Tham Khảo

Thiên An Môn Bốc Khói

Trưa mùng ba Tháng 10, giữa cơn sốt chính trị tại thủ đô Hoa Kỳ khi chính quyền liên bang bị tạm đóng cửa một phần, một phụ nữ dùng xe hơi đòi đột nhập Phủ
Sự biến tại Bắc Kinh hay bài toán cải cách của Trung Quốc?
 

* Thiên An Môn - Trưa ngày 28, khói bốc trước chân dung Mao Chủ tịch! * 

 
 
 
Trưa mùng ba Tháng 10, giữa cơn sốt chính trị tại thủ đô Hoa Kỳ khi chính quyền liên bang bị tạm đóng cửa một phần, một phụ nữ  dùng xe hơi đòi đột nhập Phủ Tống thống. Khi bị nhân viên bảo vệ ngăn chặn thì nghi can tông xe và chạy qua hướng Quốc hội rồi bị cảnh sát bắn hạ. Nhiều phần thì nạn nhân là người mắc bệnh tâm thần, em nhỏ một tuổi ở trên xe không bị hề hấn gì. Và chúng ta thì quên hẳn tin này. Cho đến giữa ngọ, ngày 28 vừa qua.

 
Trưa 28, tại Quảng trường Thiên An Môn của thủ đô Bắc Kinh, một chiến SUV bên trong có ba người lái bỗng lao lên vỉa hè đông người và nổ tung rồi bật cháy. Hai khách bộ hành cùng ba nghi can đã tử nạn, 38 người bị thương. Nguồn tin chính thức khá hạn chế về chuyện này cùng bản tin Reuters đã gây ra nhiều câu hỏi hơn là giải đáp.
 
Quảng trường là nơi được an ninh Trung Quốc kiểm soát cực kỳ nghiêm mật vì là bộ mặt của thủ đô đã từng chứng kiến nhiều cuộc biểu tình đổ máu của sinh viên hay giáo phái Pháp luân công. Việc ba nghi can có mặt trong xe cho thấy đây không phải là hành động của một cá nhân bị bệnh tâm thần, như trường hợp mới xảy ra tại thủ đô Hoa Kỳ. Vì làm người vô can thiệt mạng, vụ này cũng không hẳn là lối tự thiêu để phản kháng của hơn 100 người Tây Tạng từ mấy năm nay.
 
Cùng lắm, người ta nhớ đến phản ứng của dân Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo vào năm 2009 khi ba người lao xe lên lề trong khu Vương Phủ Tỉnh đông khách của Bắc Kinh rồi đổ xăng tự thiêu. Từ ít lâu nay, hành động phản đối của sắc dân này đã gia tăng cường độ tại Tân Cương. Nhiều lực lượng xưng danh Thánh Chiến còn khuyến khích dân Hồi giáo dùng xe hơi làm võ khí khủng bố.
 
Nhưng vì địa điểm Thiên An Môn, và nhất là thời điểm, người ta có thể nghĩ đến một hình thức đấu tranh của những người bất mãn và tuyệt vọng. Thời điểm là Hội nghị kỳ ba của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa 18.  Chúng ta trở lại chuyện "kinh tế cũng là chính trị"...
 
***
 
Sau những hứa hẹn cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình rồi Thủ tướng Lý Khắc Cường, hôm 26 vừa qua, nhân vật hàng thứ tư của hệ thống quyền bính Trung Quốc (trong Thường vụ Bộ Chính trị bảy người) đã báo trước những thay đổi "chưa từng thấy" từ Hội nghị kỳ ba. Đứng sau Tổng bí thư Tập Cận Bình, Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang, Du Chính Thanh là Chủ tịch cơ chế tư vấn gọi là Chính Hiệp (Hội nghị Hiệp thương Chính trị). Với thế hệ thứ năm vừa lên lãnh đạo sau Đại hội khóa 18 năm ngoái, Hội nghị kỳ ba cũng có ý nghĩa lịch sử như Hội nghị Ban chấp hành kỳ ba của khóa 11 vào Tháng 12 năm 1978.
 
Sau một cuộc đảo chánh cung đình trên thượng tầng - kéo dài từ khi Mao Trạch Đông tạ thế năm 1976 cho đến khi Đặng Tiểu Bình giành lại quyền lực - Hội nghị kỳ Ba cách nay đúng 35 năm quả là mở ra thời đại mới từ khẩu hiệu "Cải cách và Khai phóng" của họ Đặng. Nhưng giai đoạn huy hoàng ấy đã chấm dứt và Trung Quốc phải khởi sự một cuộc cải cách khác.
 
Là kẻ đi sau học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, Trung Quốc có ba thập niên tăng trưởng ngoạn mục qua chiến lược phát triển bằng đầu tư của khu vực công nhờ thu vét tiết kiệm của dân chúng. Và sản xuất dư thừa thì xuất cảng để nhà nước nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ rất cao. Nhưng mặt trái của chiến lược đó là sự lãng phí, lạm dụng và tham nhũng của khu vực nhà nước, là năng suất tiệm giảm cùng mãi lực của dân chúng. Khi kinh tế toàn cầu bị tổng suy trầm năm 2008, Bắc Kinh vẫn cứ  tống ga nhấn tới để giữ mức tăng trưởng cao và thất nghiệp thấp nên càng thổi bong bóng đầu cơ, sản xuất thừa và chất lên một núi nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
 
Vì lấy đầu tư và xuất cảng làm đầu máy tăng trưởng, Trung Quốc bị nhược điểm là có mức tiêu thụ thấp nhất trong các nền kinh tế lớn của thế giới, chỉ 35% Tổng sản lượng GDP so với 57% của Ấn Độ, Brazil, Đức, hay 53% của Nam Hàn, 60% của Nhật Bản.
 
Chi tiết kinh tế có vẻ chuyên môn này thật ra phản ảnh một điều nghiêm trọng về chính trị: khi sản lượng tăng thì sức tiêu thụ của các hộ gia đình lại giảm, từ 47% GDP vào năm 2000 thì nay chỉ còn 35%. Đó là kết quả của chánh sách trưng thu và bóc lột, với hậu quả là sự bất mãn của quần chúng.
 
Ngày nay, thế hệ lãnh đạo vừa lên sẽ phải chuyển hướng để nâng mức tiêu thụ nội địa, nhất là ở tại nông thôn để tránh nạn bất công xã hội. Phải đô thị hóa các tỉnh bị khóa trong lục địa để san bằng khác biệt quá lớn giữa các địa phương. Và muốn như vậy cũng phải cải tổ chế độ hộ khẩu, tức là đụng vào một vấn đề nhạy cảm về an ninh.
 
Những trở ngại cho việc cải cách này xuất phát ngay từ bên trong hệ thống quyền lực: khu vực kinh tế nhà nước và các đảng bộ địa phương đã hưởng đặc quyền và đặc lợi quá lâu nên không muốn nhả cho trung ương tái phân phối phương tiện cho tư nhân và các hộ gia đình. Mà càng trì hoãn cải cách thì các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa sẽ theo nhau phá sản, dù là những đơn vị sản xuất có sức tuyển dụng nhân công cao nhất.
 
Đã thế, bối cảnh quốc tế nay lại không mấy thuận lợi cho việc cải tiến từ lượng qua phẩm và tái phối trí phương tiện cho tiêu thụ nội địa vì các khối kinh tế lớn xưa nay vẫn nhập hàng Trung Quốc, điển hình là Hoa Kỳ, nay cũng phải giảm tiêu thụ và nhập cảng và đẩy mạnh xuất cảng. Chưa kể là khi phải nâng mức tiêu thụ và tăng lương tối thiểu pháp định để dân chúng phần nào được hưởng thành quả của lao động thì kinh tế Trung Quốc càng mất sức cạnh tranh.
 
Đáng lo ngại nhất khi phải chuyển hướng, Bắc Kinh lại gặp hậu quả quốc tế xuất phát từ chánh sách bành trướng của quá khứ.
 
Chưa biết là có vượt nổi rào cản trên thượng tầng hay không thì họ đã khiến Nhật Bản ra sức phục hồi cả kinh tế lẫn thế lực ngoại giao và quân sự. Thủ tướng Shinzo Abe không che giấu điều ấy khi nói thẳng rằng Nhật Bản sẽ chặn đà bành trướng lãnh thổ của các nước có tham vọng. Không chỉ nói, Nhật còn mở rộng việc vận động và hỗ trợ các nước Đông Nam Á trước sự đe dọa của Trung Quốc.
 
Và khi Bắc Kinh phải xoay vào trong, chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn để chuyển hướng, các nước Đông Nam Á lại có cơ hội trám vào khoảng trống do Trung Quốc để lại. Đấy là trường hợp của Indonesia, Philippines và cả Việt Nam, nếu lãnh đạo Hà Nội muốn ra khỏi bóng rợp của Trung Quốc. Chính quyền Tokyo theo dõi kỹ việc đó và có thể tung tiền yểm trợ để giúp nền kinh tế của các nước này hạn chế dần ảnh hưởng của Bắc Kinh.
 
Chính là trong khung cảnh đó người ta còn chú ý đến quyết định sắp tới của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Sau khi quyết định ráo riết bơm tiền để kích thích kinh tế, từ năm ngoái là mỗi tháng bơm thêm 85 tỷ đô la theo phương thức QE đợt ba, định chế này có thể giảm dần việc bơm tiền và có khi còn hút lại, nếu kinh tế có dấu hiệu khả quan và thất nghiệp giảm tới mức 6,5%. Chưa biết quyết định này có được áp dụng từ Tháng Ba năm tới hay chăng thì lãnh đạo Bắc Kinh vẫn cứ phải lo. Vì nó sẽ đảo ngược vấn đề và gây thêm khó khăn cho Trung Quốc.
 
Vụ chiếc xe nổ tung và bốc cháy trên quảng trường Thiên An Môn không chỉ làm rung chuyển bức chân dung của Mao Trạch Đông ở gần đó. Nó còn khiến lãnh đạo Bắc Kinh thêm mất ngủ.
 
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/10/thien-mon-boc-khoi.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thiên An Môn Bốc Khói

Trưa mùng ba Tháng 10, giữa cơn sốt chính trị tại thủ đô Hoa Kỳ khi chính quyền liên bang bị tạm đóng cửa một phần, một phụ nữ dùng xe hơi đòi đột nhập Phủ
Sự biến tại Bắc Kinh hay bài toán cải cách của Trung Quốc?
 

* Thiên An Môn - Trưa ngày 28, khói bốc trước chân dung Mao Chủ tịch! * 

 
 
 
Trưa mùng ba Tháng 10, giữa cơn sốt chính trị tại thủ đô Hoa Kỳ khi chính quyền liên bang bị tạm đóng cửa một phần, một phụ nữ  dùng xe hơi đòi đột nhập Phủ Tống thống. Khi bị nhân viên bảo vệ ngăn chặn thì nghi can tông xe và chạy qua hướng Quốc hội rồi bị cảnh sát bắn hạ. Nhiều phần thì nạn nhân là người mắc bệnh tâm thần, em nhỏ một tuổi ở trên xe không bị hề hấn gì. Và chúng ta thì quên hẳn tin này. Cho đến giữa ngọ, ngày 28 vừa qua.

 
Trưa 28, tại Quảng trường Thiên An Môn của thủ đô Bắc Kinh, một chiến SUV bên trong có ba người lái bỗng lao lên vỉa hè đông người và nổ tung rồi bật cháy. Hai khách bộ hành cùng ba nghi can đã tử nạn, 38 người bị thương. Nguồn tin chính thức khá hạn chế về chuyện này cùng bản tin Reuters đã gây ra nhiều câu hỏi hơn là giải đáp.
 
Quảng trường là nơi được an ninh Trung Quốc kiểm soát cực kỳ nghiêm mật vì là bộ mặt của thủ đô đã từng chứng kiến nhiều cuộc biểu tình đổ máu của sinh viên hay giáo phái Pháp luân công. Việc ba nghi can có mặt trong xe cho thấy đây không phải là hành động của một cá nhân bị bệnh tâm thần, như trường hợp mới xảy ra tại thủ đô Hoa Kỳ. Vì làm người vô can thiệt mạng, vụ này cũng không hẳn là lối tự thiêu để phản kháng của hơn 100 người Tây Tạng từ mấy năm nay.
 
Cùng lắm, người ta nhớ đến phản ứng của dân Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo vào năm 2009 khi ba người lao xe lên lề trong khu Vương Phủ Tỉnh đông khách của Bắc Kinh rồi đổ xăng tự thiêu. Từ ít lâu nay, hành động phản đối của sắc dân này đã gia tăng cường độ tại Tân Cương. Nhiều lực lượng xưng danh Thánh Chiến còn khuyến khích dân Hồi giáo dùng xe hơi làm võ khí khủng bố.
 
Nhưng vì địa điểm Thiên An Môn, và nhất là thời điểm, người ta có thể nghĩ đến một hình thức đấu tranh của những người bất mãn và tuyệt vọng. Thời điểm là Hội nghị kỳ ba của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa 18.  Chúng ta trở lại chuyện "kinh tế cũng là chính trị"...
 
***
 
Sau những hứa hẹn cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình rồi Thủ tướng Lý Khắc Cường, hôm 26 vừa qua, nhân vật hàng thứ tư của hệ thống quyền bính Trung Quốc (trong Thường vụ Bộ Chính trị bảy người) đã báo trước những thay đổi "chưa từng thấy" từ Hội nghị kỳ ba. Đứng sau Tổng bí thư Tập Cận Bình, Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang, Du Chính Thanh là Chủ tịch cơ chế tư vấn gọi là Chính Hiệp (Hội nghị Hiệp thương Chính trị). Với thế hệ thứ năm vừa lên lãnh đạo sau Đại hội khóa 18 năm ngoái, Hội nghị kỳ ba cũng có ý nghĩa lịch sử như Hội nghị Ban chấp hành kỳ ba của khóa 11 vào Tháng 12 năm 1978.
 
Sau một cuộc đảo chánh cung đình trên thượng tầng - kéo dài từ khi Mao Trạch Đông tạ thế năm 1976 cho đến khi Đặng Tiểu Bình giành lại quyền lực - Hội nghị kỳ Ba cách nay đúng 35 năm quả là mở ra thời đại mới từ khẩu hiệu "Cải cách và Khai phóng" của họ Đặng. Nhưng giai đoạn huy hoàng ấy đã chấm dứt và Trung Quốc phải khởi sự một cuộc cải cách khác.
 
Là kẻ đi sau học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, Trung Quốc có ba thập niên tăng trưởng ngoạn mục qua chiến lược phát triển bằng đầu tư của khu vực công nhờ thu vét tiết kiệm của dân chúng. Và sản xuất dư thừa thì xuất cảng để nhà nước nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ rất cao. Nhưng mặt trái của chiến lược đó là sự lãng phí, lạm dụng và tham nhũng của khu vực nhà nước, là năng suất tiệm giảm cùng mãi lực của dân chúng. Khi kinh tế toàn cầu bị tổng suy trầm năm 2008, Bắc Kinh vẫn cứ  tống ga nhấn tới để giữ mức tăng trưởng cao và thất nghiệp thấp nên càng thổi bong bóng đầu cơ, sản xuất thừa và chất lên một núi nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
 
Vì lấy đầu tư và xuất cảng làm đầu máy tăng trưởng, Trung Quốc bị nhược điểm là có mức tiêu thụ thấp nhất trong các nền kinh tế lớn của thế giới, chỉ 35% Tổng sản lượng GDP so với 57% của Ấn Độ, Brazil, Đức, hay 53% của Nam Hàn, 60% của Nhật Bản.
 
Chi tiết kinh tế có vẻ chuyên môn này thật ra phản ảnh một điều nghiêm trọng về chính trị: khi sản lượng tăng thì sức tiêu thụ của các hộ gia đình lại giảm, từ 47% GDP vào năm 2000 thì nay chỉ còn 35%. Đó là kết quả của chánh sách trưng thu và bóc lột, với hậu quả là sự bất mãn của quần chúng.
 
Ngày nay, thế hệ lãnh đạo vừa lên sẽ phải chuyển hướng để nâng mức tiêu thụ nội địa, nhất là ở tại nông thôn để tránh nạn bất công xã hội. Phải đô thị hóa các tỉnh bị khóa trong lục địa để san bằng khác biệt quá lớn giữa các địa phương. Và muốn như vậy cũng phải cải tổ chế độ hộ khẩu, tức là đụng vào một vấn đề nhạy cảm về an ninh.
 
Những trở ngại cho việc cải cách này xuất phát ngay từ bên trong hệ thống quyền lực: khu vực kinh tế nhà nước và các đảng bộ địa phương đã hưởng đặc quyền và đặc lợi quá lâu nên không muốn nhả cho trung ương tái phân phối phương tiện cho tư nhân và các hộ gia đình. Mà càng trì hoãn cải cách thì các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa sẽ theo nhau phá sản, dù là những đơn vị sản xuất có sức tuyển dụng nhân công cao nhất.
 
Đã thế, bối cảnh quốc tế nay lại không mấy thuận lợi cho việc cải tiến từ lượng qua phẩm và tái phối trí phương tiện cho tiêu thụ nội địa vì các khối kinh tế lớn xưa nay vẫn nhập hàng Trung Quốc, điển hình là Hoa Kỳ, nay cũng phải giảm tiêu thụ và nhập cảng và đẩy mạnh xuất cảng. Chưa kể là khi phải nâng mức tiêu thụ và tăng lương tối thiểu pháp định để dân chúng phần nào được hưởng thành quả của lao động thì kinh tế Trung Quốc càng mất sức cạnh tranh.
 
Đáng lo ngại nhất khi phải chuyển hướng, Bắc Kinh lại gặp hậu quả quốc tế xuất phát từ chánh sách bành trướng của quá khứ.
 
Chưa biết là có vượt nổi rào cản trên thượng tầng hay không thì họ đã khiến Nhật Bản ra sức phục hồi cả kinh tế lẫn thế lực ngoại giao và quân sự. Thủ tướng Shinzo Abe không che giấu điều ấy khi nói thẳng rằng Nhật Bản sẽ chặn đà bành trướng lãnh thổ của các nước có tham vọng. Không chỉ nói, Nhật còn mở rộng việc vận động và hỗ trợ các nước Đông Nam Á trước sự đe dọa của Trung Quốc.
 
Và khi Bắc Kinh phải xoay vào trong, chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn để chuyển hướng, các nước Đông Nam Á lại có cơ hội trám vào khoảng trống do Trung Quốc để lại. Đấy là trường hợp của Indonesia, Philippines và cả Việt Nam, nếu lãnh đạo Hà Nội muốn ra khỏi bóng rợp của Trung Quốc. Chính quyền Tokyo theo dõi kỹ việc đó và có thể tung tiền yểm trợ để giúp nền kinh tế của các nước này hạn chế dần ảnh hưởng của Bắc Kinh.
 
Chính là trong khung cảnh đó người ta còn chú ý đến quyết định sắp tới của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Sau khi quyết định ráo riết bơm tiền để kích thích kinh tế, từ năm ngoái là mỗi tháng bơm thêm 85 tỷ đô la theo phương thức QE đợt ba, định chế này có thể giảm dần việc bơm tiền và có khi còn hút lại, nếu kinh tế có dấu hiệu khả quan và thất nghiệp giảm tới mức 6,5%. Chưa biết quyết định này có được áp dụng từ Tháng Ba năm tới hay chăng thì lãnh đạo Bắc Kinh vẫn cứ phải lo. Vì nó sẽ đảo ngược vấn đề và gây thêm khó khăn cho Trung Quốc.
 
Vụ chiếc xe nổ tung và bốc cháy trên quảng trường Thiên An Môn không chỉ làm rung chuyển bức chân dung của Mao Trạch Đông ở gần đó. Nó còn khiến lãnh đạo Bắc Kinh thêm mất ngủ.
 
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/10/thien-mon-boc-khoi.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm