Hình Ảnh & Sự Kiện
Thiếu đói - Lý do khiến binh lính Triều Tiên gây án ở Trung Quốc?
Trung Quốc tăng cường thắt chặt an ninh tại khu vực biên giới gần Triều Tiên sau khi số vụ quân nhân Triều Tiên vượt biên sang tìm thức ăn và sát hại người dân Trung Quốc tăng nhanh chóng.
Trung Quốc tăng cường thắt chặt an ninh tại khu vực biên giới gần Triều Tiên sau khi số vụ quân nhân Triều Tiên vượt biên sang tìm thức ăn và sát hại người dân Trung Quốc tăng nhanh chóng.
Bloomberg dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 14/1 cho hay hàng loạt máy camera theo dõi đã được lắp đặt tại nhiều khu vực dọc biên giới dài 1.400 km giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Ngoài ra, người dân sinh sống tại khu vực này cũng được đào tạo cách sử dụng vũ khí để hỗ trợ quân đội Trung Quốc đi tuần tra tại các ngôi làng vùng biên.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Zhongguo Guofangbao, an ninh hiện đang được tăng cường tại khu tự trị Diên Biên thuộc tỉnh Cát Lâm, khu vực có đường biên giới giáp với Triều Tiên. Động thái này được đưa ra sau khi một quân nhân Triều Tiên đào ngũ sát hại 4 công dân tại ngôi làng Nanping thuộc khu tự trị Diên Biên trong lúc tìm kiếm thức ăn vào cuối năm 2014.
Biên giới Trung - Triều bên con sông Đồ Môn.
"Dân quân tự vệ, cảnh sát, lính biên phòng, kiểm lâm và quân đội đang phối hợp hoạt động để kiểm soát khu vực biên giới đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm hiện nay. Tình hình tại biên giới hiện rất phức tạp. Rất khó để có thể kiểm soát khu vực vùng biên một cách hiệu quả mà chỉ dựa vào một lực lượng duy nhất", Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh.
Theo báo cáo hồi năm 2010 của văn phòng công tố khu tự trị Diên Biên, số vụ giết người do người nước ngoài thực hiện tại Diên Biên đã tăng hơn 30 lần so với những khu vực khác trên lãnh thổ Trung Quốc. Trong đó, thủ phạm gây án tại Diên Biên là công dân Triều Tiên chiếm tới gần 80% trong tổng số 237 vụ án liên quan tới người nước ngoài từ năm 2005 – 2010. Nhiều vụ tấn công được xác định do các quân nhân Triều Tiên đồn trú tại căn cứ nằm bên sông Đồ Môn là thủ phạm.
Điều đáng nói, việc người dân khu tự trị Diên Biên sợ hãi phải bỏ nhà ra đi đã trở thành thách thức với chính quyền Trung Quốc về khả năng kiểm soát an ninh tại khu vực biên giới và mối quan hệ với quốc gia láng giềng Triều Tiên. Bởi không chỉ vượt biên sang Trung Quốc để tìm kiếm thức ăn, quân nhân Triều Tiên đào ngũ còn đi ăn trộm tiền của dân làng.
Vậy lý do nào khiến ngày càng nhiều quân nhân Triều Tiên đào ngũ vượt biên sang Trung Quốc gây án?
"Tiền hối lộ từng là nguồn thu nhập chính đối với lực lượng biên phòng Triều Tiên. Nhưng sau khi ông Kim Jong-un lên làm lãnh đạo và thắt chặt kỷ luật, lính biên phòng không còn cơ hội để nhận tiền hối lộ. Đây chính là nguyên nhân khiến số vụ án giết người gia tăng", Giáo sư chuyên ngành các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Busan’s Dong-a ở Hàn Quốc, ông Kang Dong Wan chia sẻ.
Còn theo ông Kwon Tae Jin, nhà nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của Triều Tiên tại Viện GS&J ở Seoul, trong khi, các quan chức và quân đội Triều Tiên được ưu tiên phân phát thực phẩm thì người dân sinh sống tại những khu vực xa xôi hẻo lánh lại thường xuyên bị bỏ đói.
Nạn đói thường xuyên đe dọa người dân Triều Tiên sinh sống ở những miền quê và khu vực xa xôi hẻo lánh.
"Những đơn vị quân đội ở các vùng biên giới và khu vực xa xôi hẻo lánh được cung cấp rất ít thực phẩm. Tình hình hiện này còn tồi tệ hơn. Theo ước tính, khoảng 2 triệu người Triều Tiên vẫn không có đủ thực phẩm để sinh sống mặc dù những ngày tháng xảy ra nạn đói đã qua", ông Kwon chia sẻ.
Báo cáo hồi tháng 6/2014 của Bộ Nông nghiệp Mỹ còn nhấn mạnh khoảng 70% người dân Triều Tiên hiện đang phải vật lộn với việc tìm kiếm nguồn thực phẩm để sinh sống mặc dù, tỷ lệ này được dự báo giảm xuống còn 40% vào năm 2024. Ngoài ra, Triều Tiên hiện là "quốc gia bất ổn an ninh lương thực triền miên nhất tại khu vực châu Á sau Afghanistan".
Vụ sát hại 4 công dân Trung Quốc hồi cuối năm 2014 đã buộc Bắc Kinh gửi đơn phàn nàn với phía chính phủ Triều Tiên. Hành động này tiếp tục đẩy mối quan hệ giữa hai đồng minh thân thiết rơi vào vòng xoáy căng thẳng.
Trước đó, hồi năm 2013, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3. Cùng năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có quyết định bất ngờ khi tử hình người chú Jang Song Thaek. Ông Jang từng là người có công thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai nước Trung – Triều.
Những đơn vị đóng ở vùng biên giới nhận được rất ít nguồn thực phẩm từ chính phủ Triều Tiên.
Vụ án một quân nhân Triều Tiên đào ngũ giết 4 công dân Trung Quốc hồi tháng 12/2014 được tiếp nối sau vụ sát hại cả 3 thành viên trong một gia đình hồi tháng Chín cùng năm. Theo đó, một công dân Triều Tiên đã vượt biên sang ngôi làng Nanping và dùng dui cui đánh chết 3 thành viên trong một gia đình để cướp số tiền 500 Nhân dân tệ (81 USD), ông Yong Weiliang (34 tuổi), người anh rể của một trong số nạn nhân nói.
Ông này chia sẻ thêm: "Các quan chức trong làng nói với tôi rằng thủ phạm đã bị lực lượng biên phòng bắt giữ tại khu vực biên giới và họ đưa cho tôi 3.000 Nhân dân tệ tiền bồi thường".
Biên giới dài khó kiểm soát
Trong những tháng mùa đông lạnh giá, con sông Đồ Môn bên ngoài ngôi làng Nanping, bị đóng băng hoàn toàn. Đây là cơ hội giúp người dân Triều Tiên có thể đi bộ sang khu vực biên giới Trung Quốc để tìm kiếm thức ăn.
"Những hàng rào dây thép gai phân chia lãnh thổ Trung Quốc và Triều Tiên hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Chính diện tích rộng lớn là nguyên nhân khiến lực lượng biên phòng không thể kiểm soát chặt chẽ khu vực này", ông Kang nói.
Cây cầu hữu nghị giữa Trung - Triều.
Biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên trải dài từ phía tây sông Áp Lục qua núi Trường Bạch và dọc phía đông sông Đồ Môn, nơi có ngôi làng Nanping. Trong đó, Đan Đông là thành phố biên giới lớn nhất bên Trung Quốc và là khu vực giao thương chủ yếu giữa hai nước qua cây cầu hữu nghị Trung – Triều.
Tuy nhiên, ông Yan Xuetong, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Tsinghua cho rằng: "Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã diễn ra một cách không bình thường trong năm 2014 và dường như không có dấu hiệu cải thiện trong năm nay".
Ông Yan còn nhấn mạnh việc Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân là trở ngại chính trong tiến trình cải thiện quan hệ hai nước Trung – Triều.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.
MINH THU (lược dịch)
(Infonet)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Thiếu đói - Lý do khiến binh lính Triều Tiên gây án ở Trung Quốc?
Trung Quốc tăng cường thắt chặt an ninh tại khu vực biên giới gần Triều Tiên sau khi số vụ quân nhân Triều Tiên vượt biên sang tìm thức ăn và sát hại người dân Trung Quốc tăng nhanh chóng.
Trung Quốc tăng cường thắt chặt an ninh tại khu vực biên giới gần Triều Tiên sau khi số vụ quân nhân Triều Tiên vượt biên sang tìm thức ăn và sát hại người dân Trung Quốc tăng nhanh chóng.
Bloomberg dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 14/1 cho hay hàng loạt máy camera theo dõi đã được lắp đặt tại nhiều khu vực dọc biên giới dài 1.400 km giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Ngoài ra, người dân sinh sống tại khu vực này cũng được đào tạo cách sử dụng vũ khí để hỗ trợ quân đội Trung Quốc đi tuần tra tại các ngôi làng vùng biên.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Zhongguo Guofangbao, an ninh hiện đang được tăng cường tại khu tự trị Diên Biên thuộc tỉnh Cát Lâm, khu vực có đường biên giới giáp với Triều Tiên. Động thái này được đưa ra sau khi một quân nhân Triều Tiên đào ngũ sát hại 4 công dân tại ngôi làng Nanping thuộc khu tự trị Diên Biên trong lúc tìm kiếm thức ăn vào cuối năm 2014.
Biên giới Trung - Triều bên con sông Đồ Môn.
"Dân quân tự vệ, cảnh sát, lính biên phòng, kiểm lâm và quân đội đang phối hợp hoạt động để kiểm soát khu vực biên giới đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm hiện nay. Tình hình tại biên giới hiện rất phức tạp. Rất khó để có thể kiểm soát khu vực vùng biên một cách hiệu quả mà chỉ dựa vào một lực lượng duy nhất", Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh.
Theo báo cáo hồi năm 2010 của văn phòng công tố khu tự trị Diên Biên, số vụ giết người do người nước ngoài thực hiện tại Diên Biên đã tăng hơn 30 lần so với những khu vực khác trên lãnh thổ Trung Quốc. Trong đó, thủ phạm gây án tại Diên Biên là công dân Triều Tiên chiếm tới gần 80% trong tổng số 237 vụ án liên quan tới người nước ngoài từ năm 2005 – 2010. Nhiều vụ tấn công được xác định do các quân nhân Triều Tiên đồn trú tại căn cứ nằm bên sông Đồ Môn là thủ phạm.
Điều đáng nói, việc người dân khu tự trị Diên Biên sợ hãi phải bỏ nhà ra đi đã trở thành thách thức với chính quyền Trung Quốc về khả năng kiểm soát an ninh tại khu vực biên giới và mối quan hệ với quốc gia láng giềng Triều Tiên. Bởi không chỉ vượt biên sang Trung Quốc để tìm kiếm thức ăn, quân nhân Triều Tiên đào ngũ còn đi ăn trộm tiền của dân làng.
Vậy lý do nào khiến ngày càng nhiều quân nhân Triều Tiên đào ngũ vượt biên sang Trung Quốc gây án?
"Tiền hối lộ từng là nguồn thu nhập chính đối với lực lượng biên phòng Triều Tiên. Nhưng sau khi ông Kim Jong-un lên làm lãnh đạo và thắt chặt kỷ luật, lính biên phòng không còn cơ hội để nhận tiền hối lộ. Đây chính là nguyên nhân khiến số vụ án giết người gia tăng", Giáo sư chuyên ngành các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Busan’s Dong-a ở Hàn Quốc, ông Kang Dong Wan chia sẻ.
Còn theo ông Kwon Tae Jin, nhà nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của Triều Tiên tại Viện GS&J ở Seoul, trong khi, các quan chức và quân đội Triều Tiên được ưu tiên phân phát thực phẩm thì người dân sinh sống tại những khu vực xa xôi hẻo lánh lại thường xuyên bị bỏ đói.
Nạn đói thường xuyên đe dọa người dân Triều Tiên sinh sống ở những miền quê và khu vực xa xôi hẻo lánh.
"Những đơn vị quân đội ở các vùng biên giới và khu vực xa xôi hẻo lánh được cung cấp rất ít thực phẩm. Tình hình hiện này còn tồi tệ hơn. Theo ước tính, khoảng 2 triệu người Triều Tiên vẫn không có đủ thực phẩm để sinh sống mặc dù những ngày tháng xảy ra nạn đói đã qua", ông Kwon chia sẻ.
Báo cáo hồi tháng 6/2014 của Bộ Nông nghiệp Mỹ còn nhấn mạnh khoảng 70% người dân Triều Tiên hiện đang phải vật lộn với việc tìm kiếm nguồn thực phẩm để sinh sống mặc dù, tỷ lệ này được dự báo giảm xuống còn 40% vào năm 2024. Ngoài ra, Triều Tiên hiện là "quốc gia bất ổn an ninh lương thực triền miên nhất tại khu vực châu Á sau Afghanistan".
Vụ sát hại 4 công dân Trung Quốc hồi cuối năm 2014 đã buộc Bắc Kinh gửi đơn phàn nàn với phía chính phủ Triều Tiên. Hành động này tiếp tục đẩy mối quan hệ giữa hai đồng minh thân thiết rơi vào vòng xoáy căng thẳng.
Trước đó, hồi năm 2013, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3. Cùng năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có quyết định bất ngờ khi tử hình người chú Jang Song Thaek. Ông Jang từng là người có công thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai nước Trung – Triều.
Những đơn vị đóng ở vùng biên giới nhận được rất ít nguồn thực phẩm từ chính phủ Triều Tiên.
Vụ án một quân nhân Triều Tiên đào ngũ giết 4 công dân Trung Quốc hồi tháng 12/2014 được tiếp nối sau vụ sát hại cả 3 thành viên trong một gia đình hồi tháng Chín cùng năm. Theo đó, một công dân Triều Tiên đã vượt biên sang ngôi làng Nanping và dùng dui cui đánh chết 3 thành viên trong một gia đình để cướp số tiền 500 Nhân dân tệ (81 USD), ông Yong Weiliang (34 tuổi), người anh rể của một trong số nạn nhân nói.
Ông này chia sẻ thêm: "Các quan chức trong làng nói với tôi rằng thủ phạm đã bị lực lượng biên phòng bắt giữ tại khu vực biên giới và họ đưa cho tôi 3.000 Nhân dân tệ tiền bồi thường".
Biên giới dài khó kiểm soát
Trong những tháng mùa đông lạnh giá, con sông Đồ Môn bên ngoài ngôi làng Nanping, bị đóng băng hoàn toàn. Đây là cơ hội giúp người dân Triều Tiên có thể đi bộ sang khu vực biên giới Trung Quốc để tìm kiếm thức ăn.
"Những hàng rào dây thép gai phân chia lãnh thổ Trung Quốc và Triều Tiên hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Chính diện tích rộng lớn là nguyên nhân khiến lực lượng biên phòng không thể kiểm soát chặt chẽ khu vực này", ông Kang nói.
Cây cầu hữu nghị giữa Trung - Triều.
Biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên trải dài từ phía tây sông Áp Lục qua núi Trường Bạch và dọc phía đông sông Đồ Môn, nơi có ngôi làng Nanping. Trong đó, Đan Đông là thành phố biên giới lớn nhất bên Trung Quốc và là khu vực giao thương chủ yếu giữa hai nước qua cây cầu hữu nghị Trung – Triều.
Tuy nhiên, ông Yan Xuetong, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Tsinghua cho rằng: "Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã diễn ra một cách không bình thường trong năm 2014 và dường như không có dấu hiệu cải thiện trong năm nay".
Ông Yan còn nhấn mạnh việc Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân là trở ngại chính trong tiến trình cải thiện quan hệ hai nước Trung – Triều.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.
MINH THU (lược dịch)
(Infonet)