Hình Ảnh & Sự Kiện
Thị trưởng tự sướng
- trầm hương (ut)
Rất tình cờ, tôi “gặp” ngài Thị Trưởng của Thị Trấn PhinDeli trong bộ phim truyền hình “Mùa Oải Hương năm ấy” tập 1, ở phút 11:53 của bộ phim dài nhiều tập đang được trình chiếu mỗi tối thứ Năm trên đài truyền hình Yeah1TV (Việt Nam) và trên You Tube. Phim lấy bối cảnh của Đà Lạt thơ mộng lồng trong những nút thắt mở đầy kịch tính của phim bộ như thông lệ.
Cảnh đẹp. Minh tinh tài tử đẹp. Góc quay và màu sắc rất đẹp. Nếu không có phần giới thiệu, bảo đảm khán giả sẽ ngỡ như đang xem một bộ phim tình diễm lệ của vương quốc phim bộ Đại Hàn. Hai nữ diễn viên chính trong tập này với mái tóc hoặc vàng xòe, hoặc nâu huyền ảo, dứt khoát từ chối suối tóc đen đặc trưng của con gái Á Đông. Trang phục của toàn bộ diễn viên cho thấy một Việt Nam giàu có, xứng đáng lọt vào top 3 của quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh.
Điều đáng buồn là khi vừa gõ xong dòng chữ trên, trên facebook của mình, tôi bỗng thấy hiện lên những tin rất phản động, đại loại như “Người giàu ở Hà Nội tìm đường sang Mỹ“, “Hơn 100 cô dâu Việt ở Trung Quốc đột ngột mất tích“ (ối giời, VN hạnh phúc thế sao lại dại dột lấy chồng Tàu cho khổ thân dư lày :( ). Rồi đoạn video clip với tin “Trong phòng giam bà Bùi Hằng và cô Thúy Quỳnh có rắn, ngày 11.12.2014” bên cạnh hình ảnh “dân oan” tập trung ở Hà Nội (chuyện thường ngày ở huyện :) ) để đòi đất, để phản đối phiên tòa xử những người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Văn Minh & Thúy Quỳnh vào sáng hôm nay- 12/12/2014 – tại trụ sở Công An Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Chưa hết, đời sống văn minh của quốc gia nằm trong top 3 của xứ sở hạnh phúc nhất hành tinh còn được ghi lại hào hùng qua clip một thanh niên mặc bikini đỏ chói, hãnh diện cầm cờ đỏ sao vàng, biểu diễn lái xe gắn máy ngoạn mục giữa lòng… Hồ Chí Minh trong đêm mà người dân VN nô nức đón mừng chiến thắng vòng bán kết của đội tuyển bóng đá Việt trong giải AFF Cup 2014. Những tiếng hò reo “khô máu lên, khô máu lên..” (Ông Nội tui cũng không hiểu) của đám đông khiến chàng thêm phấn khích, leo lên trụ hàng rào, phất cao ngọn cờ bách chiến bách thắng cùng tiếng phụ họa của đám đông : “VIỆT NAM” – “MUÔN NĂM” … “VIỆT NAM” – “MUÔN NĂM” … “VIỆT NAM” – “MUÔN NĂM” … Ôi ôi , hạnh phúc và tự hào thay 2 chữ Việt Nam!
“Tự sướng” có phải là yếu tố dẫn đến “mức độ hài lòng đối với cuộc sống hiện tại của họ” như thống kê của Tổ chức nghiên cứu kinh tế – xã hội NEF công bố vào cuối tháng 11, 2014 chăng ? “Tự sướng” dường như đã trở thành đặc tính đáng yêu của người VN hôm nay. Chả thế mà trên trang web của Công ty cà phê Việt PhinDeli, Ngài Thị Trưởng Tự Sướng không ngần ngại phô diễn hình ảnh, chức vụ và tuyên ngôn vô cùng hoành tráng của mình : Enjoy the Vietnamese coffee that wakes up the USA! – Hãy thưởng thức cà phê Việt làm nước Mỹ tỉnh giấc!
Giấc mơ Mỹ Quốc
Buổi đấu giá diễn ra vào ngày thứ Năm 5 tháng 4, 2012.
Địa điểm: Bãi đậu xe của tiệm tạp hóa và trạm xăng Buford, một thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với 1 cư dân và lâu đời thứ 2 của tiểu bang Wyoming.
Vật đấu giá: Mảnh đất có diện tích trên 10 mẫu Anh- tương đương với hơn 4 hecta của Việt Nam- tức hơn 40,000 m2 mang tên Thị Trấn Buford gồm có 1 tiệm tạp hóa, 1 trạm xăng, 1 “trường học” có từ năm 1905, 1 nhà gỗ nhỏ dùng chứa dụng cụ từ năm 1900 , 1 nhà xe :) , một căn nhà 3 phòng ngủ và mã số bưu điện riêng (ZIP code).
Thị trấn được hình thành vào năm 1866, khi hệ thống đường hỏa xa xuyên bang của Hoa Kỳ được triển khai gần đó. Có tới 2,000 dân đã sống ở đây- đa số là công nhân xây dựng hỏa xa – trước khi đường rầy bị chuyển hướng.
Don Sammons, 1 cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam đã mua Buford cho vợ vào năm 1980. Họ đến thị trấn nằm ở độ cao 8,000 feet so với mực nước biển trên chiếc xe mui trần Lincoln Continental mầu đỏ, mặc thời tiết khắc nghiệt cũng như những tiếng cười thầm của cư dân các tỉnh kế cận. Cặp vợ chồng đến từ thành phố Los Angeles muốn có cuộc sống thôn dã ở nơi được bao bọc bởi đồi núi lởm chởm. Giấc mơ luôn có nhau của họ chấm dứt 6 năm sau, khi vợ ông qua đời. Khoảng 2007, con trai ông cũng bỏ đi, để ông ở lại và trở thành cư dân duy nhất của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ này.
Hai thập niên sau, ông quyết định bán Buford. Ông muốn về hưu và viết sách. Ông muốn mua nhà ở gần biển, thay vì “sáng ra núi đứng, chiều mênh mông chờ“ * như hiện tại. Trong lúc chờ đợi giấc mơ xanh màu biển trở thành hiện thực, ông đã tậu chỗ ở mới gần con trai tại thành phố Windsor, tiểu bang Colorado.
Để tăng thêm phần hấp dẫn cả thế giới khi rao bán thị-trấn-một-người của nước Mỹ, Tổng giám đốc công ty đấu giá địa ốc Williams & Williams đã nhanh nhậy thòng thêm những câu quảng cáo đầy… cảm hứng rằng, đây là cơ hội hiếm có để quý vị làm chủ một thị trấn và một phần của lịch sử Hoa Kỳ. Làm chủ một mã bưu điện (Zip code ) riêng đi kèm với những đặc quyền như: quý vị có thể là thị trưởng, cảnh sát trưởng, nghị viên, cử tri duy nhất, hoặc bất cứ chức vụ nào quý vị muốn tạo ra .
Giá đấu khởi đầu được rao trên mạng lưới toàn cầu là $100,000 USD .
Cơ hội hiếm quý làm chủ một thị trấn và một phần của lịch sử Hoa Kỳ đã khiến doanh gia Phạm Đình Nguyên, 38 tuổi, của Việt Nam nhẩy vào sau chỉ 3 ngày quyết định.
Buổi đấu giá “lịch sử”
Theo phóng viên Patricia Calhoun của trang báo điện tử westword.com, vào lúc 11 a.m. thứ Năm, 5 tháng 4, 2012, 1 tiếng trước khi cuộc đấu giá bắt đầu, bãi đậu xe quạnh hiu của Buford đã đầy xe. Đoàn quay phim truyền hình của hãng thông tấn CNN và Nhật Bản đã có mặt. Các phóng viên đụng nhau lung tung trong lúc tìm người để phỏng vấn. Phần lớn của cửa hàng được thu dọn sạch sẽ hàng hóa, chỉ còn lại những áo thung, một số in hình chủ nhân Sammons trông như một “Mountan Man” hơn là hình ảnh thật ngoài đời.
Những người để mắt đến tài sản đấu giá bao gồm một người dân Wyoming hiện sống ở tiểu bang Maine. Vợ ông muốn mở trường dạy võ Karate hay hệ thống tập thể dục Pilates gì đó. Gió thổi mạnh khiến mọi người thật khó nghe được tiếng nhau.
Hai người đàn bà đến từ tiểu bang Denver thì lại nghĩ rằng cái “trường học” cổ xưa có thể dùng làm phòng làm việc của nghệ sĩ (artist’s studio) rất tốt nhưng lại nhỏ quá. Đặc biệt trong đám là 2 người đàn ông bí mật, chiếc mũ đan kéo sụp xuống để chống lạnh. Những túi xách của nam giới cho thấy rõ ràng họ không phải ở Wyoming.
Cuộc đấu giá- bao gồm những người đấu giá qua mạng từ 46 quốc gia và người có mặt- khởi đầu từ $100,000USD và chấm dứt nhanh chóng 11 phút sau ở giá cuối cùng là $900,000 USD. Một trong 2 người đàn ông đeo túi xách sanh sống ở Việt Nam là người thắng cuộc. Ông từ chối phỏng vấn cũng như xác định lý lịch.
“Làm chủ một mảnh đất tại nước Mỹ là giấc mơ của tôi,” ông cho biết trong bản công bố được nhà đấu giá phổ biến sau đó.
Để kết luận cho bài phóng sự “A Vietnamese citizen is the new owner of Buford, Wyoming, population 1″ nói trên được phổ biến vào thứ Tư, April 18, 2012, nữ ký giả Patricia Calhoun của trang thông tin điện tử westword.com đã châm biếm nhẹ nhàng: “A very windy, dusty piece of the American dream”. Một mảnh đầy gió và bụi bậm của giấc mơ Hoa Kỳ.
Chả sao . Chỉ là bụt chùa nhà không thiêng thôi mà!
Cà phê Việt làm nước Mỹ tỉnh giấc
Hãy thưởng thức cà phê Việt làm nước Mỹ tỉnh giấc!
Đó là cà phê hòa tan PhinDeli. Được làm từ 100% cà phê Việt. Sử dụng công nghệ cô đặc từ cà phê phin. Thêm vào một tinh thần “Không gì không thể”. Biến thị trấn Mỹ thành thủ phủ cà phê Việt. Tạo nên một hương vị cà phê đích thực. Cà phê đen 2 in 1 và cà phê sữa 3 in 1.
Thị trưởng thị trấn PhinDeli Phạm Đình Nguyên
Ngày 5 tháng 4, 2012, lần đầu tiên ông Phạm Đình Nguyên đặt chân đến xứ sở của những cơ hội- không phải như khách du lịch- mà là người đi mua cơ hội. Ông đi mua nhưng chưa biết mua để làm gì? Có lẽ không có người đi buôn nào quăng tiền dễ dàng và dễ dãi như doanh gia Việt. $900,000 đô la là số tiền lớn đối với người Việt ở Mỹ và người Mỹ bình thường (ở Mỹ) nhưng là chuyện nhỏ như con thỏ, bình thường như cân đường (danh ngôn thời đại mới hay thiệt hehe) với đại gia và “lãnh đạo” dân ở VN. 900 ngàn USD chỉ tương đương với 1 “siêu” xe, hay 10 chiếc xe hơi hạng trung ở Việt Nam chứ mấy! Trị giá của nó ngang ngửa với vài mét vuông đất ở trung tâm Hà Nội hay Sài Gòn. Buồn hơn nữa, nó chỉ đủ mua được nửa cái biệt thự cao cấp ở VN mà thôi.
Khi cuộc đấu giá từ khởi điểm $100,000 lên tới $600.000 USD, nhiều người tham gia đã bỏ cuộc. Đến 750.000 USD thì chỉ còn ông Nguyên và một người đấu giá online (qua điện thoại di động). Tới mức $900,000 USD thì cả làng đều oải :) và dĩ nhiên, toàn thắng đã về ta. Chỉ trong 11 phút phù du, đại gia VN đã góp phần làm nên lịch sử gần 300 năm của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Thiệt là kỳ tích thiệt là kỳ tích …
Chính vì thế, khi khám phá ra mình sẽ làm gì với cái mảnh đầy gió và bụi bậm của giấc mơ Hoa Kỳ vừa mua được đó, Thị Trưởng tự phong Phạm Đình Nguyên nhất định sẽ khiến nước Mỹ tỉnh giấc chơi với cà phê đen 2 in 1 và cà phê sữa 3 in 1. Ông đã bê nguyên khẩu vị quốc hồn quốc túy của dân ghiền cà phê quốc nội đặt vào văn hóa ẩm thực Mỹ mà không thèm tìm hiểu người Mỹ ưa uống cà phê kiểu nào? Có khoái sữa đặc có đường không? Có rảnh rỗi đến mức thích ngồi đực mặt ngắm ly cà phê rồi bần thần tự hỏi “Ly café như muốn nói/nói cùng em câu gì/ Ly café như muốn hát/hát cùng em câu gì” không? Người Mỹ có tâm đắc với cảm giác tim đập thùm thụp hồi hộp từ ly cà phê phin cô đặc – “Cực Mạnh”- 2 in 1 không?
Ông đã say men chiến thắng, bước tự tin với dây nịt lủng lẳng quả … nổ vào thị trường cà phê Mỹ, không biết rằng cái loại nước thơm thoang thoảng, đen nhờ nhờ, loãng xè loãng xịt mà đa số dân Mỹ làm việc trong văn phòng hay công xưởng thường được uống miễn phí ấy là loại nước thân thương khiến họ tỉnh thức từ năm 1910 đến nay rồi. Nescafé, Folgers, Maxwell House, Taster’s Choice… là những thương hiệu cà phê hòa tan gắn liền với đời sống quần chúng mà đến như Starbucks cũng chưa chắc đã ăn đứt được. Vì vậy, cho dù ngài Thị Trưởng có … tự sướng, “biến thị trấn Mỹ thành thủ phủ cà phê Việt” nhằm làm nước Mỹ tỉnh giấc, tôi dám cá 1 ăn 10 rằng cả nước Mỹ vẫn/đang/và tiếp tục who cares về PhinDeli Coffee. Xin lỗi ông :( :)
Thị trấn đổi tên
“Ngày 3/9/2013, thị trưởng Phạm Đình Nguyên chính thức công bố đổi tên Buford thành thị trấn PhinDeli, giới thiệu tinh hoa cà phê Việt cho khách hàng Mỹ”. Đây là thông tin trên website của PhinDeli đàng hoàng .
Có thật rằng tên chính thức (trên giấy tờ cũng như của bưu điện Hoa Kỳ) hiện nay, thị trấn Buford đã bị xóa sổ, thay vào đó là tên mới PhinDeli? Đã có sự đánh tráo khái niệm mờ ám từ chính ngài Thị Trưởng ( :) ) lẫn truyền thông trong nước trong các buổi phỏng vấn (quốc nội) khi lờ tít “sự cố” unofficially (không chính thức) mà tất cả bản tin nước ngoài đều tường thuật: The town was unofficially renamed “PhinDeli Town Buford” . Ngày khai trương PhinDeli Town Bufford – 3/9/2013 – trước trên 50 quan khách tham dự, ông Phạm Đình Nguyên đã phải trấn an cư dân rằng, địa chỉ bưu chính của họ vẫn là Buford. Nói thiệt thà và… thẳng, PhinDeli Town Bufford chẳng qua chỉ là … thương danh của 1 cửa hàng tạp hóa tiện lợi không hơn kém, nhằm khuyến mãi cho cà phê phin Việt Nam. Thế thôi.
Ngay cả chức vụ Thị Trưởng của ông cũng là chức vụ không chính thức – unofficially – tự đặt cho vui như công ty đấu giá địa ốc Williams & Williams đã quảng cáo: “cơ hội hiếm có để quý vị làm chủ một thị trấn và một phần của lịch sử Hoa Kỳ. Làm chủ một mã số bưu điện (Zip code) riêng đi kèm với những đặc quyền như: quý vị có thể là thị trưởng, cảnh sát trưởng, nghị viên, cử tri duy nhất, hoặc bất cứ chức vụ nào quý vị muốn tạo ra .
Trang thông tin lifestylenewstips.com đã hài hước khi cho rằng với chỉ một cư dân trong thị trấn Buford thì người đó sẽ là thị trưởng, là chủ tiệm, là người nấu “hot dog”, trông nom trạm xăng và tiệm tạp hóa. Hắn là tất cả của toàn Buford. “It’s a one man town…” :)
Tôi hồ nghi chính chức vụ Thị Trưởng nguyên một thị trấn cùng việc “sở hữu” một phần của lịch sử Hoa Kỳ là miếng mồi xui khiến công ty Williams & Williams cùng ông cựu quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam Don Sammons vớ được con mồi Pham Dinh Nguyen béo bở. Hai bên vui đều. Ngài Thị trưởng tự sướng được cả thế giới biết đến tên tuổi, được có hình ảnh cùng chức danh lẫy lừng toàn cầu mà chỉ tốn có 900.000 đôla. Quá rẻ so với… Việt Nam. Chưa kể ngày nào đó, khi Buford được chính phủ chính thức đưa vào… quy hoạch, chỉ cần ăn tiền giải tỏa là lên đời i như câu thành ngữ Mỹ (của người … Việt) : sit down money come.
Riêng tôi, một người Mỹ gốc Việt yêu nước Mỹ thì … tâm tư lắm. Tôi tâm tư :) tại sao nước Mỹ của tôi chẳng bị cà phê PhinDeli đánh thức gì cả! Bằng chứng là clip video về ngày khai trương tiệm tạp hóa-cà phê PhinDeli Town Buford do đài truyền hình địa phương Wyoming KTWONews quay và phát hành “nóng” trên You Tube đúng ngày 3/9/2013, đến nay, hơn 1 năm đã trôi qua mà chỉ có 1,701 người xem, trong đó, 11 người “Like” only!!!
Bây giờ lại thấy ngài Thị Trưởng đội đúng cái mũ cao bồi như hình trên gia trang PhinDeli, bước vào nghệ thuật thứ 7, quảng cáo lộ liễu cho PhinDeli ở… VN qua phim “Mùa Oải Hương năm ấy”, tôi lại thêm hoang mang.
Hay là ông đang nối gót tài tử phim hành động kiêm cựu Thống Đốc tiểu bang California Arnold Schwarzenegger đi vào con đường chính trị? Hay là ông sẽ ra … tranh cử? Mà tiểu bang nào của Hoa Kỳ officially cho Thị Trưởng Phạm Đình Nguyên ra tranh cử nhỉ?
Rất… tâm tư, tôi đành chờ xem :)
trầm hương (UT)
chú thích: *: Ở Đây, Thôi Ở Đây Đành – Lê Uyên Phương
http://mpflorist.wordpress.com/2014/12/15/thi-truong-tu-suong-2/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Thị trưởng tự sướng
- trầm hương (ut)
Rất tình cờ, tôi “gặp” ngài Thị Trưởng của Thị Trấn PhinDeli trong bộ phim truyền hình “Mùa Oải Hương năm ấy” tập 1, ở phút 11:53 của bộ phim dài nhiều tập đang được trình chiếu mỗi tối thứ Năm trên đài truyền hình Yeah1TV (Việt Nam) và trên You Tube. Phim lấy bối cảnh của Đà Lạt thơ mộng lồng trong những nút thắt mở đầy kịch tính của phim bộ như thông lệ.
Cảnh đẹp. Minh tinh tài tử đẹp. Góc quay và màu sắc rất đẹp. Nếu không có phần giới thiệu, bảo đảm khán giả sẽ ngỡ như đang xem một bộ phim tình diễm lệ của vương quốc phim bộ Đại Hàn. Hai nữ diễn viên chính trong tập này với mái tóc hoặc vàng xòe, hoặc nâu huyền ảo, dứt khoát từ chối suối tóc đen đặc trưng của con gái Á Đông. Trang phục của toàn bộ diễn viên cho thấy một Việt Nam giàu có, xứng đáng lọt vào top 3 của quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh.
Điều đáng buồn là khi vừa gõ xong dòng chữ trên, trên facebook của mình, tôi bỗng thấy hiện lên những tin rất phản động, đại loại như “Người giàu ở Hà Nội tìm đường sang Mỹ“, “Hơn 100 cô dâu Việt ở Trung Quốc đột ngột mất tích“ (ối giời, VN hạnh phúc thế sao lại dại dột lấy chồng Tàu cho khổ thân dư lày :( ). Rồi đoạn video clip với tin “Trong phòng giam bà Bùi Hằng và cô Thúy Quỳnh có rắn, ngày 11.12.2014” bên cạnh hình ảnh “dân oan” tập trung ở Hà Nội (chuyện thường ngày ở huyện :) ) để đòi đất, để phản đối phiên tòa xử những người yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Văn Minh & Thúy Quỳnh vào sáng hôm nay- 12/12/2014 – tại trụ sở Công An Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Chưa hết, đời sống văn minh của quốc gia nằm trong top 3 của xứ sở hạnh phúc nhất hành tinh còn được ghi lại hào hùng qua clip một thanh niên mặc bikini đỏ chói, hãnh diện cầm cờ đỏ sao vàng, biểu diễn lái xe gắn máy ngoạn mục giữa lòng… Hồ Chí Minh trong đêm mà người dân VN nô nức đón mừng chiến thắng vòng bán kết của đội tuyển bóng đá Việt trong giải AFF Cup 2014. Những tiếng hò reo “khô máu lên, khô máu lên..” (Ông Nội tui cũng không hiểu) của đám đông khiến chàng thêm phấn khích, leo lên trụ hàng rào, phất cao ngọn cờ bách chiến bách thắng cùng tiếng phụ họa của đám đông : “VIỆT NAM” – “MUÔN NĂM” … “VIỆT NAM” – “MUÔN NĂM” … “VIỆT NAM” – “MUÔN NĂM” … Ôi ôi , hạnh phúc và tự hào thay 2 chữ Việt Nam!
“Tự sướng” có phải là yếu tố dẫn đến “mức độ hài lòng đối với cuộc sống hiện tại của họ” như thống kê của Tổ chức nghiên cứu kinh tế – xã hội NEF công bố vào cuối tháng 11, 2014 chăng ? “Tự sướng” dường như đã trở thành đặc tính đáng yêu của người VN hôm nay. Chả thế mà trên trang web của Công ty cà phê Việt PhinDeli, Ngài Thị Trưởng Tự Sướng không ngần ngại phô diễn hình ảnh, chức vụ và tuyên ngôn vô cùng hoành tráng của mình : Enjoy the Vietnamese coffee that wakes up the USA! – Hãy thưởng thức cà phê Việt làm nước Mỹ tỉnh giấc!
Giấc mơ Mỹ Quốc
Buổi đấu giá diễn ra vào ngày thứ Năm 5 tháng 4, 2012.
Địa điểm: Bãi đậu xe của tiệm tạp hóa và trạm xăng Buford, một thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với 1 cư dân và lâu đời thứ 2 của tiểu bang Wyoming.
Vật đấu giá: Mảnh đất có diện tích trên 10 mẫu Anh- tương đương với hơn 4 hecta của Việt Nam- tức hơn 40,000 m2 mang tên Thị Trấn Buford gồm có 1 tiệm tạp hóa, 1 trạm xăng, 1 “trường học” có từ năm 1905, 1 nhà gỗ nhỏ dùng chứa dụng cụ từ năm 1900 , 1 nhà xe :) , một căn nhà 3 phòng ngủ và mã số bưu điện riêng (ZIP code).
Thị trấn được hình thành vào năm 1866, khi hệ thống đường hỏa xa xuyên bang của Hoa Kỳ được triển khai gần đó. Có tới 2,000 dân đã sống ở đây- đa số là công nhân xây dựng hỏa xa – trước khi đường rầy bị chuyển hướng.
Don Sammons, 1 cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam đã mua Buford cho vợ vào năm 1980. Họ đến thị trấn nằm ở độ cao 8,000 feet so với mực nước biển trên chiếc xe mui trần Lincoln Continental mầu đỏ, mặc thời tiết khắc nghiệt cũng như những tiếng cười thầm của cư dân các tỉnh kế cận. Cặp vợ chồng đến từ thành phố Los Angeles muốn có cuộc sống thôn dã ở nơi được bao bọc bởi đồi núi lởm chởm. Giấc mơ luôn có nhau của họ chấm dứt 6 năm sau, khi vợ ông qua đời. Khoảng 2007, con trai ông cũng bỏ đi, để ông ở lại và trở thành cư dân duy nhất của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ này.
Hai thập niên sau, ông quyết định bán Buford. Ông muốn về hưu và viết sách. Ông muốn mua nhà ở gần biển, thay vì “sáng ra núi đứng, chiều mênh mông chờ“ * như hiện tại. Trong lúc chờ đợi giấc mơ xanh màu biển trở thành hiện thực, ông đã tậu chỗ ở mới gần con trai tại thành phố Windsor, tiểu bang Colorado.
Để tăng thêm phần hấp dẫn cả thế giới khi rao bán thị-trấn-một-người của nước Mỹ, Tổng giám đốc công ty đấu giá địa ốc Williams & Williams đã nhanh nhậy thòng thêm những câu quảng cáo đầy… cảm hứng rằng, đây là cơ hội hiếm có để quý vị làm chủ một thị trấn và một phần của lịch sử Hoa Kỳ. Làm chủ một mã bưu điện (Zip code ) riêng đi kèm với những đặc quyền như: quý vị có thể là thị trưởng, cảnh sát trưởng, nghị viên, cử tri duy nhất, hoặc bất cứ chức vụ nào quý vị muốn tạo ra .
Giá đấu khởi đầu được rao trên mạng lưới toàn cầu là $100,000 USD .
Cơ hội hiếm quý làm chủ một thị trấn và một phần của lịch sử Hoa Kỳ đã khiến doanh gia Phạm Đình Nguyên, 38 tuổi, của Việt Nam nhẩy vào sau chỉ 3 ngày quyết định.
Buổi đấu giá “lịch sử”
Theo phóng viên Patricia Calhoun của trang báo điện tử westword.com, vào lúc 11 a.m. thứ Năm, 5 tháng 4, 2012, 1 tiếng trước khi cuộc đấu giá bắt đầu, bãi đậu xe quạnh hiu của Buford đã đầy xe. Đoàn quay phim truyền hình của hãng thông tấn CNN và Nhật Bản đã có mặt. Các phóng viên đụng nhau lung tung trong lúc tìm người để phỏng vấn. Phần lớn của cửa hàng được thu dọn sạch sẽ hàng hóa, chỉ còn lại những áo thung, một số in hình chủ nhân Sammons trông như một “Mountan Man” hơn là hình ảnh thật ngoài đời.
Những người để mắt đến tài sản đấu giá bao gồm một người dân Wyoming hiện sống ở tiểu bang Maine. Vợ ông muốn mở trường dạy võ Karate hay hệ thống tập thể dục Pilates gì đó. Gió thổi mạnh khiến mọi người thật khó nghe được tiếng nhau.
Hai người đàn bà đến từ tiểu bang Denver thì lại nghĩ rằng cái “trường học” cổ xưa có thể dùng làm phòng làm việc của nghệ sĩ (artist’s studio) rất tốt nhưng lại nhỏ quá. Đặc biệt trong đám là 2 người đàn ông bí mật, chiếc mũ đan kéo sụp xuống để chống lạnh. Những túi xách của nam giới cho thấy rõ ràng họ không phải ở Wyoming.
Cuộc đấu giá- bao gồm những người đấu giá qua mạng từ 46 quốc gia và người có mặt- khởi đầu từ $100,000USD và chấm dứt nhanh chóng 11 phút sau ở giá cuối cùng là $900,000 USD. Một trong 2 người đàn ông đeo túi xách sanh sống ở Việt Nam là người thắng cuộc. Ông từ chối phỏng vấn cũng như xác định lý lịch.
“Làm chủ một mảnh đất tại nước Mỹ là giấc mơ của tôi,” ông cho biết trong bản công bố được nhà đấu giá phổ biến sau đó.
Để kết luận cho bài phóng sự “A Vietnamese citizen is the new owner of Buford, Wyoming, population 1″ nói trên được phổ biến vào thứ Tư, April 18, 2012, nữ ký giả Patricia Calhoun của trang thông tin điện tử westword.com đã châm biếm nhẹ nhàng: “A very windy, dusty piece of the American dream”. Một mảnh đầy gió và bụi bậm của giấc mơ Hoa Kỳ.
Chả sao . Chỉ là bụt chùa nhà không thiêng thôi mà!
Cà phê Việt làm nước Mỹ tỉnh giấc
Hãy thưởng thức cà phê Việt làm nước Mỹ tỉnh giấc!
Đó là cà phê hòa tan PhinDeli. Được làm từ 100% cà phê Việt. Sử dụng công nghệ cô đặc từ cà phê phin. Thêm vào một tinh thần “Không gì không thể”. Biến thị trấn Mỹ thành thủ phủ cà phê Việt. Tạo nên một hương vị cà phê đích thực. Cà phê đen 2 in 1 và cà phê sữa 3 in 1.
Thị trưởng thị trấn PhinDeli Phạm Đình Nguyên
Ngày 5 tháng 4, 2012, lần đầu tiên ông Phạm Đình Nguyên đặt chân đến xứ sở của những cơ hội- không phải như khách du lịch- mà là người đi mua cơ hội. Ông đi mua nhưng chưa biết mua để làm gì? Có lẽ không có người đi buôn nào quăng tiền dễ dàng và dễ dãi như doanh gia Việt. $900,000 đô la là số tiền lớn đối với người Việt ở Mỹ và người Mỹ bình thường (ở Mỹ) nhưng là chuyện nhỏ như con thỏ, bình thường như cân đường (danh ngôn thời đại mới hay thiệt hehe) với đại gia và “lãnh đạo” dân ở VN. 900 ngàn USD chỉ tương đương với 1 “siêu” xe, hay 10 chiếc xe hơi hạng trung ở Việt Nam chứ mấy! Trị giá của nó ngang ngửa với vài mét vuông đất ở trung tâm Hà Nội hay Sài Gòn. Buồn hơn nữa, nó chỉ đủ mua được nửa cái biệt thự cao cấp ở VN mà thôi.
Khi cuộc đấu giá từ khởi điểm $100,000 lên tới $600.000 USD, nhiều người tham gia đã bỏ cuộc. Đến 750.000 USD thì chỉ còn ông Nguyên và một người đấu giá online (qua điện thoại di động). Tới mức $900,000 USD thì cả làng đều oải :) và dĩ nhiên, toàn thắng đã về ta. Chỉ trong 11 phút phù du, đại gia VN đã góp phần làm nên lịch sử gần 300 năm của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Thiệt là kỳ tích thiệt là kỳ tích …
Chính vì thế, khi khám phá ra mình sẽ làm gì với cái mảnh đầy gió và bụi bậm của giấc mơ Hoa Kỳ vừa mua được đó, Thị Trưởng tự phong Phạm Đình Nguyên nhất định sẽ khiến nước Mỹ tỉnh giấc chơi với cà phê đen 2 in 1 và cà phê sữa 3 in 1. Ông đã bê nguyên khẩu vị quốc hồn quốc túy của dân ghiền cà phê quốc nội đặt vào văn hóa ẩm thực Mỹ mà không thèm tìm hiểu người Mỹ ưa uống cà phê kiểu nào? Có khoái sữa đặc có đường không? Có rảnh rỗi đến mức thích ngồi đực mặt ngắm ly cà phê rồi bần thần tự hỏi “Ly café như muốn nói/nói cùng em câu gì/ Ly café như muốn hát/hát cùng em câu gì” không? Người Mỹ có tâm đắc với cảm giác tim đập thùm thụp hồi hộp từ ly cà phê phin cô đặc – “Cực Mạnh”- 2 in 1 không?
Ông đã say men chiến thắng, bước tự tin với dây nịt lủng lẳng quả … nổ vào thị trường cà phê Mỹ, không biết rằng cái loại nước thơm thoang thoảng, đen nhờ nhờ, loãng xè loãng xịt mà đa số dân Mỹ làm việc trong văn phòng hay công xưởng thường được uống miễn phí ấy là loại nước thân thương khiến họ tỉnh thức từ năm 1910 đến nay rồi. Nescafé, Folgers, Maxwell House, Taster’s Choice… là những thương hiệu cà phê hòa tan gắn liền với đời sống quần chúng mà đến như Starbucks cũng chưa chắc đã ăn đứt được. Vì vậy, cho dù ngài Thị Trưởng có … tự sướng, “biến thị trấn Mỹ thành thủ phủ cà phê Việt” nhằm làm nước Mỹ tỉnh giấc, tôi dám cá 1 ăn 10 rằng cả nước Mỹ vẫn/đang/và tiếp tục who cares về PhinDeli Coffee. Xin lỗi ông :( :)
Thị trấn đổi tên
“Ngày 3/9/2013, thị trưởng Phạm Đình Nguyên chính thức công bố đổi tên Buford thành thị trấn PhinDeli, giới thiệu tinh hoa cà phê Việt cho khách hàng Mỹ”. Đây là thông tin trên website của PhinDeli đàng hoàng .
Có thật rằng tên chính thức (trên giấy tờ cũng như của bưu điện Hoa Kỳ) hiện nay, thị trấn Buford đã bị xóa sổ, thay vào đó là tên mới PhinDeli? Đã có sự đánh tráo khái niệm mờ ám từ chính ngài Thị Trưởng ( :) ) lẫn truyền thông trong nước trong các buổi phỏng vấn (quốc nội) khi lờ tít “sự cố” unofficially (không chính thức) mà tất cả bản tin nước ngoài đều tường thuật: The town was unofficially renamed “PhinDeli Town Buford” . Ngày khai trương PhinDeli Town Bufford – 3/9/2013 – trước trên 50 quan khách tham dự, ông Phạm Đình Nguyên đã phải trấn an cư dân rằng, địa chỉ bưu chính của họ vẫn là Buford. Nói thiệt thà và… thẳng, PhinDeli Town Bufford chẳng qua chỉ là … thương danh của 1 cửa hàng tạp hóa tiện lợi không hơn kém, nhằm khuyến mãi cho cà phê phin Việt Nam. Thế thôi.
Ngay cả chức vụ Thị Trưởng của ông cũng là chức vụ không chính thức – unofficially – tự đặt cho vui như công ty đấu giá địa ốc Williams & Williams đã quảng cáo: “cơ hội hiếm có để quý vị làm chủ một thị trấn và một phần của lịch sử Hoa Kỳ. Làm chủ một mã số bưu điện (Zip code) riêng đi kèm với những đặc quyền như: quý vị có thể là thị trưởng, cảnh sát trưởng, nghị viên, cử tri duy nhất, hoặc bất cứ chức vụ nào quý vị muốn tạo ra .
Trang thông tin lifestylenewstips.com đã hài hước khi cho rằng với chỉ một cư dân trong thị trấn Buford thì người đó sẽ là thị trưởng, là chủ tiệm, là người nấu “hot dog”, trông nom trạm xăng và tiệm tạp hóa. Hắn là tất cả của toàn Buford. “It’s a one man town…” :)
Tôi hồ nghi chính chức vụ Thị Trưởng nguyên một thị trấn cùng việc “sở hữu” một phần của lịch sử Hoa Kỳ là miếng mồi xui khiến công ty Williams & Williams cùng ông cựu quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam Don Sammons vớ được con mồi Pham Dinh Nguyen béo bở. Hai bên vui đều. Ngài Thị trưởng tự sướng được cả thế giới biết đến tên tuổi, được có hình ảnh cùng chức danh lẫy lừng toàn cầu mà chỉ tốn có 900.000 đôla. Quá rẻ so với… Việt Nam. Chưa kể ngày nào đó, khi Buford được chính phủ chính thức đưa vào… quy hoạch, chỉ cần ăn tiền giải tỏa là lên đời i như câu thành ngữ Mỹ (của người … Việt) : sit down money come.
Riêng tôi, một người Mỹ gốc Việt yêu nước Mỹ thì … tâm tư lắm. Tôi tâm tư :) tại sao nước Mỹ của tôi chẳng bị cà phê PhinDeli đánh thức gì cả! Bằng chứng là clip video về ngày khai trương tiệm tạp hóa-cà phê PhinDeli Town Buford do đài truyền hình địa phương Wyoming KTWONews quay và phát hành “nóng” trên You Tube đúng ngày 3/9/2013, đến nay, hơn 1 năm đã trôi qua mà chỉ có 1,701 người xem, trong đó, 11 người “Like” only!!!
Bây giờ lại thấy ngài Thị Trưởng đội đúng cái mũ cao bồi như hình trên gia trang PhinDeli, bước vào nghệ thuật thứ 7, quảng cáo lộ liễu cho PhinDeli ở… VN qua phim “Mùa Oải Hương năm ấy”, tôi lại thêm hoang mang.
Hay là ông đang nối gót tài tử phim hành động kiêm cựu Thống Đốc tiểu bang California Arnold Schwarzenegger đi vào con đường chính trị? Hay là ông sẽ ra … tranh cử? Mà tiểu bang nào của Hoa Kỳ officially cho Thị Trưởng Phạm Đình Nguyên ra tranh cử nhỉ?
Rất… tâm tư, tôi đành chờ xem :)
trầm hương (UT)
chú thích: *: Ở Đây, Thôi Ở Đây Đành – Lê Uyên Phương
http://mpflorist.wordpress.com/2014/12/15/thi-truong-tu-suong-2/