Tham Khảo
Thử “giải mã” hiện tượng “cứng đầu” của người công giáo - Nguyễn Đình Ấm
Nguyễn Đình Ấm
Thời gian chính quyền Hà Nội tranh chấp khu đất 42 phố Nhà Chung( Hoàn Kiếm HN) với giáo xứ Hà Nội, một buổi tôi qua chỗ ngã ba Nhà Chung-Tràng Thi thấy một tốp cảnh sát đứng gác ở góc vườn hoa nói chuyện với nhau. Khi có một tốp dân từ phía Nhà Chung đi qua, một anh chỉ dùi cui bảo:
– Bọn công giáo này “cứng đầu” thật, cái con mặc áo đen đi ngoài cùng nó từ Ninh Bình ra đấy.
– Từ cả Vinh nó còn ra kia mà. Bọn này “bất trị” thật-Một anh khác đáp lời…
Câu nhận xét trên của viên cảnh sát cứ ám ảnh tôi mãi đến khi gặp một trường hợp khác: Chị Hoàng Tuyết Nhung đồng nghiệp của tôi hiện trú tại phường Bồ Đề, Long Biên, HN. Tết vừa qua, đến thăm nhà chị tôi thấy cây đào nhỏ nhắn nhưng rất đẹp. Hỏi chị mua bao nhiêu, chị kể:
-Năm nào chị cũng được tặng một cây đào. Số là cách đây cỡ dăm năm Hà Nội giải toả một khu đất ở quận Tây Hồ để thực hiện dự án. Trong số nhiều nhà bị giải tỏa có mấy gia đình lịch sử đất giống hệt nhau trong đó các gia đình được bồi thường căn hộ còn một cậu duy nhất thì không. Cậu ta kiến nghị, thỉnh cầu, kiện cáo khắp nơi nhưng không có kết quả. Cuối cùng cậu đến tòa báo và nhờ chị giúp đỡ. Cậu nói thật;
– Mọi người cùng cảnh ngộ cứ bảo em: “Thôi, thí cho chúng vài chục cho xong mẹ nó đi” nhưng em là người công giáo, chúa răn dạy chúng em không được làm thế…
Ái ngại cho giáo dân chân thật, khẳng khái mình đã đăng bài, chất vấn cơ quan chức năng ráo riết… Rất may, cuối cùng cậu ấy được đền bù như những người kia và từ đó cứ dịp tết đến anh ta lại tặng mình một cây đào…
Hôm tôi tình cờ vào thăm quê luật sư Lê Quốc Quân. Số là một buổi chiều tháng 10/2012 bạn đồng môn với tôi, nhà văn Phạm Thành phone hỏi: “có đi chơi Nghệ an không?”. Tôi hỏi thì Thành bảo đi Yên Thành quê nhà thằng Lê Quốc Quân, nó về giỗ bố, đi theo đường Hồ Chí Minh cảnh đẹp lắm mà lại yên ả…Vốn thích đi du lịch miễn phí, lại thăm quê một con người dù không quen biết nhưng nổi tiếng với cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do, công lý nên tôi ok…
Không như nhiều vùng quê khác, quê Quân thuộc thị trấn Yên Thành( Nhệ An) phần lớn là bà con công giáo, cuộc sống khá sung túc, êm đềm, rất ít tệ nạn, gia đình Quân có gia phong, nền nếp, sống chan hòa với mọi người, mọi nhà. Đặc biệt Quân được dân quê hết sức gần gũi, quý mến…
Tối hôm ấy là thứ 7, tôi tò mò theo Quân đi dự một buổi cầu kinh(hay họp hành gì đó-Tôi không hiểu lắm về sinh hoạt tôn giáo này) và không ngờ tôi đã hiểu phần nào về hai câu chuyện trên kia.
Buổi lễ ước có hàng ngàn giáo dân trang nghiêm kính cẩn với giàn đồng ca của tốp thiếu nữ mặc áo dài trắng, một nhóm các cháu trai mặc complet…Khi bản thánh ca với tiếng piano trang trọng, du dương chấm dứt, cha xứ chỉ tuổi cỡ 50 cất tiếng. Cả nhà thờ im phắc. Đầu tiên cha xứ điểm tin tức mọi mặt trong xứ, địa phương, tỉnh, huyện, thế giới…trong đó có tình hình hoạt động của thư viện, lớp dạy ngoại ngữ miễn phí cho giáo dân. Cha khuyên giáo dân phải chấp hành nghiêm chỉnh tháng an toàn giao thông do địa phương phát động…Tiếp đến, cha xứ thông báo dịp này có ba đôi nam nữ kết hôn, hai cặp sẽ được làm lễ vào ngày…riêng một con chiên vi phạm pháp luật do có chửa khi chưa đến tổi kết hôn…sẽ thực hiện thủ tục để con chiên xin lỗi, làm lễ rửa tội…Tiếp đến, cha xứ đọc một câu chuyện nói lên tinh thần trung thực, cao thượng, nhân ái của một nhân vật và khuyên con chiên: “Chúa khuyên các con phải sống trung thực, cao thượng, và nhân ái …” Cả nghìn người “a men” kính cẩn hưởng ứng…
Vào cuối buổi, tôi thấy có một người cầm một cái đĩa lớn đan bằng thảo mộc đi các hàng ghế, ai quên góp thì bỏ tiền vào đó. Kẻ ít, người nhiều không mấy ai không ủng hộ…Có thể khẳng định lời răn của cha xứ không phải là tuyên truyền mà là tâm nguyện thực sự. Sinh hoạt của giáo dân, của nhà thờ do quỹ của giáo dân tình nguyện đóng góp mặc dù không được kiểm soát chặt chẽ nhưng xưa nay hầu như không thấy có hiện tượng các “cán bộ lãnh đạo” tiêu tiền không minh bạch bị dân tố cáo như trong các tổ chức của nhà nước.
Đến đây tôi mới hiểu phần nào tại sao các xứ đạo thường có cuộc sống sung túc, yên bình, ít tội phạm hơn dân cư nơi khác.Ngoài sống cao thượng, trung thực họ còn tương thân, tương ái, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, tại sao dân các xứ đạo hay đấu tranh với chính quyền hơn nơi khác?Phải chăng họ “lợi dụng tôn giáo để chống đối đảng , chính quyền?” như các phương tiện truyền thông nhà nước thường nói? Tại sao có hiện tượng dân công giáo “cứng đầu” hơn dân khác?
Theo những gì đã thấy có thể khẳng định hoàn toàn không phải như vậy. Sở dĩ dân công giáo bị mang tiếng như vậy vì họ luôn nguyện lời thề với Chúa của họ răn dạy phải sống trung thực cao thượng,nhân ái, sẻ chia. Chính vì vậy họ ít khi khuất phục trước cường quyền, ít hoặc không thích nghi được với một môi trường xã hội mà tham nhũng là quốc nạn, “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có”. Đó chính là hiện tượng Đoàn Văn Vươn dứt khoát giữ khu đầm của mình bằng pháp lý: Thỉnh cầu với nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng không được thì kiện ra tòa Tiên Lãng, Hải Phòng. Khi tòa câu kết với chính quyền lừa cướp đầm bằng vũ lực thì kiên quyết bảo vệ tài sản, mồ hôi, nước mắt của mình một cách tuyệt vọng chứ không chịu cúi đầu; Đó là anh không được đền bù nhà ở Hà Nội không chịu “thí cho chúng vài chục cho xong mẹ nó đi” mà đấu tranh tiếp,…
Như vậy, trong một xã hội nhiễu nhương người trung thực, cao thượng, yêu nước, thương nòi bị thiệt thòi rắc rối, mang tiếng “cứng đầu” thậm chí bị tù đày cũng là lẽ thường tình.
NĐA
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thử “giải mã” hiện tượng “cứng đầu” của người công giáo - Nguyễn Đình Ấm
Nguyễn Đình Ấm
Thời gian chính quyền Hà Nội tranh chấp khu đất 42 phố Nhà Chung( Hoàn Kiếm HN) với giáo xứ Hà Nội, một buổi tôi qua chỗ ngã ba Nhà Chung-Tràng Thi thấy một tốp cảnh sát đứng gác ở góc vườn hoa nói chuyện với nhau. Khi có một tốp dân từ phía Nhà Chung đi qua, một anh chỉ dùi cui bảo:
– Bọn công giáo này “cứng đầu” thật, cái con mặc áo đen đi ngoài cùng nó từ Ninh Bình ra đấy.
– Từ cả Vinh nó còn ra kia mà. Bọn này “bất trị” thật-Một anh khác đáp lời…
Câu nhận xét trên của viên cảnh sát cứ ám ảnh tôi mãi đến khi gặp một trường hợp khác: Chị Hoàng Tuyết Nhung đồng nghiệp của tôi hiện trú tại phường Bồ Đề, Long Biên, HN. Tết vừa qua, đến thăm nhà chị tôi thấy cây đào nhỏ nhắn nhưng rất đẹp. Hỏi chị mua bao nhiêu, chị kể:
-Năm nào chị cũng được tặng một cây đào. Số là cách đây cỡ dăm năm Hà Nội giải toả một khu đất ở quận Tây Hồ để thực hiện dự án. Trong số nhiều nhà bị giải tỏa có mấy gia đình lịch sử đất giống hệt nhau trong đó các gia đình được bồi thường căn hộ còn một cậu duy nhất thì không. Cậu ta kiến nghị, thỉnh cầu, kiện cáo khắp nơi nhưng không có kết quả. Cuối cùng cậu đến tòa báo và nhờ chị giúp đỡ. Cậu nói thật;
– Mọi người cùng cảnh ngộ cứ bảo em: “Thôi, thí cho chúng vài chục cho xong mẹ nó đi” nhưng em là người công giáo, chúa răn dạy chúng em không được làm thế…
Ái ngại cho giáo dân chân thật, khẳng khái mình đã đăng bài, chất vấn cơ quan chức năng ráo riết… Rất may, cuối cùng cậu ấy được đền bù như những người kia và từ đó cứ dịp tết đến anh ta lại tặng mình một cây đào…
Hôm tôi tình cờ vào thăm quê luật sư Lê Quốc Quân. Số là một buổi chiều tháng 10/2012 bạn đồng môn với tôi, nhà văn Phạm Thành phone hỏi: “có đi chơi Nghệ an không?”. Tôi hỏi thì Thành bảo đi Yên Thành quê nhà thằng Lê Quốc Quân, nó về giỗ bố, đi theo đường Hồ Chí Minh cảnh đẹp lắm mà lại yên ả…Vốn thích đi du lịch miễn phí, lại thăm quê một con người dù không quen biết nhưng nổi tiếng với cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do, công lý nên tôi ok…
Không như nhiều vùng quê khác, quê Quân thuộc thị trấn Yên Thành( Nhệ An) phần lớn là bà con công giáo, cuộc sống khá sung túc, êm đềm, rất ít tệ nạn, gia đình Quân có gia phong, nền nếp, sống chan hòa với mọi người, mọi nhà. Đặc biệt Quân được dân quê hết sức gần gũi, quý mến…
Tối hôm ấy là thứ 7, tôi tò mò theo Quân đi dự một buổi cầu kinh(hay họp hành gì đó-Tôi không hiểu lắm về sinh hoạt tôn giáo này) và không ngờ tôi đã hiểu phần nào về hai câu chuyện trên kia.
Buổi lễ ước có hàng ngàn giáo dân trang nghiêm kính cẩn với giàn đồng ca của tốp thiếu nữ mặc áo dài trắng, một nhóm các cháu trai mặc complet…Khi bản thánh ca với tiếng piano trang trọng, du dương chấm dứt, cha xứ chỉ tuổi cỡ 50 cất tiếng. Cả nhà thờ im phắc. Đầu tiên cha xứ điểm tin tức mọi mặt trong xứ, địa phương, tỉnh, huyện, thế giới…trong đó có tình hình hoạt động của thư viện, lớp dạy ngoại ngữ miễn phí cho giáo dân. Cha khuyên giáo dân phải chấp hành nghiêm chỉnh tháng an toàn giao thông do địa phương phát động…Tiếp đến, cha xứ thông báo dịp này có ba đôi nam nữ kết hôn, hai cặp sẽ được làm lễ vào ngày…riêng một con chiên vi phạm pháp luật do có chửa khi chưa đến tổi kết hôn…sẽ thực hiện thủ tục để con chiên xin lỗi, làm lễ rửa tội…Tiếp đến, cha xứ đọc một câu chuyện nói lên tinh thần trung thực, cao thượng, nhân ái của một nhân vật và khuyên con chiên: “Chúa khuyên các con phải sống trung thực, cao thượng, và nhân ái …” Cả nghìn người “a men” kính cẩn hưởng ứng…
Vào cuối buổi, tôi thấy có một người cầm một cái đĩa lớn đan bằng thảo mộc đi các hàng ghế, ai quên góp thì bỏ tiền vào đó. Kẻ ít, người nhiều không mấy ai không ủng hộ…Có thể khẳng định lời răn của cha xứ không phải là tuyên truyền mà là tâm nguyện thực sự. Sinh hoạt của giáo dân, của nhà thờ do quỹ của giáo dân tình nguyện đóng góp mặc dù không được kiểm soát chặt chẽ nhưng xưa nay hầu như không thấy có hiện tượng các “cán bộ lãnh đạo” tiêu tiền không minh bạch bị dân tố cáo như trong các tổ chức của nhà nước.
Đến đây tôi mới hiểu phần nào tại sao các xứ đạo thường có cuộc sống sung túc, yên bình, ít tội phạm hơn dân cư nơi khác.Ngoài sống cao thượng, trung thực họ còn tương thân, tương ái, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, tại sao dân các xứ đạo hay đấu tranh với chính quyền hơn nơi khác?Phải chăng họ “lợi dụng tôn giáo để chống đối đảng , chính quyền?” như các phương tiện truyền thông nhà nước thường nói? Tại sao có hiện tượng dân công giáo “cứng đầu” hơn dân khác?
Theo những gì đã thấy có thể khẳng định hoàn toàn không phải như vậy. Sở dĩ dân công giáo bị mang tiếng như vậy vì họ luôn nguyện lời thề với Chúa của họ răn dạy phải sống trung thực cao thượng,nhân ái, sẻ chia. Chính vì vậy họ ít khi khuất phục trước cường quyền, ít hoặc không thích nghi được với một môi trường xã hội mà tham nhũng là quốc nạn, “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có”. Đó chính là hiện tượng Đoàn Văn Vươn dứt khoát giữ khu đầm của mình bằng pháp lý: Thỉnh cầu với nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng không được thì kiện ra tòa Tiên Lãng, Hải Phòng. Khi tòa câu kết với chính quyền lừa cướp đầm bằng vũ lực thì kiên quyết bảo vệ tài sản, mồ hôi, nước mắt của mình một cách tuyệt vọng chứ không chịu cúi đầu; Đó là anh không được đền bù nhà ở Hà Nội không chịu “thí cho chúng vài chục cho xong mẹ nó đi” mà đấu tranh tiếp,…
Như vậy, trong một xã hội nhiễu nhương người trung thực, cao thượng, yêu nước, thương nòi bị thiệt thòi rắc rối, mang tiếng “cứng đầu” thậm chí bị tù đày cũng là lẽ thường tình.
NĐA
Song Phương chuyển