Hình Ảnh & Sự Kiện

Thụy Điển: Quốc gia gần như hoàn hảo, ‘xây dựng đất nước bằng… niềm tin’

Thụy Điển là một trong những quốc gia có thuế suất cao nhất thế giới. Chẳng hạn, bạn có mức lương là 72.000 đô la Mỹ/năm (khoảng 6.000 đô la Mỹ/tháng), bạn sẽ phải trả 31% cho thuế thu nhập


Thụy Điển: Quốc gia gần như hoàn hảo, ‘xây dựng đất nước bằng… niềm tin’


Luôn được biết đến như một trong những quốc gia hạnh phúc, văn minh và đáng sống nhất thế giới, Thụy Điển có nhiều điều khiến thế giới phải nể phục và ước ao.

Minh bạch trong các khoản chi tiêu từ thuế


  Trong tiếng Thụy Điển, từ thuế – skatt – còn có một nghĩa thứ hai, đó là: kho báu.

Thụy Điển là một trong những quốc gia có thuế suất cao nhất thế giới. Chẳng hạn, bạn có mức lương là 72.000 đô la Mỹ/năm (khoảng 6.000 đô la Mỹ/tháng), bạn sẽ phải trả 31% cho thuế thu nhập. Trên tổng số lương đó, người sử dụng lao động sẽ phải trả thêm 31,42% cho bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thuế thu nhập gồm hai nguồn chính là thu nhập của người lao động và phí bảo hiểm xã hội của người lao động do người sử dụng lao động đóng.

Sau khi thu thuế, chính quyền vùng có trách nhiệm dùng ngân sách đó để đầu tư cơ sở hạ tầng liên vùng như đường sá, cầu cống, bệnh viện lớn. Chính quyền đô thị và tỉnh chịu trách nhiệm về an ninh, môi trường, chăm sóc y tế và giáo dục cho người dân, từ mầm non tới các cơ sở dưỡng lão.



Trụ sở Cục Thuế Thụy Điển, cơ quan được người dân yêu quý


Đóng thuế cao như vậy, nhưng mọi người dân Thụy Điển và cả những người nước ngoài sống ở Thụy Điển đều vui vẻ, không một chút phàn nàn. Ông Henrik Berggren, nhà báo, nhà sử học Thụy Điển lý giải, sở dĩ người dân hài lòng khi đóng thuế bởi họ tin chính quyền sử dụng tiền thuế của họ một cách đúng đắn và hiệu quả.

Để có được niềm tin đó, nhà nước và các cơ quan công quyền phải chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị quốc gia một cách minh bạch, trong sạch và trao quyền kiểm soát thông tin cởi mở gần như tuyệt đối cho báo chí và công chúng.

Được biết, Thụy Điển là nước ít tham nhũng thứ 4 trong danh sách nhận thức tham nhũng (CPI) của Tổ chức minh bạch Thế giới năm 2016. Quốc vương Thụy Điển từng đến Việt Nam và Thái Lan bằng máy bay dân dụng mà không sử dụng chế độ chuyên cơ. Những chi tiêu của bộ máy hành chính được công khai trên website của chính phủ nước này.

Bất kỳ người dân nào cũng có quyền yêu cầu tiếp cận thông tin, kiểm soát từng khoản chi tiêu hay giám sát những quyết định của bất kỳ quan chức hay cơ quan công quyền nào.

Báo chí Thụy Điển đã nhiều lần yêu cầu văn phòng chính phủ công khai những hóa đơn tiếp khách, trong đó có giá của từng món ăn, từng chai rượu, để dư luận đánh giá xem chi tiêu như vậy có lãng phí hay không.

Chính phủ có thể lo… tất cả!

Khi gọi taxi ở Thụy Điển, dù khoảng cách xa hay gần, bạn chỉ phải trả một khoản tiền tương đương giá mở cửa là 10 SEK (khoảng 30.000 đồng). Số tiền còn lại do… nhà nước (bảo hiểm xã hội) chi trả.

Khi người phụ nữ sinh con, cả hai vợ chồng sẽ được nghỉ 16 tháng mà vẫn hưởng 80% thu nhập. Bố và mẹ có thể chọn cách nghỉ liên tục hoặc nghỉ cách quãng cho tới khi con được 8 tuổi. Người bố được nghỉ tối thiểu 60 ngày để chăm sóc vợ và con. Nếu bố và mẹ chia đôi mỗi người nghỉ tám tháng thì nhà nước sẽ thưởng thêm cho vợ chồng khoảng 1.000 đô la Mỹ. Mỗi đứa trẻ sinh ra được trợ cấp tiền đến 16 tuổi, mỗi tháng khoảng 150 đô-la.


