Đoạn Đường Chiến Binh
Thiếu Tá Lê Quang Liễn viết về Tái chiếm Toà Hành Chánh tỉnh Quảng Trị
Tác Giả: Lê Quang Liễn
LONG HỒ là biệt danh của cựu Thiếu tá TQLC Lê quang Liễn.
Sau khi mản khóa học Bộ binh Cao cấp cuối năm 1971, tôi về BTL/SĐ
nhận Sự vụ lịnh và trình diện TĐ2/TQLC. Tr/tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn
xuân Phúc chỉ định tôi làm Đại đội trưởng Đại đội 4. Tiểu đoàn phó lúc
đó là Th/tá Trần văn Hợp, khóa 19 Vỏ bị Đà lạt. Chúng tôi đã qua những
ngày đông rét mướt, lạnh buốt trên những căn cứ Holcomb, Sarge, Bá
Hô..Rồi được về Sài gòn nghĩ dưỡng quân. Chưa được bao nhiêu ngày thì
chiến sự bùng nổ lớn tại vùng hỏa tuyến. CSBV đã trắng trợn vi phạm Hiệp
định Genève và xua quân vượt qua vĩ tuyến 17 và vùng phi quân sự vào
ngày 30/3/1972. Chúng xử dụng một lực luợng lớn gồm hai Sư đoàn 304, 308
và 4 trung đoàn biệt lập là 31, 246, 270 và 126 đặc công thuộc Mặt
trận B5 cùng với sự yểm trợ của khoảng 200 chiến xa thuộc Trung đoàn 203
và 204 và ba Trung đoàn pháo 38, 68 và Trung đoàn 84 Hỏa tiển địa
không. Chỉ trong vòng 4 ngày đầu 11 căn cứ hỏa lực của ta ở vùng giới
tuyến đã bị uy hiếp nặng nề trong đó có căn cứ Mai lộc của Lữ đoàn 147
/TQLC. Hai Tiểu đoàn 4 và 8 cũng rời bỏ hai căn cứ Sarge và Bá Hô,
Holcomb..Lữ đoàn 369/TQLC cùng với các Tiểu đoàn 2,5,9 cũng được không
vận ra phi trường Phú bài và được tăng cường cho mặt trận phía tây tỉnh
Quảng trị. Tiểu đoàn 2 tiến về căn cứ xa nhất có tên là Động Ông Đô
(Barbara). Những trận đánh quyết liệt xảy ra tại đây. Đại đội 4 đã tỏ
ra vững vàng, tự tin với những trách nhiệm mà Tiểu đoàn đã giao. Nhưng
cuối cùng trong thế trận chung: thị xã Quảng trị rơi vào tay giặc. Những
cảnh tàn sát đồng bào trên ĐẠI LỘ KINH HOÀNG từ cầu Bến Đá đến chi khu
Mai lĩnh thật là đau lòng và Lữ đoàn 369 với sự cương quyết của Đ/tá
Lữ đoàn trưởng Phạm văn Chung BẢO VỆ PHÒNG TUYẾN MỸ CHÁNH, không cho
giặc tràn về phía Nam. Ba Tiểu đoàn 2+5+9 dàn trãi thành một tuyến khá
rộng, về phía tây đến đồi Trần văn Lý và phía đông đến ấp Vân trình, một
địa danh đã xảy ra những trận đánh sau này. Đại đội 4 được giao nhiệm
vụ bảo vệ CẦU MỸ CHÁNH. Một vị trí rất quan trọng trên đường tiến quân
của Cộng quân lúc bấy giờ.
Sư đoàn TQLC đã giữ vũng
được phòng tuyến Mỹ Chánh và cuộc chiến không ngừng lại ở đây. Có một
sự thay đổi nhân sự của Tiểu đoàn. Tr/tá Nguyễn xuân Phúc bàn giao chức
vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 cho Th/tá Tiểu đoàn phó Trần văn Hợp,
Anh về làm Lữ đoàn phó Lữ đoàn 147 /TQLC do Đ/tá Nguyễn năng Bảo chỉ
huy. Đ/U Phạm văn Tiền làm Tiểu đoàn phó và bàn giao Đại đội 5 cho Tr/U
Huỳnh văn Trọn vừa đi học Basic Marine ở Mỹ về.
Ngày 28/6/1972, hai lực lượng Tổng trừ bị là Nhảy Dù và TQLC bắt đầu vượt sông Mỹ chánh và tiến chiếm Quảng trị.
Ngày 11/7/1972:
một cuộc đổ quân vào lòng địch của TĐ1/TQLC vào quận Triệu phong nhằm
cắt đứt con đường tiếp vận quan trọng của địch là Hương lộ 560. Tiểu
đoàn 6 và Tiểu đoàn 2 là những đơn vị tiếp ứng quan trọng cho cuộc hành
quân này. Riêng Tiểu đoàn 2 xuất phát từ Hương lộ 555 tiến về phía tây,
qua các vùng Ngô xá đông, Ngô xá tây, Thâm triều, Bích la hậu, tiến đến
bờ đông của dòng sông Vĩnh định để Công binh TQLC bắt chiếc cầu dã
chiến cho Thiết đoàn 20 mang M48 sang để đối đầu với tăng của địchtại
vùng Chợ Sãi, Triệu Phong. Lộ trình di chuyển không dễ dàng vì bộ binh
và Thiết giáp địch đã phục sẳn tại đây. Nếu không phải những con Trâu
điên và những con Voi điên Thiết giáp chấp nhận cuộc chiến thì khó lòng
mà thắng được. Những anh chàng Quái điểu đã sang bên kia bờ sông Dịch
cũng cùng chung số phận của Kinh Kha mà thôi.
TĐ2
tiếp tục gánh vác trách nhiệm của TĐ1 trao lại. Đại đội 4 lại nhận vị
trí đóng quân của ĐĐ4/TĐ1 của Đ/U Trịnh văn Thềm.Từ vị trí này ĐĐ4 có
nhiệm vụ đánh chiếm cây cầu sắt bắc qua sông Vĩng định trên Hương lộ
560. Và từ đây đánh dọc lên phía bắc chiếm chợ Sãi. Đó chính là những
con đường huyết mạch dẫn vài thị xã Quãng trị.
TĐ2/TQLC sau 15 ngày đêm đánh chiếm và trấn giữ chợ Sãi thuộc quận Triệu
Phong, khu vực được coi là yết hầu của địch, chúng tôi đã thực sự ngăn
chặn được một trong ba cửa ngõ xâm nhập, tiếp viện, tải thương của địch
từ Đông Hà, Cửa Việt cho thị xã Quảng Trị.
Hai đại
đội ĐĐ4 (Đại úy Lê quang Liễn, ĐĐT) và ĐĐ5 (Trung úy Huỳnh văn Trọn,
ĐĐT) được cánh B TĐ2 TQLC (Đại Úy Tiểu đoàn phó Phạm văn Tiền) chỉ huy
đã thành công trong nhiệm vụ làm thất bại âm mưu tái chiếm Chợ Sãi của
Trung đoàn 101 CSBV mặc dù chúng đã xử dụng đến 3 tiểu đoàn Bộ Binh có
pháo yểm trợ, dùng chiến thuật xa luân chiến để cố đẩy lui hai đại đội
Thủy Quân Lục Chiến này ra khỏi Hương lộ 560.
Chúng tôi đã hoàn
thành nhiệm vụ giao phó nhưng với cái giá phải trả chỉ riêng ĐĐ4 có 23
quân nhân tử thương trong đó có 2 Trung đội trưởng là Chuẩn úy Dương và
Chuẩn úy Hội và hơn 62 quân nhân bị thương.
Về phía địch, tổn
thất nhân mạng rất nặng nề, do dân chúng sau này cho biết CSBV đã tải
thương rất nhiều về tuyến sau. Vì cường độ hỏa lực rất ác liệt và hai
bên giao chiến rất gần nên Đại đội 4 đã xử dụng tù binh địch để thu gom
chiến lợi phẩm hầu tránh thương vong cho quân ta. Sau này, tin tình báo
kỹ thuật cho biết tên trung đoàn trưởng 101 bị mất chức vì thua trận dù y
đã xin thêm một ngày nữa để tấn công.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ
tái chiến Chợ Sãi, TĐ2 /TQLC đã bàn giao lại cho TĐ1/ TQLC và về tuyến
sau để dưỡng quân, bổ sung và có nhiệm vụ bảo vệ Bộ Tư Lệnh SĐ/TQLC/HQ
tại Quận Hương Điền. Rời vùng hành quân đầy máu lửa, bao nhiêu ngày đêm
chiến đấu cam go, anh em chúng tôi từ sỉ quan đến binh sỉ chỉ thèm một
giấc ngủ an bình dù ngắn ngủi, được tắm rửa để giũ bớt cát bụi.. và ít
giây phút riêng tư để nghĩ về gia đình sau hơn 15 ngày đêm thức trắng để
chiến đấu với địch.
Đầu tháng 9 năm 1972, trong một buổi họp tại
Bộ Tư Lệnh với TĐT/TĐ2TQLC và tất cả các sĩ quan Đại đội trưởng, Thiếu
tướng Tư lệnh Bùi thế Lân có chỉ thị: “Sư đoàn hiện có trong tay một
khối hỏa lực yểm trợ hùng hậu do Quân lực và đồng minh Hoa Kỳ cung ứng.
Vừa rồi Tướng Tư Lệnh Không lực Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương có viếng
thăm Bộ Tư Lệnh và hứa sẽ ưu tiên và tăng cường các phi vụ B52 cho Sư
Đoàn TQLC. Vì vậy tôi ra lệnh cho quân nhân các cấp: phải tái chiếm thị
xã Quảng Trị và Cổ thành trong vòng 2 tuần lễ tới, vì đây là một mục
tiêu có tầm mức quan trọng cả về quân sự lẫn chính trị và TĐ2/ TQLC sẽ
là một trong những đơn vị được vinh dự thi hành lệnh trên.”
Chúng
tôi rất hãnh diện được trở lại tuyến đầu cùng các tiểu đoàn 3, 6, 8
trong trận thư hùng chung cuộc nầy với Cộng Sản Bắc Việt tại thị xã
Quảng Trị. Từ thâm tâm các Mũ xanh Thủy Quân Lục Chiến, chúng tôi hãnh
diện với màu cờ sắc áo và luôn luôn tự hào là một trong những đơn vị ưu
tú nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, do đó chúng tôi hăng say nhận
lãnh trách nhiệm tham dự những trận đánh quan trọng để giải quyết chiến
trường; hơn nữa chúng tôi, TĐ2/TQLC là đơn vị tiêu biểu và được sự tin
cậy của Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
Vào giai đoạn sau cùng
trong kế hoạch tái chiếm Thị xã Quảng trị và Cổ Thành Đinh công Tráng, 2
Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến được giao phó nhiệm vụ như sau:
_Lữ đoàn 147 TQLC với 2 nỗ lực chính: TĐ 3 và TĐ 7 đánh từ hướng Đông Bắc.
_ Lữ đoàn 258 với 2 nỗ lực chính: TĐ 2 và TĐ 6 đánh từ hướng Tây Nam.
Bộ chỉ huy TĐ 2 TQLC đóng tại ngã ba Long Hưng, góc đường Lê Huấn và Quốc lộ 1.
* ĐĐ4/TĐ2 TQLC tiến dọc theo đường Hồ đắc Hanh để tiến chiếm trường nữ
trung học Teresa Phước Môn và từ đó tiến dọc theo bờ Cổ Thành hướng Tây
Nam để tái chiếm Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Tri.. Đây là mục tiêu then
chốt để TĐ 6làm đầu cầu tiến vào Cổ thành.
*Đại Đội 5 Tiểu đoàn 2 TQLC bên trái ĐĐ4/TĐ2 TQLC.
Tiểu Đoàn 6 TQLC bên phải ĐĐ4/TĐ2 TQLC.
Rạng sáng 14/9/1972:
địch dọn “điểm tâm” cho Đại đội 4 và Đại đội 5 bằng một trận pháo 130
ly ác liệt. Ban chỉ huy Đại đội 4 đóng quân ở một căn nhà gạch đổ nát mà
trước đây là quán cà phê Sanh trên đường Hồ đắc Hanh, bị trúng một quả
130 ly, nhưng may mắn là tôi và 2 hiệu thính viên HS Hoàng và HS Chính
chỉ bị ngộp thở và xây xát nhẹ vì nhờ hầm tránh pháo có sẵn trong nhà,
nhưng Đại đội có 2 quân nhân cần tải thương.
Mục tiêu đầu tiên
của Đại đội là trường Phước Môn, cách khoảng 300 mét. Trung đội 43 của
Chuẩn úy Thu bị địch bắn chặn rất ác liệt vì địch đã “ngửi thấy” quyết
chí tấn công tái chiếm Tòa Hành Chánh của Thủy Quân Lục Chiến, nên bằng
mọi giá chúng phải ngăn cản cuộc tiến quân của ta. Để phản kích địch,
tôi phải dùng hỏa lực pháo bắn tiếp cận của từng khẩu 105 ly với đầu nổ
chậm, điều chỉnh “trái-phải-xa-gần” từng 10 mét một; đây là lối bắn rất
quen thuộc của các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến năm 1972, để đối phó với
các chốt địch và các hầm chữ A. Cuối cùng, tôi dùng đại bác 90 ly của
chiến xa M48 bắn trực xạ để hạ nốt một chốt địch còn sót lại trong
trường Phước Môn.
Đến 14 giờ 30 chúng tôi hoàn toàn làm chủ mục
tiêu là Trường Trung học Teresa và qua khai thác tù binh ta biết địch
thuộc Sư Đoàn 320 B vừa vượt sông Thạch Hãn đêm qua, lúc 3 giờ sáng, ở
khu vực tòa hành chánh. Phương tiện vượt sông là dây thừng căng từ Tòa
hành chánh với phía bờ sông đối diện. Một tù binh quê quán ở Quỳnh Lưu,
Nghệ An cho biết đơn vị vượt sông do tên thiếu úy Dũng chỉ huy và tên
này đã tử thương. Chúng còn cho biết rất sợ lối đánh thần tốc, bám trụ
và pháo của Thủy Quân Lục Chiến (qua nhật ký của một tù binh đã ghi
“ghét những cây pháo chết tiệt của ngụy” hoặc “A trưởng (tiểu đội
trưởng) gọi đi lãnh tiếp tế nhưng vờ không nghe vì ngại pháo”).
Tuy vậy các chốt bắn sẻ của địch ở các cao điểm hướng bờ sông Thạch Hãn
vẫn hoạt động rất mãnh liệt vì chính cá nhân chúng tôi trong lúc phối
hợp để đóng quân với Đ/U Nguyễn văn Loan (ĐĐT/TĐ6 TQLC, bạn cùng khóa 20
Đà lạt) và Tr/U Đại đội phó Nguyễn hửu Hào đã suýt mất mạng vì một cú
bắn sẻ cách đầu chỉ non gang tay làm cho gạch, xi măng ở khung cửa sổ
rơi tung tóe trước mặt.
Để chuẩn bị cho trận đánh kết thúc vào
sáng mai: Mục tiêu 28 (Tòa Hành Chánh tỉnh Quảng Trị), tôi và ĐĐP Nguyễn
Hữu Hào – có biệt danh là Ông già 72 vì tài xử dụng hỏa tiển cầm tay
M72 rất tuyệt vời của Hào – bàn tính rất chi tiết những việc cần làm
chiều và tối nay hầu hoàn thành nhiệm vụ và giảm thiểu thương vong cho
đơn vị vì chẳng cấp chỉ huy trực tiếp nào không đau lòng, xót xa khi đơn
vị có thương vong.
Địa hình thị xã Quảng Trị lúc đó khá bằng
phẳng vì các cao ốc, khu phố, các trụ điện hầu như bị san bằng và đường
phố bụi phủ một lớp dày đến vài phân do những trận oanh kích và mưa pháo
của ta lẫn địch. Tôi và đại đội phó Hào đã hoạch định như sau:
a. Nghi binh tấn công để phát giác sự bố trí quân và các ổ súng cộng đồng của địch hầu tìm cách thanh toán.
b. Đêm nay tôi và tiền sát viên pháo binh Thiếu úy Tài sẽ tác xạ khu
vực quanh Tòa hành chánh, dọc đường Trần hưng Đạo, bờ sông và giữa dòng
Thạch Hãn để gây căng thẳng và ngăn chặn địch xâm nhập.
c. Xin
cánh B/TĐ2 TQLC tác xạ vào các đường tiến sát của địch, vào bờ sông
Thạch Hãn phía đối diện Tòa Hành Chánh. Bộ chỉ huy địch có lẽ đã dời về
khu vực Tòa Hành Chánh và hầm rượu ngầm (do Pháp xây cất bên cạnh Tòa
Hành Chánh) sau khi bị phi pháo nhồi nát khu Cổ Thành Đinh công Tráng.
d.
Phối hợp với Đại đội 5 của Tr/U Huỳnh văn Trọn để đồng loạt tấn công
vào 6 giờ 30 sáng 15/9/72 hầu lợi dụng được yếu tố bất ngờ và tầm quan
sát của địch vì trời còn tối do ảnh hưởng của trận bão Flossie (?).
Suốt
mùa hè 72, hai Đại đội 4 và Đại đội 5 của chúng tôi như cặp bài trùng
đã từng phối hợp rất chặt chẽ và ăn ý trong nhiều trận đánh ác liệt.
e.
Các Trung đội 41 và 43 chỉ trang bị vũ khí đạn dược cơ hữu và một ngày
lương khô để được nhẹ nhàng, tận dụng tối đa tính cơ động ngõ hầu giảm
thương vong do trang bị quá nặng nề. Ba lô cá nhân sẽ do trung đội 44
của Chuẩn úy Hiếu và Thường vụ Đại đội (Thượng sĩ Đào Chữ) coi sóc.
f. Đạn dược trừ bị được tải lên gần vị trí xa nhất của đại đội ngay trong đêm.
Ngày 15/9/72:
Quảng Trị đang mùa mưa bão, nước sông Thạch Hãn dâng cao, trần mây
thấp, trời rất u ám. Suốt bao ngày qua, nơi đây đã xảy ra bao nhiêu đau
thương tang tóc, máu đổ thịt rơi, do tập đoàn Cộng Sản khát máu đến
“giải phóng miền Nam”.
Khu vực Cổ Thành đã được Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 6 khống chế nên Đại đội 4 đỡ lo hỏa lực địch từ trên cao bắn xuống.
Tòa
Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị là mục tiêu 28 trên phóng đồ hành quân của
TĐ2/ TQLC. Hỏa lực yểm trợ cho cuộc tấn công, ngoài sự yểm trợ tận tình
và vô cùng hiệu quả của các pháo thủ mũ xanh, Đại đội 4 còn được tăng
cường 2 chiến xa M48 và 2 thiết vận xa M113 có trang bị súng phun lửa.
Hai Trung đội 41 và 43 của Chuẩn úy Đức và Chuẩn úy Thu làm nỗ lực chính
với lệnh hành quân rất rõ ràng:
Hiệu lệnh tấn công khi chiến xa
M48 và thiết vận xa M113 chuyển xạ cao trên mục tiêu 92. Trung đội 41
bên trái, 43 bên phải phối hợp với 2 thiết vận xa 113 tấn công thật
nhanh, tràn ngập vị trí địch bằng hỏa lực và điều động. Đại Đội Phó Hào
chỉ huy cánh quân nầỵ
Tôi và Trung đội 42 của Chuẩn úy Huyện là
thành phần tiếp ứng, sẵn sàng tấn công dứt điểm mục tiêu… Nếu tình thế
xấu, Đại đội 4 hoặc sẽ bám trụ hoặc chỉ tấn công thăm dò phía trước.
Các
Mũ xanh Đại đội 4 Trâu Điên được chuẩn bị kỹ lưỡng như được chấp cánh
khi phối hợp tấn công với Thiết giáp M48 và Thiết vận xa M 113. Nhìn
đồng đội sẵn sàng trong tư thế tác chiến với áo giáp, nón sắt và súng
đạn đầy người, tự nhiên tôi thấy hãnh diện và tin tưởng vô cùng và một
thoáng lo âu cho đoạn đường thử thách trước mặt: chỉ một đoạn đường ngắn
nhưng một số anh em chúng tôi có thể đi không đến!!
Đại đội 4 và
Đại đội 5 vừa rời tuyến xuất phát khoảng 20 thước thì địch bắt đầu
chống trả bằng những tràng AK47 nghe rất chát chúa và B40 chống chiến
xa. Thật may mắn, những loạt B40 đều bắn cao nên bị trợt mục tiêu, có lẽ
địch mất bình tĩnh trước khí thế xung trận của Trâu Điên và M113. Tuy
nhiên tôi thấy có 3 cọp biển bị thương và 2 quả B40 nổ gần trung đội 42
trừ bị của Đại đội 4. Các đại liên của M113 hạ thấp nòng súng xuống, bắn
cày nát vùng đất trước mặt, những tràng M16, M79, đại liên M60 nghe dòn
dã và tiếng hô xung phong nghe vang rền cả góc trời, cộng thêm những
loạt súng cối 60 ly của Đại đội 4 bắn rất chính xác vào vị trí địch đã
làm hỏa lực của chúng yếu hẳn đi.
Trong vùng ánh sáng tờ mờ của
ngày 15/9/1972, bụi đất bay mịt mù trận địa. Đại đội 4 và M113 không để
lỡ thời cơ, nhanh chóng tấn công và tràn ngập vị trí địch quanh các công
sự bảo vệ Tòa hành chánh. Trên đường tăng cường cho trung đội 41, giao
thêm 4 cọp biển bị thương cho y tá và thường vụ Đại đội để săn sóc và
tải thương. Tuy vậy, vẫn còn một tổ do tên thiếu úy Lê viết Thắng – quê
Quảng Bình, vừa mới cưới vợ được 20 hôm và mới xâm nhập, đã ngoan cố
chống cự và bị tiểu đội do Hạ sĩ nhất Cao thanh toán, hạ 4 tên, thu tại
chỗ 1 AK47, 1 K54, 1 đại liên 12 ly 7 và 1 B40. Hạ sĩ nhất Cao và Thiếu
úy Hào sau nầy những chiến sỉ xuất sắc năm 1972, được tưởng thưởng
“Biệt Công Bội Tinh” do chính Phó Tổng thống Trần văn Hương trao tặng
và được công du Đài Loan. Hơn chục tên cộng sản Bắc Việt thuộc Sư đoàn
320B đã buông súng đầu hàng để tránh bị tiêu diệt. Do trở ngại trên
trục tiến quân, nên hơn một giờ sau Đại đội 2 / TĐ8 /TQLC do Đ/U Bùi
phúc Lộc chỉ huy, mới bắt tay được với chúng tôi để phòng thủ bên cánh
phải (hướng Bắc), nhờ đơn vị bạn giúp sức nên chúng tôi yên tâm hơn để
tập trung lục soát mục tiêu vừa tái chiếm.
Kết quả: sau khi làm
chủ hoàn toàn khu vực Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị, chúng tôi thu hồi
được cả khuôn dấu của Tòa Hành Chánh lúc 8 giờ 30 sáng 15/9/72.
Riêng đại đội 4 đã tịch thu một số lớn chiến lợi phẩm và một kho tiếp liệu gồm:
* 412 súng cá nhân
* 102 súng cộng đồng
* 40 thùng lương khô doTrung Cộng sản xuất.
* 23 máy truyền tin của Trung Cộng
* 18 tù binh
* Nhiều hố chôn tập thể và xác quanh khu vực Tòa Hành Chánh và khu hầm ngầm bên trái Tòa Hành Chánh, khoảng 30 xác.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến phải dùng 6 đợt thiết vận xa M113 để chuyển tù binh và chiến lợi phẩm về Bộ Chỉ Huỵ
Qua
các máy truyền tin tịch thu của CSBV, chúng tôi nghe chúng gọi nhau ơi
ới một cách hoảng loạn, chứng tỏ chúng hoang mang cao độ; có một tên cứ
ôm đầu la hét, theo ĐĐP Hào cho biết tên nầy vì quá sợ pháo nên đã lên
cơn như vậy từ nhiều ngày trước, hoặc chúng đại tiểu tiện ngay trong Tòa
Hành Chánh vì không dám ra ngoài do sợ pháo.
Tòa Hành Chánh bị
hư hại nặng, chỉ còn lại tầng trệt, quanh khu vực cầu thang chính của
Tòa Hành Chánh, tôi không thể đứng thẳng người được vì gạch ngói ngổn
ngang.
Để giữ vệ sinh cho khu vực đóng quân, chúng tôi phải rải
bột sát trùng DDT lên các hố chôn tập thể và thu dọn chôn cất các tử thi
của cái đám “sanh bắc tử nam” còn ngổn ngang trong khu vực.Sau khi tái
chiếm hoàn toàn thị xã Quảng Trị, dân chúng bị kẹt lại bên kia sông
Thạch Hãn đã lợi dụng lúc quân Cộng sản Bắc Việt “chém vè” đã đào thoát
về khu vực quân ta kiểm soát. Họ cho biết quân Cộng sản chạy tán loạn về
hướng Đông Hà, Cam Lộ, và để đỡ mất mặt, chúng phao tin quân ta được
lính Thái Lan, Đại Hàn tăng cường nên chúng tạm về đâỵ
Việc tàn quân địch “chém vè” được chứng nghiệm đúng, vì sau khi chiếm
thị xã, chúng tôi được một thời gian hơn nửa tháng không bị chúng quấy
phá, thỉnh thoảng chỉ bị pháo tầm xa 130 ly.
Hơn 30 năm qua
đi, hôm nay tôi phải ngồi viết lại bài nầy vì món nợ ân tình quá lớn đối
với các đồng đội thuộc Đại đội 4, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến,
những Mũ xanh đã hết lòng phục vụ cho Binh chủng và Tổ Quốc. Một số anh
em đã anh dũng hy sinh hoặc tàn phế và sau 30/4/75 một số đồng đội khác
đã trải qua những năm tháng trong lao tù cộng sản hoặc nổi trôi theo vận
nước điêu linh.
Những anh hùng thực sự của đơn vị
là những Binh nhì Hợi, Binh nhất Danh, Chính, Hạ sĩ Hoàng, My, Hội, Rít,
Trãi, Ba Gà, Khắn, Hạ sĩ nhất Cao, Trung sĩ Trọng, Trần Sơn (em Trần Vệ
K19), Trung sĩ nhất Cảnh, Thượng sĩ Đào Chư, các Chuẩn úy Dương, Hội,
Huyện, Hiếu, Thu, Đức, các Thiếu úy Lộc, Tài (Pháo binh), Nguyễn hữu
Hào… và còn nhiều người nữa mà tôi không nhớ hết được. Chính họ đã thực
sự viết nên những trang quân sử hào hùng của Binh chủng, những chiến sĩ
tự do chiến đấu để ” Bảo Quốc An Dân”.
Những người
lính Mũ xanh sống thật hồn nhiên, đôn hậu, chan hòa tình cảm, rất nhẫn
nại và chịu khó nhưng luôn luôn tỏ ra can đảm và chấp nhận hy sinh như
nhà văn mũ xanh Huỳnh văn Phú đã mô tả “Thủy Quân Lục Chiến sống hùng,
sống mạnh nhưng sống không lâu”.
Vì người khinh
binh hôm nay có nhiệm vụ mở đường, đối đầu với hiểm nguy đợi chờ trước
mặt, họ vẫn bình thản, can trường thi hành mệnh lệnh. Và khi chiều
xuống, đơn vị dừng quân, họ lo đào hầm hố, gài mìn bẫy để phòng thủ đêm,
nhưng vẫn kể cho nhau nghe những chuyện tiếu lâm hoặc ngâm nga những
câu thơ thay vần thơ tình có chút lãng mạn, hầu quên đi nỗi nhọc nhằn
trên vai người lính như đại để:
Nam: Thương chi cho uổng công tình,
Anh vế trong nớ bỏ mình bơ vơ.
Nữ: Bơ vơ thì mặc bơ vơ,
Anh về trong nớ nhớ viết thơ cho mình
Những người lính Mũ xanh mang trên người trọng trách nặng nề như định
mệnh đã dành sẵn cho họ nên họ luôn gắn bó với đơn vị cho đến lúc gục
ngã hoặc cho đến giờ bị bức tử.
Họ thật sự là những chiến sĩ vĩ đại của đất nước.
Tôi phải ghi lại những sự kiện nầy để các thế hệ nối tiếp biết rằng
ông, cha của họ đã chiến đấu anh dũng như vậy, nhưng phải bị thua trận,
bị bức tử vì sự phản bội của đồng minh và của một số chính trị gia miền
Nam đã ngây thơ tin vào hòa hợp, hòa giải dân tộc của Cộng Sản và để
nhớ lại những đồng đội của tôi đã nằm xuống nơi chiến trường sau khi đã
chiến đấu vô cùng anh dũng để bảo vệ mảnh đất tự do nơi địa đầu giới
tuyến. Tôi phải ghi lại vì ngày 30/3/72 các chiến sĩ mũ xanh của đại đội
4, Tiểu Đoàn 2, Thủy Quân Lục Chiến với quân số trên 170 nhảy vào vùng
hành quân nhưng đến lúc tôi rời đơn vị vào ngày 26/9/72 khi được bổ
nhiệm làm trưởng ban 3 rồi sau đó Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 2/ Thủy Quân
Lục Chiến thì đại đội 4 chỉ còn trên dưới 30 khuôn mặt cũ của ngày xuất
quân với không ít hơn một lần bị thương qua những trận đánh hào hùng
trước đó.
Tôi thật hãnh diện và không khi nào quên
được những đồng đội can trường tuyệt vời, đã chiến đấu khi Tổ Quốc lâm
nguy, không sờn nguy hiểm, không màng hiển vinh, coi cái chết tựa lông
hồng, đúng là những cảm tử quân như truyền thống của Binh Chủng Thủy
Quân Lục Chiến.
Viết để kỷ niệm 30 năm
Ngày tái chiếm thị xã Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng.
Houston, mùa Thu 2002
http://www.tqlcvn.org/html_file/vietnam/toahanhchanh_leqlien.htm
Thiếu Tá LÊ QUANG LIỄN
LONG HỒ là biệt danh của cựu Thiếu tá TQLC Lê quang Liễn.
.....
Thiếu Tá Lê Quang Liễn
Anh
sinh ngày 4/7/ 1942 tại Huế. Sau khi đậu Tú tài 2 tại trường Trung học
Quốc học (Huế), Anh vào Sài gòn theo học Đại học Dược khoa từ 1961 đến
1963. Tình nguyện gia nhập Khóa 20 Trường Vỏ bị Quốc gia Việt nam ngày
1/ 12/1963. Mản khóa ngày 20/11/1965 và tình nguyện phục vụ Binh chủng
TQLC từ năm 1965-1975. Anh được đưa về TĐ1/TQLC giữ chức vụ Trung đội
trưởng rồi Đại đội phó. Năm 1969 Anh được du học Khóa Căn bản Sỉ quan
TQLC /Hoa kỳ tại Quantico thuộc tiểu bang Virginia. Về nước được thuyên
chuyển về làm Đại đội trưởng ĐĐ1/TĐ8 vừa mới thành lập. Năm 1971 Anh
tham dự khóa Đại đội trưởng tại Trường Bộ binh Thủ đức. Cuối năm 1971
Anh về làm Đại đội trưởng ĐĐ4/TĐ2/TQLC và tham gia những trận đánh quyết
liệt trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Sau chiến thắng Cổ thành Anh được thăng cấp Thiếu tá và làm Trưởng ban 3 rồi Tiểu đoàn phó TĐ2/TQLC. Đầu năm 1973, Anh tham dự Khóa học Bộ binh Cao cấp tại Long thành, Thủ đức. Mản khóa học Anh về làm Tiểu đoàn phó TĐ9/TQLC và là Tiểu đoàn phó TĐ7/TQLC từ tháng 12/1974 cho đến ngày bị bắt tại cửa Tư Hiền (Huế ) 27/3/1975. Anh bị giam trong những trại tù CS từ ngày 27/3/1975 đến 12/2/1988 trong đó có 4 năm 7 tháng 24 ngày bị biệt giam vì tranh đấu tại trại Bình Điền, Huế. (Tứ nhân bang TQLC: Phạm Cang + Lê quang Liễn + Ngô thành Hữu + Lê tự Hào là những người cuối cùng rời trại tù Bình Điền).
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Thiếu Tá Lê Quang Liễn viết về Tái chiếm Toà Hành Chánh tỉnh Quảng Trị
Tác Giả: Lê Quang Liễn
LONG HỒ là biệt danh của cựu Thiếu tá TQLC Lê quang Liễn.
Sau khi mản khóa học Bộ binh Cao cấp cuối năm 1971, tôi về BTL/SĐ
nhận Sự vụ lịnh và trình diện TĐ2/TQLC. Tr/tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn
xuân Phúc chỉ định tôi làm Đại đội trưởng Đại đội 4. Tiểu đoàn phó lúc
đó là Th/tá Trần văn Hợp, khóa 19 Vỏ bị Đà lạt. Chúng tôi đã qua những
ngày đông rét mướt, lạnh buốt trên những căn cứ Holcomb, Sarge, Bá
Hô..Rồi được về Sài gòn nghĩ dưỡng quân. Chưa được bao nhiêu ngày thì
chiến sự bùng nổ lớn tại vùng hỏa tuyến. CSBV đã trắng trợn vi phạm Hiệp
định Genève và xua quân vượt qua vĩ tuyến 17 và vùng phi quân sự vào
ngày 30/3/1972. Chúng xử dụng một lực luợng lớn gồm hai Sư đoàn 304, 308
và 4 trung đoàn biệt lập là 31, 246, 270 và 126 đặc công thuộc Mặt
trận B5 cùng với sự yểm trợ của khoảng 200 chiến xa thuộc Trung đoàn 203
và 204 và ba Trung đoàn pháo 38, 68 và Trung đoàn 84 Hỏa tiển địa
không. Chỉ trong vòng 4 ngày đầu 11 căn cứ hỏa lực của ta ở vùng giới
tuyến đã bị uy hiếp nặng nề trong đó có căn cứ Mai lộc của Lữ đoàn 147
/TQLC. Hai Tiểu đoàn 4 và 8 cũng rời bỏ hai căn cứ Sarge và Bá Hô,
Holcomb..Lữ đoàn 369/TQLC cùng với các Tiểu đoàn 2,5,9 cũng được không
vận ra phi trường Phú bài và được tăng cường cho mặt trận phía tây tỉnh
Quảng trị. Tiểu đoàn 2 tiến về căn cứ xa nhất có tên là Động Ông Đô
(Barbara). Những trận đánh quyết liệt xảy ra tại đây. Đại đội 4 đã tỏ
ra vững vàng, tự tin với những trách nhiệm mà Tiểu đoàn đã giao. Nhưng
cuối cùng trong thế trận chung: thị xã Quảng trị rơi vào tay giặc. Những
cảnh tàn sát đồng bào trên ĐẠI LỘ KINH HOÀNG từ cầu Bến Đá đến chi khu
Mai lĩnh thật là đau lòng và Lữ đoàn 369 với sự cương quyết của Đ/tá
Lữ đoàn trưởng Phạm văn Chung BẢO VỆ PHÒNG TUYẾN MỸ CHÁNH, không cho
giặc tràn về phía Nam. Ba Tiểu đoàn 2+5+9 dàn trãi thành một tuyến khá
rộng, về phía tây đến đồi Trần văn Lý và phía đông đến ấp Vân trình, một
địa danh đã xảy ra những trận đánh sau này. Đại đội 4 được giao nhiệm
vụ bảo vệ CẦU MỸ CHÁNH. Một vị trí rất quan trọng trên đường tiến quân
của Cộng quân lúc bấy giờ.
Sư đoàn TQLC đã giữ vũng
được phòng tuyến Mỹ Chánh và cuộc chiến không ngừng lại ở đây. Có một
sự thay đổi nhân sự của Tiểu đoàn. Tr/tá Nguyễn xuân Phúc bàn giao chức
vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 cho Th/tá Tiểu đoàn phó Trần văn Hợp,
Anh về làm Lữ đoàn phó Lữ đoàn 147 /TQLC do Đ/tá Nguyễn năng Bảo chỉ
huy. Đ/U Phạm văn Tiền làm Tiểu đoàn phó và bàn giao Đại đội 5 cho Tr/U
Huỳnh văn Trọn vừa đi học Basic Marine ở Mỹ về.
Ngày 28/6/1972, hai lực lượng Tổng trừ bị là Nhảy Dù và TQLC bắt đầu vượt sông Mỹ chánh và tiến chiếm Quảng trị.
Ngày 11/7/1972:
một cuộc đổ quân vào lòng địch của TĐ1/TQLC vào quận Triệu phong nhằm
cắt đứt con đường tiếp vận quan trọng của địch là Hương lộ 560. Tiểu
đoàn 6 và Tiểu đoàn 2 là những đơn vị tiếp ứng quan trọng cho cuộc hành
quân này. Riêng Tiểu đoàn 2 xuất phát từ Hương lộ 555 tiến về phía tây,
qua các vùng Ngô xá đông, Ngô xá tây, Thâm triều, Bích la hậu, tiến đến
bờ đông của dòng sông Vĩnh định để Công binh TQLC bắt chiếc cầu dã
chiến cho Thiết đoàn 20 mang M48 sang để đối đầu với tăng của địchtại
vùng Chợ Sãi, Triệu Phong. Lộ trình di chuyển không dễ dàng vì bộ binh
và Thiết giáp địch đã phục sẳn tại đây. Nếu không phải những con Trâu
điên và những con Voi điên Thiết giáp chấp nhận cuộc chiến thì khó lòng
mà thắng được. Những anh chàng Quái điểu đã sang bên kia bờ sông Dịch
cũng cùng chung số phận của Kinh Kha mà thôi.
TĐ2
tiếp tục gánh vác trách nhiệm của TĐ1 trao lại. Đại đội 4 lại nhận vị
trí đóng quân của ĐĐ4/TĐ1 của Đ/U Trịnh văn Thềm.Từ vị trí này ĐĐ4 có
nhiệm vụ đánh chiếm cây cầu sắt bắc qua sông Vĩng định trên Hương lộ
560. Và từ đây đánh dọc lên phía bắc chiếm chợ Sãi. Đó chính là những
con đường huyết mạch dẫn vài thị xã Quãng trị.
TĐ2/TQLC sau 15 ngày đêm đánh chiếm và trấn giữ chợ Sãi thuộc quận Triệu
Phong, khu vực được coi là yết hầu của địch, chúng tôi đã thực sự ngăn
chặn được một trong ba cửa ngõ xâm nhập, tiếp viện, tải thương của địch
từ Đông Hà, Cửa Việt cho thị xã Quảng Trị.
Hai đại
đội ĐĐ4 (Đại úy Lê quang Liễn, ĐĐT) và ĐĐ5 (Trung úy Huỳnh văn Trọn,
ĐĐT) được cánh B TĐ2 TQLC (Đại Úy Tiểu đoàn phó Phạm văn Tiền) chỉ huy
đã thành công trong nhiệm vụ làm thất bại âm mưu tái chiếm Chợ Sãi của
Trung đoàn 101 CSBV mặc dù chúng đã xử dụng đến 3 tiểu đoàn Bộ Binh có
pháo yểm trợ, dùng chiến thuật xa luân chiến để cố đẩy lui hai đại đội
Thủy Quân Lục Chiến này ra khỏi Hương lộ 560.
Chúng tôi đã hoàn
thành nhiệm vụ giao phó nhưng với cái giá phải trả chỉ riêng ĐĐ4 có 23
quân nhân tử thương trong đó có 2 Trung đội trưởng là Chuẩn úy Dương và
Chuẩn úy Hội và hơn 62 quân nhân bị thương.
Về phía địch, tổn
thất nhân mạng rất nặng nề, do dân chúng sau này cho biết CSBV đã tải
thương rất nhiều về tuyến sau. Vì cường độ hỏa lực rất ác liệt và hai
bên giao chiến rất gần nên Đại đội 4 đã xử dụng tù binh địch để thu gom
chiến lợi phẩm hầu tránh thương vong cho quân ta. Sau này, tin tình báo
kỹ thuật cho biết tên trung đoàn trưởng 101 bị mất chức vì thua trận dù y
đã xin thêm một ngày nữa để tấn công.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ
tái chiến Chợ Sãi, TĐ2 /TQLC đã bàn giao lại cho TĐ1/ TQLC và về tuyến
sau để dưỡng quân, bổ sung và có nhiệm vụ bảo vệ Bộ Tư Lệnh SĐ/TQLC/HQ
tại Quận Hương Điền. Rời vùng hành quân đầy máu lửa, bao nhiêu ngày đêm
chiến đấu cam go, anh em chúng tôi từ sỉ quan đến binh sỉ chỉ thèm một
giấc ngủ an bình dù ngắn ngủi, được tắm rửa để giũ bớt cát bụi.. và ít
giây phút riêng tư để nghĩ về gia đình sau hơn 15 ngày đêm thức trắng để
chiến đấu với địch.
Đầu tháng 9 năm 1972, trong một buổi họp tại
Bộ Tư Lệnh với TĐT/TĐ2TQLC và tất cả các sĩ quan Đại đội trưởng, Thiếu
tướng Tư lệnh Bùi thế Lân có chỉ thị: “Sư đoàn hiện có trong tay một
khối hỏa lực yểm trợ hùng hậu do Quân lực và đồng minh Hoa Kỳ cung ứng.
Vừa rồi Tướng Tư Lệnh Không lực Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương có viếng
thăm Bộ Tư Lệnh và hứa sẽ ưu tiên và tăng cường các phi vụ B52 cho Sư
Đoàn TQLC. Vì vậy tôi ra lệnh cho quân nhân các cấp: phải tái chiếm thị
xã Quảng Trị và Cổ thành trong vòng 2 tuần lễ tới, vì đây là một mục
tiêu có tầm mức quan trọng cả về quân sự lẫn chính trị và TĐ2/ TQLC sẽ
là một trong những đơn vị được vinh dự thi hành lệnh trên.”
Chúng
tôi rất hãnh diện được trở lại tuyến đầu cùng các tiểu đoàn 3, 6, 8
trong trận thư hùng chung cuộc nầy với Cộng Sản Bắc Việt tại thị xã
Quảng Trị. Từ thâm tâm các Mũ xanh Thủy Quân Lục Chiến, chúng tôi hãnh
diện với màu cờ sắc áo và luôn luôn tự hào là một trong những đơn vị ưu
tú nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, do đó chúng tôi hăng say nhận
lãnh trách nhiệm tham dự những trận đánh quan trọng để giải quyết chiến
trường; hơn nữa chúng tôi, TĐ2/TQLC là đơn vị tiêu biểu và được sự tin
cậy của Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
Vào giai đoạn sau cùng
trong kế hoạch tái chiếm Thị xã Quảng trị và Cổ Thành Đinh công Tráng, 2
Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến được giao phó nhiệm vụ như sau:
_Lữ đoàn 147 TQLC với 2 nỗ lực chính: TĐ 3 và TĐ 7 đánh từ hướng Đông Bắc.
_ Lữ đoàn 258 với 2 nỗ lực chính: TĐ 2 và TĐ 6 đánh từ hướng Tây Nam.
Bộ chỉ huy TĐ 2 TQLC đóng tại ngã ba Long Hưng, góc đường Lê Huấn và Quốc lộ 1.
* ĐĐ4/TĐ2 TQLC tiến dọc theo đường Hồ đắc Hanh để tiến chiếm trường nữ
trung học Teresa Phước Môn và từ đó tiến dọc theo bờ Cổ Thành hướng Tây
Nam để tái chiếm Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Tri.. Đây là mục tiêu then
chốt để TĐ 6làm đầu cầu tiến vào Cổ thành.
*Đại Đội 5 Tiểu đoàn 2 TQLC bên trái ĐĐ4/TĐ2 TQLC.
Tiểu Đoàn 6 TQLC bên phải ĐĐ4/TĐ2 TQLC.
Rạng sáng 14/9/1972:
địch dọn “điểm tâm” cho Đại đội 4 và Đại đội 5 bằng một trận pháo 130
ly ác liệt. Ban chỉ huy Đại đội 4 đóng quân ở một căn nhà gạch đổ nát mà
trước đây là quán cà phê Sanh trên đường Hồ đắc Hanh, bị trúng một quả
130 ly, nhưng may mắn là tôi và 2 hiệu thính viên HS Hoàng và HS Chính
chỉ bị ngộp thở và xây xát nhẹ vì nhờ hầm tránh pháo có sẵn trong nhà,
nhưng Đại đội có 2 quân nhân cần tải thương.
Mục tiêu đầu tiên
của Đại đội là trường Phước Môn, cách khoảng 300 mét. Trung đội 43 của
Chuẩn úy Thu bị địch bắn chặn rất ác liệt vì địch đã “ngửi thấy” quyết
chí tấn công tái chiếm Tòa Hành Chánh của Thủy Quân Lục Chiến, nên bằng
mọi giá chúng phải ngăn cản cuộc tiến quân của ta. Để phản kích địch,
tôi phải dùng hỏa lực pháo bắn tiếp cận của từng khẩu 105 ly với đầu nổ
chậm, điều chỉnh “trái-phải-xa-gần” từng 10 mét một; đây là lối bắn rất
quen thuộc của các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến năm 1972, để đối phó với
các chốt địch và các hầm chữ A. Cuối cùng, tôi dùng đại bác 90 ly của
chiến xa M48 bắn trực xạ để hạ nốt một chốt địch còn sót lại trong
trường Phước Môn.
Đến 14 giờ 30 chúng tôi hoàn toàn làm chủ mục
tiêu là Trường Trung học Teresa và qua khai thác tù binh ta biết địch
thuộc Sư Đoàn 320 B vừa vượt sông Thạch Hãn đêm qua, lúc 3 giờ sáng, ở
khu vực tòa hành chánh. Phương tiện vượt sông là dây thừng căng từ Tòa
hành chánh với phía bờ sông đối diện. Một tù binh quê quán ở Quỳnh Lưu,
Nghệ An cho biết đơn vị vượt sông do tên thiếu úy Dũng chỉ huy và tên
này đã tử thương. Chúng còn cho biết rất sợ lối đánh thần tốc, bám trụ
và pháo của Thủy Quân Lục Chiến (qua nhật ký của một tù binh đã ghi
“ghét những cây pháo chết tiệt của ngụy” hoặc “A trưởng (tiểu đội
trưởng) gọi đi lãnh tiếp tế nhưng vờ không nghe vì ngại pháo”).
Tuy vậy các chốt bắn sẻ của địch ở các cao điểm hướng bờ sông Thạch Hãn
vẫn hoạt động rất mãnh liệt vì chính cá nhân chúng tôi trong lúc phối
hợp để đóng quân với Đ/U Nguyễn văn Loan (ĐĐT/TĐ6 TQLC, bạn cùng khóa 20
Đà lạt) và Tr/U Đại đội phó Nguyễn hửu Hào đã suýt mất mạng vì một cú
bắn sẻ cách đầu chỉ non gang tay làm cho gạch, xi măng ở khung cửa sổ
rơi tung tóe trước mặt.
Để chuẩn bị cho trận đánh kết thúc vào
sáng mai: Mục tiêu 28 (Tòa Hành Chánh tỉnh Quảng Trị), tôi và ĐĐP Nguyễn
Hữu Hào – có biệt danh là Ông già 72 vì tài xử dụng hỏa tiển cầm tay
M72 rất tuyệt vời của Hào – bàn tính rất chi tiết những việc cần làm
chiều và tối nay hầu hoàn thành nhiệm vụ và giảm thiểu thương vong cho
đơn vị vì chẳng cấp chỉ huy trực tiếp nào không đau lòng, xót xa khi đơn
vị có thương vong.
Địa hình thị xã Quảng Trị lúc đó khá bằng
phẳng vì các cao ốc, khu phố, các trụ điện hầu như bị san bằng và đường
phố bụi phủ một lớp dày đến vài phân do những trận oanh kích và mưa pháo
của ta lẫn địch. Tôi và đại đội phó Hào đã hoạch định như sau:
a. Nghi binh tấn công để phát giác sự bố trí quân và các ổ súng cộng đồng của địch hầu tìm cách thanh toán.
b. Đêm nay tôi và tiền sát viên pháo binh Thiếu úy Tài sẽ tác xạ khu
vực quanh Tòa hành chánh, dọc đường Trần hưng Đạo, bờ sông và giữa dòng
Thạch Hãn để gây căng thẳng và ngăn chặn địch xâm nhập.
c. Xin
cánh B/TĐ2 TQLC tác xạ vào các đường tiến sát của địch, vào bờ sông
Thạch Hãn phía đối diện Tòa Hành Chánh. Bộ chỉ huy địch có lẽ đã dời về
khu vực Tòa Hành Chánh và hầm rượu ngầm (do Pháp xây cất bên cạnh Tòa
Hành Chánh) sau khi bị phi pháo nhồi nát khu Cổ Thành Đinh công Tráng.
d.
Phối hợp với Đại đội 5 của Tr/U Huỳnh văn Trọn để đồng loạt tấn công
vào 6 giờ 30 sáng 15/9/72 hầu lợi dụng được yếu tố bất ngờ và tầm quan
sát của địch vì trời còn tối do ảnh hưởng của trận bão Flossie (?).
Suốt
mùa hè 72, hai Đại đội 4 và Đại đội 5 của chúng tôi như cặp bài trùng
đã từng phối hợp rất chặt chẽ và ăn ý trong nhiều trận đánh ác liệt.
e.
Các Trung đội 41 và 43 chỉ trang bị vũ khí đạn dược cơ hữu và một ngày
lương khô để được nhẹ nhàng, tận dụng tối đa tính cơ động ngõ hầu giảm
thương vong do trang bị quá nặng nề. Ba lô cá nhân sẽ do trung đội 44
của Chuẩn úy Hiếu và Thường vụ Đại đội (Thượng sĩ Đào Chữ) coi sóc.
f. Đạn dược trừ bị được tải lên gần vị trí xa nhất của đại đội ngay trong đêm.
Ngày 15/9/72:
Quảng Trị đang mùa mưa bão, nước sông Thạch Hãn dâng cao, trần mây
thấp, trời rất u ám. Suốt bao ngày qua, nơi đây đã xảy ra bao nhiêu đau
thương tang tóc, máu đổ thịt rơi, do tập đoàn Cộng Sản khát máu đến
“giải phóng miền Nam”.
Khu vực Cổ Thành đã được Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 6 khống chế nên Đại đội 4 đỡ lo hỏa lực địch từ trên cao bắn xuống.
Tòa
Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị là mục tiêu 28 trên phóng đồ hành quân của
TĐ2/ TQLC. Hỏa lực yểm trợ cho cuộc tấn công, ngoài sự yểm trợ tận tình
và vô cùng hiệu quả của các pháo thủ mũ xanh, Đại đội 4 còn được tăng
cường 2 chiến xa M48 và 2 thiết vận xa M113 có trang bị súng phun lửa.
Hai Trung đội 41 và 43 của Chuẩn úy Đức và Chuẩn úy Thu làm nỗ lực chính
với lệnh hành quân rất rõ ràng:
Hiệu lệnh tấn công khi chiến xa
M48 và thiết vận xa M113 chuyển xạ cao trên mục tiêu 92. Trung đội 41
bên trái, 43 bên phải phối hợp với 2 thiết vận xa 113 tấn công thật
nhanh, tràn ngập vị trí địch bằng hỏa lực và điều động. Đại Đội Phó Hào
chỉ huy cánh quân nầỵ
Tôi và Trung đội 42 của Chuẩn úy Huyện là
thành phần tiếp ứng, sẵn sàng tấn công dứt điểm mục tiêu… Nếu tình thế
xấu, Đại đội 4 hoặc sẽ bám trụ hoặc chỉ tấn công thăm dò phía trước.
Các
Mũ xanh Đại đội 4 Trâu Điên được chuẩn bị kỹ lưỡng như được chấp cánh
khi phối hợp tấn công với Thiết giáp M48 và Thiết vận xa M 113. Nhìn
đồng đội sẵn sàng trong tư thế tác chiến với áo giáp, nón sắt và súng
đạn đầy người, tự nhiên tôi thấy hãnh diện và tin tưởng vô cùng và một
thoáng lo âu cho đoạn đường thử thách trước mặt: chỉ một đoạn đường ngắn
nhưng một số anh em chúng tôi có thể đi không đến!!
Đại đội 4 và
Đại đội 5 vừa rời tuyến xuất phát khoảng 20 thước thì địch bắt đầu
chống trả bằng những tràng AK47 nghe rất chát chúa và B40 chống chiến
xa. Thật may mắn, những loạt B40 đều bắn cao nên bị trợt mục tiêu, có lẽ
địch mất bình tĩnh trước khí thế xung trận của Trâu Điên và M113. Tuy
nhiên tôi thấy có 3 cọp biển bị thương và 2 quả B40 nổ gần trung đội 42
trừ bị của Đại đội 4. Các đại liên của M113 hạ thấp nòng súng xuống, bắn
cày nát vùng đất trước mặt, những tràng M16, M79, đại liên M60 nghe dòn
dã và tiếng hô xung phong nghe vang rền cả góc trời, cộng thêm những
loạt súng cối 60 ly của Đại đội 4 bắn rất chính xác vào vị trí địch đã
làm hỏa lực của chúng yếu hẳn đi.
Trong vùng ánh sáng tờ mờ của
ngày 15/9/1972, bụi đất bay mịt mù trận địa. Đại đội 4 và M113 không để
lỡ thời cơ, nhanh chóng tấn công và tràn ngập vị trí địch quanh các công
sự bảo vệ Tòa hành chánh. Trên đường tăng cường cho trung đội 41, giao
thêm 4 cọp biển bị thương cho y tá và thường vụ Đại đội để săn sóc và
tải thương. Tuy vậy, vẫn còn một tổ do tên thiếu úy Lê viết Thắng – quê
Quảng Bình, vừa mới cưới vợ được 20 hôm và mới xâm nhập, đã ngoan cố
chống cự và bị tiểu đội do Hạ sĩ nhất Cao thanh toán, hạ 4 tên, thu tại
chỗ 1 AK47, 1 K54, 1 đại liên 12 ly 7 và 1 B40. Hạ sĩ nhất Cao và Thiếu
úy Hào sau nầy những chiến sỉ xuất sắc năm 1972, được tưởng thưởng
“Biệt Công Bội Tinh” do chính Phó Tổng thống Trần văn Hương trao tặng
và được công du Đài Loan. Hơn chục tên cộng sản Bắc Việt thuộc Sư đoàn
320B đã buông súng đầu hàng để tránh bị tiêu diệt. Do trở ngại trên
trục tiến quân, nên hơn một giờ sau Đại đội 2 / TĐ8 /TQLC do Đ/U Bùi
phúc Lộc chỉ huy, mới bắt tay được với chúng tôi để phòng thủ bên cánh
phải (hướng Bắc), nhờ đơn vị bạn giúp sức nên chúng tôi yên tâm hơn để
tập trung lục soát mục tiêu vừa tái chiếm.
Kết quả: sau khi làm
chủ hoàn toàn khu vực Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị, chúng tôi thu hồi
được cả khuôn dấu của Tòa Hành Chánh lúc 8 giờ 30 sáng 15/9/72.
Riêng đại đội 4 đã tịch thu một số lớn chiến lợi phẩm và một kho tiếp liệu gồm:
* 412 súng cá nhân
* 102 súng cộng đồng
* 40 thùng lương khô doTrung Cộng sản xuất.
* 23 máy truyền tin của Trung Cộng
* 18 tù binh
* Nhiều hố chôn tập thể và xác quanh khu vực Tòa Hành Chánh và khu hầm ngầm bên trái Tòa Hành Chánh, khoảng 30 xác.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến phải dùng 6 đợt thiết vận xa M113 để chuyển tù binh và chiến lợi phẩm về Bộ Chỉ Huỵ
Qua
các máy truyền tin tịch thu của CSBV, chúng tôi nghe chúng gọi nhau ơi
ới một cách hoảng loạn, chứng tỏ chúng hoang mang cao độ; có một tên cứ
ôm đầu la hét, theo ĐĐP Hào cho biết tên nầy vì quá sợ pháo nên đã lên
cơn như vậy từ nhiều ngày trước, hoặc chúng đại tiểu tiện ngay trong Tòa
Hành Chánh vì không dám ra ngoài do sợ pháo.
Tòa Hành Chánh bị
hư hại nặng, chỉ còn lại tầng trệt, quanh khu vực cầu thang chính của
Tòa Hành Chánh, tôi không thể đứng thẳng người được vì gạch ngói ngổn
ngang.
Để giữ vệ sinh cho khu vực đóng quân, chúng tôi phải rải
bột sát trùng DDT lên các hố chôn tập thể và thu dọn chôn cất các tử thi
của cái đám “sanh bắc tử nam” còn ngổn ngang trong khu vực.Sau khi tái
chiếm hoàn toàn thị xã Quảng Trị, dân chúng bị kẹt lại bên kia sông
Thạch Hãn đã lợi dụng lúc quân Cộng sản Bắc Việt “chém vè” đã đào thoát
về khu vực quân ta kiểm soát. Họ cho biết quân Cộng sản chạy tán loạn về
hướng Đông Hà, Cam Lộ, và để đỡ mất mặt, chúng phao tin quân ta được
lính Thái Lan, Đại Hàn tăng cường nên chúng tạm về đâỵ
Việc tàn quân địch “chém vè” được chứng nghiệm đúng, vì sau khi chiếm
thị xã, chúng tôi được một thời gian hơn nửa tháng không bị chúng quấy
phá, thỉnh thoảng chỉ bị pháo tầm xa 130 ly.
Hơn 30 năm qua
đi, hôm nay tôi phải ngồi viết lại bài nầy vì món nợ ân tình quá lớn đối
với các đồng đội thuộc Đại đội 4, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến,
những Mũ xanh đã hết lòng phục vụ cho Binh chủng và Tổ Quốc. Một số anh
em đã anh dũng hy sinh hoặc tàn phế và sau 30/4/75 một số đồng đội khác
đã trải qua những năm tháng trong lao tù cộng sản hoặc nổi trôi theo vận
nước điêu linh.
Những anh hùng thực sự của đơn vị
là những Binh nhì Hợi, Binh nhất Danh, Chính, Hạ sĩ Hoàng, My, Hội, Rít,
Trãi, Ba Gà, Khắn, Hạ sĩ nhất Cao, Trung sĩ Trọng, Trần Sơn (em Trần Vệ
K19), Trung sĩ nhất Cảnh, Thượng sĩ Đào Chư, các Chuẩn úy Dương, Hội,
Huyện, Hiếu, Thu, Đức, các Thiếu úy Lộc, Tài (Pháo binh), Nguyễn hữu
Hào… và còn nhiều người nữa mà tôi không nhớ hết được. Chính họ đã thực
sự viết nên những trang quân sử hào hùng của Binh chủng, những chiến sĩ
tự do chiến đấu để ” Bảo Quốc An Dân”.
Những người
lính Mũ xanh sống thật hồn nhiên, đôn hậu, chan hòa tình cảm, rất nhẫn
nại và chịu khó nhưng luôn luôn tỏ ra can đảm và chấp nhận hy sinh như
nhà văn mũ xanh Huỳnh văn Phú đã mô tả “Thủy Quân Lục Chiến sống hùng,
sống mạnh nhưng sống không lâu”.
Vì người khinh
binh hôm nay có nhiệm vụ mở đường, đối đầu với hiểm nguy đợi chờ trước
mặt, họ vẫn bình thản, can trường thi hành mệnh lệnh. Và khi chiều
xuống, đơn vị dừng quân, họ lo đào hầm hố, gài mìn bẫy để phòng thủ đêm,
nhưng vẫn kể cho nhau nghe những chuyện tiếu lâm hoặc ngâm nga những
câu thơ thay vần thơ tình có chút lãng mạn, hầu quên đi nỗi nhọc nhằn
trên vai người lính như đại để:
Nam: Thương chi cho uổng công tình,
Anh vế trong nớ bỏ mình bơ vơ.
Nữ: Bơ vơ thì mặc bơ vơ,
Anh về trong nớ nhớ viết thơ cho mình
Những người lính Mũ xanh mang trên người trọng trách nặng nề như định
mệnh đã dành sẵn cho họ nên họ luôn gắn bó với đơn vị cho đến lúc gục
ngã hoặc cho đến giờ bị bức tử.
Họ thật sự là những chiến sĩ vĩ đại của đất nước.
Tôi phải ghi lại những sự kiện nầy để các thế hệ nối tiếp biết rằng
ông, cha của họ đã chiến đấu anh dũng như vậy, nhưng phải bị thua trận,
bị bức tử vì sự phản bội của đồng minh và của một số chính trị gia miền
Nam đã ngây thơ tin vào hòa hợp, hòa giải dân tộc của Cộng Sản và để
nhớ lại những đồng đội của tôi đã nằm xuống nơi chiến trường sau khi đã
chiến đấu vô cùng anh dũng để bảo vệ mảnh đất tự do nơi địa đầu giới
tuyến. Tôi phải ghi lại vì ngày 30/3/72 các chiến sĩ mũ xanh của đại đội
4, Tiểu Đoàn 2, Thủy Quân Lục Chiến với quân số trên 170 nhảy vào vùng
hành quân nhưng đến lúc tôi rời đơn vị vào ngày 26/9/72 khi được bổ
nhiệm làm trưởng ban 3 rồi sau đó Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 2/ Thủy Quân
Lục Chiến thì đại đội 4 chỉ còn trên dưới 30 khuôn mặt cũ của ngày xuất
quân với không ít hơn một lần bị thương qua những trận đánh hào hùng
trước đó.
Tôi thật hãnh diện và không khi nào quên
được những đồng đội can trường tuyệt vời, đã chiến đấu khi Tổ Quốc lâm
nguy, không sờn nguy hiểm, không màng hiển vinh, coi cái chết tựa lông
hồng, đúng là những cảm tử quân như truyền thống của Binh Chủng Thủy
Quân Lục Chiến.
Viết để kỷ niệm 30 năm
Ngày tái chiếm thị xã Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng.
Houston, mùa Thu 2002
http://www.tqlcvn.org/html_file/vietnam/toahanhchanh_leqlien.htm
Thiếu Tá LÊ QUANG LIỄN
LONG HỒ là biệt danh của cựu Thiếu tá TQLC Lê quang Liễn.
.....
Thiếu Tá Lê Quang Liễn
Anh
sinh ngày 4/7/ 1942 tại Huế. Sau khi đậu Tú tài 2 tại trường Trung học
Quốc học (Huế), Anh vào Sài gòn theo học Đại học Dược khoa từ 1961 đến
1963. Tình nguyện gia nhập Khóa 20 Trường Vỏ bị Quốc gia Việt nam ngày
1/ 12/1963. Mản khóa ngày 20/11/1965 và tình nguyện phục vụ Binh chủng
TQLC từ năm 1965-1975. Anh được đưa về TĐ1/TQLC giữ chức vụ Trung đội
trưởng rồi Đại đội phó. Năm 1969 Anh được du học Khóa Căn bản Sỉ quan
TQLC /Hoa kỳ tại Quantico thuộc tiểu bang Virginia. Về nước được thuyên
chuyển về làm Đại đội trưởng ĐĐ1/TĐ8 vừa mới thành lập. Năm 1971 Anh
tham dự khóa Đại đội trưởng tại Trường Bộ binh Thủ đức. Cuối năm 1971
Anh về làm Đại đội trưởng ĐĐ4/TĐ2/TQLC và tham gia những trận đánh quyết
liệt trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Sau chiến thắng Cổ thành Anh được thăng cấp Thiếu tá và làm Trưởng ban 3 rồi Tiểu đoàn phó TĐ2/TQLC. Đầu năm 1973, Anh tham dự Khóa học Bộ binh Cao cấp tại Long thành, Thủ đức. Mản khóa học Anh về làm Tiểu đoàn phó TĐ9/TQLC và là Tiểu đoàn phó TĐ7/TQLC từ tháng 12/1974 cho đến ngày bị bắt tại cửa Tư Hiền (Huế ) 27/3/1975. Anh bị giam trong những trại tù CS từ ngày 27/3/1975 đến 12/2/1988 trong đó có 4 năm 7 tháng 24 ngày bị biệt giam vì tranh đấu tại trại Bình Điền, Huế. (Tứ nhân bang TQLC: Phạm Cang + Lê quang Liễn + Ngô thành Hữu + Lê tự Hào là những người cuối cùng rời trại tù Bình Điền).
Sinh Tồn chuyển