Kinh Đời
Thử làm người Mỹ trong một ngày trên National Mall
Trên Washington Post có video clip cảnh Obama kết thúc lễ và đi vào phía trong của Capitol Hill, bỗng ông dừng lại và nói “I want to take a look, one more time – Tôi muốn nhìn lần nữa”. Đây là lần cuối của ông khi đứng ở vị trí này.
Trong lúc tuyên thệ, Tổng thống Barack Obama lại nói vấp khi nhắc từ United States, nói thành United Stat… Lần trước (1-2009) ông lắp bắp nên phải làm lại trong Nhà Trắng vài giờ sau đó.
Tuy nhiên, con gái út Sasha tỏ vẻ thông cảm “Cha không đến nỗi làm hỏng lễ nhậm chức”. Lời của cô con gái rượu nói lên sự kiện trọng đại ngày thứ 2 diễn ra hết sức tốt đẹp, không xảy ra bất kỳ sự cố nào.
Có lẽ nghe quá quen những lời của cha, hay do phải thức khuya dậy sớm mấy ngày nay, bé Sasha ngáp rất lâu khi bố nói trên bục. Nhưng trên National Mall không hoàn toàn như thế. Mấy trăm ngàn người reo hò, như nuốt từng lời của Tổng thống.
Chỉ là dân viết báo nghiệp dư, nhưng nếu đưa tin về sự kiện nào đó, thì nhất định tôi phải đến tận nơi. Việt Hùng bên TPO khuyên, anh vác máy ảnh đi lang thang, thấy gì hay thì chụp. Phần chính đã có những hãng thông tấn lớn đưa rồi. Ảnh đời thường mới hay, anh ạ.
Tôi sợ nhất là viết báo kiểu salon máy lạnh. Đọc họ, biết ngay người viết chẳng đến nước Mỹ bao giờ nhưng cứ thi nhau chém gió như là hiểu lắm. Có người ở Mỹ mấy chục năm chưa chắc đã đến Mall vào ngày TT nhậm chức.
Trên quảng trường rộng lớn, chứa cả trăm ngàn người, tha hồ ăn uống, nằm ngủ, đi lại, vạ vật và xem trên màn hình. Có thể nghe tiếng giầy, guốc, thở dài, cười nói, tiếng chào nhau của các quan chức trong Capitol Hill khi họ tới khu dành riêng cho VIP. Đây là lần duy nhất trong bốn năm mà dân thường có thể nghe trực tiếp tiếng động ngoài hành lang Capitol.
Tôi hỏi một người có vẻ người gốc Ấn tại sao đi trong giá lạnh thế này. Câu trả lời “Vì muốn có cảm xúc của người Mỹ”. Hàng triệu người tới đây chỉ vì muốn nói to “Tôi là người Mỹ – I am American”. Họ yêu nước Mỹ không cần định hướng, không dựa vào ai.
Chẳng có ai bắt họ phải ra dưới trời lạnh giá, bỏ tiền thuê khách sạn rất đắt đỏ, đi từ bang khác về đây, nghỉ việc làm, mua vé 40$ cho chỗ đứng, chỉ để hòa cùng dòng người và để có cảm giác họ đang làm chủ nước Mỹ.
Nếu Tổng thống tham nhũng, sống không có đạo đức, nói một đằng làm một nẻo, thì chính biển người kia sẽ lôi cổ kẻ dối trá xuống.
Để có hàng trăm triệu người tự nguyện đoàn kết đưa nước Mỹ tiến lên, thì Tổng thống Mỹ phải do dân bầu lên và phải xứng đáng với lá phiếu.
Còn nhớ lễ nhậm chức 1-2009, Tổng thống Bush xuất hiện trên màn hình, hàng triệu người hù hù, lên án, bởi ông làm hỏng nước Mỹ trong suốt 8 năm.
Cả hai lần, vợ chồng Bill Clinton xuất hiện đều được đám đông hoan hô và reo hò như sấm dậy. Những gì gia đình này đóng góp thật khó viết thành lời.
Gia đình Michelle Obama vừa ló ra, National Mall như vỡ òa vì tiếng hò reo, hoan hô và rừng cờ rực rỡ. Nhiều người da đen nước mắt dâng trào.
Muốn thử làm người Mỹ thì bạn phải ở trong đám đông, mới hiểu được cảm xúc Mỹ khi lẫn trong hàng triệu người, đứng ở giữa quảng trường dài 3 km, rộng gần 1 km, từ nhà tưởng niệm Lincoln, qua bút chì, và tới Capitol Hill.
Không hề có tiếng loa nhắc nhở là phải hoan hô nghị sỹ ngày, thượng nghị sỹ kia. Vỗ tay hay huýt sáo hoàn toàn do công lao của người ấy có đóng góp gì cho đất nước. Nơi đây không có chỗ đứng cho thứ vinh quang giả tạo.
Giá trị Mỹ ấy có từ đâu? Đó là hiến pháp của Hoa Kỳ có cách đây mấy trăm năm mà chính cụ Hồ đã trích dẫn “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”. Có được bởi sự trung thành với các nguyên tắc thời lập quốc – quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc – của các thế hệ lãnh đạo nước Mỹ suốt 237 năm qua, có lẽ từ khi người da trắng đặt chân lên nước Mỹ và thành lập thủ đô Jamestown và sau đó là Williamsburg cách đây hơn 400 năm.
Hai bên National Mall là hai con đường được đặt tên Independence và Constitution (Độc lập và Hiến pháp). Những gì trong Mall, từ sự ủng hộ chính phủ đến biểu tình phản đối Tổng thống đều được sinh ra bởi hai giá trị bất di bất dịch này.
Như có lần tôi từng viết bài về quảng trường này có hệ thống bảo tàng, rồi nhà tưởng nhiệm, tượng đài khá hoành tráng.
Thiết kế phong thủy của Mỹ rất đặc biệt, hướng tới một thể chế tam quyền phân lập và báo chí là lực lượng thứ tư, thay mặt dân, kiểm soát ba nhánh kia.
Mắt của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nhìn thẳng vào cơ quan lập pháp cách đó 3km. Tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi mắt “chiếu tướng” Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ. Nơi giao ánh mắt của hai cố TT chính là cái bút chì – biểu tượng cho nền dân chủ vĩnh cửu.
Tuy ở thế giới bên kia, Lincoln và Jefferson vẫn theo dõi Chính phủ và Quốc hội để báo cáo với George Washington. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dõi mấy nhánh quyền lực “vì nước vì dân” hoạt động như thế nào.
Khi phát biểu lễ nhậm chức, Tổng thống đứng trên vị trí trang trọng nhất ở đồi Capitol, bao quát toàn bộ quảng trường, phía dưới là hàng triệu người hân hoan đón chào.
Trên Washington Post có video chiếu cảnh Obama sau lễ nhậm chức đang đi vào phía trong của Capitol Hill, bỗng dừng lại và nói “Tôi muốn nhìn lần nữa”.
Ông nhìn khá lâu, có lẽ tới một phút, hai mắt chớp chớp, dường như xúc động vô cùng.
Bạn đọc hiểu tại sao không? Đó là vì 4 năm nữa, dù ông cố thay đổi đất nước tốt đến đâu, Obama không thể đứng đó tuyên thệ một lần nữa. Đây là lần cuối cùng trong cương vị Tổng thống tại chỗ đứng trang trọng nhất mà hơn 300 triệu người Mỹ dành cho ông.
Ông không thể phục vụ mấy chục năm trong một cái ghế. Hoa Kỳ luôn cần thay đổi và tiến lên phía trước.
Bốn năm nữa, Obama thành khách danh dự, và sẽ bay trên chiếc trực thăng ONE rời Capitol Hill, vẫy chào người dưới Mall trước khi về quê nhà ở Chicago. Đó là thông lệ tạm biệt các tổng thống Mỹ.
Muốn làm người Mỹ một ngày, chia sẻ cảm xúc Mỹ, bạn hãy đến National Mall trong ngày nhậm chức.
Bạn sẽ có cảm giác về những gì Tổng thống nói trên bục. Nhiều điều cũng đúng với ngoài đời, ngay trên Mall, dân chủ từ hoan hô đến huýt sáo, từ nhà vệ sinh đến người nhặt rác, từ khu dành riêng cho người khuyết tật đến sự nghiêm minh của pháp luật với những hàng rào an ninh, tất cả được che chắn bởi hai phố Independence và Constitution.
Bạn sẽ thấy giá trị Mỹ thật kinh ngạc. Và sẽ hiểu tại sao Obama lại rưng lệ “I want to take a look, one more time” khi để lại phía sau biển người trên National Mall.
Hiệu Minh. 22-01-2013
http://hieuminh.org/2013/01/23/lam-nguoi-my-trong-mot-ngay/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Thử làm người Mỹ trong một ngày trên National Mall
Trên Washington Post có video clip cảnh Obama kết thúc lễ và đi vào phía trong của Capitol Hill, bỗng ông dừng lại và nói “I want to take a look, one more time – Tôi muốn nhìn lần nữa”. Đây là lần cuối của ông khi đứng ở vị trí này.
Trong lúc tuyên thệ, Tổng thống Barack Obama lại nói vấp khi nhắc từ United States, nói thành United Stat… Lần trước (1-2009) ông lắp bắp nên phải làm lại trong Nhà Trắng vài giờ sau đó.
Tuy nhiên, con gái út Sasha tỏ vẻ thông cảm “Cha không đến nỗi làm hỏng lễ nhậm chức”. Lời của cô con gái rượu nói lên sự kiện trọng đại ngày thứ 2 diễn ra hết sức tốt đẹp, không xảy ra bất kỳ sự cố nào.
Có lẽ nghe quá quen những lời của cha, hay do phải thức khuya dậy sớm mấy ngày nay, bé Sasha ngáp rất lâu khi bố nói trên bục. Nhưng trên National Mall không hoàn toàn như thế. Mấy trăm ngàn người reo hò, như nuốt từng lời của Tổng thống.
Chỉ là dân viết báo nghiệp dư, nhưng nếu đưa tin về sự kiện nào đó, thì nhất định tôi phải đến tận nơi. Việt Hùng bên TPO khuyên, anh vác máy ảnh đi lang thang, thấy gì hay thì chụp. Phần chính đã có những hãng thông tấn lớn đưa rồi. Ảnh đời thường mới hay, anh ạ.
Tôi sợ nhất là viết báo kiểu salon máy lạnh. Đọc họ, biết ngay người viết chẳng đến nước Mỹ bao giờ nhưng cứ thi nhau chém gió như là hiểu lắm. Có người ở Mỹ mấy chục năm chưa chắc đã đến Mall vào ngày TT nhậm chức.
Trên quảng trường rộng lớn, chứa cả trăm ngàn người, tha hồ ăn uống, nằm ngủ, đi lại, vạ vật và xem trên màn hình. Có thể nghe tiếng giầy, guốc, thở dài, cười nói, tiếng chào nhau của các quan chức trong Capitol Hill khi họ tới khu dành riêng cho VIP. Đây là lần duy nhất trong bốn năm mà dân thường có thể nghe trực tiếp tiếng động ngoài hành lang Capitol.
Tôi hỏi một người có vẻ người gốc Ấn tại sao đi trong giá lạnh thế này. Câu trả lời “Vì muốn có cảm xúc của người Mỹ”. Hàng triệu người tới đây chỉ vì muốn nói to “Tôi là người Mỹ – I am American”. Họ yêu nước Mỹ không cần định hướng, không dựa vào ai.
Chẳng có ai bắt họ phải ra dưới trời lạnh giá, bỏ tiền thuê khách sạn rất đắt đỏ, đi từ bang khác về đây, nghỉ việc làm, mua vé 40$ cho chỗ đứng, chỉ để hòa cùng dòng người và để có cảm giác họ đang làm chủ nước Mỹ.
Nếu Tổng thống tham nhũng, sống không có đạo đức, nói một đằng làm một nẻo, thì chính biển người kia sẽ lôi cổ kẻ dối trá xuống.
Để có hàng trăm triệu người tự nguyện đoàn kết đưa nước Mỹ tiến lên, thì Tổng thống Mỹ phải do dân bầu lên và phải xứng đáng với lá phiếu.
Còn nhớ lễ nhậm chức 1-2009, Tổng thống Bush xuất hiện trên màn hình, hàng triệu người hù hù, lên án, bởi ông làm hỏng nước Mỹ trong suốt 8 năm.
Cả hai lần, vợ chồng Bill Clinton xuất hiện đều được đám đông hoan hô và reo hò như sấm dậy. Những gì gia đình này đóng góp thật khó viết thành lời.
Gia đình Michelle Obama vừa ló ra, National Mall như vỡ òa vì tiếng hò reo, hoan hô và rừng cờ rực rỡ. Nhiều người da đen nước mắt dâng trào.
Muốn thử làm người Mỹ thì bạn phải ở trong đám đông, mới hiểu được cảm xúc Mỹ khi lẫn trong hàng triệu người, đứng ở giữa quảng trường dài 3 km, rộng gần 1 km, từ nhà tưởng niệm Lincoln, qua bút chì, và tới Capitol Hill.
Không hề có tiếng loa nhắc nhở là phải hoan hô nghị sỹ ngày, thượng nghị sỹ kia. Vỗ tay hay huýt sáo hoàn toàn do công lao của người ấy có đóng góp gì cho đất nước. Nơi đây không có chỗ đứng cho thứ vinh quang giả tạo.
Giá trị Mỹ ấy có từ đâu? Đó là hiến pháp của Hoa Kỳ có cách đây mấy trăm năm mà chính cụ Hồ đã trích dẫn “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”. Có được bởi sự trung thành với các nguyên tắc thời lập quốc – quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc – của các thế hệ lãnh đạo nước Mỹ suốt 237 năm qua, có lẽ từ khi người da trắng đặt chân lên nước Mỹ và thành lập thủ đô Jamestown và sau đó là Williamsburg cách đây hơn 400 năm.
Hai bên National Mall là hai con đường được đặt tên Independence và Constitution (Độc lập và Hiến pháp). Những gì trong Mall, từ sự ủng hộ chính phủ đến biểu tình phản đối Tổng thống đều được sinh ra bởi hai giá trị bất di bất dịch này.
Như có lần tôi từng viết bài về quảng trường này có hệ thống bảo tàng, rồi nhà tưởng nhiệm, tượng đài khá hoành tráng.
Thiết kế phong thủy của Mỹ rất đặc biệt, hướng tới một thể chế tam quyền phân lập và báo chí là lực lượng thứ tư, thay mặt dân, kiểm soát ba nhánh kia.
Mắt của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nhìn thẳng vào cơ quan lập pháp cách đó 3km. Tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi mắt “chiếu tướng” Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ. Nơi giao ánh mắt của hai cố TT chính là cái bút chì – biểu tượng cho nền dân chủ vĩnh cửu.
Tuy ở thế giới bên kia, Lincoln và Jefferson vẫn theo dõi Chính phủ và Quốc hội để báo cáo với George Washington. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dõi mấy nhánh quyền lực “vì nước vì dân” hoạt động như thế nào.
Khi phát biểu lễ nhậm chức, Tổng thống đứng trên vị trí trang trọng nhất ở đồi Capitol, bao quát toàn bộ quảng trường, phía dưới là hàng triệu người hân hoan đón chào.
Trên Washington Post có video chiếu cảnh Obama sau lễ nhậm chức đang đi vào phía trong của Capitol Hill, bỗng dừng lại và nói “Tôi muốn nhìn lần nữa”.
Ông nhìn khá lâu, có lẽ tới một phút, hai mắt chớp chớp, dường như xúc động vô cùng.
Bạn đọc hiểu tại sao không? Đó là vì 4 năm nữa, dù ông cố thay đổi đất nước tốt đến đâu, Obama không thể đứng đó tuyên thệ một lần nữa. Đây là lần cuối cùng trong cương vị Tổng thống tại chỗ đứng trang trọng nhất mà hơn 300 triệu người Mỹ dành cho ông.
Ông không thể phục vụ mấy chục năm trong một cái ghế. Hoa Kỳ luôn cần thay đổi và tiến lên phía trước.
Bốn năm nữa, Obama thành khách danh dự, và sẽ bay trên chiếc trực thăng ONE rời Capitol Hill, vẫy chào người dưới Mall trước khi về quê nhà ở Chicago. Đó là thông lệ tạm biệt các tổng thống Mỹ.
Muốn làm người Mỹ một ngày, chia sẻ cảm xúc Mỹ, bạn hãy đến National Mall trong ngày nhậm chức.
Bạn sẽ có cảm giác về những gì Tổng thống nói trên bục. Nhiều điều cũng đúng với ngoài đời, ngay trên Mall, dân chủ từ hoan hô đến huýt sáo, từ nhà vệ sinh đến người nhặt rác, từ khu dành riêng cho người khuyết tật đến sự nghiêm minh của pháp luật với những hàng rào an ninh, tất cả được che chắn bởi hai phố Independence và Constitution.
Bạn sẽ thấy giá trị Mỹ thật kinh ngạc. Và sẽ hiểu tại sao Obama lại rưng lệ “I want to take a look, one more time” khi để lại phía sau biển người trên National Mall.
Hiệu Minh. 22-01-2013
http://hieuminh.org/2013/01/23/lam-nguoi-my-trong-mot-ngay/