Tham Khảo

Thuật ứng xử của người Ba-tư

Lúc tôi ngồi ăn tối với vị chủ nhà người Iran vô cùng hoàn hảo cùng với bà mẹ, hai cô con gái và cậu con trai của chị, bữa ăn được dọn ra trên sàn nhà, trên một tấm thảm Ba-tư, cũng là lúc tôi

bbc.com
 
Julihana Valle BBC Travel
Những món ăn của người Iran Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Những món ăn của người Iran

"Befarmaeed," Fatimeh nói, tay ra dấu tỏ rõ ý nói tôi hãy ăn thêm.

Lúc tôi ngồi ăn tối với vị chủ nhà người Iran vô cùng hoàn hảo cùng với bà mẹ, hai cô con gái và cậu con trai của chị, bữa ăn được dọn ra trên sàn nhà, trên một tấm thảm Ba-tư, cũng là lúc tôi cảm thấy sẵn sàng để lần đầu tiên thực hành kỹ năng taarof căn bản của mình.

Tôi háo hức muốn ăn thêm món sabzi polo mahi ngon tuyệt vời (là một món cơm nấu với các loại gia vị, ăn với cá), nhưng trước khi nói lời 'vâng', tôi biết rằng tôi cần phải nói 'không' vài lần một cách rất cương quyết.

Tôi chưa từng nghe tới chữ taarof cho tới khi tôi du lịch đến Iran.

Thế giới Ba-tư này với cội rễ Ả-rập đã định hình một nghệ thuật ứng xử phức tạp, nơi mà ý nghĩa thực sự của những lời người ta nói ra không phải là ở lời nói, mà vượt ra ngoài đó nhiều.

Đó là một vũ điệu tinh tế trong việc giao tiếp, khi mà những người tham dự sẽ tiến - lui hết lần này qua lần khác.

Trong thế giới taarof, độ lịch sự chính là để tỏ thái độ kính trọng.

Mọi người luôn từ chối trong khi thật ra là họ muốn nhận, họ nói những điều họ không có ý như thế, thể hiện thái độ thật ra họ không cảm thấy thế, mời mọc trong khi thật ra không định mời, thay thế tin xấu bằng niềm hy vọng giả tạo.

Bằng cách đó, họ cố gắng nói điều họ 'ước gì xảy ra' mà không bao giờ thừa nhận rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Có một lần tôi trả cho người tài xế taxi ở Tehran 250.000 rial tiền đi xe, là khoản mà chúng tôi đã thoả thuận trước, sau khi mặc cả ráo riết. Kỳ cục thay, người tài xế từ chối không nhận.

Bản quyền hình ảnh Kaveh Kazemi/Getty Images
Image caption Ngay cả những tài xế taxi cũng có thể tỏ ra lịch sự bằng cách từ chối tiền khách trả cho tới khi người khách nài nỉ đủ mức

Ghabel nadare,” anh nói với nụ cười trên môi, tỏ ý không nhận tiền.

Tôi vò đầu bứt tai nài nỉ. Anh ta vẫn từ chối. Không biết làm thế nào, tôi cảm ơn anh ta bằng tiếng Farsi rồi rời xe, nhe răng cười. "Mọi thứ đều ổn," tôi nghĩ một cách ngờ vực.

"Anh ta taarofing đấy," bạn tôi Reza sau đó giải thích. "Tất nhiên là anh ta muốn bạn trả tiền rồi. Lẽ ra bạn phải nài nỉ thêm. Người tài xế tỏ ý tôn trọng bạn. Có luật bất thành văn là cần phải taarof qua hai, ba vòng, nài nỉ, từ chối, rồi lại nài nỉ, từ chối. Một khi nghi lễ này được thực hiện xong thì bạn có thể nói rằng bạn không muốn [bị coi là] thô lỗ. Trước tiên là cần lịch sự, nhưng cuối cùng thì luôn luôn là bạn phải trả tiền."

Tôi sau đó nghĩ lao lung về chuyện này, và băn khoăn tự hỏi liệu người tài xế sau đó có còn mỉm cười được nữa chăng.

Tuy cách ứng xử phải phép được áp dụng trên toàn thế giới, nhưng taarof khá khác thường qua cách thể hiện phức tạp hơn nhiều.

Trong mọi giao tiếp xã hội, từ chuyện mua rau quả cho tới đàm phán hạt nhân, cách ứng xử rất được coi trọng này là thước đo về cách mọi người phải đối xử với nhau ra sao.

Về mặt nguyên tắc thì cách giao tiếp này nhìn chung là tích cực, thể hiện sự tôn kính lẫn nhau, nhưng nó cũng có thể bị lạm dụng khi dùng không đúng cách, khi một bên tìm cách lợi dụng sự hào phóng của bên kia. Cách ứng xử đó bị coi là tiêu cực trong xã hội Iran, bởi nó thể hiện thái độ cao ngạo, thiếu khiêm nhường.

"Một nguyên tắc then chốt trong taarof là điều mà tôi gọi là 'chấp nhận mình ở thế chiếu dưới'," William O Beeman, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Minnesota và là chuyên gia chuyên nghiên cứu về Trung Đông, nói. "Các cá nhân sẽ tìm cách nâng cao địa vị của người khác, tự hạ thấp bản thân mình xuống."

Nghịch lý ở chỗ, ông giải thích, trong một xã hội phân tầng giai cấp rõ rệt như ở Iran, nơi ân huệ và sự phục vụ có thể được diễn giải tuỳ theo vị trí của người thực hiện hành vi, thái độ đó, thì cách ứng xử taarof "tạo ra sự bình ổn xã hội, bởi khi cả hai người cùng làm điều này thì họ tạo ra sự bình đẳng."

Bản quyền hình ảnh Julihana Valle
Image caption Khu đổ nát Gate of All Nations tại Persepolis thể hiện di sản Ba-tư ở Iran

Có một điều khiến Iran khác với các quốc gia khác ở Trung Đông là tính cách Ba-tư được duy trì trong các phong tục tập quán, ngôn ngữ và trong nhiều hình thức nghệ thuật phong phú, gồm cả trong văn học.

Rumi, Ferdowsi, Hafez và Omar Khayyam là những thi nhân mà những vần thơ của họ đã và vẫn đang được ca tụng cả ở phương Đông và phương Tây.

Người Iran tự hào về di sản của mình. "Nowruz [Năm mới Ba-tư] là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất của chúng tôi - chúng tôi vẫn nói tiếng Ba-tư [Farsi]. Chúng tôi là người Ba-tư trong huyết quản, trong tâm hồn, và điều này không thể thay đổi," Reza nói.

"Taarof đại diện cho bản tính tốt đẹp của người Iran. Trong nền văn hoá của chúng tôi, việc thể hiện bản thân một cách trực tiếp và khách quan là điều rất bất lịch sự," Fereshteh Najafi, một nghệ sỹ người Iran, giải thích.

"Với người Iran, điều quan trọng là phải luôn nói ra những lời tốt đẹp. Có thể là bởi tâm hồn Ba-tư của chúng tôi mang theo rất nhiều nét thơ. Những nhà triết học quan trọng nhất của chúng tôi là các thi nhận, hầu hết đều là người thời cổ, và ngôn ngữ thì đầy những lời tốt đẹp, những lời ca tụng, hầu hết đều là những từ ngữ có từ thời cổ xưa và vẫn hiện diện trong sách vở của chúng tôi ngày nay."

Một nét di sản Ba-tư khác nữa là lòng hiếu khách. Một vị khách ở Iran thì giống như một viên ngọc quý. Mọi người sẽ đều muốn thể hiện lòng hiếu khách bằng cách chia sẻ với bạn những thứ mà thực ra họ không có đủ để dùng, và đãi đằng bạn theo cách mà họ thực ra không đủ sức chi trả - taarof là một cách thể hiện lòng hiếu khách một cách trong sáng nhất.

Một lời mời thông thường, mời bạn ghé qua dùng trà, có thể được nâng lên thành lời mời nghỉ lại qua đêm. Việc hỏi đường có thể dẫn tới việc kết bạn với người thay vì chỉ đơn giản là chỉ hướng đi cho bạn thì người đó sẽ đưa bạn tới tận nơi.

Bởi người Iran thực sự rất nhã nhặn, ranh giới giữa những lời mời chân thành với cử chỉ lịch sự là rất mỏng manh.

"Bạn có thể đề nghị người khác chớ taarof," Fatimeh nói. Đó là người mới chỉ vừa gặp tôi, và đã tìm cách mời tôi nghỉ lại trên chính chiếc giường của chị và nói chị sẽ ngủ trên nền nhà. "Đôi khi có tác dụng, đôi khi không - bởi lời đề nghị đó bản thân nó cũng đã là một dạng taarof rồi."

Sự thật là taarof không có nghĩa là trông có vẻ taarof. Càng thể hiện ít lộ liễu thì bạn đã càng thành công trong việc này. Khi không rõ lắm, thì bí quyết là bạn nên nghĩ tới người khác, đặt nhu cầu của người đó lên trước.

Bài tiếng Anh

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thuật ứng xử của người Ba-tư

Lúc tôi ngồi ăn tối với vị chủ nhà người Iran vô cùng hoàn hảo cùng với bà mẹ, hai cô con gái và cậu con trai của chị, bữa ăn được dọn ra trên sàn nhà, trên một tấm thảm Ba-tư, cũng là lúc tôi

bbc.com
 
Julihana Valle BBC Travel
Những món ăn của người Iran Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Những món ăn của người Iran

"Befarmaeed," Fatimeh nói, tay ra dấu tỏ rõ ý nói tôi hãy ăn thêm.

Lúc tôi ngồi ăn tối với vị chủ nhà người Iran vô cùng hoàn hảo cùng với bà mẹ, hai cô con gái và cậu con trai của chị, bữa ăn được dọn ra trên sàn nhà, trên một tấm thảm Ba-tư, cũng là lúc tôi cảm thấy sẵn sàng để lần đầu tiên thực hành kỹ năng taarof căn bản của mình.

Tôi háo hức muốn ăn thêm món sabzi polo mahi ngon tuyệt vời (là một món cơm nấu với các loại gia vị, ăn với cá), nhưng trước khi nói lời 'vâng', tôi biết rằng tôi cần phải nói 'không' vài lần một cách rất cương quyết.

Tôi chưa từng nghe tới chữ taarof cho tới khi tôi du lịch đến Iran.

Thế giới Ba-tư này với cội rễ Ả-rập đã định hình một nghệ thuật ứng xử phức tạp, nơi mà ý nghĩa thực sự của những lời người ta nói ra không phải là ở lời nói, mà vượt ra ngoài đó nhiều.

Đó là một vũ điệu tinh tế trong việc giao tiếp, khi mà những người tham dự sẽ tiến - lui hết lần này qua lần khác.

Trong thế giới taarof, độ lịch sự chính là để tỏ thái độ kính trọng.

Mọi người luôn từ chối trong khi thật ra là họ muốn nhận, họ nói những điều họ không có ý như thế, thể hiện thái độ thật ra họ không cảm thấy thế, mời mọc trong khi thật ra không định mời, thay thế tin xấu bằng niềm hy vọng giả tạo.

Bằng cách đó, họ cố gắng nói điều họ 'ước gì xảy ra' mà không bao giờ thừa nhận rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Có một lần tôi trả cho người tài xế taxi ở Tehran 250.000 rial tiền đi xe, là khoản mà chúng tôi đã thoả thuận trước, sau khi mặc cả ráo riết. Kỳ cục thay, người tài xế từ chối không nhận.

Bản quyền hình ảnh Kaveh Kazemi/Getty Images
Image caption Ngay cả những tài xế taxi cũng có thể tỏ ra lịch sự bằng cách từ chối tiền khách trả cho tới khi người khách nài nỉ đủ mức

Ghabel nadare,” anh nói với nụ cười trên môi, tỏ ý không nhận tiền.

Tôi vò đầu bứt tai nài nỉ. Anh ta vẫn từ chối. Không biết làm thế nào, tôi cảm ơn anh ta bằng tiếng Farsi rồi rời xe, nhe răng cười. "Mọi thứ đều ổn," tôi nghĩ một cách ngờ vực.

"Anh ta taarofing đấy," bạn tôi Reza sau đó giải thích. "Tất nhiên là anh ta muốn bạn trả tiền rồi. Lẽ ra bạn phải nài nỉ thêm. Người tài xế tỏ ý tôn trọng bạn. Có luật bất thành văn là cần phải taarof qua hai, ba vòng, nài nỉ, từ chối, rồi lại nài nỉ, từ chối. Một khi nghi lễ này được thực hiện xong thì bạn có thể nói rằng bạn không muốn [bị coi là] thô lỗ. Trước tiên là cần lịch sự, nhưng cuối cùng thì luôn luôn là bạn phải trả tiền."

Tôi sau đó nghĩ lao lung về chuyện này, và băn khoăn tự hỏi liệu người tài xế sau đó có còn mỉm cười được nữa chăng.

Tuy cách ứng xử phải phép được áp dụng trên toàn thế giới, nhưng taarof khá khác thường qua cách thể hiện phức tạp hơn nhiều.

Trong mọi giao tiếp xã hội, từ chuyện mua rau quả cho tới đàm phán hạt nhân, cách ứng xử rất được coi trọng này là thước đo về cách mọi người phải đối xử với nhau ra sao.

Về mặt nguyên tắc thì cách giao tiếp này nhìn chung là tích cực, thể hiện sự tôn kính lẫn nhau, nhưng nó cũng có thể bị lạm dụng khi dùng không đúng cách, khi một bên tìm cách lợi dụng sự hào phóng của bên kia. Cách ứng xử đó bị coi là tiêu cực trong xã hội Iran, bởi nó thể hiện thái độ cao ngạo, thiếu khiêm nhường.

"Một nguyên tắc then chốt trong taarof là điều mà tôi gọi là 'chấp nhận mình ở thế chiếu dưới'," William O Beeman, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Minnesota và là chuyên gia chuyên nghiên cứu về Trung Đông, nói. "Các cá nhân sẽ tìm cách nâng cao địa vị của người khác, tự hạ thấp bản thân mình xuống."

Nghịch lý ở chỗ, ông giải thích, trong một xã hội phân tầng giai cấp rõ rệt như ở Iran, nơi ân huệ và sự phục vụ có thể được diễn giải tuỳ theo vị trí của người thực hiện hành vi, thái độ đó, thì cách ứng xử taarof "tạo ra sự bình ổn xã hội, bởi khi cả hai người cùng làm điều này thì họ tạo ra sự bình đẳng."

Bản quyền hình ảnh Julihana Valle
Image caption Khu đổ nát Gate of All Nations tại Persepolis thể hiện di sản Ba-tư ở Iran

Có một điều khiến Iran khác với các quốc gia khác ở Trung Đông là tính cách Ba-tư được duy trì trong các phong tục tập quán, ngôn ngữ và trong nhiều hình thức nghệ thuật phong phú, gồm cả trong văn học.

Rumi, Ferdowsi, Hafez và Omar Khayyam là những thi nhân mà những vần thơ của họ đã và vẫn đang được ca tụng cả ở phương Đông và phương Tây.

Người Iran tự hào về di sản của mình. "Nowruz [Năm mới Ba-tư] là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất của chúng tôi - chúng tôi vẫn nói tiếng Ba-tư [Farsi]. Chúng tôi là người Ba-tư trong huyết quản, trong tâm hồn, và điều này không thể thay đổi," Reza nói.

"Taarof đại diện cho bản tính tốt đẹp của người Iran. Trong nền văn hoá của chúng tôi, việc thể hiện bản thân một cách trực tiếp và khách quan là điều rất bất lịch sự," Fereshteh Najafi, một nghệ sỹ người Iran, giải thích.

"Với người Iran, điều quan trọng là phải luôn nói ra những lời tốt đẹp. Có thể là bởi tâm hồn Ba-tư của chúng tôi mang theo rất nhiều nét thơ. Những nhà triết học quan trọng nhất của chúng tôi là các thi nhận, hầu hết đều là người thời cổ, và ngôn ngữ thì đầy những lời tốt đẹp, những lời ca tụng, hầu hết đều là những từ ngữ có từ thời cổ xưa và vẫn hiện diện trong sách vở của chúng tôi ngày nay."

Một nét di sản Ba-tư khác nữa là lòng hiếu khách. Một vị khách ở Iran thì giống như một viên ngọc quý. Mọi người sẽ đều muốn thể hiện lòng hiếu khách bằng cách chia sẻ với bạn những thứ mà thực ra họ không có đủ để dùng, và đãi đằng bạn theo cách mà họ thực ra không đủ sức chi trả - taarof là một cách thể hiện lòng hiếu khách một cách trong sáng nhất.

Một lời mời thông thường, mời bạn ghé qua dùng trà, có thể được nâng lên thành lời mời nghỉ lại qua đêm. Việc hỏi đường có thể dẫn tới việc kết bạn với người thay vì chỉ đơn giản là chỉ hướng đi cho bạn thì người đó sẽ đưa bạn tới tận nơi.

Bởi người Iran thực sự rất nhã nhặn, ranh giới giữa những lời mời chân thành với cử chỉ lịch sự là rất mỏng manh.

"Bạn có thể đề nghị người khác chớ taarof," Fatimeh nói. Đó là người mới chỉ vừa gặp tôi, và đã tìm cách mời tôi nghỉ lại trên chính chiếc giường của chị và nói chị sẽ ngủ trên nền nhà. "Đôi khi có tác dụng, đôi khi không - bởi lời đề nghị đó bản thân nó cũng đã là một dạng taarof rồi."

Sự thật là taarof không có nghĩa là trông có vẻ taarof. Càng thể hiện ít lộ liễu thì bạn đã càng thành công trong việc này. Khi không rõ lắm, thì bí quyết là bạn nên nghĩ tới người khác, đặt nhu cầu của người đó lên trước.

Bài tiếng Anh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm