Văn Học & Nghệ Thuật
Thơ Xuân Viên Linh
Lồng lộng xuân sang mở cửa đời
Mẹ trong sơn động, Bố ngoài khơi
Ba ngàn dặm biếc, năm nghìn tuổi
Dạo bước nhân sinh ruổi ngựa trời.
Loạt bài văn học nghệ thuật trong bốn thứ năm vừa qua liên tiếp viết về mùa xuân, từ bài “One Day” của Johann Strauss (qua lời Việt của Phạm Duy: “Ngày Ấy Khi Xuân Ra Ðời”), tới các bài Tâm Sự Trong Thơ Xuân, Bùi Giáng-Mùa Xuân Phía Trước, Thời Thế Trong Thơ Xuân, bạn đọc đã có dịp đọc lại những vần thơ chọn lọc từ Văn Ðàn Bảo Giám, thơ Bích Khê, thơ Hàn Mặc Tử, Trần Huyền Trân và Nguyễn Bính. các thi sĩ nổi danh thời Tiền Chiến 1930-45.
Về các thi sĩ của miền Nam, chúng ta đã đọc Bùi Giáng qua toàn bài Chào Nguyên Xuân, tìm hiểu cách dùng chữ của thi sĩ qua một bài thơ nổi tiếng của ông. Tuần trước, bài viết đã trình bày các thi sĩ làm thơ gắn liền thời thế chính sự và chiến sự như thế nào với Hà Thượng Nhân qua bài thơ gửi các văn nghệ sĩ phải rời Hà Nội vào Nam nhan đề Mùa Xuân Ðang Tới làm ngay trong năm chia cắt đất nước 1954, và bài Tết Nhớ của Bàng Bá Lân năm 1956, cùng ba bài thơ thời thế của Thích Tâm Châu, Nguyễn Vỹ và Cao Tiêu, nổi bật nhất là bài của Nguyễn Vỹ tả một trận đánh trong “Tiếng Súng Ðêm Xuân” năm 1962 và Kiệt Tấn tả trận Mậu Thân 1968, rút từ Trường Thi 3100 câu Việt Nam Thương Khúc. Kỳ này, báo ra đúng ngày 30 Tết, chỉ xin đăng sáng tác, đó là Thơ Xuân của tác giả bài này, từ bài thơ xuân đầu tiên trong đời đăng trên tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong ở Sài Gòn năm 1955, khi tác giả 17 tuổi, tới những bài thơ xuân đăng trên các tạp chí văn học khác sau đó, cách nhau cả chục năm.
Bài Ca Của Những Người Giang Hồ
Ba năm không về thăm mẹ
Nằm đây chiều xuống sương phong
Bốn năm không về thăm chị
Sầu ngửa nghiêng dâng trong lòng.
Xuân
Lồng lộng xuân sang mở cửa đời
Mẹ trong sơn động, Bố ngoài khơi
Ba ngàn dặm biếc, năm nghìn tuổi
Dạo bước nhân sinh ruổi ngựa trời.
Thơ Xuân Viên Linh
Viên Linh
Loạt bài văn học nghệ thuật trong bốn thứ năm vừa qua liên tiếp viết về mùa xuân, từ bài “One Day” của Johann Strauss (qua lời Việt của Phạm Duy: “Ngày Ấy Khi Xuân Ra Ðời”), tới các bài Tâm Sự Trong Thơ Xuân, Bùi Giáng-Mùa Xuân Phía Trước, Thời Thế Trong Thơ Xuân, bạn đọc đã có dịp đọc lại những vần thơ chọn lọc từ Văn Ðàn Bảo Giám, thơ Bích Khê, thơ Hàn Mặc Tử, Trần Huyền Trân và Nguyễn Bính. các thi sĩ nổi danh thời Tiền Chiến 1930-45.
“Ðám Rước,” mực sơn ta trên giấy, phác thảo cho tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908-1993), in lại từ cuốn “Hội Họa Hà Nội, Những Kí Ức Còn Lại” của Nguyễn Hải Yến, do nhã ý của Bác Sĩ Hà Quốc Thái và Picture Art Foundation. (Hình: Viên Linh cung cấp) |
Về các thi sĩ của miền Nam, chúng ta đã đọc Bùi Giáng qua toàn bài Chào Nguyên Xuân, tìm hiểu cách dùng chữ của thi sĩ qua một bài thơ nổi tiếng của ông. Tuần trước, bài viết đã trình bày các thi sĩ làm thơ gắn liền thời thế chính sự và chiến sự như thế nào với Hà Thượng Nhân qua bài thơ gửi các văn nghệ sĩ phải rời Hà Nội vào Nam nhan đề Mùa Xuân Ðang Tới làm ngay trong năm chia cắt đất nước 1954, và bài Tết Nhớ của Bàng Bá Lân năm 1956, cùng ba bài thơ thời thế của Thích Tâm Châu, Nguyễn Vỹ và Cao Tiêu, nổi bật nhất là bài của Nguyễn Vỹ tả một trận đánh trong “Tiếng Súng Ðêm Xuân” năm 1962 và Kiệt Tấn tả trận Mậu Thân 1968, rút từ Trường Thi 3100 câu Việt Nam Thương Khúc. Kỳ này, báo ra đúng ngày 30 Tết, chỉ xin đăng sáng tác, đó là Thơ Xuân của tác giả bài này, từ bài thơ xuân đầu tiên trong đời đăng trên tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong ở Sài Gòn năm 1955, khi tác giả 17 tuổi, tới những bài thơ xuân đăng trên các tạp chí văn học khác sau đó, cách nhau cả chục năm.
Bài Ca Của Những Người Giang Hồ
Ba năm không về thăm mẹ
Nằm đây chiều xuống sương phong
Bốn năm không về thăm chị
Sầu ngửa nghiêng dâng trong lòng.
Nghe giữa chiều sang pháo nổ
Mây còn nổi ở đầu sông
Còn có ai về gõ cửa
Mà vói tay vào trong không?
[vói, không phải với]
Mây còn nổi ở đầu sông
Còn có ai về gõ cửa
Mà vói tay vào trong không?
[vói, không phải với]
Ừ mai ừ mai nhớ lắm
Sao con không về mẹ mong
Ừ mai ừ mai nhớ lắm
Sao em không về chị trông?
Sao con không về mẹ mong
Ừ mai ừ mai nhớ lắm
Sao em không về chị trông?
Ðàn đúm theo dăm thằng bạn
Bao năm rồi còn tang bồng
Sáng ở đầu sông nhớ núi
Ðêm nằm trong núi nhớ sông
Bao năm rồi còn tang bồng
Sáng ở đầu sông nhớ núi
Ðêm nằm trong núi nhớ sông
Có tin về hôm giáp Tết
Số nó bây giờ long đong
Người yêu vẫn làm da diết
Ra chuyện ngày đi ngại ngùng
Số nó bây giờ long đong
Người yêu vẫn làm da diết
Ra chuyện ngày đi ngại ngùng
Ba năm không về thăm me
Còn theo mộng lớn muôn phương
Còn xem trời xanh gió nổi
Ðường đi mây bay chập chùng.
Còn theo mộng lớn muôn phương
Còn xem trời xanh gió nổi
Ðường đi mây bay chập chùng.
Về thì nhớ núi nhớ sông
Về thì làm sao tang bồng.
(Viên Linh, Văn Nghệ Tiền Phong, Sài Gòn 1955)
Về thì làm sao tang bồng.
(Viên Linh, Văn Nghệ Tiền Phong, Sài Gòn 1955)
Ðáy Nậm
Mùa lạnh chim thiên về nhiệt đới
Ta buồn thiên xuống đáy ly con
Sang Xuân chim trở về Phương Bối*
Ta trở về trong đáy nậm không.
(Viên Linh, Thủy Mộ Quan, Virginia 1982)
*Lá của cây bối được dùng để chép kinh Phật; Phương Bối Am là một cơ sở Phật sự của Sư Ông Nhất Hạnh trên một ngọn đồi ở Blao.
Ta buồn thiên xuống đáy ly con
Sang Xuân chim trở về Phương Bối*
Ta trở về trong đáy nậm không.
(Viên Linh, Thủy Mộ Quan, Virginia 1982)
*Lá của cây bối được dùng để chép kinh Phật; Phương Bối Am là một cơ sở Phật sự của Sư Ông Nhất Hạnh trên một ngọn đồi ở Blao.
Xuân
Lồng lộng xuân sang mở cửa đời
Mẹ trong sơn động, Bố ngoài khơi
Ba ngàn dặm biếc, năm nghìn tuổi
Dạo bước nhân sinh ruổi ngựa trời.
Dạo bước nhân sinh mở cửa thơ
Hồn từ quê mẹ, ý quê cha
Dặm hồng bát ngát trăm năm mới
Bạn cũ ta tìm chữ nghĩa xưa.
Hồn từ quê mẹ, ý quê cha
Dặm hồng bát ngát trăm năm mới
Bạn cũ ta tìm chữ nghĩa xưa.
Bạn cũ ta tìm trong cổ thư
Thanh xuân ngờm ngợp mộng sông hồ
Chia nhau bốn hướng trời dâu biển
Mà cộng chung còn một ước mơ.
Thanh xuân ngờm ngợp mộng sông hồ
Chia nhau bốn hướng trời dâu biển
Mà cộng chung còn một ước mơ.
Mà cộng chung còn đất nước xa
Tấc lòng mong mỏi có phôi pha
Xuân thu chiến quốc trùng hay thảo
Sống một đời không thể sống dư.
Tấc lòng mong mỏi có phôi pha
Xuân thu chiến quốc trùng hay thảo
Sống một đời không thể sống dư.
Nước non từ Ðộng Ðình Hồ
Vạn xuân như một cơ đồ không hai.
Hôm nay hương khói về trời
Chân phương ta gửi ít lời mừng xuân.
(Viên Linh, Khởi Hành, Tết 2002)
Vạn xuân như một cơ đồ không hai.
Hôm nay hương khói về trời
Chân phương ta gửi ít lời mừng xuân.
(Viên Linh, Khởi Hành, Tết 2002)
Vãn Xuân
Các anh theo mẹ hay cha
Ðến đây từ núi hay là đại dương?
(Năm mươi người của núi rừng
Năm mươi người của trùng trùng biển sâu)
Các anh theo mẹ hay cha
Ðến đây từ núi hay là đại dương?
(Năm mươi người của núi rừng
Năm mươi người của trùng trùng biển sâu)
Xuân xưa là một khởi đầu
Văn Lang lập quốc, Phong Châu dựng nhà.
Lụa hồng giặt bến sông La
Tào Khê học đạo Nhị Hà tầm tang.
Văn Lang lập quốc, Phong Châu dựng nhà.
Lụa hồng giặt bến sông La
Tào Khê học đạo Nhị Hà tầm tang.
Một thời trấn thủ Nam Quan
Thời qua Hồng Lĩnh, thời ngang Thần Phù
Gươm đàn quên lối xuân thu
Năm nghìn năm hỡi, mịt mù hôm nay.
Thời qua Hồng Lĩnh, thời ngang Thần Phù
Gươm đàn quên lối xuân thu
Năm nghìn năm hỡi, mịt mù hôm nay.
Xuân ta trên đất nước này
Trời không nguyên đán, cỏ cây lạ người.
Chúng ta lưu lạc muôn nơi
Sông xa biển thẳm cuối trời đầu non.
Trời không nguyên đán, cỏ cây lạ người.
Chúng ta lưu lạc muôn nơi
Sông xa biển thẳm cuối trời đầu non.
Năm cùng tháng tận sức mòn
Vung tay kể chuyện mất còn làm chi.
Mai không nở đón xuân về
Chúng ta lỡ một lời thề nước non.
(Viên Linh, 2001)
Vung tay kể chuyện mất còn làm chi.
Mai không nở đón xuân về
Chúng ta lỡ một lời thề nước non.
(Viên Linh, 2001)
Cùng với thơ mùa xuân, tác giả kính chúc quí bạn đọc văn nghệ một năm mới Giáp Ngọ mọi sự tốt đẹp.
Bàn ra tán vào (0)
Thơ Xuân Viên Linh
Lồng lộng xuân sang mở cửa đời
Mẹ trong sơn động, Bố ngoài khơi
Ba ngàn dặm biếc, năm nghìn tuổi
Dạo bước nhân sinh ruổi ngựa trời.
Thơ Xuân Viên Linh
Viên Linh
Loạt bài văn học nghệ thuật trong bốn thứ năm vừa qua liên tiếp viết về mùa xuân, từ bài “One Day” của Johann Strauss (qua lời Việt của Phạm Duy: “Ngày Ấy Khi Xuân Ra Ðời”), tới các bài Tâm Sự Trong Thơ Xuân, Bùi Giáng-Mùa Xuân Phía Trước, Thời Thế Trong Thơ Xuân, bạn đọc đã có dịp đọc lại những vần thơ chọn lọc từ Văn Ðàn Bảo Giám, thơ Bích Khê, thơ Hàn Mặc Tử, Trần Huyền Trân và Nguyễn Bính. các thi sĩ nổi danh thời Tiền Chiến 1930-45.
“Ðám Rước,” mực sơn ta trên giấy, phác thảo cho tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908-1993), in lại từ cuốn “Hội Họa Hà Nội, Những Kí Ức Còn Lại” của Nguyễn Hải Yến, do nhã ý của Bác Sĩ Hà Quốc Thái và Picture Art Foundation. (Hình: Viên Linh cung cấp) |
Về các thi sĩ của miền Nam, chúng ta đã đọc Bùi Giáng qua toàn bài Chào Nguyên Xuân, tìm hiểu cách dùng chữ của thi sĩ qua một bài thơ nổi tiếng của ông. Tuần trước, bài viết đã trình bày các thi sĩ làm thơ gắn liền thời thế chính sự và chiến sự như thế nào với Hà Thượng Nhân qua bài thơ gửi các văn nghệ sĩ phải rời Hà Nội vào Nam nhan đề Mùa Xuân Ðang Tới làm ngay trong năm chia cắt đất nước 1954, và bài Tết Nhớ của Bàng Bá Lân năm 1956, cùng ba bài thơ thời thế của Thích Tâm Châu, Nguyễn Vỹ và Cao Tiêu, nổi bật nhất là bài của Nguyễn Vỹ tả một trận đánh trong “Tiếng Súng Ðêm Xuân” năm 1962 và Kiệt Tấn tả trận Mậu Thân 1968, rút từ Trường Thi 3100 câu Việt Nam Thương Khúc. Kỳ này, báo ra đúng ngày 30 Tết, chỉ xin đăng sáng tác, đó là Thơ Xuân của tác giả bài này, từ bài thơ xuân đầu tiên trong đời đăng trên tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong ở Sài Gòn năm 1955, khi tác giả 17 tuổi, tới những bài thơ xuân đăng trên các tạp chí văn học khác sau đó, cách nhau cả chục năm.
Bài Ca Của Những Người Giang Hồ
Ba năm không về thăm mẹ
Nằm đây chiều xuống sương phong
Bốn năm không về thăm chị
Sầu ngửa nghiêng dâng trong lòng.
Nghe giữa chiều sang pháo nổ
Mây còn nổi ở đầu sông
Còn có ai về gõ cửa
Mà vói tay vào trong không?
[vói, không phải với]
Mây còn nổi ở đầu sông
Còn có ai về gõ cửa
Mà vói tay vào trong không?
[vói, không phải với]
Ừ mai ừ mai nhớ lắm
Sao con không về mẹ mong
Ừ mai ừ mai nhớ lắm
Sao em không về chị trông?
Sao con không về mẹ mong
Ừ mai ừ mai nhớ lắm
Sao em không về chị trông?
Ðàn đúm theo dăm thằng bạn
Bao năm rồi còn tang bồng
Sáng ở đầu sông nhớ núi
Ðêm nằm trong núi nhớ sông
Bao năm rồi còn tang bồng
Sáng ở đầu sông nhớ núi
Ðêm nằm trong núi nhớ sông
Có tin về hôm giáp Tết
Số nó bây giờ long đong
Người yêu vẫn làm da diết
Ra chuyện ngày đi ngại ngùng
Số nó bây giờ long đong
Người yêu vẫn làm da diết
Ra chuyện ngày đi ngại ngùng
Ba năm không về thăm me
Còn theo mộng lớn muôn phương
Còn xem trời xanh gió nổi
Ðường đi mây bay chập chùng.
Còn theo mộng lớn muôn phương
Còn xem trời xanh gió nổi
Ðường đi mây bay chập chùng.
Về thì nhớ núi nhớ sông
Về thì làm sao tang bồng.
(Viên Linh, Văn Nghệ Tiền Phong, Sài Gòn 1955)
Về thì làm sao tang bồng.
(Viên Linh, Văn Nghệ Tiền Phong, Sài Gòn 1955)
Ðáy Nậm
Mùa lạnh chim thiên về nhiệt đới
Ta buồn thiên xuống đáy ly con
Sang Xuân chim trở về Phương Bối*
Ta trở về trong đáy nậm không.
(Viên Linh, Thủy Mộ Quan, Virginia 1982)
*Lá của cây bối được dùng để chép kinh Phật; Phương Bối Am là một cơ sở Phật sự của Sư Ông Nhất Hạnh trên một ngọn đồi ở Blao.
Ta buồn thiên xuống đáy ly con
Sang Xuân chim trở về Phương Bối*
Ta trở về trong đáy nậm không.
(Viên Linh, Thủy Mộ Quan, Virginia 1982)
*Lá của cây bối được dùng để chép kinh Phật; Phương Bối Am là một cơ sở Phật sự của Sư Ông Nhất Hạnh trên một ngọn đồi ở Blao.
Xuân
Lồng lộng xuân sang mở cửa đời
Mẹ trong sơn động, Bố ngoài khơi
Ba ngàn dặm biếc, năm nghìn tuổi
Dạo bước nhân sinh ruổi ngựa trời.
Dạo bước nhân sinh mở cửa thơ
Hồn từ quê mẹ, ý quê cha
Dặm hồng bát ngát trăm năm mới
Bạn cũ ta tìm chữ nghĩa xưa.
Hồn từ quê mẹ, ý quê cha
Dặm hồng bát ngát trăm năm mới
Bạn cũ ta tìm chữ nghĩa xưa.
Bạn cũ ta tìm trong cổ thư
Thanh xuân ngờm ngợp mộng sông hồ
Chia nhau bốn hướng trời dâu biển
Mà cộng chung còn một ước mơ.
Thanh xuân ngờm ngợp mộng sông hồ
Chia nhau bốn hướng trời dâu biển
Mà cộng chung còn một ước mơ.
Mà cộng chung còn đất nước xa
Tấc lòng mong mỏi có phôi pha
Xuân thu chiến quốc trùng hay thảo
Sống một đời không thể sống dư.
Tấc lòng mong mỏi có phôi pha
Xuân thu chiến quốc trùng hay thảo
Sống một đời không thể sống dư.
Nước non từ Ðộng Ðình Hồ
Vạn xuân như một cơ đồ không hai.
Hôm nay hương khói về trời
Chân phương ta gửi ít lời mừng xuân.
(Viên Linh, Khởi Hành, Tết 2002)
Vạn xuân như một cơ đồ không hai.
Hôm nay hương khói về trời
Chân phương ta gửi ít lời mừng xuân.
(Viên Linh, Khởi Hành, Tết 2002)
Vãn Xuân
Các anh theo mẹ hay cha
Ðến đây từ núi hay là đại dương?
(Năm mươi người của núi rừng
Năm mươi người của trùng trùng biển sâu)
Các anh theo mẹ hay cha
Ðến đây từ núi hay là đại dương?
(Năm mươi người của núi rừng
Năm mươi người của trùng trùng biển sâu)
Xuân xưa là một khởi đầu
Văn Lang lập quốc, Phong Châu dựng nhà.
Lụa hồng giặt bến sông La
Tào Khê học đạo Nhị Hà tầm tang.
Văn Lang lập quốc, Phong Châu dựng nhà.
Lụa hồng giặt bến sông La
Tào Khê học đạo Nhị Hà tầm tang.
Một thời trấn thủ Nam Quan
Thời qua Hồng Lĩnh, thời ngang Thần Phù
Gươm đàn quên lối xuân thu
Năm nghìn năm hỡi, mịt mù hôm nay.
Thời qua Hồng Lĩnh, thời ngang Thần Phù
Gươm đàn quên lối xuân thu
Năm nghìn năm hỡi, mịt mù hôm nay.
Xuân ta trên đất nước này
Trời không nguyên đán, cỏ cây lạ người.
Chúng ta lưu lạc muôn nơi
Sông xa biển thẳm cuối trời đầu non.
Trời không nguyên đán, cỏ cây lạ người.
Chúng ta lưu lạc muôn nơi
Sông xa biển thẳm cuối trời đầu non.
Năm cùng tháng tận sức mòn
Vung tay kể chuyện mất còn làm chi.
Mai không nở đón xuân về
Chúng ta lỡ một lời thề nước non.
(Viên Linh, 2001)
Vung tay kể chuyện mất còn làm chi.
Mai không nở đón xuân về
Chúng ta lỡ một lời thề nước non.
(Viên Linh, 2001)
Cùng với thơ mùa xuân, tác giả kính chúc quí bạn đọc văn nghệ một năm mới Giáp Ngọ mọi sự tốt đẹp.