Khi người phụ nữ sinh con, cả hai vợ chồng sẽ được nghỉ 16 tháng mà vẫn hưởng 80% thu nhập

Đặc biệt, một người không có tài sản cũng vẫn sống được ở Thụy Điển, bởi họ được hưởng trợ cấp xã hội. Nếu mắc bệnh, họ sẽ được nằm bệnh viện với đầy đủ chế độ chăm sóc y tế và thuốc men. Nếu không may qua đời, các cơ sở dịch vụ công sẽ đưa xe tới chở thi hài đi. Sau đó, họ sẽ lo liệu đầy đủ tang lễ, từ áo quan, tới các thủ tục nhà thờ, thậm chí cả hoa trong lễ tang đều được chuẩn bị chu đáo. Thân nhân của người đã khuất không phải chi bất cứ đồng nào, làm bất cứ việc gì, ngoại trừ… đứng đáp lễ.

Đất nước được xây dựng bằng… niềm tin

Một ngày tháng 11/2016, một cơn bão tuyết bất ngờ tràn xuống Stockholm trong khi cả thành phố chưa có bất kỳ một sự chuẩn bị nào: Những chiếc ô tô chưa được thay bánh xe mùa Đông, những đôi ủng tuyết vẫn nằm im lìm trong kho, những công nhân lái xe dọn tuyết làm việc bán thời gian vẫn chưa vào mùa làm việc… Stockholm bỗng chốc bị “đình công”: Hệ thống xe bus tạm ngừng hoạt động, bọn trẻ được nhà trường gửi về nhà, nhiều người lái xe ô tô phải bỏ xe lại trên phố và đi bộ và phần đông các nhân viên công sở mắc kẹt ở văn phòng mà không biết tìm cách về nhà.



“Ngày mai mọi chuyện lại ổn thôi. Chính quyền thành phố sẽ giải quyết nhanh gọn việc này”.


Trong tình huống hỗn loạn đó, những công dân Thụy Điển vẫn bình tĩnh và thản nhiên. Họ trò chuyện với nhau một cách lạc quan rằng:“Ngày mai mọi chuyện lại ổn thôi. Chính quyền thành phố sẽ giải quyết nhanh gọn việc này”. Cho dù ngoài trời tuyết vẫn rơi dày đặc, đến mức, những chiếc xe cào tuyết cũng không thể di chuyển, người ta vẫn có một niềm tin mạnh mẽ đến vậy… Và sáng sớm hôm sau, chưa đầy 8 tiếng đồng hồ, tuyết vẫn rơi, nhưng giao thông đã hoàn toàn thông suốt.

Người dân tin vào chính quyền và họ cũng tin tưởng nhau… Để làm được điều này, xã hội Thụy Điển có hai tiền đề vô cùng quan trọng: Ý thức tự giác của người dân và một hệ thống điều hành minh bạch và liên kết cao của chính quyền.

Hiểu Minh

Bí quyết thành công giáo dục Thụy Điển: Tôn trọng người khác là thói quen trong cuộc sống hằng ngày


“Không có quy định về lễ phục chính thức, không có diễn văn khai mạc, chỉ có ban nhạc biểu diễn với bản nhạc mở màn và sau đó là không khí rất hòa ái thân thiện. Thị trưởng thành phố không mặc âu phục, ông và các nhân viên của mình chỉ xuất hiện vài phút trên sân khấu và sau đó là một bữa tiệc nhẹ vui vẻ mà thân ái”.

Đây là cách mà Zhu được chào đón khi bắt đầu cuộc sống du học ở Thuỵ Điển. Zhu Jieyu là một bác sĩ thực tập tốt nghiệp trường Đại học y khoa Đài Loan và dành được học bổng trong chương trình trao đổi sinh viên của Bộ giáo dục Đài Loan với Thụy Điển. Trải nghiệm du học ngắn ngủi ở đất nước Bắc Âu nằm trong tốp các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới này khiến Zhu đã thật sự ngỡ ngàng, bởi nó khác xa với các nước ở Châu Á và Đài Loan.


Những người bạn Thụy Điển rất thân thiện dễ gần. 

Nổi tiếng là những người có gu thời trang, tuy nhiên người Thụy Điển mặc rất đơn giản, thậm chí Zhu thường xuyên thấy họ mặc các bộ đồ giống hệt nhau. Những tông màu trung tính, không quá màu mè như màu đen, kem, màu be, trắng, xanh navy rất được ưa chuộng. Họ cũng có thể thoải mái mặc đồ jeans khi đi làm, ngoại trừ trong các cuộc hẹn quan trọng với khách hàng nước ngoài hay các sự kiện. Hầu hết công chức trong cơ quan của nhà nước hay kể cả giảng viên đại học, công sở… đều không đòi hỏi phải ăn mặc trịnh trọng theo đồng phục.

Bắt đầu vào buổi tiệc mọi người có thể trò chuyện, đi lại chia sẻ để trao đổi thông tin với người khác một cách rất tự do thoải mái và thân thiện. Quan chức thành phố cũng giống như bậc cha chú trong gia đình, thân thiện vui vẻ nói tiếng địa phương giới thiệu chung về thành phố. Đây là ấn tượng đầu tiên của tôi về người dân Thụy Điển: ‘Tất cả mọi người đều như nhau’. Tuổi tác hay chức vụ, tất cả không thể đại biểu cho bản thân bạn, bởi bạn chính là bạn“.

Tóc vàng mắt xanh, hay người da đen, da vàng đều bình đẳng

Trong các lớp học “The Global Teacher in a Multicultural Classroom” (Giáo viên toàn cầu trong lớp học đa văn hóa), Zhu phát hiện ra rằng, hóa ra một lớp học với toàn là trẻ em da trắng tóc vàng mắt xanh ở Thụy Điển trong trí tưởng tượng của nhiều người là hoàn toàn không đúng. Với vai trò chịu trách nhiệm về vấn đề người tị nạn của Liên hiệp quốc, lại thêm chính sách di dân tương đối nới lỏng nên Thuỵ Điển là quốc gia đa sắc tộc với đủ cả người da đen, da vàng, da trắng.

Có một điều khoản về giá trị quan mà những người công tác trong ngành giáo dục cần truyền thụ lại cho trẻ nhỏ, đó là “Tôn trọng, bình đẳng và không kỳ thị”.

Sự ồn áo háo hức của bọn trẻ làm các thầy cô giáo cố gắng tìm mọi cách để kìm chế và nói với lũ trẻ: “Các con có tinh thần hăng hái phát biểu như vậy là rất tốt, thế nhưng những vị khách của chúng ta không hiểu tiếng Thụy Điển. Nếu các con muốn chia sẻ và giao lưu với họ có lẽ nên dùng tiếng Anh thì tốt hơn. Nếu các con không biết nói sao với họ, các cô có thể giúp nhưng cô muốn các con từng bạn một hãy thử luyện tập xem sao”.


Cô bác sĩ trẻ trở thành tiêu điểm chú ý của tất cả bọn trẻ. 
Tôn trọng người khác đã trở thành một thói quen trong cuộc sống hằng ngày


“Rất nhiều lần tôi tới nhà ăn của trường ăn cơm, trong khi ăn và chuẩn bị ăn xong tôi phát hiện những người bạn Thụy Điển của mình đang nói tiếng Thụy Điển thì liền chuyển sang nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Mang theo tâm trạng có đôi chút tò mò, ăn xong tôi qua bàn họ và hỏi ‘Hằng ngày các bạn đều dùng tiếng Anh để trò chuyện à?’. Câu trả lời của họ đã khiến tôi ngạc nhiên và nhận ra đây là một nét đẹp văn hóa trong phong cách sống của họ.

‘À, đương nhiên là không rồi. Chúng tôi chỉ cảm thấy nếu có những người nước ngoài xung quanh, thì cho dù họ không tham gia cuộc trò chuyện nhưng họ có thể nghe thấy chúng tôi đang nói chuyện gì sẽ tốt hơn. Đây là sự tôn trọng đối với những người có mặt’.

Tôi bừng tỉnh, hóa ra người Thụy Điển từ nhỏ đã được giáo dục để biến sự tôn trọng người khác trở thành một thói quen thường ngày trong cuộc sống”.


Được đến các trường mầm non và tiểu học tham quan là một cơ hội quý giá giúp Zhu có cơ hội tiếp túc với những đứa trẻ và các giáo viên người bản xứ. 

Trẻ nhỏ đến trường không cần mang cặp sách, thậm chí không cần mang một cái bút

Thầy hiệu trưởng cũng chia sẻ rằng: “Trẻ nhỏ đến trường không cần mang cặp sách, thậm chí không cần mang một cái bút”.

Nguyên nhân vì trẻ đến trường là để tiếp nhận sự giáo dục, và nhiệm vụ của các giáo viên là bằng nguồn tài nguyên hữu hạn vốn có của trường thiết kế chương trình học giúp trẻ đạt được mục đích đó. Nếu một cô giáo mỹ thuật muốn lên lớp dạy các con vẽ bằng màu nước thì cần đảm bảo nhà trường cung cấp đủ cho mỗi con dụng cụ học, chứ không thể bắt trẻ tự chuẩn bị.

Tâm lý trẻ thường có sự so sánh, chúng sẽ so sánh bút của ai mới hơn, của ai đắt hơn. Tâm lý so sánh này sẽ không thể giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh toàn diện về tinh thần trí tuệ và cũng là đi ngược lại với quan niệm về giáo dục.

Học tập và thực hành các giá trị nhân văn để phát triển trí tuệ

Các trường học ở Thụy Điển rất coi trọng việc xây dựng nền tảng đạo đức, giúp học sinh nhận thức các giá trị nhân văn là cốt lõi trong hoàn thiện nhân cách, là cách nhanh nhất và tốt nhất để thành công trong cuộc sống.

Các trường học ở Thuỵ Điển dạy học sinh nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và giúp học thực hành hàng ngày. Đây là các nguyên lý tu dưỡng đạo đức của Pháp Luân Công – môn khí công phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Trong khi những người tin tưởng và thực hành theo những nguyên lý thiện lành bị đàn áp tại chính quê hương của họ, ở đất nước cởi mở và nhân văn Bắc Âu này, học sinh được giới thiệu và khuyến khích học tập theo để trở thành những công dân tốt, lương thiện, nghĩ cho ngươi khác – cốt lõi của tư tưởng tôn trọng người khác rất đáng ngưỡng mộ ở quốc gia có chất lượng dân trí và giáo dục hàng đầu Châu Âu.


Học sinh được học về giá trị Chân Thiện Nhẫn và luyện tập trong giờ học. 

Văn hóa đúng giờ

Đúng giờ được xem là một nét văn hóa của người Thuy Điển. Người dân đất nước Bắc Âu nổi tiếng là rất coi trọng việc đúng giờ ở mọi lúc mọi nơi, dù bạn đi phỏng vấn hay đơn giản là hẹn hò uống cà phê với bạn bè. Văn hóa đúng giờ biểu tượng cho sự tôn trọng và tính hiệu quả tại Thụy Điển. Các phương tiện công cộng, như tàu điện ngầm, thường khởi hành đúng giờ quy định.

Việc đúng giờ không chỉ quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp mà còn cả đời sống xã hội tại Thụy Điển. Tất cả các cuộc họp sẽ bắt đầu đúng giờ dù có đủ người tham gia hay không. Ý niệm về lịch trình cũng được tôn trọng từ đầu tới cuối cuộc họp. Vì vậy không bất ngờ khi nhìn thấy những hạn chót thường được đưa ra trong các cuộc họp. Người Thụy Điển làm gì cũng thường lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình.

Điểm then chốt dẫn đến sự thành công của nền giáo dục Thụy Điển đã được sáng tỏ. Đó chính là coi trọng giá trị đạo đức, xóa bỏ những ranh giới phân cách con người với con người bằng sự tôn trọng bình đẳng và hòa ái.

Trải nghiệm ở Thuỵ Điển khiến Zhu hoàn toàn thay đổi quan điểm và thái độ sống của mình. Khi quay trở lại Đài Loan và thực tập trong bệnh viện, cô bắt đầu học cách quan sát văn hóa ứng xử đối với từng người bệnh.

“Từ đó tôi cố gắng dùng những lời nói và cử chỉ thích hợp khi tiếp xúc với bệnh nhân để có thể đồng cảm hơn với họ. Đồng thời tôi cũng cảm thấy mình đã trở nên dũng cảm hơn khi trải nghiệm ở những vùng đất mới. Những gì mà tôi trải qua một năm tại Thụy Điển là những điều bản thân tôi tưởng tượng nát óc cũng không bao giờ nghĩ ra. Đó chính là kinh nghiệm sống, sự khác biệt về văn hóa ứng xử từ đó giúp tôi hiểu rằng: ‘Người với người là bình đẳng’ – Zhu chia sẻ trong bài viết của mình.

***

Ở các nước Bắc Âu còn được biết đến một bộ Luật với tên gọi Jante, đây là một bộ quy tắc nhấn mạnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Trong đó nhấn mạnh rằng:

Bạn đừng nghĩ rằng bạn là điều gì đó đặc biệt.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn thông minh hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn biết nhiều hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn quan trọng hơn người khác.
Bạn đừng nên cười nhạo người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn.

Chính những điều này đã giúp làm nên một xã hội cực kỳ thân thiện và hợp tác, trong đó, sự khiêm nhường và tôn trọng người khác luôn được đánh giá cao hơn cả. Được sống trong một đất nước, một xã hội mà người với người hóa ái tôn trọng lẫn nhau, ai nấy đều coi nhẹ cái tôi của bản thân, không so đo phán xét người khác…, chẳng phải thực sự dễ chịu lắm sao!

Trong con mắt của Thượng Đế và các đấng tối cao, mỗi sinh mệnh đều vô cùng trân quý và bình đẳng như nhau. Vì thế hãy tôn trọng người khác như tôn trọng chính mình, học cách đối xử với người khác như đối xử với mình, như cách mà Thuỵ Điển trở thành


                                                                                                                         Kiên Định biên dịch

(LãoPhan chuyển)


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thụy Điển: Quốc gia gần như hoàn hảo, ‘xây dựng đất nước bằng… niềm tin’

Thụy Điển là một trong những quốc gia có thuế suất cao nhất thế giới. Chẳng hạn, bạn có mức lương là 72.000 đô la Mỹ/năm (khoảng 6.000 đô la Mỹ/tháng), bạn sẽ phải trả 31% cho thuế thu nhập


Thụy Điển: Quốc gia gần như hoàn hảo, ‘xây dựng đất nước bằng… niềm tin’


Luôn được biết đến như một trong những quốc gia hạnh phúc, văn minh và đáng sống nhất thế giới, Thụy Điển có nhiều điều khiến thế giới phải nể phục và ước ao.

Minh bạch trong các khoản chi tiêu từ thuế


  Trong tiếng Thụy Điển, từ thuế – skatt – còn có một nghĩa thứ hai, đó là: kho báu.

Thụy Điển là một trong những quốc gia có thuế suất cao nhất thế giới. Chẳng hạn, bạn có mức lương là 72.000 đô la Mỹ/năm (khoảng 6.000 đô la Mỹ/tháng), bạn sẽ phải trả 31% cho thuế thu nhập. Trên tổng số lương đó, người sử dụng lao động sẽ phải trả thêm 31,42% cho bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thuế thu nhập gồm hai nguồn chính là thu nhập của người lao động và phí bảo hiểm xã hội của người lao động do người sử dụng lao động đóng.

Sau khi thu thuế, chính quyền vùng có trách nhiệm dùng ngân sách đó để đầu tư cơ sở hạ tầng liên vùng như đường sá, cầu cống, bệnh viện lớn. Chính quyền đô thị và tỉnh chịu trách nhiệm về an ninh, môi trường, chăm sóc y tế và giáo dục cho người dân, từ mầm non tới các cơ sở dưỡng lão.



Trụ sở Cục Thuế Thụy Điển, cơ quan được người dân yêu quý


Đóng thuế cao như vậy, nhưng mọi người dân Thụy Điển và cả những người nước ngoài sống ở Thụy Điển đều vui vẻ, không một chút phàn nàn. Ông Henrik Berggren, nhà báo, nhà sử học Thụy Điển lý giải, sở dĩ người dân hài lòng khi đóng thuế bởi họ tin chính quyền sử dụng tiền thuế của họ một cách đúng đắn và hiệu quả.

Để có được niềm tin đó, nhà nước và các cơ quan công quyền phải chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị quốc gia một cách minh bạch, trong sạch và trao quyền kiểm soát thông tin cởi mở gần như tuyệt đối cho báo chí và công chúng.

Được biết, Thụy Điển là nước ít tham nhũng thứ 4 trong danh sách nhận thức tham nhũng (CPI) của Tổ chức minh bạch Thế giới năm 2016. Quốc vương Thụy Điển từng đến Việt Nam và Thái Lan bằng máy bay dân dụng mà không sử dụng chế độ chuyên cơ. Những chi tiêu của bộ máy hành chính được công khai trên website của chính phủ nước này.

Bất kỳ người dân nào cũng có quyền yêu cầu tiếp cận thông tin, kiểm soát từng khoản chi tiêu hay giám sát những quyết định của bất kỳ quan chức hay cơ quan công quyền nào.

Báo chí Thụy Điển đã nhiều lần yêu cầu văn phòng chính phủ công khai những hóa đơn tiếp khách, trong đó có giá của từng món ăn, từng chai rượu, để dư luận đánh giá xem chi tiêu như vậy có lãng phí hay không.

Chính phủ có thể lo… tất cả!

Khi gọi taxi ở Thụy Điển, dù khoảng cách xa hay gần, bạn chỉ phải trả một khoản tiền tương đương giá mở cửa là 10 SEK (khoảng 30.000 đồng). Số tiền còn lại do… nhà nước (bảo hiểm xã hội) chi trả.

Khi người phụ nữ sinh con, cả hai vợ chồng sẽ được nghỉ 16 tháng mà vẫn hưởng 80% thu nhập. Bố và mẹ có thể chọn cách nghỉ liên tục hoặc nghỉ cách quãng cho tới khi con được 8 tuổi. Người bố được nghỉ tối thiểu 60 ngày để chăm sóc vợ và con. Nếu bố và mẹ chia đôi mỗi người nghỉ tám tháng thì nhà nước sẽ thưởng thêm cho vợ chồng khoảng 1.000 đô la Mỹ. Mỗi đứa trẻ sinh ra được trợ cấp tiền đến 16 tuổi, mỗi tháng khoảng 150 đô-la.


Khi người phụ nữ sinh con, cả hai vợ chồng sẽ được nghỉ 16 tháng mà vẫn hưởng 80% thu nhập

Đặc biệt, một người không có tài sản cũng vẫn sống được ở Thụy Điển, bởi họ được hưởng trợ cấp xã hội. Nếu mắc bệnh, họ sẽ được nằm bệnh viện với đầy đủ chế độ chăm sóc y tế và thuốc men. Nếu không may qua đời, các cơ sở dịch vụ công sẽ đưa xe tới chở thi hài đi. Sau đó, họ sẽ lo liệu đầy đủ tang lễ, từ áo quan, tới các thủ tục nhà thờ, thậm chí cả hoa trong lễ tang đều được chuẩn bị chu đáo. Thân nhân của người đã khuất không phải chi bất cứ đồng nào, làm bất cứ việc gì, ngoại trừ… đứng đáp lễ.

Đất nước được xây dựng bằng… niềm tin

Một ngày tháng 11/2016, một cơn bão tuyết bất ngờ tràn xuống Stockholm trong khi cả thành phố chưa có bất kỳ một sự chuẩn bị nào: Những chiếc ô tô chưa được thay bánh xe mùa Đông, những đôi ủng tuyết vẫn nằm im lìm trong kho, những công nhân lái xe dọn tuyết làm việc bán thời gian vẫn chưa vào mùa làm việc… Stockholm bỗng chốc bị “đình công”: Hệ thống xe bus tạm ngừng hoạt động, bọn trẻ được nhà trường gửi về nhà, nhiều người lái xe ô tô phải bỏ xe lại trên phố và đi bộ và phần đông các nhân viên công sở mắc kẹt ở văn phòng mà không biết tìm cách về nhà.



“Ngày mai mọi chuyện lại ổn thôi. Chính quyền thành phố sẽ giải quyết nhanh gọn việc này”.


Trong tình huống hỗn loạn đó, những công dân Thụy Điển vẫn bình tĩnh và thản nhiên. Họ trò chuyện với nhau một cách lạc quan rằng:“Ngày mai mọi chuyện lại ổn thôi. Chính quyền thành phố sẽ giải quyết nhanh gọn việc này”. Cho dù ngoài trời tuyết vẫn rơi dày đặc, đến mức, những chiếc xe cào tuyết cũng không thể di chuyển, người ta vẫn có một niềm tin mạnh mẽ đến vậy… Và sáng sớm hôm sau, chưa đầy 8 tiếng đồng hồ, tuyết vẫn rơi, nhưng giao thông đã hoàn toàn thông suốt.

Người dân tin vào chính quyền và họ cũng tin tưởng nhau… Để làm được điều này, xã hội Thụy Điển có hai tiền đề vô cùng quan trọng: Ý thức tự giác của người dân và một hệ thống điều hành minh bạch và liên kết cao của chính quyền.

Hiểu Minh

Bí quyết thành công giáo dục Thụy Điển: Tôn trọng người khác là thói quen trong cuộc sống hằng ngày


“Không có quy định về lễ phục chính thức, không có diễn văn khai mạc, chỉ có ban nhạc biểu diễn với bản nhạc mở màn và sau đó là không khí rất hòa ái thân thiện. Thị trưởng thành phố không mặc âu phục, ông và các nhân viên của mình chỉ xuất hiện vài phút trên sân khấu và sau đó là một bữa tiệc nhẹ vui vẻ mà thân ái”.

Đây là cách mà Zhu được chào đón khi bắt đầu cuộc sống du học ở Thuỵ Điển. Zhu Jieyu là một bác sĩ thực tập tốt nghiệp trường Đại học y khoa Đài Loan và dành được học bổng trong chương trình trao đổi sinh viên của Bộ giáo dục Đài Loan với Thụy Điển. Trải nghiệm du học ngắn ngủi ở đất nước Bắc Âu nằm trong tốp các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới này khiến Zhu đã thật sự ngỡ ngàng, bởi nó khác xa với các nước ở Châu Á và Đài Loan.


Những người bạn Thụy Điển rất thân thiện dễ gần. 

Nổi tiếng là những người có gu thời trang, tuy nhiên người Thụy Điển mặc rất đơn giản, thậm chí Zhu thường xuyên thấy họ mặc các bộ đồ giống hệt nhau. Những tông màu trung tính, không quá màu mè như màu đen, kem, màu be, trắng, xanh navy rất được ưa chuộng. Họ cũng có thể thoải mái mặc đồ jeans khi đi làm, ngoại trừ trong các cuộc hẹn quan trọng với khách hàng nước ngoài hay các sự kiện. Hầu hết công chức trong cơ quan của nhà nước hay kể cả giảng viên đại học, công sở… đều không đòi hỏi phải ăn mặc trịnh trọng theo đồng phục.

Bắt đầu vào buổi tiệc mọi người có thể trò chuyện, đi lại chia sẻ để trao đổi thông tin với người khác một cách rất tự do thoải mái và thân thiện. Quan chức thành phố cũng giống như bậc cha chú trong gia đình, thân thiện vui vẻ nói tiếng địa phương giới thiệu chung về thành phố. Đây là ấn tượng đầu tiên của tôi về người dân Thụy Điển: ‘Tất cả mọi người đều như nhau’. Tuổi tác hay chức vụ, tất cả không thể đại biểu cho bản thân bạn, bởi bạn chính là bạn“.

Tóc vàng mắt xanh, hay người da đen, da vàng đều bình đẳng

Trong các lớp học “The Global Teacher in a Multicultural Classroom” (Giáo viên toàn cầu trong lớp học đa văn hóa), Zhu phát hiện ra rằng, hóa ra một lớp học với toàn là trẻ em da trắng tóc vàng mắt xanh ở Thụy Điển trong trí tưởng tượng của nhiều người là hoàn toàn không đúng. Với vai trò chịu trách nhiệm về vấn đề người tị nạn của Liên hiệp quốc, lại thêm chính sách di dân tương đối nới lỏng nên Thuỵ Điển là quốc gia đa sắc tộc với đủ cả người da đen, da vàng, da trắng.

Có một điều khoản về giá trị quan mà những người công tác trong ngành giáo dục cần truyền thụ lại cho trẻ nhỏ, đó là “Tôn trọng, bình đẳng và không kỳ thị”.

Sự ồn áo háo hức của bọn trẻ làm các thầy cô giáo cố gắng tìm mọi cách để kìm chế và nói với lũ trẻ: “Các con có tinh thần hăng hái phát biểu như vậy là rất tốt, thế nhưng những vị khách của chúng ta không hiểu tiếng Thụy Điển. Nếu các con muốn chia sẻ và giao lưu với họ có lẽ nên dùng tiếng Anh thì tốt hơn. Nếu các con không biết nói sao với họ, các cô có thể giúp nhưng cô muốn các con từng bạn một hãy thử luyện tập xem sao”.


Cô bác sĩ trẻ trở thành tiêu điểm chú ý của tất cả bọn trẻ. 
Tôn trọng người khác đã trở thành một thói quen trong cuộc sống hằng ngày


“Rất nhiều lần tôi tới nhà ăn của trường ăn cơm, trong khi ăn và chuẩn bị ăn xong tôi phát hiện những người bạn Thụy Điển của mình đang nói tiếng Thụy Điển thì liền chuyển sang nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Mang theo tâm trạng có đôi chút tò mò, ăn xong tôi qua bàn họ và hỏi ‘Hằng ngày các bạn đều dùng tiếng Anh để trò chuyện à?’. Câu trả lời của họ đã khiến tôi ngạc nhiên và nhận ra đây là một nét đẹp văn hóa trong phong cách sống của họ.

‘À, đương nhiên là không rồi. Chúng tôi chỉ cảm thấy nếu có những người nước ngoài xung quanh, thì cho dù họ không tham gia cuộc trò chuyện nhưng họ có thể nghe thấy chúng tôi đang nói chuyện gì sẽ tốt hơn. Đây là sự tôn trọng đối với những người có mặt’.

Tôi bừng tỉnh, hóa ra người Thụy Điển từ nhỏ đã được giáo dục để biến sự tôn trọng người khác trở thành một thói quen thường ngày trong cuộc sống”.


Được đến các trường mầm non và tiểu học tham quan là một cơ hội quý giá giúp Zhu có cơ hội tiếp túc với những đứa trẻ và các giáo viên người bản xứ. 

Trẻ nhỏ đến trường không cần mang cặp sách, thậm chí không cần mang một cái bút

Thầy hiệu trưởng cũng chia sẻ rằng: “Trẻ nhỏ đến trường không cần mang cặp sách, thậm chí không cần mang một cái bút”.

Nguyên nhân vì trẻ đến trường là để tiếp nhận sự giáo dục, và nhiệm vụ của các giáo viên là bằng nguồn tài nguyên hữu hạn vốn có của trường thiết kế chương trình học giúp trẻ đạt được mục đích đó. Nếu một cô giáo mỹ thuật muốn lên lớp dạy các con vẽ bằng màu nước thì cần đảm bảo nhà trường cung cấp đủ cho mỗi con dụng cụ học, chứ không thể bắt trẻ tự chuẩn bị.

Tâm lý trẻ thường có sự so sánh, chúng sẽ so sánh bút của ai mới hơn, của ai đắt hơn. Tâm lý so sánh này sẽ không thể giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh toàn diện về tinh thần trí tuệ và cũng là đi ngược lại với quan niệm về giáo dục.

Học tập và thực hành các giá trị nhân văn để phát triển trí tuệ

Các trường học ở Thụy Điển rất coi trọng việc xây dựng nền tảng đạo đức, giúp học sinh nhận thức các giá trị nhân văn là cốt lõi trong hoàn thiện nhân cách, là cách nhanh nhất và tốt nhất để thành công trong cuộc sống.

Các trường học ở Thuỵ Điển dạy học sinh nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và giúp học thực hành hàng ngày. Đây là các nguyên lý tu dưỡng đạo đức của Pháp Luân Công – môn khí công phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Trong khi những người tin tưởng và thực hành theo những nguyên lý thiện lành bị đàn áp tại chính quê hương của họ, ở đất nước cởi mở và nhân văn Bắc Âu này, học sinh được giới thiệu và khuyến khích học tập theo để trở thành những công dân tốt, lương thiện, nghĩ cho ngươi khác – cốt lõi của tư tưởng tôn trọng người khác rất đáng ngưỡng mộ ở quốc gia có chất lượng dân trí và giáo dục hàng đầu Châu Âu.


Học sinh được học về giá trị Chân Thiện Nhẫn và luyện tập trong giờ học. 

Văn hóa đúng giờ

Đúng giờ được xem là một nét văn hóa của người Thuy Điển. Người dân đất nước Bắc Âu nổi tiếng là rất coi trọng việc đúng giờ ở mọi lúc mọi nơi, dù bạn đi phỏng vấn hay đơn giản là hẹn hò uống cà phê với bạn bè. Văn hóa đúng giờ biểu tượng cho sự tôn trọng và tính hiệu quả tại Thụy Điển. Các phương tiện công cộng, như tàu điện ngầm, thường khởi hành đúng giờ quy định.

Việc đúng giờ không chỉ quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp mà còn cả đời sống xã hội tại Thụy Điển. Tất cả các cuộc họp sẽ bắt đầu đúng giờ dù có đủ người tham gia hay không. Ý niệm về lịch trình cũng được tôn trọng từ đầu tới cuối cuộc họp. Vì vậy không bất ngờ khi nhìn thấy những hạn chót thường được đưa ra trong các cuộc họp. Người Thụy Điển làm gì cũng thường lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình.

Điểm then chốt dẫn đến sự thành công của nền giáo dục Thụy Điển đã được sáng tỏ. Đó chính là coi trọng giá trị đạo đức, xóa bỏ những ranh giới phân cách con người với con người bằng sự tôn trọng bình đẳng và hòa ái.

Trải nghiệm ở Thuỵ Điển khiến Zhu hoàn toàn thay đổi quan điểm và thái độ sống của mình. Khi quay trở lại Đài Loan và thực tập trong bệnh viện, cô bắt đầu học cách quan sát văn hóa ứng xử đối với từng người bệnh.

“Từ đó tôi cố gắng dùng những lời nói và cử chỉ thích hợp khi tiếp xúc với bệnh nhân để có thể đồng cảm hơn với họ. Đồng thời tôi cũng cảm thấy mình đã trở nên dũng cảm hơn khi trải nghiệm ở những vùng đất mới. Những gì mà tôi trải qua một năm tại Thụy Điển là những điều bản thân tôi tưởng tượng nát óc cũng không bao giờ nghĩ ra. Đó chính là kinh nghiệm sống, sự khác biệt về văn hóa ứng xử từ đó giúp tôi hiểu rằng: ‘Người với người là bình đẳng’ – Zhu chia sẻ trong bài viết của mình.

***

Ở các nước Bắc Âu còn được biết đến một bộ Luật với tên gọi Jante, đây là một bộ quy tắc nhấn mạnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Trong đó nhấn mạnh rằng:

Bạn đừng nghĩ rằng bạn là điều gì đó đặc biệt.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn thông minh hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn biết nhiều hơn người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng bạn quan trọng hơn người khác.
Bạn đừng nên cười nhạo người khác.
Bạn đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn.

Chính những điều này đã giúp làm nên một xã hội cực kỳ thân thiện và hợp tác, trong đó, sự khiêm nhường và tôn trọng người khác luôn được đánh giá cao hơn cả. Được sống trong một đất nước, một xã hội mà người với người hóa ái tôn trọng lẫn nhau, ai nấy đều coi nhẹ cái tôi của bản thân, không so đo phán xét người khác…, chẳng phải thực sự dễ chịu lắm sao!

Trong con mắt của Thượng Đế và các đấng tối cao, mỗi sinh mệnh đều vô cùng trân quý và bình đẳng như nhau. Vì thế hãy tôn trọng người khác như tôn trọng chính mình, học cách đối xử với người khác như đối xử với mình, như cách mà Thuỵ Điển trở thành


                                                                                                                         Kiên Định biên dịch

(LãoPhan chuyển)


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm