Thân Hữu Tiếp Tay...
Thêm ba con số không - Nguyễn T Bình
Đầu mùa hè 1979 từ U Minh Thượng tôi đeo cái bòng chỉ đựng mấy gói thuốc lá Nông Nghiệp, hai cái quần xà lỏn “quốc doanh” khứ hồi cố quận Sài Gòn. Lúc
Nguyễn T Bình
Đầu mùa hè 1979 từ U Minh Thượng tôi đeo cái bòng chỉ đựng mấy gói thuốc lá Nông Nghiệp, hai cái quần xà lỏn “quốc doanh” khứ hồi cố quận Sài Gòn. Lúc bước vô nhà má nhận không ra. Vì ngày đi da dẽ trắng trẻo, cân nặng đúng 60 kí. Ngày về đen thui, cân nặng chỉ còn 45 kí. Nhỏ em gái út hỏi “bộ anh bị chết đói hả”. Tôi trả lời “đất nước mình đã hòa bình, thống nhất, độc lập rồi, làm gì có chuyện bị chết đói em, chỉ có đói đến chết mà thôi”. Cả nhà tâm đắc cười ồ lên “vui sao nước mắt lại trào”.
Má tôi tóc bạc trắng, lưng còng sâu hơn, vội vàng xuống bếp nhóm lữa, bắt nồi luộc khoai mì, vì nhà hết gạo nhưng chưa tới kỳ được mua. Tôi ngồi nhìn ngắm nội thất ngôi nhà mình từng gắn bó hai mươi mấy năm. Toàn bộ plafond đã bị tháo gở mang bán lấy tiền mua gạo, nhu yếu phẫm chợ đen sống đắp đổi qua ngày. Bộ salon cũng cùng chung số phận. Tất cả gần như trụi lũi. Giải phóng dân tộc giải phóng luôn những gì dân tộc đã đổ mồ hôi công sức tạo lập được. Nồi khoai mang từ bếp lên để dưới nền nhà xi măng, cả gia đình ngồi bẹp xuống bóc từng củ nhai nuốt trệu trạo. Tội nghiệp má tôi. Sự rắn rõi từng trải qua bao phong ba thời cuộc hình như đã tới mức cuối cùng khi nhìn các con ăn khoai mì già chát thay cơm. Thấy tôi ăn chậm rãi, má hỏi “sao hồi đó con ăn nhanh, giờ ăn chậm vậy”. Tôi thưa thiệt “vì con quen ở đơn vị là cấp chỉ huy không được ăn trước, ăn nhiều, ăn ngon, ăn khác lính”. Nhỏ em thứ 11 vọt miệng “dzậy sao” !
Sáng hôm sau tôi mượn chiếc xe đạp duy nhất trong nhà đạp đi nhận quyết định chuyển ngành. Chỉ nhìn đường xá thôi, tôi biết quê nhà đã trở thành nhà quê. Hai ngôi trường trung học danh tiếng bậc nhất là trường Petrus Ký bị / được đổi tên thành trường Lê Hồng Phong và trường Gia Long bị / được đổi tên thành trường Nguyễn Thị Minh Khai. Vô lý quá. Ông Petrus Ký là một nhà sư phạm tài danh, biết hơn 20 thứ tiếng trên thế giới. Vua Gia Long là vị vua khai sáng triều Nguyễn, có công mỡ cõi về phương Nam, vựa lúa trọng điểm của cả nước. Xét về nhiều phương diện, làm sao vợ chồng Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai sánh bằng – nhất là về phương diện sư phạm, công trạng đối với dân với nước.
Kết quả nhận quyết định chuyển ngành khiến tôi nổi dóa chữi um tại bộ chỉ huy. Vì trước đó người ta gởi giấy hỏi nguyện vọng tôi muốn chuyển ngành về đâu, tôi viết trả lời rành rọt “muốn chuyển về Thành đoàn Tp.HCM”. Vậy mà, người ta lại ra quyết định chuyển tôi về “Đội bảo vệ Tổng công ty cao su”. Mấy chiến hữu ở các đơn vị khác cũng đang chờ nhận quyết định chuyển ngành nghe tôi chửi bèn bỏ nhỏ “ông đã chung cho mấy thằng ở phòng quân lực chưa mà sao kỳ vậy”. Tôi buộc miệng thiệt lớn “chung, chung cái con c. tui nè, cách mạng cũng có hối lộ sao, hả”.
Rồi tôi không ký nhận quyết định, bỏ ra về, đạp xe lang thang qua các con đường “Nam Kỳ Khởi Nghĩa Tiêu Công Lý”, “Đồng Khởi Vùng Lên Mất Tự Do”. Bất ngờ trời xui đất khiến chú 2T ngồi trong chiếc Fancon “chiến lợi phẩm” (nghe nói của nhà văn Duyên Anh) đi họp thành ủy về nhìn thấy tôi. Hai chú cháu tay bắt mặt mừng. Thế là sau đó mươi ngày tôi đi tuốt vô bót Catinat cũ gặp anh 7H nhận quyết định về đơn vị công tác đóng tại nhà gia đình Hui Bon Hoa (quen được gọi là Chú Hỏa).
Việc đầu tiên tôi được phân công làm là tham gia biên tập đề cương hình ảnh, nội dung 2 cuộc triển lãm lớn” rất quan trọng” – theo phổ biến của thủ trưởng. Đó là cuộc triển lãm mang tên “Lê nin với thời đại” và cuộc triển lãm “Chống quân Trung Quốc xâm lược”. Tôi nhớ toàn bộ hình ảnh cuộc triển lãm “Lê nin với thời đại” do Bộ Văn Hóa Liên Xô cung cấp trực tiếp và đều là hình màu. Trong khi cuộc triển lãm “Chống quân Trung Quốc xâm lược” toàn hình đen trắng, do ta thực hiện, sưu tầm, sao chép lại. Dỉ nhiên chất lượng làm sao bằng “anh cả đỏ” được !
Tôi nhớ lúc đó Hà Nội quan tâm đặc biệt “Lê nin với thời đại”. Ngày nào người ngoài Bộ cũng gọi vào lưu ý, nhắc nhở, đôn đốc đủ thứ. Trong khi thành ủy thì quan tâm “Chống quân Trung Quốc xâm lược” nhiều hơn. Bộ phận biên tập tụi tôi phải làm việc tất tả với bên tuyên huấn thành ủy. Vui nhất là khi sử dụng hình ảnh toàn cảnh đoàn chủ tịch Đại Hội IV phải chờ xin ý kiến BCT, BBT. Vì tấm hình này, dù do bất kỳ tay máy nào chụp đều có ông Hoàng Văn Hoan ngồi lù lù gần các ông Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp – tứ trụ triều ca. Trong khi ông Hoàng Văn Hoan đã vù qua Trung Quốc. Nếu loại bỏ tấm hình toàn cảnh đoàn chủ tịch Đại Hội IV thì coi như đứt mạch nội dung tư tưởng chính trị. Chưa nói ông Hoàng Văn Hoan dáng dấp cao lêu khêu, thiếu điều cao hơn ông Lê Duẫn, nên càng phóng to, mặt mũi ông càng nhìn thấy rỏ. Cuối cùng, lệnh ban ra “không được thiếu ảnh đoàn chủ tịch ĐH IV, phải tìm mọi cách khéo léo xóa hình Hoàng Văn Hoan”. Tổ ảnh tuân lệnh nhưng chửi thề, vì biết chắc dù xóa khéo cách mấy đi nữa cũng nhìn thấy chướng, huống chi lịch sử là lịch sử, không thể và không nên tẩy xóa, bóp méo.
Cuộc triển lãm “Lê nin với thời đại” được tổ chức khai mạc đình đám tại ngôi nhà chính của cụm dinh thự Chú Hỏa số 97 đường Phó Đức Chính Q1. Ban đầu triển lãm dự kiến kéo dài 30 ngày, sau thêm 15 ngày vì….rất ít ai vô coi. Hết 45 ngày, anh 8V Trưởng phòng TTCĐ phân công tôi viết báo cáo kết quả gởi Bộ. Tôi gặp chị ML(con một cán bộ cao cấp ngành ngoại giao), tổ trưởng trực triển lãm lấy số liệu người vào xem. Chị ML lật sổ, nói “tổng cộng trước sau chỉ có 30 người mà thôi”. Anh 8V đọc bản nháp báo cáo, nhíu mày bóp trán hỏi lại tôi “cậu có viết lộn con số không đó, chỉ có 30 người vào xem thì Sài Gòn khó thở với Hà Nội, nghe nói triển lãm này tổ chức ngoài Hà Nội cả trăm ngàn người vào xem”. Tôi khẳng định viết đúng con số tổ trực triển lãm cung cấp. Rồi tôi tranh thủ đế vào “sự thể có sao mình nói vậy, nếu Hà Nội đặt vấn đề, anh cứ giải thích vì Sài Gòn mới được giải phóng năm 1975, trình độ giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê của người dân Sài Gòn làm sao bằng trình độ giác ngộ của người dân Hà Nội đã được giải phóng từ năm 1954”. Anh 8V khoát tay, nói “để tôi tính với anh Long bí thư chi bộ, cậu cứ đem bản nháp báo cáo xuống đưa tổ văn phòng đánh máy”.
Hơn tháng sau, tôi đang ngồi hút thuốc lá vặt ở băng đá kê gần bụi tre lớn phía tay trái cổng ra vào cơ quan, chị ML chân ngắn chân dài (vì tật bẫm sinh) từ chổ bộ phận văn thư đánh máy tiến ra hỏi tôi “Ê ông, sao tôi cung cấp số liệu tổng cộng chỉ có 30 móng vào xem “Lê nin với thời đại” mà ông lại viết báo cáo gởi Bộ tới 30.000 người vào xem”. Lúc đó tôi chỉ mĩm cười, im lặng. Nếu 30 năm sau chị ML còn sống chắc chị sẽ kinh hoàng khi có lần người ta đã công khai thông báo cho cả nước và toàn thế giới biết có tới 99% cử tri đã hồ hởi, phấn khởi đi bầu cử Quốc Hội (!?).
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Thêm ba con số không - Nguyễn T Bình
Đầu mùa hè 1979 từ U Minh Thượng tôi đeo cái bòng chỉ đựng mấy gói thuốc lá Nông Nghiệp, hai cái quần xà lỏn “quốc doanh” khứ hồi cố quận Sài Gòn. Lúc
Nguyễn T Bình
Đầu mùa hè 1979 từ U Minh Thượng tôi đeo cái bòng chỉ đựng mấy gói thuốc lá Nông Nghiệp, hai cái quần xà lỏn “quốc doanh” khứ hồi cố quận Sài Gòn. Lúc bước vô nhà má nhận không ra. Vì ngày đi da dẽ trắng trẻo, cân nặng đúng 60 kí. Ngày về đen thui, cân nặng chỉ còn 45 kí. Nhỏ em gái út hỏi “bộ anh bị chết đói hả”. Tôi trả lời “đất nước mình đã hòa bình, thống nhất, độc lập rồi, làm gì có chuyện bị chết đói em, chỉ có đói đến chết mà thôi”. Cả nhà tâm đắc cười ồ lên “vui sao nước mắt lại trào”.
Má tôi tóc bạc trắng, lưng còng sâu hơn, vội vàng xuống bếp nhóm lữa, bắt nồi luộc khoai mì, vì nhà hết gạo nhưng chưa tới kỳ được mua. Tôi ngồi nhìn ngắm nội thất ngôi nhà mình từng gắn bó hai mươi mấy năm. Toàn bộ plafond đã bị tháo gở mang bán lấy tiền mua gạo, nhu yếu phẫm chợ đen sống đắp đổi qua ngày. Bộ salon cũng cùng chung số phận. Tất cả gần như trụi lũi. Giải phóng dân tộc giải phóng luôn những gì dân tộc đã đổ mồ hôi công sức tạo lập được. Nồi khoai mang từ bếp lên để dưới nền nhà xi măng, cả gia đình ngồi bẹp xuống bóc từng củ nhai nuốt trệu trạo. Tội nghiệp má tôi. Sự rắn rõi từng trải qua bao phong ba thời cuộc hình như đã tới mức cuối cùng khi nhìn các con ăn khoai mì già chát thay cơm. Thấy tôi ăn chậm rãi, má hỏi “sao hồi đó con ăn nhanh, giờ ăn chậm vậy”. Tôi thưa thiệt “vì con quen ở đơn vị là cấp chỉ huy không được ăn trước, ăn nhiều, ăn ngon, ăn khác lính”. Nhỏ em thứ 11 vọt miệng “dzậy sao” !
Sáng hôm sau tôi mượn chiếc xe đạp duy nhất trong nhà đạp đi nhận quyết định chuyển ngành. Chỉ nhìn đường xá thôi, tôi biết quê nhà đã trở thành nhà quê. Hai ngôi trường trung học danh tiếng bậc nhất là trường Petrus Ký bị / được đổi tên thành trường Lê Hồng Phong và trường Gia Long bị / được đổi tên thành trường Nguyễn Thị Minh Khai. Vô lý quá. Ông Petrus Ký là một nhà sư phạm tài danh, biết hơn 20 thứ tiếng trên thế giới. Vua Gia Long là vị vua khai sáng triều Nguyễn, có công mỡ cõi về phương Nam, vựa lúa trọng điểm của cả nước. Xét về nhiều phương diện, làm sao vợ chồng Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai sánh bằng – nhất là về phương diện sư phạm, công trạng đối với dân với nước.
Kết quả nhận quyết định chuyển ngành khiến tôi nổi dóa chữi um tại bộ chỉ huy. Vì trước đó người ta gởi giấy hỏi nguyện vọng tôi muốn chuyển ngành về đâu, tôi viết trả lời rành rọt “muốn chuyển về Thành đoàn Tp.HCM”. Vậy mà, người ta lại ra quyết định chuyển tôi về “Đội bảo vệ Tổng công ty cao su”. Mấy chiến hữu ở các đơn vị khác cũng đang chờ nhận quyết định chuyển ngành nghe tôi chửi bèn bỏ nhỏ “ông đã chung cho mấy thằng ở phòng quân lực chưa mà sao kỳ vậy”. Tôi buộc miệng thiệt lớn “chung, chung cái con c. tui nè, cách mạng cũng có hối lộ sao, hả”.
Rồi tôi không ký nhận quyết định, bỏ ra về, đạp xe lang thang qua các con đường “Nam Kỳ Khởi Nghĩa Tiêu Công Lý”, “Đồng Khởi Vùng Lên Mất Tự Do”. Bất ngờ trời xui đất khiến chú 2T ngồi trong chiếc Fancon “chiến lợi phẩm” (nghe nói của nhà văn Duyên Anh) đi họp thành ủy về nhìn thấy tôi. Hai chú cháu tay bắt mặt mừng. Thế là sau đó mươi ngày tôi đi tuốt vô bót Catinat cũ gặp anh 7H nhận quyết định về đơn vị công tác đóng tại nhà gia đình Hui Bon Hoa (quen được gọi là Chú Hỏa).
Việc đầu tiên tôi được phân công làm là tham gia biên tập đề cương hình ảnh, nội dung 2 cuộc triển lãm lớn” rất quan trọng” – theo phổ biến của thủ trưởng. Đó là cuộc triển lãm mang tên “Lê nin với thời đại” và cuộc triển lãm “Chống quân Trung Quốc xâm lược”. Tôi nhớ toàn bộ hình ảnh cuộc triển lãm “Lê nin với thời đại” do Bộ Văn Hóa Liên Xô cung cấp trực tiếp và đều là hình màu. Trong khi cuộc triển lãm “Chống quân Trung Quốc xâm lược” toàn hình đen trắng, do ta thực hiện, sưu tầm, sao chép lại. Dỉ nhiên chất lượng làm sao bằng “anh cả đỏ” được !
Tôi nhớ lúc đó Hà Nội quan tâm đặc biệt “Lê nin với thời đại”. Ngày nào người ngoài Bộ cũng gọi vào lưu ý, nhắc nhở, đôn đốc đủ thứ. Trong khi thành ủy thì quan tâm “Chống quân Trung Quốc xâm lược” nhiều hơn. Bộ phận biên tập tụi tôi phải làm việc tất tả với bên tuyên huấn thành ủy. Vui nhất là khi sử dụng hình ảnh toàn cảnh đoàn chủ tịch Đại Hội IV phải chờ xin ý kiến BCT, BBT. Vì tấm hình này, dù do bất kỳ tay máy nào chụp đều có ông Hoàng Văn Hoan ngồi lù lù gần các ông Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp – tứ trụ triều ca. Trong khi ông Hoàng Văn Hoan đã vù qua Trung Quốc. Nếu loại bỏ tấm hình toàn cảnh đoàn chủ tịch Đại Hội IV thì coi như đứt mạch nội dung tư tưởng chính trị. Chưa nói ông Hoàng Văn Hoan dáng dấp cao lêu khêu, thiếu điều cao hơn ông Lê Duẫn, nên càng phóng to, mặt mũi ông càng nhìn thấy rỏ. Cuối cùng, lệnh ban ra “không được thiếu ảnh đoàn chủ tịch ĐH IV, phải tìm mọi cách khéo léo xóa hình Hoàng Văn Hoan”. Tổ ảnh tuân lệnh nhưng chửi thề, vì biết chắc dù xóa khéo cách mấy đi nữa cũng nhìn thấy chướng, huống chi lịch sử là lịch sử, không thể và không nên tẩy xóa, bóp méo.
Cuộc triển lãm “Lê nin với thời đại” được tổ chức khai mạc đình đám tại ngôi nhà chính của cụm dinh thự Chú Hỏa số 97 đường Phó Đức Chính Q1. Ban đầu triển lãm dự kiến kéo dài 30 ngày, sau thêm 15 ngày vì….rất ít ai vô coi. Hết 45 ngày, anh 8V Trưởng phòng TTCĐ phân công tôi viết báo cáo kết quả gởi Bộ. Tôi gặp chị ML(con một cán bộ cao cấp ngành ngoại giao), tổ trưởng trực triển lãm lấy số liệu người vào xem. Chị ML lật sổ, nói “tổng cộng trước sau chỉ có 30 người mà thôi”. Anh 8V đọc bản nháp báo cáo, nhíu mày bóp trán hỏi lại tôi “cậu có viết lộn con số không đó, chỉ có 30 người vào xem thì Sài Gòn khó thở với Hà Nội, nghe nói triển lãm này tổ chức ngoài Hà Nội cả trăm ngàn người vào xem”. Tôi khẳng định viết đúng con số tổ trực triển lãm cung cấp. Rồi tôi tranh thủ đế vào “sự thể có sao mình nói vậy, nếu Hà Nội đặt vấn đề, anh cứ giải thích vì Sài Gòn mới được giải phóng năm 1975, trình độ giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê của người dân Sài Gòn làm sao bằng trình độ giác ngộ của người dân Hà Nội đã được giải phóng từ năm 1954”. Anh 8V khoát tay, nói “để tôi tính với anh Long bí thư chi bộ, cậu cứ đem bản nháp báo cáo xuống đưa tổ văn phòng đánh máy”.
Hơn tháng sau, tôi đang ngồi hút thuốc lá vặt ở băng đá kê gần bụi tre lớn phía tay trái cổng ra vào cơ quan, chị ML chân ngắn chân dài (vì tật bẫm sinh) từ chổ bộ phận văn thư đánh máy tiến ra hỏi tôi “Ê ông, sao tôi cung cấp số liệu tổng cộng chỉ có 30 móng vào xem “Lê nin với thời đại” mà ông lại viết báo cáo gởi Bộ tới 30.000 người vào xem”. Lúc đó tôi chỉ mĩm cười, im lặng. Nếu 30 năm sau chị ML còn sống chắc chị sẽ kinh hoàng khi có lần người ta đã công khai thông báo cho cả nước và toàn thế giới biết có tới 99% cử tri đã hồ hởi, phấn khởi đi bầu cử Quốc Hội (!?).
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả