Di Sản Hồ Chí Minh
Thiếu nước, thêm nỗi lo cho lao động nghèo Hà Nội
Mấy ngày gần đây, thời tiết cả nước có phần nóng lên, nhiệt độ ở nhiều nơi lên đến 40 độ C vào giữa trưa. Ngay tại Hà Nội, từ người giàu cho đến người nghèo, từ những khu chung cư cho đến những dãy trọ tạm bợ, từ ông chủ cửa hàng, cho đến anh chạy xe ôm, cô bán hàng rong, trái cây dạo, bán hoa, hay những cô hàng nước ven hồ đều kêu trời không thấu vì nạn thiếu nước sinh hoạt. Thiếu nước là vấn nạn có tính chu kì ở Hà Nội.
Nước thiếu, dân khổ
Chị Hoa, một người bán củ đậu, su su dạo quanh quận Tây Hồ bằng xe đạp, chia sẻ:
“Rất khó chịu vì đến mùa hè này không có nước thì làm sao mà sinh hoạt được. Thực ra thì nhà em ở khu Long Biên, nước cúp liên tục, phải hứng thau, chậu để dành mà dùng, rất khó chịu…”
Rất khó chịu vì đến mùa hè này không có nước thì làm sao mà sinh hoạt được. Thực ra thì nhà em ở khu Long Biên, nước cúp liên tục, phải hứng thau, chậu để dành mà dùng.
- Chị Hoa
Theo chị Hoa, mỗi khi đi bán qua các khu phố hoặc quán ăn sáng đông người, nghe người ta bàn nhau về lịch cúp nước, chị đứng tẩn ngẩn người. Bởi nếu như cư dân ở các khu chung cư cao cấp, hay các khu phố, khi có lịch cúp nước vào ban ngày, ban đêm họ sẽ tranh thủ để dự trữ nước. Hoặc người ở nhà sẽ tranh thủ để dự trữ nước cho những người đi làm về cùng sinh hoạt.
Ở khu trọ của chị, mọi người đến từ nhiều nơi, có người từ Phú Thọ xuống bán trái cây, có người ở Yên Bái lên bưng bê phụ quán cho các cửa hàng ăn uống vào ban ngày. Đêm đến khi về đến khu trọ, muốn tắm rửa hoặc giặt giũ áo quần thì mọi người chỉ biết lắc đầu nhìn nhau. Nước chảy nhỏ giọt, hứng cả đêm đến sáng không đủ đánh răng rửa mặt.
Riết rồi thành quen, mọi người nghĩ ra cách để có thể tồn tại qua những ngày hè. Ban đầu chính chị là người đầu tiên xin can nước 5 lít của một người lượm ve chai. Mỗi buổi trưa, ghé vào nhà vệ sinh công cộng, chị sẽ xin luôn một can nước đầy. Mỗi lần như thế sẽ phải trả 1.000 đồng phí dùng nhà vệ sinh, nhưng theo chị, để có được chừng đó nước thì đó là giá rẻ. Có hôm kẹt quá, đi qua bờ hồ, nhìn đoạn nào nước sạch, chị đánh liều xuống múc đầy can nước rồi cứ thế, chở theo gánh hàng của mình đi bán, đến cuối ngày về thì dùng nó để rửa mặt, giặt sơ cái áo.
Cùng cảnh như chị, những người khác thì mang theo can nước để xin nước ở chỗ làm, vì đa số những quán ăn họ phục vụ đều ở các quận trung tâm, nếu không có nước, người ta cũng mua về nên không quá khó để xin 5 lít nước.
Một người bán hoa dạo khác trên đường Yết Kiêu cho hay rằng, may là con của chị vẫn ở quê với ông bà, dù gì thì cũng không phải chịu cảnh chạy nước cho con tắm rửa hằng ngày. Bản thân chị chỉ cần qua loa đôi chút, hai ngày thì xin tắm nhờ ở nhà bà chủ quán phở tốt bụng ở trên tuyến đường này. Những ngày có nước, chị cùng người bạn cùng phòng trọ mang gạo quê ra nấu ăn cho đỡ chi phí, nhưng gần nửa tháng nay, nếu mua nước để nấu ăn thì còn tốn hơn mua ổ bánh mì. Vậy nên cả hai người đều chuyển sang mua hàng ăn từng bữa, lúc thì gói xôi 5 ngàn đồng, lúc thì ổ bánh mì không, người lao động nghèo với nhau nên cũng dễ sống.
Ông Tùng, chủ một quán ăn ở quận Ba Đình chia sẻ:
“Đương nhiên là rối rắm, mới đầu thì bỡ ngỡ, nhưng sau đó thì quen dần. Nói chung thì mất nước là nhà tan. Nhưng riết rồi cũng thành quen, mà khó lắm…”
Theo ông Tùng, trường hợp tốn cả 500 ngàn mỗi ngày để mua nước dùng như gia đình ông là không hiếm. Thỉnh thoảng cũng có xe chở nước sạch miễn phí ngang qua các chợ, nhưng do nhà ông bận khách buổi sáng nên đến nơi thì đã không còn giọt nào. Người đi sớm cũng xin được không quá 30 lít nước. Với đà thiếu nước như hiện tại, không biết việc buôn bán của ông sẽ cầm chừng được bao lâu.
Cũng theo ông Tùng, vợ chồng con gái ông sống ở bên khu chung cư Linh Đàm thỉnh thoảng kêu trời vì thiếu nước. Con rể ông nhiều khi phải trốn việc về muối mặt đi xin nước, bởi chỉ có cách đó mới giảm được chi phí đắt đỏ giữa lòng thành phố này.
Ai chịu trách nhiệm?
Một cán bộ thuộc công ty nước sạch Viwaco không muốn nêu tên cho biết:
“Đường ống thời Pháp để lại thì nó bị hoen gỉ nên thiếu nước, không đủ tải. Nhưng khu ngoại vi Hà Nội thì thiếu trầm trọng lắm. Còn bên trong Hà Nội thì vẫn không bị thiếu đáng kể. Đường ống Sông Đà thì có ba đường lận, nên khi vỡ ống thì vẫn còn ống dự phòng. Tình trạng thiếu nước chỉ diễn ra ở hầu hết các khu dân cư mới, phố mới, chứ trong thành phố thì không bị thiếu mấy!”
Đường ống thời Pháp để lại thì nó bị hoen gỉ nên thiếu nước, không đủ tải. Nhưng khu ngoại vi Hà Nội thì thiếu trầm trọng lắm. Còn bên trong Hà Nội thì vẫn không bị thiếu đáng kể.
- Cán bộ công ty nước sạch Viwaco
Cán bộ này cho biết thêm, hiện nay, chịu trách nhiệm phân phối nước sinh hoạt cho thành phố Hà Nội là Công ty nước sạch Viwaco, khai thác 100% nguồn nước sông Đà và công ty nước sạch Hà Nội, khai thác nguồn nước ngầm và một phần nước sông Đà.
Thời gian gần đây, đường ống nước sông Đà liên tục bị vỡ nên lượng nước cấp về giảm gần một nửa về lưu lượng và áp lực. Vì thế nhiều khu vực dân cư của các quận Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy liên tục bị thiếu nước.
Theo vị cán bộ này, nước đầu nguồn thì vẫn đủ để cung cấp cho cư dân toàn thành phố, nhưng các đơn vị buộc phải giảm áp lực bơm nước để tránh tình trạng vỡ ống thêm lần nữa.
Trong khi đó, nhiều gia đình đã dự trữ máy bơm sẵn, hễ có nước là máy tự động bơm vào buồng chứa nước nên hiện tượng những gia đình ở xa khi không có lịch cúp nước nhưng nước vẫn nhỏ giọt là chuyện có thể lý giải được.
Vị cán bộ này kêu gọi, hiện tại cách giải quyết duy nhất là mọi người hãy cùng nhau tiết kiệm nước, vì tiết kiệm nước chính là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu chi phí.
Về phương án lâu dài, ông này cho hay cần phải đợi ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, bởi muốn nâng cấp hay thay hệ thống ống dẫn nước Sông Đà không phải là chuyện ngày một ngày hai và cũng không phải chuyện muốn là có thể làm được.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Thiếu nước, thêm nỗi lo cho lao động nghèo Hà Nội
Mấy ngày gần đây, thời tiết cả nước có phần nóng lên, nhiệt độ ở nhiều nơi lên đến 40 độ C vào giữa trưa. Ngay tại Hà Nội, từ người giàu cho đến người nghèo, từ những khu chung cư cho đến những dãy trọ tạm bợ, từ ông chủ cửa hàng, cho đến anh chạy xe ôm, cô bán hàng rong, trái cây dạo, bán hoa, hay những cô hàng nước ven hồ đều kêu trời không thấu vì nạn thiếu nước sinh hoạt. Thiếu nước là vấn nạn có tính chu kì ở Hà Nội.
Nước thiếu, dân khổ
Chị Hoa, một người bán củ đậu, su su dạo quanh quận Tây Hồ bằng xe đạp, chia sẻ:
“Rất khó chịu vì đến mùa hè này không có nước thì làm sao mà sinh hoạt được. Thực ra thì nhà em ở khu Long Biên, nước cúp liên tục, phải hứng thau, chậu để dành mà dùng, rất khó chịu…”
Rất khó chịu vì đến mùa hè này không có nước thì làm sao mà sinh hoạt được. Thực ra thì nhà em ở khu Long Biên, nước cúp liên tục, phải hứng thau, chậu để dành mà dùng.
- Chị Hoa
Theo chị Hoa, mỗi khi đi bán qua các khu phố hoặc quán ăn sáng đông người, nghe người ta bàn nhau về lịch cúp nước, chị đứng tẩn ngẩn người. Bởi nếu như cư dân ở các khu chung cư cao cấp, hay các khu phố, khi có lịch cúp nước vào ban ngày, ban đêm họ sẽ tranh thủ để dự trữ nước. Hoặc người ở nhà sẽ tranh thủ để dự trữ nước cho những người đi làm về cùng sinh hoạt.
Ở khu trọ của chị, mọi người đến từ nhiều nơi, có người từ Phú Thọ xuống bán trái cây, có người ở Yên Bái lên bưng bê phụ quán cho các cửa hàng ăn uống vào ban ngày. Đêm đến khi về đến khu trọ, muốn tắm rửa hoặc giặt giũ áo quần thì mọi người chỉ biết lắc đầu nhìn nhau. Nước chảy nhỏ giọt, hứng cả đêm đến sáng không đủ đánh răng rửa mặt.
Riết rồi thành quen, mọi người nghĩ ra cách để có thể tồn tại qua những ngày hè. Ban đầu chính chị là người đầu tiên xin can nước 5 lít của một người lượm ve chai. Mỗi buổi trưa, ghé vào nhà vệ sinh công cộng, chị sẽ xin luôn một can nước đầy. Mỗi lần như thế sẽ phải trả 1.000 đồng phí dùng nhà vệ sinh, nhưng theo chị, để có được chừng đó nước thì đó là giá rẻ. Có hôm kẹt quá, đi qua bờ hồ, nhìn đoạn nào nước sạch, chị đánh liều xuống múc đầy can nước rồi cứ thế, chở theo gánh hàng của mình đi bán, đến cuối ngày về thì dùng nó để rửa mặt, giặt sơ cái áo.
Cùng cảnh như chị, những người khác thì mang theo can nước để xin nước ở chỗ làm, vì đa số những quán ăn họ phục vụ đều ở các quận trung tâm, nếu không có nước, người ta cũng mua về nên không quá khó để xin 5 lít nước.
Một người bán hoa dạo khác trên đường Yết Kiêu cho hay rằng, may là con của chị vẫn ở quê với ông bà, dù gì thì cũng không phải chịu cảnh chạy nước cho con tắm rửa hằng ngày. Bản thân chị chỉ cần qua loa đôi chút, hai ngày thì xin tắm nhờ ở nhà bà chủ quán phở tốt bụng ở trên tuyến đường này. Những ngày có nước, chị cùng người bạn cùng phòng trọ mang gạo quê ra nấu ăn cho đỡ chi phí, nhưng gần nửa tháng nay, nếu mua nước để nấu ăn thì còn tốn hơn mua ổ bánh mì. Vậy nên cả hai người đều chuyển sang mua hàng ăn từng bữa, lúc thì gói xôi 5 ngàn đồng, lúc thì ổ bánh mì không, người lao động nghèo với nhau nên cũng dễ sống.
Ông Tùng, chủ một quán ăn ở quận Ba Đình chia sẻ:
“Đương nhiên là rối rắm, mới đầu thì bỡ ngỡ, nhưng sau đó thì quen dần. Nói chung thì mất nước là nhà tan. Nhưng riết rồi cũng thành quen, mà khó lắm…”
Theo ông Tùng, trường hợp tốn cả 500 ngàn mỗi ngày để mua nước dùng như gia đình ông là không hiếm. Thỉnh thoảng cũng có xe chở nước sạch miễn phí ngang qua các chợ, nhưng do nhà ông bận khách buổi sáng nên đến nơi thì đã không còn giọt nào. Người đi sớm cũng xin được không quá 30 lít nước. Với đà thiếu nước như hiện tại, không biết việc buôn bán của ông sẽ cầm chừng được bao lâu.
Cũng theo ông Tùng, vợ chồng con gái ông sống ở bên khu chung cư Linh Đàm thỉnh thoảng kêu trời vì thiếu nước. Con rể ông nhiều khi phải trốn việc về muối mặt đi xin nước, bởi chỉ có cách đó mới giảm được chi phí đắt đỏ giữa lòng thành phố này.
Ai chịu trách nhiệm?
Một cán bộ thuộc công ty nước sạch Viwaco không muốn nêu tên cho biết:
“Đường ống thời Pháp để lại thì nó bị hoen gỉ nên thiếu nước, không đủ tải. Nhưng khu ngoại vi Hà Nội thì thiếu trầm trọng lắm. Còn bên trong Hà Nội thì vẫn không bị thiếu đáng kể. Đường ống Sông Đà thì có ba đường lận, nên khi vỡ ống thì vẫn còn ống dự phòng. Tình trạng thiếu nước chỉ diễn ra ở hầu hết các khu dân cư mới, phố mới, chứ trong thành phố thì không bị thiếu mấy!”
Đường ống thời Pháp để lại thì nó bị hoen gỉ nên thiếu nước, không đủ tải. Nhưng khu ngoại vi Hà Nội thì thiếu trầm trọng lắm. Còn bên trong Hà Nội thì vẫn không bị thiếu đáng kể.
- Cán bộ công ty nước sạch Viwaco
Cán bộ này cho biết thêm, hiện nay, chịu trách nhiệm phân phối nước sinh hoạt cho thành phố Hà Nội là Công ty nước sạch Viwaco, khai thác 100% nguồn nước sông Đà và công ty nước sạch Hà Nội, khai thác nguồn nước ngầm và một phần nước sông Đà.
Thời gian gần đây, đường ống nước sông Đà liên tục bị vỡ nên lượng nước cấp về giảm gần một nửa về lưu lượng và áp lực. Vì thế nhiều khu vực dân cư của các quận Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy liên tục bị thiếu nước.
Theo vị cán bộ này, nước đầu nguồn thì vẫn đủ để cung cấp cho cư dân toàn thành phố, nhưng các đơn vị buộc phải giảm áp lực bơm nước để tránh tình trạng vỡ ống thêm lần nữa.
Trong khi đó, nhiều gia đình đã dự trữ máy bơm sẵn, hễ có nước là máy tự động bơm vào buồng chứa nước nên hiện tượng những gia đình ở xa khi không có lịch cúp nước nhưng nước vẫn nhỏ giọt là chuyện có thể lý giải được.
Vị cán bộ này kêu gọi, hiện tại cách giải quyết duy nhất là mọi người hãy cùng nhau tiết kiệm nước, vì tiết kiệm nước chính là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu chi phí.
Về phương án lâu dài, ông này cho hay cần phải đợi ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, bởi muốn nâng cấp hay thay hệ thống ống dẫn nước Sông Đà không phải là chuyện ngày một ngày hai và cũng không phải chuyện muốn là có thể làm được.