiến lược phát triển cấp tỉnh, ngồi dự hết sự kiện này đến sự kiện khác để tung ra những phát biểu dạy đời đủ thứ cho các đối tượng từ bô lão cách mạng bạc râu đến các cháu nhi đồng đang lớn, và, tìm cách vận động để sớm nhảy khỏi tỉnh nhà, với một chức vụ khá hơn.
Với qui trình đó, ông thứ nhất thực hiện sứ mệnh chưa được bao lâu, cũng chẳng thành tích gì, đã về trung ương với chức Bộ trưởng; ông thứ hai qua việc chung đã tranh thủ vài việc lợi riêng rồi cũng về trung ương nhận chức đứng đầu một cơ quan tối cao.
Chưa được kết thúc nhiệm kỳ luân chuyển như hai ông trước, ông bí thư hiện nay, trẻ hơn, đang cố gắng tạo dáng bằng những “đột phá” riêng của mình. Trước hết, ông tìm mọi cách tranh thủ tạo sự ủng hộ từ cách vị lão thành cách mạng, đặc biệt bằng việc thể hiện những quyết tâm có màu sắc đổi mới (giải quyết những sự việc nóng, đẩy mạnh các dự án trì trệ, chống tiêu cực, tham nhũng v.v...) với cách làm thiên tả phù hợp với khẩu vị các cụ. Ông cũng xuất hiện nhiều trước công chúng qua truyền thông, tiếp xúc dân, dự các sự kiện. Ông mạnh mẽ đòi làm một cuộc cách mạng về văn hóa để thay đổi hình ảnh Quảng Ngãi, từ tư duy, cung cách làm việc, quan hệ với doanh nghiệp, ứng xử du lịch v.v... qua những lời chỉ đạo có tính răn dạy cho nhiều đối tượng cán bộ khác nhau của tỉnh. Ông thể hiện năng lực và trách nhiệm của mình bằng cách vượt qua cả phía cơ quan hành chính nhà nước (chính quyền) trong việc tiếp khách nước ngoài, nhất là đại diện của các nước có dự kiến đầu tư lớn vào Quảng Ngãi. Ông mạnh dạn chỉ đạo chỉ định thầu cho những đơn vị thi công thân tín của ông tại những công trình có vốn đầu tư lớn nhưng ì ạch của tỉnh. Ông không ngại kêu gọi mời rũ giới thiệu những doanh nhân quen biết từ thời ông làm công tác đoàn về Quảng Ngãi để kinh doanh.
Song có lẽ dự án lớn nhất mà ông muốn khẳng định công trạng, tạo đà rút khỏi Quảng Ngãi là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Sau khi kiểm điểm theo nghị quyết trung ương 4, ông đã thuyết phục cơ quan thường trực của tỉnh ủy đưa ra phương án thay đổi, luân chuyển, điều động gần 30 cán bộ cấp thường vụ tỉnh ủy quản lý. Cơ quan thường trực ấy cũng dễ bị thuyết phục vì có thể đục nước béo cò; nếu không thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đền mình. Trong phương án ấy, có việc điều từ tỉnh về huyện, từ huyện lên tỉnh, từ sở này sang sở khác, từ cơ quan đảng sang cơ quan nhà nước và ngược lại; một số trường hợp trong đó lại kết nối, hoán chuyển với nhau. Trong mê hồn trận chiến lược nhân sự đó, người ngoài cuộc, dù có biết những trường hợp liên quan, cũng không hiểu ý đồ của tác giả thiết kế đó ở bề sâu của nó; còn nhìn từ bên ngoài, chẳng có lý do gì cả vì phần lớn là vì người, vì mối quan hệ lợi ích riêng tư mà bố trí, đề bạt bổ nhiệm chức vụ, chẳng theo mục tiêu của cái gọi là cải cách hành chính rằng công tác cán bộ phải vì việc mà dùng người, cũng chẳng vì mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ, nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gì. Cuộc cách mạng nhân sự của ông bí thư trẻ tuổi, người đã cười toe toét trước cảnh tái diễn cuộc thảm sát Mỹ Lai trong lễ kỷ niệm 2013, không phải vì bản chất của nó, mà long trời lở đất vì đụng đến thân phận, số phận, vận mệnh chính trị, tình trạng an cư ổn định sinh hoạt gia đình riêng tư qua mấy chục năm công tác của mấy chục con người, qua đó có kẻ lên người xuống, kẻ về gần nhà kẻ phải xa nhà theo nhiệm vụ mới. Trong mấy chục trường hợp ấy, có một trường hợp đặc biệt về chính trị là ông đã cùng với thường trực tỉnh ủy hạ bệ một ông Phó chủ tịch tỉnh vốn được nhân dân hai lần bầu ra rất “dân chủ”, rất của dân do dân vì dân và được đảng lãnh đạo chặt chẽ ấy, chỉ vì số ủy viên thường vụ trong chức danh Phó chủ tịch tỉnh vượt quá “qui hoạch” cũng do đảng tạo ra.
Kể câu chuyện về công tác cán bộ, cuộc cách mạng nhân sự của một tỉnh như một thể nghiệm uy quyền lãnh đạo của một ông bí thư từ trên trời rớt xuống không phải để nói riêng về trường hợp này. Từ chuyện một tỉnh, có thể khái quát nên chuyện cả nước này, rằng với chiến lợi phẩm quyền lực giành được qua “cách mạng”, chiến tranh, với sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng- một thiết chế siêu nhà nước toàn trị- về công tác cán bộ nói riêng, đảng đã biến quá trình này thành như một cuộc chơi, một sân chơi, một trò chơi. Đó là một trò chơi có lợi cho người chơi, một bộ phận đồ chơi và những kẻ ăn theo khác. Mấy chục năm “đổi mới”, công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm đã tạo nên nguồn thu nhập, làm nên sự giàu có của nhiều người trong hệ thống công tác tổ chức, làm nên dòng lưu thông tiền bạc trong thị trường ngầm bằng phong bì, chuyển khoản, quà cáp; sự tiêu cực đến mức báo động là bệnh, là quốc nạn với cách diễn đạt cũng của đảng mà không có quốc gia hay chính đảng nào trên thế giới có được : chạy tuyển dụng công chức, chạy chức chạy quyền. Đó là sản phẩm tất yếu của độc quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện. Ngoài hệ lụy tiêu cực đó, sự lãnh đạo của đảng trong công tác cán bộ cũng chẳng làm nên tích sự gì, tham nhũng vẫn ngày càng nghiêm trọng hơn nhưng tinh vi hơn bằng chính kinh nghiệm của những đảng viên lãnh đạo do đảng dựng nên; các nhóm lợi ích đã thể hiện bản chất ở trình độ mafia với các đặc trưng cổ điển Âu – Mỹ cộng với điều kiện một đảng duy nhất độc quyền lãnh đạo. Một khi sự việc tham nhũng đơn lẽ rủi ro nào đó bị khui ra, đảng vội vã phủi tay chối bỏ trách nhiệm bằng cách khai trừ đảng đồng chí bị lộ đó; thế là an toàn và hết. Những cố gắng cách mạng nhân sự qua trường hợp Quảng Ngãi cùng với công tác xây dựng đảng như kiểu nghị quyết 4 chỉ như tự túm tóc để nhắc mình lên khỏi mặt đất thôi. Nó tiếp tục khẳng định một cách ngoan cố quyền lực ngày càng tha hóa của đảng, tạo ra bối cảnh để trục lợi cho đảng và các yếu tố khác của nền kinh tế thị trường giả cầy cùng với các nhóm lợi ích vệ tinh, song nó cũng bộc lộ một sự bất lực, lúng túng ngày càng rõ. Chỉ cần nghiên cứu kỹ một luận điểm đánh giá về tiêu cực trong công tác cán bộ rằng rất nhiều cán bộ không muốn công tác ở cơ quan đảng, đoàn thể, hội đồng nhân dân, chỉ muốn làm việc ở cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn hoặc nhìn vào hiện tượng đảng tăng phụ cấp gần 50% tiền lương cho công chức đảng thì đủ biết sự suy đồi trong lĩnh vực này nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung như thế nào.
Trong nhưng quốc gia không có hệ thống chính trị như Việt Nam, một đảng lãnh đạo độc quyền được cưỡng chế hợp hiến hóa như Việt Nam, những câu chuyện đang nói không hề có. Việt Nam có loại đặc sản đó, lại tốn một khối ngân sách khổng lồ để nuôi cái thiết chế tạo nên câu chuyện đó, nuôi cả những hoạt động phát sinh trong quan hệ của thiết chế đó với các bộ phận khác của hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội. Còn “nhân dân” thì vẫn bị ném ra ngoài các cuộc chơi, hoặc chỉ được mượn đóng vai đám đông trong các cuộc chơi đó. Thế có khổ không?
Trà Giang
(Dân luận)
Bàn ra tán vào (0)
Thêm Một Văn Nô Chán Đảng: Trà Giang - Ván cờ người Quảng Ngãi
Những người lãnh đạo Quảng Ngãi thời kỳ sau 1975, qua nhiều thế hệ, cố gắng tuyên truyền và định hình một cách rất tự mãn rằng Quảng Ngãi
Những người lãnh đạo Quảng Ngãi thời kỳ sau 1975, qua nhiều thế hệ, cố gắng tuyên truyền và định hình một cách rất tự mãn rằng Quảng Ngãi là quê hương cách mạng, có truyền thống giác ngộ cách mạng và biết làm cách mạng; nhờ đó Quảng Ngãi có chi bộ cộng sản ngay rừ năm 1930, có cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và đội du kích Ba Tơ, có khởi nghĩa Trà Bồng, có chiến thắng Vạn Tường, Ba Gia..., đến nay lại thêm hoài cố về những đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải...
Ấy vậy mà khoảng mươi năm trở lại đây, Quảng Ngãi không tạo ra được từ nguồn cán bộ trưởng thành tại địa phương một ông bí thư tỉnh ủy, chức vụ đứng đầu hệ thống chính trị của tỉnh, mà vốn theo truyền thống đoàn kết, nguyên tắc tập trung dân chủ, qui trình công tác nhân sự và phương thức bầu cử hình thức, không khó gì để có được.
Có lẽ đó cũng là do truyền thống cách mạng mà ra; bởi đã cách mạng thì phải giỏi giang, uy tín sâu rộng, tính chiến đấu bừng bừng, nên chẳng ai chịu ai cả : bó đũa chẳng có cái cột cờ nào. Đã vậy thì chỉ còn chờ trung ương điều cán bộ từ nơi khác đến. Trong 3 nhiệm kỳ, có liên tiếp 3 ông bí thư tỉnh ủy được điều về Quảng Ngãi như vậy. Mỗi lần điều động chỉ định chức vụ bí thư, những người làm công tác nhân sự ở trung ương cố gắng tìm một số tiêu chí đặc thù tương đối phù hợp, hoặc ít nhất là có thể giải thích được, song kết quả chung vẫn là một phương án tình thế; người được điều về, trước hết là một ủy viên trung ương hoặc qui hoạch ủy viên trung ương mà ở Việt Nam được xem là vạn năng, làm gì cũng được, vốn chẳng biết gì về Quảng Ngãi cả, song vẫn được tin tưởng giao nhiệm vụ vì Đảng tin vào nguyên tắc làm việc tập thể, các luật lệ và qui chế vận hành hệ thống chính trị cấp tỉnh, các thông lệ, tiền lệ kinh nghiệm tích lũy được của cá nhân được điều động. Ngoài ra, chẳng cần tài năng, đức độ, sở trường... cá nhân và nhu cầu, nguyện vọng của địa phương gì hết.
Cứ vậy, ông bí thư được luân chuyển về tỉnh cứ ung dung sử dụng quyền lực được mệnh cho cái chức của mình, với 2 năm đầu để làm quen nhưng vẫn chưa nhớ hết địa danh, nhân danh cán bộ cấp huyện, toan tính một vài điều có lợi riêng trong những chiến lược phát triển cấp tỉnh, ngồi dự hết sự kiện này đến sự kiện khác để tung ra những phát biểu dạy đời đủ thứ cho các đối tượng từ bô lão cách mạng bạc râu đến các cháu nhi đồng đang lớn, và, tìm cách vận động để sớm nhảy khỏi tỉnh nhà, với một chức vụ khá hơn.
Với qui trình đó, ông thứ nhất thực hiện sứ mệnh chưa được bao lâu, cũng chẳng thành tích gì, đã về trung ương với chức Bộ trưởng; ông thứ hai qua việc chung đã tranh thủ vài việc lợi riêng rồi cũng về trung ương nhận chức đứng đầu một cơ quan tối cao.
Chưa được kết thúc nhiệm kỳ luân chuyển như hai ông trước, ông bí thư hiện nay, trẻ hơn, đang cố gắng tạo dáng bằng những “đột phá” riêng của mình. Trước hết, ông tìm mọi cách tranh thủ tạo sự ủng hộ từ cách vị lão thành cách mạng, đặc biệt bằng việc thể hiện những quyết tâm có màu sắc đổi mới (giải quyết những sự việc nóng, đẩy mạnh các dự án trì trệ, chống tiêu cực, tham nhũng v.v...) với cách làm thiên tả phù hợp với khẩu vị các cụ. Ông cũng xuất hiện nhiều trước công chúng qua truyền thông, tiếp xúc dân, dự các sự kiện. Ông mạnh mẽ đòi làm một cuộc cách mạng về văn hóa để thay đổi hình ảnh Quảng Ngãi, từ tư duy, cung cách làm việc, quan hệ với doanh nghiệp, ứng xử du lịch v.v... qua những lời chỉ đạo có tính răn dạy cho nhiều đối tượng cán bộ khác nhau của tỉnh. Ông thể hiện năng lực và trách nhiệm của mình bằng cách vượt qua cả phía cơ quan hành chính nhà nước (chính quyền) trong việc tiếp khách nước ngoài, nhất là đại diện của các nước có dự kiến đầu tư lớn vào Quảng Ngãi. Ông mạnh dạn chỉ đạo chỉ định thầu cho những đơn vị thi công thân tín của ông tại những công trình có vốn đầu tư lớn nhưng ì ạch của tỉnh. Ông không ngại kêu gọi mời rũ giới thiệu những doanh nhân quen biết từ thời ông làm công tác đoàn về Quảng Ngãi để kinh doanh.
Song có lẽ dự án lớn nhất mà ông muốn khẳng định công trạng, tạo đà rút khỏi Quảng Ngãi là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Sau khi kiểm điểm theo nghị quyết trung ương 4, ông đã thuyết phục cơ quan thường trực của tỉnh ủy đưa ra phương án thay đổi, luân chuyển, điều động gần 30 cán bộ cấp thường vụ tỉnh ủy quản lý. Cơ quan thường trực ấy cũng dễ bị thuyết phục vì có thể đục nước béo cò; nếu không thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đền mình. Trong phương án ấy, có việc điều từ tỉnh về huyện, từ huyện lên tỉnh, từ sở này sang sở khác, từ cơ quan đảng sang cơ quan nhà nước và ngược lại; một số trường hợp trong đó lại kết nối, hoán chuyển với nhau. Trong mê hồn trận chiến lược nhân sự đó, người ngoài cuộc, dù có biết những trường hợp liên quan, cũng không hiểu ý đồ của tác giả thiết kế đó ở bề sâu của nó; còn nhìn từ bên ngoài, chẳng có lý do gì cả vì phần lớn là vì người, vì mối quan hệ lợi ích riêng tư mà bố trí, đề bạt bổ nhiệm chức vụ, chẳng theo mục tiêu của cái gọi là cải cách hành chính rằng công tác cán bộ phải vì việc mà dùng người, cũng chẳng vì mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ, nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gì. Cuộc cách mạng nhân sự của ông bí thư trẻ tuổi, người đã cười toe toét trước cảnh tái diễn cuộc thảm sát Mỹ Lai trong lễ kỷ niệm 2013, không phải vì bản chất của nó, mà long trời lở đất vì đụng đến thân phận, số phận, vận mệnh chính trị, tình trạng an cư ổn định sinh hoạt gia đình riêng tư qua mấy chục năm công tác của mấy chục con người, qua đó có kẻ lên người xuống, kẻ về gần nhà kẻ phải xa nhà theo nhiệm vụ mới. Trong mấy chục trường hợp ấy, có một trường hợp đặc biệt về chính trị là ông đã cùng với thường trực tỉnh ủy hạ bệ một ông Phó chủ tịch tỉnh vốn được nhân dân hai lần bầu ra rất “dân chủ”, rất của dân do dân vì dân và được đảng lãnh đạo chặt chẽ ấy, chỉ vì số ủy viên thường vụ trong chức danh Phó chủ tịch tỉnh vượt quá “qui hoạch” cũng do đảng tạo ra.
Kể câu chuyện về công tác cán bộ, cuộc cách mạng nhân sự của một tỉnh như một thể nghiệm uy quyền lãnh đạo của một ông bí thư từ trên trời rớt xuống không phải để nói riêng về trường hợp này. Từ chuyện một tỉnh, có thể khái quát nên chuyện cả nước này, rằng với chiến lợi phẩm quyền lực giành được qua “cách mạng”, chiến tranh, với sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng- một thiết chế siêu nhà nước toàn trị- về công tác cán bộ nói riêng, đảng đã biến quá trình này thành như một cuộc chơi, một sân chơi, một trò chơi. Đó là một trò chơi có lợi cho người chơi, một bộ phận đồ chơi và những kẻ ăn theo khác. Mấy chục năm “đổi mới”, công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm đã tạo nên nguồn thu nhập, làm nên sự giàu có của nhiều người trong hệ thống công tác tổ chức, làm nên dòng lưu thông tiền bạc trong thị trường ngầm bằng phong bì, chuyển khoản, quà cáp; sự tiêu cực đến mức báo động là bệnh, là quốc nạn với cách diễn đạt cũng của đảng mà không có quốc gia hay chính đảng nào trên thế giới có được : chạy tuyển dụng công chức, chạy chức chạy quyền. Đó là sản phẩm tất yếu của độc quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện. Ngoài hệ lụy tiêu cực đó, sự lãnh đạo của đảng trong công tác cán bộ cũng chẳng làm nên tích sự gì, tham nhũng vẫn ngày càng nghiêm trọng hơn nhưng tinh vi hơn bằng chính kinh nghiệm của những đảng viên lãnh đạo do đảng dựng nên; các nhóm lợi ích đã thể hiện bản chất ở trình độ mafia với các đặc trưng cổ điển Âu – Mỹ cộng với điều kiện một đảng duy nhất độc quyền lãnh đạo. Một khi sự việc tham nhũng đơn lẽ rủi ro nào đó bị khui ra, đảng vội vã phủi tay chối bỏ trách nhiệm bằng cách khai trừ đảng đồng chí bị lộ đó; thế là an toàn và hết. Những cố gắng cách mạng nhân sự qua trường hợp Quảng Ngãi cùng với công tác xây dựng đảng như kiểu nghị quyết 4 chỉ như tự túm tóc để nhắc mình lên khỏi mặt đất thôi. Nó tiếp tục khẳng định một cách ngoan cố quyền lực ngày càng tha hóa của đảng, tạo ra bối cảnh để trục lợi cho đảng và các yếu tố khác của nền kinh tế thị trường giả cầy cùng với các nhóm lợi ích vệ tinh, song nó cũng bộc lộ một sự bất lực, lúng túng ngày càng rõ. Chỉ cần nghiên cứu kỹ một luận điểm đánh giá về tiêu cực trong công tác cán bộ rằng rất nhiều cán bộ không muốn công tác ở cơ quan đảng, đoàn thể, hội đồng nhân dân, chỉ muốn làm việc ở cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn hoặc nhìn vào hiện tượng đảng tăng phụ cấp gần 50% tiền lương cho công chức đảng thì đủ biết sự suy đồi trong lĩnh vực này nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung như thế nào.
Trong nhưng quốc gia không có hệ thống chính trị như Việt Nam, một đảng lãnh đạo độc quyền được cưỡng chế hợp hiến hóa như Việt Nam, những câu chuyện đang nói không hề có. Việt Nam có loại đặc sản đó, lại tốn một khối ngân sách khổng lồ để nuôi cái thiết chế tạo nên câu chuyện đó, nuôi cả những hoạt động phát sinh trong quan hệ của thiết chế đó với các bộ phận khác của hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội. Còn “nhân dân” thì vẫn bị ném ra ngoài các cuộc chơi, hoặc chỉ được mượn đóng vai đám đông trong các cuộc chơi đó. Thế có khổ không?
Trà Giang
(Dân luận)