Thân Hữu Tiếp Tay...
Thư không niêm gửi Nguyễn Ngọc Ngạn - Nguyễn Bá Chổi
( HNPD ) Trước hết, tôi xin phép gọi bằng anh thay vì ông ở chỗ chưa quen nhau
Kính anh Nguyễn Ngọc Ngạn,
( HNPD ) Trước hết, tôi xin phép gọi bằng anh thay vì ông ở chỗ chưa quen nhau, bởi tôi viết thư này với tư cách một người cựu binh gửi một cựu binh năm xưa cùng chung một ngọn cờ chiến đấu, mà cho tới thời gian gần đây anh vẫn khẳng định lại quá khứ mình trên sân khấu Trung tâm Thúy Nga Paris by Night; dù trên mình chúng ta không còn bộ quân phục, nhưng tình huynh đệ chi binh ngày nào dễ gì mất theo được, phải thế không Anh.
Sở dĩ tôi viết cho Anh thư này, một lá thư mà người gửi chẳng muồn viết, người nhận tôi đoán càng chẳng muốn đọc, là do tình cờ tôi bắt gặp trên internet cái hình quảng cáo dưới đây :
Thưa anh Ngạn, thực ra bảo là vì thấy hình Anh đứng giữa đám ca sĩ, tươi cười dưới hàng chữ màu trắng có con số chỉ ngày 30 tháng Tư và trước mặt là hàng chữ “Tình Ca Mùa Xuân”, mà kìm lòng chẳng đặng viết ngay cho Anh thì không đúng .
Trước khi có thư này cho Anh, tôi đã suy nghĩ đắn đo rất nhiều. Trước hết là tôi nghi ngờ về sự trung thực của tấm hình quảng cáo trên đây. Chả lẽ một ông cựu sĩ quan Quân đội VNCH, cựu Tù Cải tạo, có vợ con bỏ mình trên đường vượt biên và đang gửi tấm thân lưu lạc trên xứ người với tư cách tị nạn CS lại “quay ra” thế này! Nhưng, đọc mãi những email tới tấp với những bài viết lên án, xỉ vả Nguyễn Ngọc Ngạn; rồi chờ hoài vẫn không thấy Anh lên tiếng, tôi đâm ra nghi ngờ sự… nghi ngờ mình. Tôi lại mò mẫm mở ra xem tấm hình. Lần này tôi thấy khuôn mặt Anh như chuyển động, méo mó, rồi biến thành cái mũi dáo lao vụt vào ngực tôi.
Tôi đau điếng nhưng cố cầm lại tiếng thét. Tiếng thét không làm vơi được nỗi đau, ngược lại sẽ làm lún sâu hơn ngọn dáo, tổn thương thêm danh dự chung của chúng ta những người lính năm xưa chưa phủ nhận quá khứ. Tôi lại rất ngại việc lên tiếng này: khó tránh bị thiên hạ xem đây như là anh em đấm đá nhau; lợi bất cập hại .
Biết có ích gì, hay chỉ “phản tác dụng” nếu như Anh cho rằng tôi cứ ôm mãi quá khứ hận thù, không chịu hoà hợp hoà giải với người anh em. Sỡ dĩ tôi đưa ra chữ “nếu” là do thiển nghĩ, biết đâu thời gian này Anh bận vuì đầu vào việc sân khấu , không còn thì giờ để nhìn thấy “bên kia” đang chuẩn bị kỷ niệm ăn mừng lần thứ 37 “đại thắng muà xuân”, mà ý nghĩa của “đại thắng” ấy đã hóa ra thắng dại ( như lời tiên đoán của tướng độc nhã Do Thaí,”muốn thắng CS, phải ..” chỉ vớt vát bằng luân điệu lăng nhục người thua trận, khơi dậy nỗi đau mà nạn nhân trực tiếp nhất là chiến hữu chúng ta đã không may mắn thoát được như Anh.
Làm sao mà hoà hợp hoà giải được khi một bên vẫn còn mang thù hận ngay cả với những người đã khuất. Anh có hay tin mới đây không lâu, khi ngửa tay nhận tài trợ hàng trăm triệu USD của Mỹ cho công tác tìm hài cốt của quân sĩ mọi phía hy sinh trong cuộc chiến vưà qua, họ đã thẳng thừng từ chối việc làm này đối với đồng đội chúng ta (khiến Mỹ phẩn nộ ngưng lại).
Anh Ngạn ơi, “Ngày 30 tháng Tư là ngày có triệu người vui lẫn triệu người buồn”, người “Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn” ngày ấy, về sau làm Thủ tướng là ông Võ Văn Kiệt khi nói lên như thế thì chính ông ta cũng đã mon men sang hàng triệu người buồn. Bây giờ, 37 năm sau, hầu hết người vui ngày nào đã nhận ra mặt thật của cuộc “chiến tranh thần thánh”, chỉ là cuộc chiến lầm lỡ, ma quái, man rợ tiêu diệt văn minh (tôi mượn ý từ lời “man rợ đã chiến thắng văn minh”, của chiến sĩ gái giải phóng quân, nhà văn Dương Thu Hương khi vào “Sàigon giải phóng”, ngất ngây với sách báo “Ngụy” bên lề đường Lê Lợi, mà cách mạng chưa kịp đốt trong chiến dịch “ quét sạch văn hoá Miền Nam đồi trụy”) .
Ngày 30 tháng Tư ,1975 là “ngày có của “hàng triệu người vui, lẫn hàng triệu ng ười buồn”. Ba mươi bảy năm sau:
“Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian. (1)”
“Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói” : 30 tháng Tư “của hàng triệu người vui” ngày nào nay đối với ngay cả thế hệ không liên can gì đến cuộc nội chiến Quốc- Cộng cũng đã trở thành ngày Đứt Ruột, sao anh Ngạn vốn trong “hàng triệu người buồn” lại tìm “chốn đoạn trường mà đi”. Anh lại đi rất đúng ngày đúng tháng .
Đúng ngày 30.4 chứ không thể là tình cờ, vì “Tình Ca Mùa Xuân” của Thúy Nga Paris By Night diễn ngày Thứ Hai, chứ không phải vào cuối tuần như bao đêm văn nghê thuần túy từ trước đến nay . Ở dưới hàng chữ “Thứ Hai 30.04.3012” lại có trong ngoặc mấy chữ “Nhân dịp Lễ 01.05”, đây là trò bài ba lá vụng về càng làm rõ “lạy ông con ở bụi …30 tháng Tư .” Vả lại đã cuối tháng 4 , thời điểm này mới đem “tình ca mùa Xuân” ra hát thì chỉ có hát thay cho đám ve sầu, mùa Hạ đang tới ( Anh còn nhớ cả hai bên đều gọi cuộc tấn công từ phương Bắc năm 1972 bắt đầu tháng Tư bằng tên “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Mặt thật của hai chữ Mùa Xuân trong “Tình Ca Mùa Xuân” đây, phải chăng là “Mùa Xuân Đại thắng” như phe chiến thắng?
Thưa anh Ngạn em xi (MC), tôi viết thư này cho Anh không vì nỗi đau xót của cá nhân mình , nhưng vì nỗi đau xót của nhiều người khác trong hàng ngũ chúng mình ngày xưa, nhất là của những chiến hữu đang kẹt lại nơi quê nhà, đặc biệt là những thương phế binh đang phải lây lất cuộc sống , khi họ biết được có người bạn cùng sắc áo màu cờ năm xưa giờ đây quay lưng lại – dù là cố ý hay vô tình- tiếp tay với kẻ thù vẫn chưa cũ vì đã 36 năm rồi mà Tháng Tư thứ 37 này họ vẫn tiếp tục lăng nhục những người thua trận.
Mấy năm trước , cú Mẹ “B”.40 trên sân khấu Paris by Night làm tôi cay mắt không vì tập đoàn chủ nhân ông bà Thúy Ngay Paris By Night, nhưng vì người em xi . Nói là cay mắt nhưng là xé lòng; nó nhức nhối hơn những mãnh đạn tôi đang mang trên mình 43 năm nay từ quả B.41 chống chiến xa, do đối phương bắn trong một trận đánh tại Rạch Giá.Nhưng rồi cũng nguôi ngoai sau khi nghe đồn anh Ngạn có lên tiếng phủ nhận sự liên quan .
Lần này, nếu quả như cái hình quảng cáo kia là đúng với sự thật, thì dù cố ý hay vô tình, chính anh Nguyễn Ngọc Ngạn đang lụi chiến hữu của anh ngày nào sâu hơn “Em về hát ngọn dao đâm”.
Thưa anh Ngạn, dẫu sao, tôi vẫn còn một chút hy vọng được Anh lên tiếng về việc này như Anh đã lên tiếng muộn vàng về quả tác đạn B.40 mấy năm trước. Nếu được như vậy, tôi xin lỗi Anh về lá thư này. Cám ơn Anh .
Trân trọng chào Anh,
Nguyễn Bá Chổi ( HNPD )
Ghi chú:
* Theo tên gọi ngày 30.4.75 của Vũ Đông Hà;
(1) Việt Khang- Việt Nam tôi đâu;
Kính anh Nguyễn Ngọc Ngạn,
( HNPD ) Trước hết, tôi xin phép gọi bằng anh thay vì ông ở chỗ chưa quen nhau, bởi tôi viết thư này với tư cách một người cựu binh gửi một cựu binh năm xưa cùng chung một ngọn cờ chiến đấu, mà cho tới thời gian gần đây anh vẫn khẳng định lại quá khứ mình trên sân khấu Trung tâm Thúy Nga Paris by Night; dù trên mình chúng ta không còn bộ quân phục, nhưng tình huynh đệ chi binh ngày nào dễ gì mất theo được, phải thế không Anh.
Sở dĩ tôi viết cho Anh thư này, một lá thư mà người gửi chẳng muồn viết, người nhận tôi đoán càng chẳng muốn đọc, là do tình cờ tôi bắt gặp trên internet cái hình quảng cáo dưới đây :
Thưa anh Ngạn, thực ra bảo là vì thấy hình Anh đứng giữa đám ca sĩ, tươi cười dưới hàng chữ màu trắng có con số chỉ ngày 30 tháng Tư và trước mặt là hàng chữ “Tình Ca Mùa Xuân”, mà kìm lòng chẳng đặng viết ngay cho Anh thì không đúng .
Trước khi có thư này cho Anh, tôi đã suy nghĩ đắn đo rất nhiều. Trước hết là tôi nghi ngờ về sự trung thực của tấm hình quảng cáo trên đây. Chả lẽ một ông cựu sĩ quan Quân đội VNCH, cựu Tù Cải tạo, có vợ con bỏ mình trên đường vượt biên và đang gửi tấm thân lưu lạc trên xứ người với tư cách tị nạn CS lại “quay ra” thế này! Nhưng, đọc mãi những email tới tấp với những bài viết lên án, xỉ vả Nguyễn Ngọc Ngạn; rồi chờ hoài vẫn không thấy Anh lên tiếng, tôi đâm ra nghi ngờ sự… nghi ngờ mình. Tôi lại mò mẫm mở ra xem tấm hình. Lần này tôi thấy khuôn mặt Anh như chuyển động, méo mó, rồi biến thành cái mũi dáo lao vụt vào ngực tôi.
Tôi đau điếng nhưng cố cầm lại tiếng thét. Tiếng thét không làm vơi được nỗi đau, ngược lại sẽ làm lún sâu hơn ngọn dáo, tổn thương thêm danh dự chung của chúng ta những người lính năm xưa chưa phủ nhận quá khứ. Tôi lại rất ngại việc lên tiếng này: khó tránh bị thiên hạ xem đây như là anh em đấm đá nhau; lợi bất cập hại .
Biết có ích gì, hay chỉ “phản tác dụng” nếu như Anh cho rằng tôi cứ ôm mãi quá khứ hận thù, không chịu hoà hợp hoà giải với người anh em. Sỡ dĩ tôi đưa ra chữ “nếu” là do thiển nghĩ, biết đâu thời gian này Anh bận vuì đầu vào việc sân khấu , không còn thì giờ để nhìn thấy “bên kia” đang chuẩn bị kỷ niệm ăn mừng lần thứ 37 “đại thắng muà xuân”, mà ý nghĩa của “đại thắng” ấy đã hóa ra thắng dại ( như lời tiên đoán của tướng độc nhã Do Thaí,”muốn thắng CS, phải ..” chỉ vớt vát bằng luân điệu lăng nhục người thua trận, khơi dậy nỗi đau mà nạn nhân trực tiếp nhất là chiến hữu chúng ta đã không may mắn thoát được như Anh.
Làm sao mà hoà hợp hoà giải được khi một bên vẫn còn mang thù hận ngay cả với những người đã khuất. Anh có hay tin mới đây không lâu, khi ngửa tay nhận tài trợ hàng trăm triệu USD của Mỹ cho công tác tìm hài cốt của quân sĩ mọi phía hy sinh trong cuộc chiến vưà qua, họ đã thẳng thừng từ chối việc làm này đối với đồng đội chúng ta (khiến Mỹ phẩn nộ ngưng lại).
Anh Ngạn ơi, “Ngày 30 tháng Tư là ngày có triệu người vui lẫn triệu người buồn”, người “Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn” ngày ấy, về sau làm Thủ tướng là ông Võ Văn Kiệt khi nói lên như thế thì chính ông ta cũng đã mon men sang hàng triệu người buồn. Bây giờ, 37 năm sau, hầu hết người vui ngày nào đã nhận ra mặt thật của cuộc “chiến tranh thần thánh”, chỉ là cuộc chiến lầm lỡ, ma quái, man rợ tiêu diệt văn minh (tôi mượn ý từ lời “man rợ đã chiến thắng văn minh”, của chiến sĩ gái giải phóng quân, nhà văn Dương Thu Hương khi vào “Sàigon giải phóng”, ngất ngây với sách báo “Ngụy” bên lề đường Lê Lợi, mà cách mạng chưa kịp đốt trong chiến dịch “ quét sạch văn hoá Miền Nam đồi trụy”) .
Ngày 30 tháng Tư ,1975 là “ngày có của “hàng triệu người vui, lẫn hàng triệu ng ười buồn”. Ba mươi bảy năm sau:
“Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian. (1)”
“Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói” : 30 tháng Tư “của hàng triệu người vui” ngày nào nay đối với ngay cả thế hệ không liên can gì đến cuộc nội chiến Quốc- Cộng cũng đã trở thành ngày Đứt Ruột, sao anh Ngạn vốn trong “hàng triệu người buồn” lại tìm “chốn đoạn trường mà đi”. Anh lại đi rất đúng ngày đúng tháng .
Đúng ngày 30.4 chứ không thể là tình cờ, vì “Tình Ca Mùa Xuân” của Thúy Nga Paris By Night diễn ngày Thứ Hai, chứ không phải vào cuối tuần như bao đêm văn nghê thuần túy từ trước đến nay . Ở dưới hàng chữ “Thứ Hai 30.04.3012” lại có trong ngoặc mấy chữ “Nhân dịp Lễ 01.05”, đây là trò bài ba lá vụng về càng làm rõ “lạy ông con ở bụi …30 tháng Tư .” Vả lại đã cuối tháng 4 , thời điểm này mới đem “tình ca mùa Xuân” ra hát thì chỉ có hát thay cho đám ve sầu, mùa Hạ đang tới ( Anh còn nhớ cả hai bên đều gọi cuộc tấn công từ phương Bắc năm 1972 bắt đầu tháng Tư bằng tên “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Mặt thật của hai chữ Mùa Xuân trong “Tình Ca Mùa Xuân” đây, phải chăng là “Mùa Xuân Đại thắng” như phe chiến thắng?
Thưa anh Ngạn em xi (MC), tôi viết thư này cho Anh không vì nỗi đau xót của cá nhân mình , nhưng vì nỗi đau xót của nhiều người khác trong hàng ngũ chúng mình ngày xưa, nhất là của những chiến hữu đang kẹt lại nơi quê nhà, đặc biệt là những thương phế binh đang phải lây lất cuộc sống , khi họ biết được có người bạn cùng sắc áo màu cờ năm xưa giờ đây quay lưng lại – dù là cố ý hay vô tình- tiếp tay với kẻ thù vẫn chưa cũ vì đã 36 năm rồi mà Tháng Tư thứ 37 này họ vẫn tiếp tục lăng nhục những người thua trận.
Mấy năm trước , cú Mẹ “B”.40 trên sân khấu Paris by Night làm tôi cay mắt không vì tập đoàn chủ nhân ông bà Thúy Ngay Paris By Night, nhưng vì người em xi . Nói là cay mắt nhưng là xé lòng; nó nhức nhối hơn những mãnh đạn tôi đang mang trên mình 43 năm nay từ quả B.41 chống chiến xa, do đối phương bắn trong một trận đánh tại Rạch Giá.Nhưng rồi cũng nguôi ngoai sau khi nghe đồn anh Ngạn có lên tiếng phủ nhận sự liên quan .
Lần này, nếu quả như cái hình quảng cáo kia là đúng với sự thật, thì dù cố ý hay vô tình, chính anh Nguyễn Ngọc Ngạn đang lụi chiến hữu của anh ngày nào sâu hơn “Em về hát ngọn dao đâm”.
Thưa anh Ngạn, dẫu sao, tôi vẫn còn một chút hy vọng được Anh lên tiếng về việc này như Anh đã lên tiếng muộn vàng về quả tác đạn B.40 mấy năm trước. Nếu được như vậy, tôi xin lỗi Anh về lá thư này. Cám ơn Anh .
Trân trọng chào Anh,
Nguyễn Bá Chổi ( HNPD )
Ghi chú:
* Theo tên gọi ngày 30.4.75 của Vũ Đông Hà;
(1) Việt Khang- Việt Nam tôi đâu;
Thư không niêm gửi Nguyễn Ngọc Ngạn - Nguyễn Bá Chổi
( HNPD ) Trước hết, tôi xin phép gọi bằng anh thay vì ông ở chỗ chưa quen nhau
Kính anh Nguyễn Ngọc Ngạn,
( HNPD ) Trước hết, tôi xin phép gọi bằng anh thay vì ông ở chỗ chưa quen nhau, bởi tôi viết thư này với tư cách một người cựu binh gửi một cựu binh năm xưa cùng chung một ngọn cờ chiến đấu, mà cho tới thời gian gần đây anh vẫn khẳng định lại quá khứ mình trên sân khấu Trung tâm Thúy Nga Paris by Night; dù trên mình chúng ta không còn bộ quân phục, nhưng tình huynh đệ chi binh ngày nào dễ gì mất theo được, phải thế không Anh.
Sở dĩ tôi viết cho Anh thư này, một lá thư mà người gửi chẳng muồn viết, người nhận tôi đoán càng chẳng muốn đọc, là do tình cờ tôi bắt gặp trên internet cái hình quảng cáo dưới đây :
Thưa anh Ngạn, thực ra bảo là vì thấy hình Anh đứng giữa đám ca sĩ, tươi cười dưới hàng chữ màu trắng có con số chỉ ngày 30 tháng Tư và trước mặt là hàng chữ “Tình Ca Mùa Xuân”, mà kìm lòng chẳng đặng viết ngay cho Anh thì không đúng .
Trước khi có thư này cho Anh, tôi đã suy nghĩ đắn đo rất nhiều. Trước hết là tôi nghi ngờ về sự trung thực của tấm hình quảng cáo trên đây. Chả lẽ một ông cựu sĩ quan Quân đội VNCH, cựu Tù Cải tạo, có vợ con bỏ mình trên đường vượt biên và đang gửi tấm thân lưu lạc trên xứ người với tư cách tị nạn CS lại “quay ra” thế này! Nhưng, đọc mãi những email tới tấp với những bài viết lên án, xỉ vả Nguyễn Ngọc Ngạn; rồi chờ hoài vẫn không thấy Anh lên tiếng, tôi đâm ra nghi ngờ sự… nghi ngờ mình. Tôi lại mò mẫm mở ra xem tấm hình. Lần này tôi thấy khuôn mặt Anh như chuyển động, méo mó, rồi biến thành cái mũi dáo lao vụt vào ngực tôi.
Tôi đau điếng nhưng cố cầm lại tiếng thét. Tiếng thét không làm vơi được nỗi đau, ngược lại sẽ làm lún sâu hơn ngọn dáo, tổn thương thêm danh dự chung của chúng ta những người lính năm xưa chưa phủ nhận quá khứ. Tôi lại rất ngại việc lên tiếng này: khó tránh bị thiên hạ xem đây như là anh em đấm đá nhau; lợi bất cập hại .
Biết có ích gì, hay chỉ “phản tác dụng” nếu như Anh cho rằng tôi cứ ôm mãi quá khứ hận thù, không chịu hoà hợp hoà giải với người anh em. Sỡ dĩ tôi đưa ra chữ “nếu” là do thiển nghĩ, biết đâu thời gian này Anh bận vuì đầu vào việc sân khấu , không còn thì giờ để nhìn thấy “bên kia” đang chuẩn bị kỷ niệm ăn mừng lần thứ 37 “đại thắng muà xuân”, mà ý nghĩa của “đại thắng” ấy đã hóa ra thắng dại ( như lời tiên đoán của tướng độc nhã Do Thaí,”muốn thắng CS, phải ..” chỉ vớt vát bằng luân điệu lăng nhục người thua trận, khơi dậy nỗi đau mà nạn nhân trực tiếp nhất là chiến hữu chúng ta đã không may mắn thoát được như Anh.
Làm sao mà hoà hợp hoà giải được khi một bên vẫn còn mang thù hận ngay cả với những người đã khuất. Anh có hay tin mới đây không lâu, khi ngửa tay nhận tài trợ hàng trăm triệu USD của Mỹ cho công tác tìm hài cốt của quân sĩ mọi phía hy sinh trong cuộc chiến vưà qua, họ đã thẳng thừng từ chối việc làm này đối với đồng đội chúng ta (khiến Mỹ phẩn nộ ngưng lại).
Anh Ngạn ơi, “Ngày 30 tháng Tư là ngày có triệu người vui lẫn triệu người buồn”, người “Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn” ngày ấy, về sau làm Thủ tướng là ông Võ Văn Kiệt khi nói lên như thế thì chính ông ta cũng đã mon men sang hàng triệu người buồn. Bây giờ, 37 năm sau, hầu hết người vui ngày nào đã nhận ra mặt thật của cuộc “chiến tranh thần thánh”, chỉ là cuộc chiến lầm lỡ, ma quái, man rợ tiêu diệt văn minh (tôi mượn ý từ lời “man rợ đã chiến thắng văn minh”, của chiến sĩ gái giải phóng quân, nhà văn Dương Thu Hương khi vào “Sàigon giải phóng”, ngất ngây với sách báo “Ngụy” bên lề đường Lê Lợi, mà cách mạng chưa kịp đốt trong chiến dịch “ quét sạch văn hoá Miền Nam đồi trụy”) .
Ngày 30 tháng Tư ,1975 là “ngày có của “hàng triệu người vui, lẫn hàng triệu ng ười buồn”. Ba mươi bảy năm sau:
“Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian. (1)”
“Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói” : 30 tháng Tư “của hàng triệu người vui” ngày nào nay đối với ngay cả thế hệ không liên can gì đến cuộc nội chiến Quốc- Cộng cũng đã trở thành ngày Đứt Ruột, sao anh Ngạn vốn trong “hàng triệu người buồn” lại tìm “chốn đoạn trường mà đi”. Anh lại đi rất đúng ngày đúng tháng .
Đúng ngày 30.4 chứ không thể là tình cờ, vì “Tình Ca Mùa Xuân” của Thúy Nga Paris By Night diễn ngày Thứ Hai, chứ không phải vào cuối tuần như bao đêm văn nghê thuần túy từ trước đến nay . Ở dưới hàng chữ “Thứ Hai 30.04.3012” lại có trong ngoặc mấy chữ “Nhân dịp Lễ 01.05”, đây là trò bài ba lá vụng về càng làm rõ “lạy ông con ở bụi …30 tháng Tư .” Vả lại đã cuối tháng 4 , thời điểm này mới đem “tình ca mùa Xuân” ra hát thì chỉ có hát thay cho đám ve sầu, mùa Hạ đang tới ( Anh còn nhớ cả hai bên đều gọi cuộc tấn công từ phương Bắc năm 1972 bắt đầu tháng Tư bằng tên “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Mặt thật của hai chữ Mùa Xuân trong “Tình Ca Mùa Xuân” đây, phải chăng là “Mùa Xuân Đại thắng” như phe chiến thắng?
Thưa anh Ngạn em xi (MC), tôi viết thư này cho Anh không vì nỗi đau xót của cá nhân mình , nhưng vì nỗi đau xót của nhiều người khác trong hàng ngũ chúng mình ngày xưa, nhất là của những chiến hữu đang kẹt lại nơi quê nhà, đặc biệt là những thương phế binh đang phải lây lất cuộc sống , khi họ biết được có người bạn cùng sắc áo màu cờ năm xưa giờ đây quay lưng lại – dù là cố ý hay vô tình- tiếp tay với kẻ thù vẫn chưa cũ vì đã 36 năm rồi mà Tháng Tư thứ 37 này họ vẫn tiếp tục lăng nhục những người thua trận.
Mấy năm trước , cú Mẹ “B”.40 trên sân khấu Paris by Night làm tôi cay mắt không vì tập đoàn chủ nhân ông bà Thúy Ngay Paris By Night, nhưng vì người em xi . Nói là cay mắt nhưng là xé lòng; nó nhức nhối hơn những mãnh đạn tôi đang mang trên mình 43 năm nay từ quả B.41 chống chiến xa, do đối phương bắn trong một trận đánh tại Rạch Giá.Nhưng rồi cũng nguôi ngoai sau khi nghe đồn anh Ngạn có lên tiếng phủ nhận sự liên quan .
Lần này, nếu quả như cái hình quảng cáo kia là đúng với sự thật, thì dù cố ý hay vô tình, chính anh Nguyễn Ngọc Ngạn đang lụi chiến hữu của anh ngày nào sâu hơn “Em về hát ngọn dao đâm”.
Thưa anh Ngạn, dẫu sao, tôi vẫn còn một chút hy vọng được Anh lên tiếng về việc này như Anh đã lên tiếng muộn vàng về quả tác đạn B.40 mấy năm trước. Nếu được như vậy, tôi xin lỗi Anh về lá thư này. Cám ơn Anh .
Trân trọng chào Anh,
Nguyễn Bá Chổi ( HNPD )
Ghi chú:
* Theo tên gọi ngày 30.4.75 của Vũ Đông Hà;
(1) Việt Khang- Việt Nam tôi đâu;