Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Thượng cấp cuả tôi
BĐQ Đoàn trọng Hiếu
Ngày xưa trong một đơn vị khi một thuộc cấp ca tụng cấp chỉ huy, dù rằng người đó xứng đáng, thì cũng bị liệt vào loại “những tên nâng bi”. Loại này, nhan nhản trong các đơn vị, thường được trọng dụng, hưởng nhiều bổng lộc. Con đường tiến thân của người đó cũng sẽ thênh thang. Còn một loại người sẵn sàng chỉ trích những sai lầm của cấp trên, vì họ không chấp nhận những tiêu cực, hoặc không muốn bị chỉ huy bởi cấp chỉ huy tồi. Loại người này, cũng không phải là ít, thường bị “đì sói trán”. Tuy nhiên, chính nhờ họ mà Miền Nam đã đứng vững được hơn 20 năm.
Hôm nay, sau 36 năm mất nước sống đời lưu vong, người lính trẻ nhất năm xưa nay cũng đã ngoài năm mươi, còn lại đa số cũng đã hoặc đang bước vào cái tuổi “cổ lai hy”. Nỗi đau không giữ được nước vẫn còn canh cánh bên lòng, trong khi niên trưởng, huynh trưởng cứ ngày một vơi đi theo năm tháng.
Đã từ lâu, các cấp chỉ huy cuả chúng ta không còn là những người đang nắm giữ quyền lực, vì thế nhắc đến những ưu điểm của họ không còn là thái độ “nâng bi”, mà là những món quà tinh thần dành cho nhau, là những kỷ niệm đáng trân trọng của một thời quân ngũ đã qua mà chúng ta đang cố công gìn giữ.Trong tâm tình này tôi xin nói đến một người có ảnh hưởng đến những năm tháng không thể nào quên trong những ngày “giầy sô áo trận” của tôi. Người đó là Trung Tá Lê Quý Dậu, ông tốt nghiệp Khoá 3 SQĐB Nha Trang, từng là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ52 BĐQ, và chức vụ sau cùng là Liên Đoàn Trưởng LĐ21 BĐQ.
Mấy tuần trước đây trên emailgroup của BĐQ có xuất hiện tin một chuẩn úy bị thương cụt hai chân được đơn vị trưởng cấp cho một xe jeep và tài xế xử dụng cho đến ngày “trời xập”. Việc hơi khó tin nhưng đó lại là sự thực vì tôi là nhân chứng, sự việc này đã nâng cao tinh thần chiến đấu của đám “sĩ quan cắc ké” chúng tôi lúc đó.
Số là vào khoảng tháng 5/1969, Chuẩn úy Phạm Xuân Quý, Khóa 26/ TBTĐ thuộc đại đội 2/TĐ52 BĐQ, bị trúng mìn của Việt cộng ngay khu cầu Rạch Chiếc đối diện hãng xi măng Hà Tiên, vết thương quá nặng đã cướp mất đôi chân cuả anh sát gần đến háng. Trong khi đang điều trị tại bệnh viện Cộng Hòa thì tại đơn vị, Đại úy Lê Quý Dậu được cử giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng thay thế Đại úy Nguyễn Văn Niên. Ngay những ngày đầu ông đã được Chuẩn úy Phạm Văn Mẫn chỉ huy hậu cứ, tường trình về trường hợp của Ch/u Quý và đề nghị xin cấp cho Quý phương tiện để tạm thời gia đình đi thăm viếng, cũng như trong thời gian đầu cần phải đi tái khám. Đ/u Dậu đã chấp thuận cấp cho Ch/u Quý tạm thời xử dụng chiếc xe jeep mang bảng số 035, có vẽ cái đầu cọp “chầng dzầng” ở kiếng xe phía trưởng xa với số 52 nằm ở dưới cằm và hàng chữ “Sấm Sét Miền Đông”. Rồi vì hành quân liên miên nên Đ/u Dậu cũng chẳng quan tâm đến nữa, hoặc có khi ông cũng còn chẳng nhớ đến đến viên Chuẩn úy bất hạnh ông cũng chưa gặp bao giờ. Còn Quý thì tuy kém may mắn nhưng cũng còn chút an ủi là được hưởng một sự quan tâm giúp đỡ từ một vị tiểu đoàn trưởng mà anh cũng chưa có một ngày phục vụ dưới quyền, cũng như chưa gặp Đ/u Dậu bao giờ. Nhưng chúng tôi những “thằng cắc ké 52” lúc đó thì rất nhớ, vì Quý nó là một trong những “thằng cắc ké” chúng tôi.
Khi ông thăng cấp Trung tá và đi khỏi tiểu đoàn thì Thiếu tá Trần Đình Nga về thay thế. Ông biết chuyện này nhưng lúc đó có thiếu xe cộ đâu mà cần lấy lại chiếc xe cũ làm gì. Hơn nữa, Th/U Mẫn chỉ huy hậu cứ cũng rất rộng rãi, và cư xử đẹp đối với anh em. Vì thế, cứ hai ba tháng Quý lại ghé hậu cứ đổ đầy bình xăng, cộng thêm “can sơ cua”, kèm thêm một bụng thịt chó, say ngất ngưởng. TĐ52 đã cung cấp cho Quý xe, và tài xế cho đến ngày “trời xập”. Tôi, là tên “cắc ké”ở TĐ52 lâu nhất từ cuối 68 đến cuối 74, biết rõ chuyện này, nên xin được đại diện cho đám “cắc ké” hoan hô tinh thần đùm bọc của quý anh, là các cấp chỉ huy đối với thuộc cấp là chúng tôi. Chính từ những hành động cao quý này mà ngày đó đám “cắc ké” chúng tôi cũng đã không quan ngại đến sinh mạng mình để mang lại vinh quang cho đơn vị.
Riêng với Trung tá Lê Quý Dậu thì ông đối với tôi có nhiều “ân oán giang hồ”. Có người thì bảo tôi “Anh làm gì mà bị ổng đì quá vậy”, trong khi người khác lại bảo “Anh là con gà của ông Dậu”. “Đì” hay “Gà” thì tôi xin phép được kể ra đây để quý anh cùng phán xét, và may ra “mua vui cũng được một vài trống canh”.
Số là đúng ngày 1-1-70 sau khi đi phép lấy vợ, vừa trở về đến đơn vị chưa kịp bỏ balô xuống thì nhận được lệnh lên BCH/TĐ lấy Sự Vụ Lệnh trình diện BCH/TƯ đi học khóa Rừng Núi Sình Lầy, Đ/u Phạm Văn Thương đại đội trưởng bảo tôi:
- Ông làm cái gì mà hết ông Niên, giờ đến ông Dậu đì ông quá vậy? Số ông là số con rệp. Liệu còn “xí quách” mà chạy không đấy?
- Chắc còn chạy nổi, mà sao bộ tiểu đoàn hết người rồi hay sao mà đè ngay thằng vừa lấy vợ bắt đi học RNSL? Mấy ông Th/u đàn anh đã ông nào đi đâu. Tôi là thằng nhỏ nhất thì lại bắt đi sớm nhất.
Và thế là ngày hôm sau tôi vác balô về trình diện Bộ Chỉ Huy Trung Ương rồi tháp tùng máy bay nhà binh ra Dục Mỹ theo học khoá 40 RNSL.
Rồi giữa năm 1970 sau khi hành quân vượt biên sang Kampuchia thì đơn vị được nghỉ dưỡng quân tại Sài Gòn, riêng tôi lại lãnh cái Sự Vụ Lệnh theo học Khóa Tiền Sát Viên Pháo Binh tại BKTĐ. Thế là mất toi những ngày “bát phố” Sài Gòn.
Cuối năm 1970, khi cả tiểu đoàn lại được nghỉ dưỡng quân tại Sài Gòn thì tôi lại được hân hạnh mang một trung đội đi tăng cường cho Tiểu Đoàn 6 Quân Cảnh để ngăn chặn anh em thương phế binh cắm dùi và biểu tình trước Hạ Viện, cũng như tham gia các cuộc hành quân cảnh sát, tuần cảnh hỗn hợp.
Như thế, so với những anh em khác thì rõ ràng là tôi bị “đì” quá đi đấy chứ phải không, quý vị?
Còn nói về việc “thăng quan tiến chức” trong suốt thời gian phục vụ dưới quyền ông, thì đời binh nghiệp của tôi cũng không được “hanh thông” cho lắm,
Đầu năm 1971, Chiến Đoàn 333 BĐQ, và Chiến Đoàn 5 BĐQ cùng Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ quần thảo với các công trường 5, 7, 9 của CSBV. Ròng rã hơn một tháng trời tại Đambe, vậy mà tôi cũng chẳng có được cái ngôi sao chì để cột dây câu cá.
Tháng 8/71 tôi đánh một trận đẹp như mơ giải tỏa Đồi Máu 46 tức Căn cứ ALFA do TĐ30 BĐQ trấn giữ, hy vọng vồ được cái lon trung úy. Ai dè đâu lon lá thì bên Sư Đoàn 25 BB lãnh giùm. Họ quẳng cho cái ngôi sao vàng làm thuốc bắc
“Mùa hè đỏ lửa” 72 tôi nhẩy vào Bình Long từ ngày đầu tiên khi cuộc chiến chưa bùng nổ, và trở ra ngày 5/7/72. Ngày 7/7/72 Tổng Thống Thiệu lên thị sát mặt trận tuyên bố mỗi quân nhân tử thủ Bình Long đều được thăng một cấp, nhưng rồi cũng lại vồ hụt cái lon “đại úy” để cuối cùng lãnh giải an ủi hai cái “ngôi sao vàng”.
Sau đó, tôi theo đơn vị tiếp tục lao vào các mặt trận khác như Bình Ba -Bình Giả, Hưng Lộc, Trảng Bom, giao chiến với các trung đoàn 33 và 274, chủ lực miền v...v… rồi lại chạm trán với đòan 429 đặc công tại mặt trận Búng Lái Thiêu. Tôi xém chết nhiều phen nhưng cũng chẳng được tí ti khen thưởng nào.
Như vậy, đúng là một phần tôi bị xếp quên, một phần thì vì binh chủng là con ghẻ nên bị bạc đãi cho ăn toàn xương xẩu, chỗ nào nặng thì đẩy vào; huy chương, thăng thưởng thì họ lấy. Nhiều khi cũng từ cái thân phận con ghẻ đó mà tôi đâm ra lại càng gắn bó với binh chủng với chiến hữu đồng cảnh ngộ hơn cũng chẳng biết chừng.
Có người thì lại bảo tôi là “con gà” của ông Dậu. Nói như vậy thì cũng đúng, vì trong thời gian tử thủ Bình Long thì hai đại đôi trưởng hy sinh, một đại đôi trưởng bị thương nặng, chỉ còn có mình tôi nên phải đảm nhiệm luôn hai đại đội 4&1. Còn hai đại đội 2&3 thì do đại úy Nguyễn Thế Kỳ, trưởng ban 3 tiểu đoàn tạm thời đảm nhiệm. Dĩ nhiên “không có chó bắt mèo ăn kít”, tôi trở thành “con gà” của ông từ ngày ấy. Sau này khi ông thuyên chuyển đi làm Liên Đoàn Phó LĐ2, cũng như khi làm Liên Đòan Trưởng LĐ21, ông có yêu cầu tôi đi theo ông nhưng tôi từ chối, vì tôi có máu cờ bạc nên thích con số 52 (bài tây có 52 con) mất rồi.
Ngày đi tù, lúc vừa bị đưa ra “Miền Bắc xã hội chủ nghiã” tôi ở chung trại với ông mấy tháng. Khoảng tháng 10/76, tôi phải chuyển đi trại khác, ông cho tôi một cái chăn dạ nhà binh và hơn chục viên Cloroquine kèm thêm lời dặn: “Tao biết thế đếch nào nó cũng đưa mình ra Bắc nên tao mang theo hai cái, lấy một cái đi mà dùng. Ráng giữ gìn sức khoẻ để còn may ra có ngày về”. Còn gì cảm động hơn tấm lòng cuả ông đối với tôi lúc đó, trong lúc mọi người cùng hoạn nạn mà ông đã chia xẻ cho tôi tấm chăn dạ, một vật tối cần thiết cho người tù để chống lại cái giá rét cuả núi rừng Việt Bắc. Ngày Quân Đội Hoa Kỳ tấn công Iraq năm 2002, ông gọi tôi vào lúc 3 giờ sáng để hỏi thăm và chia xẻ nỗi lo của ông về thằng con trai thứ ba cuả tôi đang ở trong binh chủng TQLC Hoa Kỳ.
Nói về Trung Tá Lê Quý Dậu mà không nói đến Trung tá Hồng Khắc Trân người mà chúng tôi quen gọi là “Hồng Giáo Chủ” thì quả là thiếu sót. Khi Đạị úy Lê Quý Dậu là tiểu đoàn trưởng 52 thì ông là tiểu đoàn phó. Nếu ví 52 như một gia đình thì ông là người mẹ luôn luôn lúc nào cũng bảo bọc con cái.
Nhớ ngày tôi vừa ra trường về trình diện tiểu đoàn, lúc đó ông làm trưởng ban 3 cho Thiếu tá Nguyễn Hiệp. Vừa thấy mặt tôi ông đã hỏi “Toa biết mặt tiểu đoàn trưởng chưa? Chưa biết thì lặn luôn đừng để ổng biết mặt. Xuống đại đội chỉ huy nghỉ tạm đợi Đại uý Niên phân phối xuống đại đội.”
Có lần tôi bị Thiếu tá Nguyễn Hiệp đuổi ra khỏi phòng họp chỉ vì cái tội là “đại đội phó” mà ông thì không họp với đại đội phó. Thế là Đại uý Hồng Khắc Trân kéo tôi ra ngoài “Toa về nói với Đại uý Thương mai khỏi hành quân. Moa sẽ cho thằng khác thế vào. Tự dưng được nghỉ đã quá ha!” Còn lần tôi “dù” về nhà ít ngày bị Thiếu tá Dậu “dũa” thảm thiết và kêu trung sĩ Tám làm giấy phạt “4 ngày trọng cấm”, ông ghé vào tai tôi “Về đại đội đi. Mi đứng đây làm chi cho ổng ngứa mắt. Một lát tao năn nỉ cho”. Quả nhiên lúc 9 giờ tối Thiếu tá Dậu gọi tôi lên sỉ vả vài câu nào là “Sĩ quan vô kỷ luật, đi cho đã về lại còn cứng đầu vân... vân, và vân… vân”. Sau đó ông cầm tờ giấy phạt đưa tôi “Này! Cầm về làm kỷ niệm. Sĩ quan phải làm gương không được bê bối nghe chưa?”
Hai tháng sau vụ bê bối này ông giao cho tôi nắm đại đội 4/52 lúc đó tôi vừa mang Thiếu uý được 15 tháng, và tôi giữ nhiệm vụ này đúng 3 năm cho đến khi thăng cấp đại uý thì tôi rời khỏi tiểu đoàn.
Ngày nay tôi viết những dòng này không những để “nâng bi” các ông một tí, mà còn muốn nói lên tấm lòng cuả các ông, cuả một cấp chỉ huy đối với một thuộc cấp trong, cũng như sau cuộc chiến, và ngay cả trong những khi hoạn nạn. Được sống và chiến đấu bên cạnh những cấp chỉ huy như các ông thì dù cho có “ba chìm bẩy nổi chín cái long đong” cũng chẳng có gì mà phải ân hận hối tiếc. Nếu được làm lại từ đầu thì tôi cũng vẫn sẽ làm như 43 năm trước đây tôi đã từng làm.
“Biệt Động Quân một ngày là Biệt Động Quân cả đời”.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so33/thuongcapcuatoi.htm
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Thượng cấp cuả tôi
BĐQ Đoàn trọng Hiếu
Ngày xưa trong một đơn vị khi một thuộc cấp ca tụng cấp chỉ huy, dù rằng người đó xứng đáng, thì cũng bị liệt vào loại “những tên nâng bi”. Loại này, nhan nhản trong các đơn vị, thường được trọng dụng, hưởng nhiều bổng lộc. Con đường tiến thân của người đó cũng sẽ thênh thang. Còn một loại người sẵn sàng chỉ trích những sai lầm của cấp trên, vì họ không chấp nhận những tiêu cực, hoặc không muốn bị chỉ huy bởi cấp chỉ huy tồi. Loại người này, cũng không phải là ít, thường bị “đì sói trán”. Tuy nhiên, chính nhờ họ mà Miền Nam đã đứng vững được hơn 20 năm.
Hôm nay, sau 36 năm mất nước sống đời lưu vong, người lính trẻ nhất năm xưa nay cũng đã ngoài năm mươi, còn lại đa số cũng đã hoặc đang bước vào cái tuổi “cổ lai hy”. Nỗi đau không giữ được nước vẫn còn canh cánh bên lòng, trong khi niên trưởng, huynh trưởng cứ ngày một vơi đi theo năm tháng.
Đã từ lâu, các cấp chỉ huy cuả chúng ta không còn là những người đang nắm giữ quyền lực, vì thế nhắc đến những ưu điểm của họ không còn là thái độ “nâng bi”, mà là những món quà tinh thần dành cho nhau, là những kỷ niệm đáng trân trọng của một thời quân ngũ đã qua mà chúng ta đang cố công gìn giữ.Trong tâm tình này tôi xin nói đến một người có ảnh hưởng đến những năm tháng không thể nào quên trong những ngày “giầy sô áo trận” của tôi. Người đó là Trung Tá Lê Quý Dậu, ông tốt nghiệp Khoá 3 SQĐB Nha Trang, từng là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ52 BĐQ, và chức vụ sau cùng là Liên Đoàn Trưởng LĐ21 BĐQ.
Mấy tuần trước đây trên emailgroup của BĐQ có xuất hiện tin một chuẩn úy bị thương cụt hai chân được đơn vị trưởng cấp cho một xe jeep và tài xế xử dụng cho đến ngày “trời xập”. Việc hơi khó tin nhưng đó lại là sự thực vì tôi là nhân chứng, sự việc này đã nâng cao tinh thần chiến đấu của đám “sĩ quan cắc ké” chúng tôi lúc đó.
Số là vào khoảng tháng 5/1969, Chuẩn úy Phạm Xuân Quý, Khóa 26/ TBTĐ thuộc đại đội 2/TĐ52 BĐQ, bị trúng mìn của Việt cộng ngay khu cầu Rạch Chiếc đối diện hãng xi măng Hà Tiên, vết thương quá nặng đã cướp mất đôi chân cuả anh sát gần đến háng. Trong khi đang điều trị tại bệnh viện Cộng Hòa thì tại đơn vị, Đại úy Lê Quý Dậu được cử giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng thay thế Đại úy Nguyễn Văn Niên. Ngay những ngày đầu ông đã được Chuẩn úy Phạm Văn Mẫn chỉ huy hậu cứ, tường trình về trường hợp của Ch/u Quý và đề nghị xin cấp cho Quý phương tiện để tạm thời gia đình đi thăm viếng, cũng như trong thời gian đầu cần phải đi tái khám. Đ/u Dậu đã chấp thuận cấp cho Ch/u Quý tạm thời xử dụng chiếc xe jeep mang bảng số 035, có vẽ cái đầu cọp “chầng dzầng” ở kiếng xe phía trưởng xa với số 52 nằm ở dưới cằm và hàng chữ “Sấm Sét Miền Đông”. Rồi vì hành quân liên miên nên Đ/u Dậu cũng chẳng quan tâm đến nữa, hoặc có khi ông cũng còn chẳng nhớ đến đến viên Chuẩn úy bất hạnh ông cũng chưa gặp bao giờ. Còn Quý thì tuy kém may mắn nhưng cũng còn chút an ủi là được hưởng một sự quan tâm giúp đỡ từ một vị tiểu đoàn trưởng mà anh cũng chưa có một ngày phục vụ dưới quyền, cũng như chưa gặp Đ/u Dậu bao giờ. Nhưng chúng tôi những “thằng cắc ké 52” lúc đó thì rất nhớ, vì Quý nó là một trong những “thằng cắc ké” chúng tôi.
Khi ông thăng cấp Trung tá và đi khỏi tiểu đoàn thì Thiếu tá Trần Đình Nga về thay thế. Ông biết chuyện này nhưng lúc đó có thiếu xe cộ đâu mà cần lấy lại chiếc xe cũ làm gì. Hơn nữa, Th/U Mẫn chỉ huy hậu cứ cũng rất rộng rãi, và cư xử đẹp đối với anh em. Vì thế, cứ hai ba tháng Quý lại ghé hậu cứ đổ đầy bình xăng, cộng thêm “can sơ cua”, kèm thêm một bụng thịt chó, say ngất ngưởng. TĐ52 đã cung cấp cho Quý xe, và tài xế cho đến ngày “trời xập”. Tôi, là tên “cắc ké”ở TĐ52 lâu nhất từ cuối 68 đến cuối 74, biết rõ chuyện này, nên xin được đại diện cho đám “cắc ké” hoan hô tinh thần đùm bọc của quý anh, là các cấp chỉ huy đối với thuộc cấp là chúng tôi. Chính từ những hành động cao quý này mà ngày đó đám “cắc ké” chúng tôi cũng đã không quan ngại đến sinh mạng mình để mang lại vinh quang cho đơn vị.
Riêng với Trung tá Lê Quý Dậu thì ông đối với tôi có nhiều “ân oán giang hồ”. Có người thì bảo tôi “Anh làm gì mà bị ổng đì quá vậy”, trong khi người khác lại bảo “Anh là con gà của ông Dậu”. “Đì” hay “Gà” thì tôi xin phép được kể ra đây để quý anh cùng phán xét, và may ra “mua vui cũng được một vài trống canh”.
Số là đúng ngày 1-1-70 sau khi đi phép lấy vợ, vừa trở về đến đơn vị chưa kịp bỏ balô xuống thì nhận được lệnh lên BCH/TĐ lấy Sự Vụ Lệnh trình diện BCH/TƯ đi học khóa Rừng Núi Sình Lầy, Đ/u Phạm Văn Thương đại đội trưởng bảo tôi:
- Ông làm cái gì mà hết ông Niên, giờ đến ông Dậu đì ông quá vậy? Số ông là số con rệp. Liệu còn “xí quách” mà chạy không đấy?
- Chắc còn chạy nổi, mà sao bộ tiểu đoàn hết người rồi hay sao mà đè ngay thằng vừa lấy vợ bắt đi học RNSL? Mấy ông Th/u đàn anh đã ông nào đi đâu. Tôi là thằng nhỏ nhất thì lại bắt đi sớm nhất.
Và thế là ngày hôm sau tôi vác balô về trình diện Bộ Chỉ Huy Trung Ương rồi tháp tùng máy bay nhà binh ra Dục Mỹ theo học khoá 40 RNSL.
Rồi giữa năm 1970 sau khi hành quân vượt biên sang Kampuchia thì đơn vị được nghỉ dưỡng quân tại Sài Gòn, riêng tôi lại lãnh cái Sự Vụ Lệnh theo học Khóa Tiền Sát Viên Pháo Binh tại BKTĐ. Thế là mất toi những ngày “bát phố” Sài Gòn.
Cuối năm 1970, khi cả tiểu đoàn lại được nghỉ dưỡng quân tại Sài Gòn thì tôi lại được hân hạnh mang một trung đội đi tăng cường cho Tiểu Đoàn 6 Quân Cảnh để ngăn chặn anh em thương phế binh cắm dùi và biểu tình trước Hạ Viện, cũng như tham gia các cuộc hành quân cảnh sát, tuần cảnh hỗn hợp.
Như thế, so với những anh em khác thì rõ ràng là tôi bị “đì” quá đi đấy chứ phải không, quý vị?
Còn nói về việc “thăng quan tiến chức” trong suốt thời gian phục vụ dưới quyền ông, thì đời binh nghiệp của tôi cũng không được “hanh thông” cho lắm,
Đầu năm 1971, Chiến Đoàn 333 BĐQ, và Chiến Đoàn 5 BĐQ cùng Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ quần thảo với các công trường 5, 7, 9 của CSBV. Ròng rã hơn một tháng trời tại Đambe, vậy mà tôi cũng chẳng có được cái ngôi sao chì để cột dây câu cá.
Tháng 8/71 tôi đánh một trận đẹp như mơ giải tỏa Đồi Máu 46 tức Căn cứ ALFA do TĐ30 BĐQ trấn giữ, hy vọng vồ được cái lon trung úy. Ai dè đâu lon lá thì bên Sư Đoàn 25 BB lãnh giùm. Họ quẳng cho cái ngôi sao vàng làm thuốc bắc
“Mùa hè đỏ lửa” 72 tôi nhẩy vào Bình Long từ ngày đầu tiên khi cuộc chiến chưa bùng nổ, và trở ra ngày 5/7/72. Ngày 7/7/72 Tổng Thống Thiệu lên thị sát mặt trận tuyên bố mỗi quân nhân tử thủ Bình Long đều được thăng một cấp, nhưng rồi cũng lại vồ hụt cái lon “đại úy” để cuối cùng lãnh giải an ủi hai cái “ngôi sao vàng”.
Sau đó, tôi theo đơn vị tiếp tục lao vào các mặt trận khác như Bình Ba -Bình Giả, Hưng Lộc, Trảng Bom, giao chiến với các trung đoàn 33 và 274, chủ lực miền v...v… rồi lại chạm trán với đòan 429 đặc công tại mặt trận Búng Lái Thiêu. Tôi xém chết nhiều phen nhưng cũng chẳng được tí ti khen thưởng nào.
Như vậy, đúng là một phần tôi bị xếp quên, một phần thì vì binh chủng là con ghẻ nên bị bạc đãi cho ăn toàn xương xẩu, chỗ nào nặng thì đẩy vào; huy chương, thăng thưởng thì họ lấy. Nhiều khi cũng từ cái thân phận con ghẻ đó mà tôi đâm ra lại càng gắn bó với binh chủng với chiến hữu đồng cảnh ngộ hơn cũng chẳng biết chừng.
Có người thì lại bảo tôi là “con gà” của ông Dậu. Nói như vậy thì cũng đúng, vì trong thời gian tử thủ Bình Long thì hai đại đôi trưởng hy sinh, một đại đôi trưởng bị thương nặng, chỉ còn có mình tôi nên phải đảm nhiệm luôn hai đại đội 4&1. Còn hai đại đội 2&3 thì do đại úy Nguyễn Thế Kỳ, trưởng ban 3 tiểu đoàn tạm thời đảm nhiệm. Dĩ nhiên “không có chó bắt mèo ăn kít”, tôi trở thành “con gà” của ông từ ngày ấy. Sau này khi ông thuyên chuyển đi làm Liên Đoàn Phó LĐ2, cũng như khi làm Liên Đòan Trưởng LĐ21, ông có yêu cầu tôi đi theo ông nhưng tôi từ chối, vì tôi có máu cờ bạc nên thích con số 52 (bài tây có 52 con) mất rồi.
Ngày đi tù, lúc vừa bị đưa ra “Miền Bắc xã hội chủ nghiã” tôi ở chung trại với ông mấy tháng. Khoảng tháng 10/76, tôi phải chuyển đi trại khác, ông cho tôi một cái chăn dạ nhà binh và hơn chục viên Cloroquine kèm thêm lời dặn: “Tao biết thế đếch nào nó cũng đưa mình ra Bắc nên tao mang theo hai cái, lấy một cái đi mà dùng. Ráng giữ gìn sức khoẻ để còn may ra có ngày về”. Còn gì cảm động hơn tấm lòng cuả ông đối với tôi lúc đó, trong lúc mọi người cùng hoạn nạn mà ông đã chia xẻ cho tôi tấm chăn dạ, một vật tối cần thiết cho người tù để chống lại cái giá rét cuả núi rừng Việt Bắc. Ngày Quân Đội Hoa Kỳ tấn công Iraq năm 2002, ông gọi tôi vào lúc 3 giờ sáng để hỏi thăm và chia xẻ nỗi lo của ông về thằng con trai thứ ba cuả tôi đang ở trong binh chủng TQLC Hoa Kỳ.
Nói về Trung Tá Lê Quý Dậu mà không nói đến Trung tá Hồng Khắc Trân người mà chúng tôi quen gọi là “Hồng Giáo Chủ” thì quả là thiếu sót. Khi Đạị úy Lê Quý Dậu là tiểu đoàn trưởng 52 thì ông là tiểu đoàn phó. Nếu ví 52 như một gia đình thì ông là người mẹ luôn luôn lúc nào cũng bảo bọc con cái.
Nhớ ngày tôi vừa ra trường về trình diện tiểu đoàn, lúc đó ông làm trưởng ban 3 cho Thiếu tá Nguyễn Hiệp. Vừa thấy mặt tôi ông đã hỏi “Toa biết mặt tiểu đoàn trưởng chưa? Chưa biết thì lặn luôn đừng để ổng biết mặt. Xuống đại đội chỉ huy nghỉ tạm đợi Đại uý Niên phân phối xuống đại đội.”
Có lần tôi bị Thiếu tá Nguyễn Hiệp đuổi ra khỏi phòng họp chỉ vì cái tội là “đại đội phó” mà ông thì không họp với đại đội phó. Thế là Đại uý Hồng Khắc Trân kéo tôi ra ngoài “Toa về nói với Đại uý Thương mai khỏi hành quân. Moa sẽ cho thằng khác thế vào. Tự dưng được nghỉ đã quá ha!” Còn lần tôi “dù” về nhà ít ngày bị Thiếu tá Dậu “dũa” thảm thiết và kêu trung sĩ Tám làm giấy phạt “4 ngày trọng cấm”, ông ghé vào tai tôi “Về đại đội đi. Mi đứng đây làm chi cho ổng ngứa mắt. Một lát tao năn nỉ cho”. Quả nhiên lúc 9 giờ tối Thiếu tá Dậu gọi tôi lên sỉ vả vài câu nào là “Sĩ quan vô kỷ luật, đi cho đã về lại còn cứng đầu vân... vân, và vân… vân”. Sau đó ông cầm tờ giấy phạt đưa tôi “Này! Cầm về làm kỷ niệm. Sĩ quan phải làm gương không được bê bối nghe chưa?”
Hai tháng sau vụ bê bối này ông giao cho tôi nắm đại đội 4/52 lúc đó tôi vừa mang Thiếu uý được 15 tháng, và tôi giữ nhiệm vụ này đúng 3 năm cho đến khi thăng cấp đại uý thì tôi rời khỏi tiểu đoàn.
Ngày nay tôi viết những dòng này không những để “nâng bi” các ông một tí, mà còn muốn nói lên tấm lòng cuả các ông, cuả một cấp chỉ huy đối với một thuộc cấp trong, cũng như sau cuộc chiến, và ngay cả trong những khi hoạn nạn. Được sống và chiến đấu bên cạnh những cấp chỉ huy như các ông thì dù cho có “ba chìm bẩy nổi chín cái long đong” cũng chẳng có gì mà phải ân hận hối tiếc. Nếu được làm lại từ đầu thì tôi cũng vẫn sẽ làm như 43 năm trước đây tôi đã từng làm.
“Biệt Động Quân một ngày là Biệt Động Quân cả đời”.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so33/thuongcapcuatoi.htm
Sinh Tồn chuyển