Thân Hữu Tiếp Tay...
Thư Gởi Bạn Ta
Bùi Bảo Trúc
Bây giờ thì đã thực sự hết Tết:
còn “mồng” thì còn Tết, ngày tháng đã ra ngoài “mồng” thì hết Tết. Thế
nên có nói vài ba chuyện liên quan đến chuyện chúc Tết thì cũng không sợ
động chạm hay kiêng cữ gì.
Chuyện chúc nhau ngày
Tết thì ông Tú Xương đã chán ngán từ cách đây hơn một thế kỷ. Nhưng từ
đó đến nay, ngày Tết, người Việt vẫn chúc nhau hệt như thời ông Tú còn
sống. Không phải chỉ chúc nhau ngày Tết, mà nhân bất cứ một dịp nào, hễ
có thể chúc nhau được một cái thì chúng ta liền ... chúc nhau ngay.
Gặp
người đi buôn thì chúc mua may bán đắt. Gặp người ốm đau bệnh hoạn thì
chúc mau lành bệnh. Gặp người đi thi thì chúc bảng hổ đề danh. Gặp người
sắp đi xa thì chúc đi bình an... Cứ thế gặp đâu chúc đó.
Nhưng
chuyện chúc nhau như thế có đem lại gì cho người nhận được lời chúc
không? Tôi không nghĩ như vậy. Nhà buôn không phải lúc nào cũng phát
tài, nhất bản vạn lợi. Người ốm nặng thường khó qua khỏi. Cuộc đời có
sinh tất có bệnh, có già, có chết... Không tin chiều nay ghé thăm nghĩa
địa là biết ngay. Ði thi vẫn có thể vỏ chuối đều đều. Lúc ấy lại đổ cho
là học tài thi phận. Như vậy, được chúc thi đậu vẫn có thể trượt như
thường. Ði xa có khi xe lửa trật đường rầy, tàu bay gặp khủng bố, đang
bay trục trặc máy, hết xăng đáp không kịp. Nếu chúc gì được nấy thì
những chuyện như trên đã chẳng bao giờ xảy ra. Thế giới yên bình, người
người hạnh phúc.
Còn người chúc thì sao? Có thật lòng chúc nhau không đây? Ðọc bài thơ Chúc Tết của ông Tú Vị Xuyên là biết ngay:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giầu
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Ðồng rụng đồng rơi lọ phải cầu
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Ðứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người trong nước
Sao được cho ra cái giống người.
Rõ ràng là ông không tin vào chuyện chúc nhau những thứ tốt đẹp như thế.
Vậy thì chúc nhau làm gì?
Thì
chúc nhau nghe cho vui như ông Bùi Giáng “vui quá giả bộ buồn” vậy mà.
Thế nên chúc là chúc, nhưng có thật sự mong lời chúc của mình trở thành
sự thật không? Chắc nhiều phần là không. Ông lang thì đời nào chúc mọi
người sức khỏe dẻo dai, sống lâu trăm tuổi, không ốm đau sầu não, chúc
sống lâu, sống khỏe, sống bất tận như một lời rao dốt và ngớ ngẩn nào.
Mọi người khỏe mạnh thì lấy ai đi kiếm thầy thuốc đây?
Chúc thi
đâu đỗ đấy, có võng, có lọng làm quan lớn tối rượu sâm banh, sáng sữa bò
thì làm gì có ông Tú Xương cho văn học Việt Nam nữa. Ông Tú thấy chúc
nhau cho đã, rồi ... khổ tiếp nên ông mới chán đời làm những câu trên
bây giờ đọc lên vẫn còn thấm thía.
Hình như nhiều người cũng thấy
như thế. Tết nhất thì cũng phải vài ba câu, lí nhí cho xong chuyện chứ
có mấy ai thực tình mong tất cả những chuyện tốt đẹp trong lời chúc trở
thành sự thực cho người được chúc.
Chúc một người bệnh đang thập
tử nhất sinh mà cầu cho người ấy tai qua nạn khỏi, vươn vai đứng dậy như
Phù Ðổng Thiên Vương thì đúng là chúc ... xạo. Chúc chủ nhân một cơ sở
thương mại hàng xóm phát tài làm ăn bốc như phi đạn thì đã không phải
rình coi có khách của nó đậu xe lấn sang bãi đậu phía mình không để còn
gọi xe tow đi cho bỏ ghét.
Chúc con cái chúng nó toàn bằng nọ
bằng kia trong khi con cái mình cứ nhuộm tóc xanh đỏ đi nhảy múa cho vài
ba trung tâm băng nhạc thì bộ điên hay sao.
Như vậy thì sao mà
hết lòng thành khẩn trong mấy câu chúc cho được. Trong một cuốn tiểu
thuyết nọ, một nhân vật thắp hương khấn trước bàn thờ xin Trời Phật làm
sao cho cái thằng đáng ghét nọ chết đường chết chợ cho rồi. Nhưng Trời
Phật bao giờ lại làm vậy. Tuy nhiên, chúc ác thì vẫn chúc ác như thường.
Vậy
thì làm gì bây giờ? Thôi thì quay lại chúc mình vậy. Chúc mình thì có
thể lòng thành hơn. Chắc mấy thứ trái cây bày lên bàn thờ không nỡ phụ
tấm lòng thành đó: Quả mãng cầu, quả dừa, quả đu đủ cùng với trái xoài
vậy.
Lời chúc không quá đáng, cũng chẳng hướng sự độc ác về phía ai. Cúng xong, hạ xuống ăn càng đã đời chứ sao!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=182793&zoneid=97#.UwGoT4Wf2Ul
Thư Gởi Bạn Ta
Bùi Bảo Trúc
Bây giờ thì đã thực sự hết Tết:
còn “mồng” thì còn Tết, ngày tháng đã ra ngoài “mồng” thì hết Tết. Thế
nên có nói vài ba chuyện liên quan đến chuyện chúc Tết thì cũng không sợ
động chạm hay kiêng cữ gì.
Chuyện chúc nhau ngày
Tết thì ông Tú Xương đã chán ngán từ cách đây hơn một thế kỷ. Nhưng từ
đó đến nay, ngày Tết, người Việt vẫn chúc nhau hệt như thời ông Tú còn
sống. Không phải chỉ chúc nhau ngày Tết, mà nhân bất cứ một dịp nào, hễ
có thể chúc nhau được một cái thì chúng ta liền ... chúc nhau ngay.
Gặp
người đi buôn thì chúc mua may bán đắt. Gặp người ốm đau bệnh hoạn thì
chúc mau lành bệnh. Gặp người đi thi thì chúc bảng hổ đề danh. Gặp người
sắp đi xa thì chúc đi bình an... Cứ thế gặp đâu chúc đó.
Nhưng
chuyện chúc nhau như thế có đem lại gì cho người nhận được lời chúc
không? Tôi không nghĩ như vậy. Nhà buôn không phải lúc nào cũng phát
tài, nhất bản vạn lợi. Người ốm nặng thường khó qua khỏi. Cuộc đời có
sinh tất có bệnh, có già, có chết... Không tin chiều nay ghé thăm nghĩa
địa là biết ngay. Ði thi vẫn có thể vỏ chuối đều đều. Lúc ấy lại đổ cho
là học tài thi phận. Như vậy, được chúc thi đậu vẫn có thể trượt như
thường. Ði xa có khi xe lửa trật đường rầy, tàu bay gặp khủng bố, đang
bay trục trặc máy, hết xăng đáp không kịp. Nếu chúc gì được nấy thì
những chuyện như trên đã chẳng bao giờ xảy ra. Thế giới yên bình, người
người hạnh phúc.
Còn người chúc thì sao? Có thật lòng chúc nhau không đây? Ðọc bài thơ Chúc Tết của ông Tú Vị Xuyên là biết ngay:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giầu
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Ðồng rụng đồng rơi lọ phải cầu
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Ðứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người trong nước
Sao được cho ra cái giống người.
Rõ ràng là ông không tin vào chuyện chúc nhau những thứ tốt đẹp như thế.
Vậy thì chúc nhau làm gì?
Thì
chúc nhau nghe cho vui như ông Bùi Giáng “vui quá giả bộ buồn” vậy mà.
Thế nên chúc là chúc, nhưng có thật sự mong lời chúc của mình trở thành
sự thật không? Chắc nhiều phần là không. Ông lang thì đời nào chúc mọi
người sức khỏe dẻo dai, sống lâu trăm tuổi, không ốm đau sầu não, chúc
sống lâu, sống khỏe, sống bất tận như một lời rao dốt và ngớ ngẩn nào.
Mọi người khỏe mạnh thì lấy ai đi kiếm thầy thuốc đây?
Chúc thi
đâu đỗ đấy, có võng, có lọng làm quan lớn tối rượu sâm banh, sáng sữa bò
thì làm gì có ông Tú Xương cho văn học Việt Nam nữa. Ông Tú thấy chúc
nhau cho đã, rồi ... khổ tiếp nên ông mới chán đời làm những câu trên
bây giờ đọc lên vẫn còn thấm thía.
Hình như nhiều người cũng thấy
như thế. Tết nhất thì cũng phải vài ba câu, lí nhí cho xong chuyện chứ
có mấy ai thực tình mong tất cả những chuyện tốt đẹp trong lời chúc trở
thành sự thực cho người được chúc.
Chúc một người bệnh đang thập
tử nhất sinh mà cầu cho người ấy tai qua nạn khỏi, vươn vai đứng dậy như
Phù Ðổng Thiên Vương thì đúng là chúc ... xạo. Chúc chủ nhân một cơ sở
thương mại hàng xóm phát tài làm ăn bốc như phi đạn thì đã không phải
rình coi có khách của nó đậu xe lấn sang bãi đậu phía mình không để còn
gọi xe tow đi cho bỏ ghét.
Chúc con cái chúng nó toàn bằng nọ
bằng kia trong khi con cái mình cứ nhuộm tóc xanh đỏ đi nhảy múa cho vài
ba trung tâm băng nhạc thì bộ điên hay sao.
Như vậy thì sao mà
hết lòng thành khẩn trong mấy câu chúc cho được. Trong một cuốn tiểu
thuyết nọ, một nhân vật thắp hương khấn trước bàn thờ xin Trời Phật làm
sao cho cái thằng đáng ghét nọ chết đường chết chợ cho rồi. Nhưng Trời
Phật bao giờ lại làm vậy. Tuy nhiên, chúc ác thì vẫn chúc ác như thường.
Vậy
thì làm gì bây giờ? Thôi thì quay lại chúc mình vậy. Chúc mình thì có
thể lòng thành hơn. Chắc mấy thứ trái cây bày lên bàn thờ không nỡ phụ
tấm lòng thành đó: Quả mãng cầu, quả dừa, quả đu đủ cùng với trái xoài
vậy.
Lời chúc không quá đáng, cũng chẳng hướng sự độc ác về phía ai. Cúng xong, hạ xuống ăn càng đã đời chứ sao!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=182793&zoneid=97#.UwGoT4Wf2Ul