Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Thêm vài chuyện lạ!

Hôm nay tôi xin tường thuật một vài “chuyện lạ” để quí vị độc giả thưởng thức. Nếu thấy chuyện nào “lạ” thật sự, xin đề nghị “hì” một phát; ngược lại, nếu cảm thấy thường quá, cũng cứ bố thí một tiếng “hì
(VienDongDaily.Com - 14/04/2015)
Bài Hoài Mỹ

Hôm nay tôi xin tường thuật một vài “chuyện lạ” để quí vị độc giả thưởng thức. Nếu thấy chuyện nào “lạ” thật sự, xin đề nghị “hì” một phát; ngược lại, nếu cảm thấy thường quá, cũng cứ bố thí một tiếng “hì”; nhưng nếu pha trộn cả hai điểm vừa nêu, xin “làm ơn làm phước cũng như làm giàu” bằng cách thốt ra: “Đời mà!” một cách tỉnh bơ y như thể vô cảm hay kiểu “phớt tỉnh ăng lê vậy.

                               Bác sĩ Canavero thuyết trình về phương pháp phẫu thuật của mình

Lời trối trăng khó thực hiện:
Chẳng mấy ai trước khi chết lại không để lại cho người ruột thịt của mình “lời trối trăng”, tức là lời dặn dò hay mong ước cuối cùng. Theo đó, những lời sau hết này hầu hết khó thực hiện. Chẳng hạn: Một đức ông chồng trước phút nhắm mắt vĩnh viễn, “trối” lại cho cô vợ trẻ: “Em hãy cố gắng... thủ tiết nuôi con!”. Người sành tâm lý nhân loại, biết ngay ông chồng này “thương con thì ít, máu ghen thì nhiều”. Ngược lại, một đức ông chồng khác “trối” cho bà vợ vốn đang trong tuổi hồi xuân, lời âu yếm: “Em cần có người đàn ông bên cạnh để chăm sóc cho em. Anh chết rồi, em hãy nhận lời tái giá nhanh chóng với thằng... Oách”. Tuy đang khóc nước mắt ngắn, nước mắt dài, người vợ cũng giật bắn mình, ngạc nhiên cực độ, hỏi lại cho chắc ăn: “Em cứ ngỡ anh ghét anh Oách nhất trên đời này?”- Người chồng hấp hối thều thào: “...Chính bởi vậy, anh mới cho nó biết thế nào là... địa ngục trần gian để nó... chết tươi không kịp ngáp...”
Tuy nhiên, đối với cha mẹ thì lời trối trăng bao giờ cũng “nặng ký” hơn cả, mang tính linh thiêng. Thường thì con cái bao giờ cũng “gồng” hết mình, hết trí khôn, hết sức lực và có khi hết cả... của cải để thực hiện lời trối trăng của cha mẹ quá cố. Bởi đó là đạo Hiếu đã đành mà còn bởi do lòng tin là thực hiện được lời trăn trối của các đấng sinh thành thì mới ăn nên làm ra, được song thân phù hộ cho mà tha hồ hạnh phúc, mặc sức lượm vàng, nhặt bạc. Ngược lại, một khi con cái mà bỏ ngoài tai ước muốn sau cùng của cha mẹ trước lúc hai cụ về với ông bà, hẳn nhiên cuộc đời sẽ “đen hơn mõm chó”, tương lai “xuống dốc không phanh”, ngày ngày “nghèo lõ đít” đã đành mà khi chết cũng vẫn chỉ là một thứ “Trần Minh khố chuối” như truyện cổ tích đã cảnh báo...
Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, lời trối trăng cũng không dễ... xơi, nghĩa là vô cùng khó khăn trong việc thực hiện. Bởi thế hôm nay, vì e bị tội “ăn cơm mới, nói chuyện cũ” hoặc bị kết án “ăn ốc nói mò”, tôi mạn phép tường thuật ở đây một sự việc dĩ nhiên có thật, được “cầu chứng tại tòa” lại “nóng hổi vừa thổi vừa kể” vì mới xẩy ra vào gần cuối tuần vừa qua, Thứ Năm, ngày 02-04-2015:

Vâng, số là cụ bà Georgina Chervony Lloren qua đời đúng năm cụ lên... 80, lứa tuổi mà người Việt mình vẫn phong là “thượng thọ”. Georgina là một bà góa ngoan đạo, cư ngụ suốt đời tại hải đảo San Juan, Puerto Rico. Cụ chết “êm như mơ” tại tư gia sau khi bày tỏ lời trối trăn ngắn gọn nhưng rất rõ ràng. Người con gái xác quyết với hãng thông tấn xã Associated Press: “Mẹ tuyệt đối không muốn nằm trong quan tài dù gọi  bằng danh từ nào đi nữa, như áo quan, săng, hòm hay linh cữu nhưng mẹ muốn chôn mẹ trong thế ngồi trên một cái ghế dựa đong đưa (rocking chair). Mẹ muốn đi đôi giầy trượt “pa-tanh” mà hồi còn là nữ sinh mẹ vẫn biểu diễn... Thế nhưng giầy ấy bây giờ đâu còn nữa, ai mà giữ. Thành thử chúng tôi đành phải thay thế, đi cho mẹ một đồi giầy khác hợp với cái áo đầm mẹ mặc”.
Chiếc áo mà người con gái nhắc đến chính là áo cưới mà cụ Georgina Chervony Lloren đã mặc cách nay 32 năm.
Khi thân bằng quyến thuộc đến “viếng” kẻ quá cố; ai cũng giật... bắn mình, không tin vào mắt mình, bởi cụ Lloren y chang “một ngày như mọi ngày” đang ngồi ung dung trên chiếc ghế đong đưa, chỉ khác hôm nay cụ diện hơn ngày thường và chung quanh cụ có những vòng hoa, nến cháy lunh linh. Vì gia đình thuộc Giáo Hội Công Giáo nên cụ được một linh mục đến “làm phép xác”. Rõ rệt là khi đến trước mặt người chết để vẩy Nước Thánh, mắt ông cha không rời khuôn mặt cụ Lloren, như thể ông đề phòng một “sự cố” bất thường nào đó, chẳng hạn người chết có thể xông ra ôm chầm lấy ông hoặc ít ra cũng có thể quì xuống xin cha ban phép lành như các giáo hữu vẫn làm... Thế nhưng cụ Georgina Chervony Lloren vẫn ngoan ngoãn và hiền từ ngồi lọt thỏm vào lòng trên ghế.
Huyệt cũng đã được đào xong, sâu hơn... loại thường nhưng lại không dài bằng loại thường. Số thân bằng quyến thuộc chính thức đi đưa “đám ma” cũng chỉ “thường thường bậc trung” nhưng “khán giả” lại đứng rất đông đảo hai bên đường. Tiếng nói chuyện, bình phẩm xen lẫn cả tiếng cười thì... ồn ào, cứ như thể trong một quang cảnh lễ hội cổ truyền của dân tộc.
4 người khiêng mỗi bên, vị chi 8 thanh niên lực lưỡng, đặt trên vai hai thanh gỗ lớn bằng nửa cột nhà; bên trên là một cái ghế mà chân ghế đã được vặn đanh ốc vào thanh gỗ. Cụ Georgina Chervony Lloren ngồi trong tư thế quá ư thoải mái; hai tay đặt trên thành ghế trong khi hai chân thõng xuống như thể muốn đong đưa giống như đứa con nít vẫn làm. Mà nếu cụ có đong đưa thật cũng vẫn “bình an vô sự”, chẳng lo ngã xuống hay té ngang, bởi vì thân hình cụ - vốn cũng đã tong teo theo thời gian - đã được cột chặt vào lưng ghế.
Ai nhìn cụ cũng phải công nhận là cụ oai thật, bởi thế chẳng ai còn dám gọi đây là “đám ma” hay “đám táng” nữa mà là một cuộc rước kiệu nữ thần... Dám chắc không thiếu những ông già bà cả cũng ao ước được một nghi lễ chôn cất tương tự. Chết mà nằm trong quan tài kể ra cũng... xưa quá rồi, cổ quá rồi, lỗi thời quá rồi. Tại sao không “ra đi” một cách... thoải mái và khơi khơi như cụ Lloren? Thế là từ đó đã nẩy sinh một thứ tâm lý mới về tang chế: “Ông bà thì mừng; con cháu thì lo!”

Sắp có cuộc giải phẫu để thay... đầu:
Chắc hẳn quí vị độc giả thân mến còn nhớ một tin vui dành cho phái mày râu vốn đang lâm trong giờ tuyệt vọng. Đó là ở Nam Phi, khoa học đã thay dương vật mới cho một thanh niên 21 tuổi. Số là “của quí” của chàng trai trẻ vốn thuộc dòng Hồi Giáo này bị nhiễm trùng, hỏng từ “mặt bằng” vào tới “nội thất”, chẳng những vô dụng mà còn phải bị cắt, quẳng đi để không lây lan sự xúi quẩy sang các bộ phận khác. Thế nhưng số chàng thanh niên này còn hên nên gặp một “quới nhân hộ phù” bằng cách tặng miễn phí “của quí” sau khi bị tử vong trong một tai nạn. Cuộc giải phẫu kéo dài hơn 8 tiếng đồng hồ vào ngày 11-12-2014 nhưng phải chờ đến giữa tháng 3 năm 2015, bác sĩ trưởng khoa Jimmy Volmik mới chính thức công bố kết quả tốt đẹp, nghĩa là “của quí” mới của chàng thanh niên này đã hội tụ đầy đủ chức năng của một giống đực mạnh khỏe.
Nay y khoa nhân loại lại đối đầu với một thử thách tuy cố hữu nhưng vẫn được gọi là mới - dĩ nhiên “vô tiền khoáng hậu” và “có một không hai”. Đó là... thay đầu. Để quí bạn đọc hiểu dễ dàng, tôi mạn phép so sánh “qua loa rờ măng” với một sự kiện phổ thông khác, chẳng hạn bệnh nhân hư thận hay hỏng tim nay được thay thận mới, tim mới. Thận hay tim mới này là do ân nhân (donor) khỏe mạnh tặng ngay sau khi bị tử nạn. Việc thay thận hoặc thay tim, gan vẫn đạt được các kết quả mong muốn còn hiệu quả kéo dài bao lâu tuy chưa “thừa thắng xông lên” nổi tới mức “thượng thọ” nhưng nhiều trường hợp cũng đạt đến cả hơn chục năm.
Vâng, sắp sửa có vụ... thay đầu. Nói huỵch toẹt thế này: Một bệnh nhân vốn có một thân thể thuộc loại “vất cho chó, chó chê”, sẽ “được” cắt đầu ra khỏi cái thân thể vô dụng, vô nghĩa ấy. Sau đó bác sĩ sẽ lắp cái đầu này vào một thân thể ngon lành nhưng không đầu khác. Nếu “nhân định thắng thiên” thì bệnh nhân này vẫn sở hữu đầu cũ nhưng với thân xác mới.
Số là vào ngày 08-04-2015, một công dân Nga tên là Valery Spiridonov ở vào lứa tuổi mà ca dao Việt Nam mô tả là: “Trai ba mươi tuổi còn xuân - Gái ba mươi tuổi đã toan về già”, trước một lực lượng ký giả trong và ngoài nước, đã “thành khẩn khai báo” rằng anh là ứng viên đầu tiên trên thế giới đồng thời cũng là thứ nhất trong nhân loại, tự nguyện làm “vật tế thần” cho phẫu thuật cắt đầu để ghép vào một cơ thể khác. Tác giả của phương pháp này là bác sĩ người Ý trứ danh Sergio Canavero. Mọi việc đã được lên kế hoạch, lên khuôn và chỉ chờ thời điểm chính thức mở màn: Giữa năm 2016!
Dĩ nhiên Valery Spiridonov không phải là “một người như mọi người” nhưng từ ngày lọt lòng mẹ, anh đã phải mang căn bệnh di quyền “Werdnig-Hoffman” tai quái khiến cơ thể anh bị tê liệt và anh phải ngồi xe lăn. Với một ý chí hiếm có, Spiridonov đã tốt nghiệp Kỹ Sư Kỹ Nghệ Thông Tin, thế nhưng sức khỏe của anh năm qua đã giảm sút, nay với tốc độ như thể “xuống dốc không phanh”.
Bác sĩ Canavero và bệnh nhân Spiridonov đã gặp nhau nhiều lần và trao đổi quan điểm công khai qua Skype. Cả hai như thể tiền định nên hiểu nhau và cảm thông lẫn nhau sâu đậm. Về phía Spiridonov, anh tâm sự rằng đây là dịp may hiếm có, ngàn năm một thuở nên anh nhất quyết không để vuột khỏi tầm tay; anh quyết “không thay đổi ý kiến nữa”. Còn về phía bác sĩ người Ý Canavero, ông cho biết trường hợp của  Spiridonov đáp ứng được các yêu cầu mà phương pháp giải phẫu của ông đề ra vốn chưa từng diễn ra trên thế giới. Sau nữa, bệnh nhân Spiridonov nói đùa rằng, vì “chưa thấy quan tài nên chưa nhỏ lệ”, nhưng anh tin tưởng vào khả năng của bác sĩ Canavero đồng thời cũng tin vào khả năng thành công của cuộc giải phẫu ghép đầu này.
Tuy nói là lần đầu tiên nhưng trong thực tế bác sĩ Sergio Canavero đã cắt đầu cũ rồi lắp đầu cũ vào thân thể mới nhiều lần rồi nhưng mới chỉ áp dụng vào loài khỉ từ 45 năm nay. Các bác sĩ Trung Cộng đi sau, mới đây thực hiện phương pháp phẫu thuật ghép đầu vào giống chuột. Đối với chủ nghĩa cộng sản, “từ khỉ lên người chỉ trong một ngày”, nhưng với khoa học từ thử nghiệm vào loài vật phải cả mấy chục năm, có khi cả thế kỷ rồi mới thực hiện vào người.
Theo bác sĩ Canavero cuộc giải phẫu được dự trù kéo dài khoảng 36 tiếng đồng hồ, tốn phí chừng 11,1 triệu Mỹ Kim; nói tổng quát thì cái đầu cũ được dán vào cơ thể mới bằng một loại keo “polyethylene glycol còn gọi là “nguyên liệu thần kỳ” cùng lúc với phần cơ và động mạch khâu lại vào nhau. Thế nhưng bệnh nhân “đừng tưởng bở” nghĩ rằng thế là mình sống. Không, bệnh nhân sau đó còn được đưa vào trạng thái hôn mê trong vòng 4 tuần lễ để đầu và cơ thể đủ thời gian “ăn” vào với nhau chắc chắn, liền da liền thịt như thể “hai thành một”.
Hãy tưởng tượng, bệnh nhân khi tỉnh dậy, có thể cử động gần như bình thường nhưng dĩ nhiên chưa thể thông thạo. Nhìn vào gương, cất giọng nói... hệ thống thần kinh báo hiệu cho cơ thể hẳn có nhiều phản ứng “lạ”.
Xin quí vị sửa soạn tinh thần đợi xem chuyện gì sẽ xẩy ra vào năm tới!

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thêm vài chuyện lạ!

Hôm nay tôi xin tường thuật một vài “chuyện lạ” để quí vị độc giả thưởng thức. Nếu thấy chuyện nào “lạ” thật sự, xin đề nghị “hì” một phát; ngược lại, nếu cảm thấy thường quá, cũng cứ bố thí một tiếng “hì
(VienDongDaily.Com - 14/04/2015)
Bài Hoài Mỹ

Hôm nay tôi xin tường thuật một vài “chuyện lạ” để quí vị độc giả thưởng thức. Nếu thấy chuyện nào “lạ” thật sự, xin đề nghị “hì” một phát; ngược lại, nếu cảm thấy thường quá, cũng cứ bố thí một tiếng “hì”; nhưng nếu pha trộn cả hai điểm vừa nêu, xin “làm ơn làm phước cũng như làm giàu” bằng cách thốt ra: “Đời mà!” một cách tỉnh bơ y như thể vô cảm hay kiểu “phớt tỉnh ăng lê vậy.

                               Bác sĩ Canavero thuyết trình về phương pháp phẫu thuật của mình

Lời trối trăng khó thực hiện:
Chẳng mấy ai trước khi chết lại không để lại cho người ruột thịt của mình “lời trối trăng”, tức là lời dặn dò hay mong ước cuối cùng. Theo đó, những lời sau hết này hầu hết khó thực hiện. Chẳng hạn: Một đức ông chồng trước phút nhắm mắt vĩnh viễn, “trối” lại cho cô vợ trẻ: “Em hãy cố gắng... thủ tiết nuôi con!”. Người sành tâm lý nhân loại, biết ngay ông chồng này “thương con thì ít, máu ghen thì nhiều”. Ngược lại, một đức ông chồng khác “trối” cho bà vợ vốn đang trong tuổi hồi xuân, lời âu yếm: “Em cần có người đàn ông bên cạnh để chăm sóc cho em. Anh chết rồi, em hãy nhận lời tái giá nhanh chóng với thằng... Oách”. Tuy đang khóc nước mắt ngắn, nước mắt dài, người vợ cũng giật bắn mình, ngạc nhiên cực độ, hỏi lại cho chắc ăn: “Em cứ ngỡ anh ghét anh Oách nhất trên đời này?”- Người chồng hấp hối thều thào: “...Chính bởi vậy, anh mới cho nó biết thế nào là... địa ngục trần gian để nó... chết tươi không kịp ngáp...”
Tuy nhiên, đối với cha mẹ thì lời trối trăng bao giờ cũng “nặng ký” hơn cả, mang tính linh thiêng. Thường thì con cái bao giờ cũng “gồng” hết mình, hết trí khôn, hết sức lực và có khi hết cả... của cải để thực hiện lời trối trăng của cha mẹ quá cố. Bởi đó là đạo Hiếu đã đành mà còn bởi do lòng tin là thực hiện được lời trăn trối của các đấng sinh thành thì mới ăn nên làm ra, được song thân phù hộ cho mà tha hồ hạnh phúc, mặc sức lượm vàng, nhặt bạc. Ngược lại, một khi con cái mà bỏ ngoài tai ước muốn sau cùng của cha mẹ trước lúc hai cụ về với ông bà, hẳn nhiên cuộc đời sẽ “đen hơn mõm chó”, tương lai “xuống dốc không phanh”, ngày ngày “nghèo lõ đít” đã đành mà khi chết cũng vẫn chỉ là một thứ “Trần Minh khố chuối” như truyện cổ tích đã cảnh báo...
Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, lời trối trăng cũng không dễ... xơi, nghĩa là vô cùng khó khăn trong việc thực hiện. Bởi thế hôm nay, vì e bị tội “ăn cơm mới, nói chuyện cũ” hoặc bị kết án “ăn ốc nói mò”, tôi mạn phép tường thuật ở đây một sự việc dĩ nhiên có thật, được “cầu chứng tại tòa” lại “nóng hổi vừa thổi vừa kể” vì mới xẩy ra vào gần cuối tuần vừa qua, Thứ Năm, ngày 02-04-2015:

Vâng, số là cụ bà Georgina Chervony Lloren qua đời đúng năm cụ lên... 80, lứa tuổi mà người Việt mình vẫn phong là “thượng thọ”. Georgina là một bà góa ngoan đạo, cư ngụ suốt đời tại hải đảo San Juan, Puerto Rico. Cụ chết “êm như mơ” tại tư gia sau khi bày tỏ lời trối trăn ngắn gọn nhưng rất rõ ràng. Người con gái xác quyết với hãng thông tấn xã Associated Press: “Mẹ tuyệt đối không muốn nằm trong quan tài dù gọi  bằng danh từ nào đi nữa, như áo quan, săng, hòm hay linh cữu nhưng mẹ muốn chôn mẹ trong thế ngồi trên một cái ghế dựa đong đưa (rocking chair). Mẹ muốn đi đôi giầy trượt “pa-tanh” mà hồi còn là nữ sinh mẹ vẫn biểu diễn... Thế nhưng giầy ấy bây giờ đâu còn nữa, ai mà giữ. Thành thử chúng tôi đành phải thay thế, đi cho mẹ một đồi giầy khác hợp với cái áo đầm mẹ mặc”.
Chiếc áo mà người con gái nhắc đến chính là áo cưới mà cụ Georgina Chervony Lloren đã mặc cách nay 32 năm.
Khi thân bằng quyến thuộc đến “viếng” kẻ quá cố; ai cũng giật... bắn mình, không tin vào mắt mình, bởi cụ Lloren y chang “một ngày như mọi ngày” đang ngồi ung dung trên chiếc ghế đong đưa, chỉ khác hôm nay cụ diện hơn ngày thường và chung quanh cụ có những vòng hoa, nến cháy lunh linh. Vì gia đình thuộc Giáo Hội Công Giáo nên cụ được một linh mục đến “làm phép xác”. Rõ rệt là khi đến trước mặt người chết để vẩy Nước Thánh, mắt ông cha không rời khuôn mặt cụ Lloren, như thể ông đề phòng một “sự cố” bất thường nào đó, chẳng hạn người chết có thể xông ra ôm chầm lấy ông hoặc ít ra cũng có thể quì xuống xin cha ban phép lành như các giáo hữu vẫn làm... Thế nhưng cụ Georgina Chervony Lloren vẫn ngoan ngoãn và hiền từ ngồi lọt thỏm vào lòng trên ghế.
Huyệt cũng đã được đào xong, sâu hơn... loại thường nhưng lại không dài bằng loại thường. Số thân bằng quyến thuộc chính thức đi đưa “đám ma” cũng chỉ “thường thường bậc trung” nhưng “khán giả” lại đứng rất đông đảo hai bên đường. Tiếng nói chuyện, bình phẩm xen lẫn cả tiếng cười thì... ồn ào, cứ như thể trong một quang cảnh lễ hội cổ truyền của dân tộc.
4 người khiêng mỗi bên, vị chi 8 thanh niên lực lưỡng, đặt trên vai hai thanh gỗ lớn bằng nửa cột nhà; bên trên là một cái ghế mà chân ghế đã được vặn đanh ốc vào thanh gỗ. Cụ Georgina Chervony Lloren ngồi trong tư thế quá ư thoải mái; hai tay đặt trên thành ghế trong khi hai chân thõng xuống như thể muốn đong đưa giống như đứa con nít vẫn làm. Mà nếu cụ có đong đưa thật cũng vẫn “bình an vô sự”, chẳng lo ngã xuống hay té ngang, bởi vì thân hình cụ - vốn cũng đã tong teo theo thời gian - đã được cột chặt vào lưng ghế.
Ai nhìn cụ cũng phải công nhận là cụ oai thật, bởi thế chẳng ai còn dám gọi đây là “đám ma” hay “đám táng” nữa mà là một cuộc rước kiệu nữ thần... Dám chắc không thiếu những ông già bà cả cũng ao ước được một nghi lễ chôn cất tương tự. Chết mà nằm trong quan tài kể ra cũng... xưa quá rồi, cổ quá rồi, lỗi thời quá rồi. Tại sao không “ra đi” một cách... thoải mái và khơi khơi như cụ Lloren? Thế là từ đó đã nẩy sinh một thứ tâm lý mới về tang chế: “Ông bà thì mừng; con cháu thì lo!”

Sắp có cuộc giải phẫu để thay... đầu:
Chắc hẳn quí vị độc giả thân mến còn nhớ một tin vui dành cho phái mày râu vốn đang lâm trong giờ tuyệt vọng. Đó là ở Nam Phi, khoa học đã thay dương vật mới cho một thanh niên 21 tuổi. Số là “của quí” của chàng trai trẻ vốn thuộc dòng Hồi Giáo này bị nhiễm trùng, hỏng từ “mặt bằng” vào tới “nội thất”, chẳng những vô dụng mà còn phải bị cắt, quẳng đi để không lây lan sự xúi quẩy sang các bộ phận khác. Thế nhưng số chàng thanh niên này còn hên nên gặp một “quới nhân hộ phù” bằng cách tặng miễn phí “của quí” sau khi bị tử vong trong một tai nạn. Cuộc giải phẫu kéo dài hơn 8 tiếng đồng hồ vào ngày 11-12-2014 nhưng phải chờ đến giữa tháng 3 năm 2015, bác sĩ trưởng khoa Jimmy Volmik mới chính thức công bố kết quả tốt đẹp, nghĩa là “của quí” mới của chàng thanh niên này đã hội tụ đầy đủ chức năng của một giống đực mạnh khỏe.
Nay y khoa nhân loại lại đối đầu với một thử thách tuy cố hữu nhưng vẫn được gọi là mới - dĩ nhiên “vô tiền khoáng hậu” và “có một không hai”. Đó là... thay đầu. Để quí bạn đọc hiểu dễ dàng, tôi mạn phép so sánh “qua loa rờ măng” với một sự kiện phổ thông khác, chẳng hạn bệnh nhân hư thận hay hỏng tim nay được thay thận mới, tim mới. Thận hay tim mới này là do ân nhân (donor) khỏe mạnh tặng ngay sau khi bị tử nạn. Việc thay thận hoặc thay tim, gan vẫn đạt được các kết quả mong muốn còn hiệu quả kéo dài bao lâu tuy chưa “thừa thắng xông lên” nổi tới mức “thượng thọ” nhưng nhiều trường hợp cũng đạt đến cả hơn chục năm.
Vâng, sắp sửa có vụ... thay đầu. Nói huỵch toẹt thế này: Một bệnh nhân vốn có một thân thể thuộc loại “vất cho chó, chó chê”, sẽ “được” cắt đầu ra khỏi cái thân thể vô dụng, vô nghĩa ấy. Sau đó bác sĩ sẽ lắp cái đầu này vào một thân thể ngon lành nhưng không đầu khác. Nếu “nhân định thắng thiên” thì bệnh nhân này vẫn sở hữu đầu cũ nhưng với thân xác mới.
Số là vào ngày 08-04-2015, một công dân Nga tên là Valery Spiridonov ở vào lứa tuổi mà ca dao Việt Nam mô tả là: “Trai ba mươi tuổi còn xuân - Gái ba mươi tuổi đã toan về già”, trước một lực lượng ký giả trong và ngoài nước, đã “thành khẩn khai báo” rằng anh là ứng viên đầu tiên trên thế giới đồng thời cũng là thứ nhất trong nhân loại, tự nguyện làm “vật tế thần” cho phẫu thuật cắt đầu để ghép vào một cơ thể khác. Tác giả của phương pháp này là bác sĩ người Ý trứ danh Sergio Canavero. Mọi việc đã được lên kế hoạch, lên khuôn và chỉ chờ thời điểm chính thức mở màn: Giữa năm 2016!
Dĩ nhiên Valery Spiridonov không phải là “một người như mọi người” nhưng từ ngày lọt lòng mẹ, anh đã phải mang căn bệnh di quyền “Werdnig-Hoffman” tai quái khiến cơ thể anh bị tê liệt và anh phải ngồi xe lăn. Với một ý chí hiếm có, Spiridonov đã tốt nghiệp Kỹ Sư Kỹ Nghệ Thông Tin, thế nhưng sức khỏe của anh năm qua đã giảm sút, nay với tốc độ như thể “xuống dốc không phanh”.
Bác sĩ Canavero và bệnh nhân Spiridonov đã gặp nhau nhiều lần và trao đổi quan điểm công khai qua Skype. Cả hai như thể tiền định nên hiểu nhau và cảm thông lẫn nhau sâu đậm. Về phía Spiridonov, anh tâm sự rằng đây là dịp may hiếm có, ngàn năm một thuở nên anh nhất quyết không để vuột khỏi tầm tay; anh quyết “không thay đổi ý kiến nữa”. Còn về phía bác sĩ người Ý Canavero, ông cho biết trường hợp của  Spiridonov đáp ứng được các yêu cầu mà phương pháp giải phẫu của ông đề ra vốn chưa từng diễn ra trên thế giới. Sau nữa, bệnh nhân Spiridonov nói đùa rằng, vì “chưa thấy quan tài nên chưa nhỏ lệ”, nhưng anh tin tưởng vào khả năng của bác sĩ Canavero đồng thời cũng tin vào khả năng thành công của cuộc giải phẫu ghép đầu này.
Tuy nói là lần đầu tiên nhưng trong thực tế bác sĩ Sergio Canavero đã cắt đầu cũ rồi lắp đầu cũ vào thân thể mới nhiều lần rồi nhưng mới chỉ áp dụng vào loài khỉ từ 45 năm nay. Các bác sĩ Trung Cộng đi sau, mới đây thực hiện phương pháp phẫu thuật ghép đầu vào giống chuột. Đối với chủ nghĩa cộng sản, “từ khỉ lên người chỉ trong một ngày”, nhưng với khoa học từ thử nghiệm vào loài vật phải cả mấy chục năm, có khi cả thế kỷ rồi mới thực hiện vào người.
Theo bác sĩ Canavero cuộc giải phẫu được dự trù kéo dài khoảng 36 tiếng đồng hồ, tốn phí chừng 11,1 triệu Mỹ Kim; nói tổng quát thì cái đầu cũ được dán vào cơ thể mới bằng một loại keo “polyethylene glycol còn gọi là “nguyên liệu thần kỳ” cùng lúc với phần cơ và động mạch khâu lại vào nhau. Thế nhưng bệnh nhân “đừng tưởng bở” nghĩ rằng thế là mình sống. Không, bệnh nhân sau đó còn được đưa vào trạng thái hôn mê trong vòng 4 tuần lễ để đầu và cơ thể đủ thời gian “ăn” vào với nhau chắc chắn, liền da liền thịt như thể “hai thành một”.
Hãy tưởng tượng, bệnh nhân khi tỉnh dậy, có thể cử động gần như bình thường nhưng dĩ nhiên chưa thể thông thạo. Nhìn vào gương, cất giọng nói... hệ thống thần kinh báo hiệu cho cơ thể hẳn có nhiều phản ứng “lạ”.
Xin quí vị sửa soạn tinh thần đợi xem chuyện gì sẽ xẩy ra vào năm tới!

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm